Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa

06/05/20214:27 CH(Xem: 4061)
Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐOẠN KINH
CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

 

1. KHÁI QUÁT

Những đoạn văn được đánh dấuM.” trong quyển sách này tiêu biểu truyền thống kinh điển của trường phái Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Không giống như Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa (Mahāyāna) không đại diện cho một trường phái cụ thể hoặc cộng đồng tăng lữ liên quan nào. Đúng hơn, đó là một phong trào rộng rãi bao gồm nhiều trường phái và phương pháp tiếp cận khác nhau, đã triển khái các cách thể hiện lời dạy (giáo pháp) của đức Phật tập trung vào lòng từ bi và trí tuệ.

Kinh điển Đại thừa bắt đầu phổ biến vào thế kỷ I trước Công nguyên. Nguồn gốc của nó không liên quan đến bất kỳ cá nhân được nêu tên nào, cũng không liên quan đến một trường phái hoặc cộng đồng tăng lữ sơ kỳ nào, mặc dù bộ phái chính được biết đến vẫn là Đại chúng bộ (Mahā-samghika). Nó phát sinh ở đông nam Ấn Độ, lan sang vùng tây nam và cuối cùng là đến vùng tây bắc.

2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA ĐẠI THỪA

Giống như tất cả các hình thức Phật giáo, Đại thừa (Mahāyāna) bao gồm những giáo pháp hướng đến những người tìm cầu cách giải tỏa tạm thời khỏi những lo toan căng thẳng thông thường của cuộc sống: về làm thế nào để sống bình thản, vị tha và hài hòa hơn, đây cũng là một cách để tạo ra nghiệp tốt dẫn đến đời sau tái sinh tương đối dễ chịu. Tuy nhiên, rốt ráo thì sự an lạc thường hằng tùy thuộc vào việc vượt ra khỏi tất cả những thứ vô thườnghữu vi. Trong Phật giáo, một số đặt mục tiêu trở thành vị A-la-hán (P. arahant, Skt, arhant), là bậc đã chấm dứt chấp trước, tham sân si vốn dẫn đến tái sinh nhiều lần với già, bệnh, chết và những nỗi đau tinh thần đa dạng. Đây là mục tiêu cứu cánh chính của Phật tử Thượng tọa bộ (Theravāda).

Một số người đã hướng đến mục tiêu trở thành vị Phật Độc giác (S. pratyeka-buddha, P. pacceka-buddha), vị có trí tuệ cao hơn vị A-la-hán (xem *LI. 3, ở trên), nhưng khả năng giáo hóa bị hạn chế. Một số có mục đích trở thành vị Phật Chánh đẳng Chánh giác (S. samyak-sambuddha, P. sammā-sambuddha), một bậc có trí tuệ siêu việt, sự sáng suốt tối thượng và các phương tiện có thể được áp dụng để từ bi hướng dẫn, hóa độ cho vô số chúng sinh khác bằng giáo phápquyền năng của Ngài. Đây là mục tiêu tối hậu của Phật tử Đại thừa (Mahāyāna).

Các đặc điểm chính của quan điểm Đại thừa (Mahāyāna) bao gồm:

Từ bi là cơ sở thúc đẩy trung tâm của con đường: tâm từ bi có ý nguyện thôi thúc làm vơi bớt khổ đau hiện hành của mọi loài, khuyến khích mọi người hành động để giảm khổ đau trong tương lai và trợ giúp họ trên con đường dẫn đến tỉnh thức/giác ngộ để chấm dứt mọi khổ đau. Tâm từ bi là trái tim của tâm bồ-đề (bodhi-citta), “tâm giác ngộ,” hay khát vọng đạt được Phật quả vì lợi ích của chúng sinh.

Tâm bồ-đề hay còn gọi là giác tâm, tâm hướng đến sự giác ngộ (bodhi-citta) phát sinh từ sự từ bỏ chấp trước (tham đắm) vào hạnh phúc của riêng mình và là trí tuệ nhìn thấu bản chất của thực tại.

Tâm bồ-đề (bodhi-citta) được hình thành thông qua con đường hành đạo của Bồ-tát (bodhi-sattva), một chúng sinh phát nguyện chuyên tâm để đạt được sự tỉnh thức, giác ngộ (bodhi) của vị Phật đã giác ngộ viên mãn. Con đường để phát triển những phẩm chất của vị Phật đã giác ngộ viên mãn được xem là dài hơn nhiều so với con đường đạt được sự tỉnh thức, giác ngộ như vị A-la-hán, do đó, cần có tâm từ bi lớn hơn đi con đường dài này, cũng như là một khía cạnh quan trọng của việc phát huy con đường này. Đây là con đường tu tập phát huy đến mức hoàn hảo sáu “hoàn thiện” hay “ba-la-mật” (pāramitā): thí (dāna), giới (sīla), nhẫn (kānti), tinh tấn (vīrya), định (dhyāna) và tuệ (prajñā). Đôi khi, bốn công đức sự hoàn hảo khác được thêm vào: phương tiện (upāya-kauśalya), nguyện (praidhāna), lực (bala) trí (jnana) và mỗi phẩm chất trong số mười phẩm chất hoàn thiện (ba-la-mật) này được xem như đưa đến mười quả vị hay mười địa (bhūmi) tương ứng. Sau đó, dẫn đến việc chứng đắc Phật quả.

Bồ-tát (bodhisattva) trong quả vị thứ tám của con đường dài mười quả vị dẫn đến Phật quả được xem là chứng ngộ niết-bàn như A-la-hán, trong đó tất cả các phiền não hoàn toàn được loại bỏ để người không còn bị ràng buộc vào những tái sinh trong tương lai. Tuy nhiên, Đại thừa cho rằng đây không phải là niết-bàn rốt ráo tối thượng và vẫn còn phận sự phải làm. Bồ-tát (bodhisattva) không dính mắc sâu vào vòng tái sinh (luân hồi, sasāra) và điều này cho phép vị ấy tiến xa hơn đến niết-bàn chân thật, tối thượng, mà chỉ vị Phật Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mới chứng đắc.

Các Bồ-tát có thể ở nhiều cấp độ khác nhau trên con đường tu tập: tăng, ni và cư sĩ thuộc nhiều cấp độ tu chứng khác nhau, một số thấp nhất cũng đạt đếnbậc sơ địa (bậc đầu tiên) trong mười địa, thuộc hành “Thánh giả,” vì các Ngài đã chứng ngộ một phần pháp tính nhìn thấy sâu vào bản chất của thực tại, trong cái được gọi là “kiến đạo” (con đường nhìn sâu vào, darśaa-mārga). Các Bồ-tát ở các quả vị cao hơn của con đường Thánh là những chúng sinh siêu việt, giao tiếp được với các Phật từ các thế giới khác; họ là những vị cứu hộ thế gianchúng sinh tín tâm có thể khẩn cầu sự hộ trì, giúp đỡ.

Đại thừa (Mahāyāna) có một vũ trụ luận mới mẻ xuất phát từ các thực hành quán tưởng thành kính hướng về một hoặc vị Phật khác như một đấng siêu việt, một thực thể ánh sáng vô lượng. Ngoài Phật Thích-ca Mâu-ni còn có nhiều vị Phật như vậy.

Đại thừa (Mahāyāna) đã phát triển một số triết lý tinh tế, mà chúng ta có thể xem ở bên dưới.

 

Yêu cầu tu tập Con đường Bồ-tát để hướng đến với Phật quả vô thượng, được truyền cảm hứng bởi viễn tượng rằng vũ trụ bao la sẽ luôn cần có những vị Phật như vậy để giáo hóa. Người bước vào con đường này mong muốn trở thành người từ bì nhân ái, phụng sự, dũng mãnh. Con đường của các vị ấy sẽ còn dài, vì họ sẽ cần phải xây dựng sự hoàn thiện về đạo đức (giới đức) và tâm linh (trí đức) không chỉ để đạt trạng thái Phật quả cao siêu cho riêng mình, mà còn để có thể vị tha nhắm giúp giải thoát mọi loài chúng sinh khác, “đưa chúng sanh vượt ra khỏi đại dương sinh tử” bằng cách thuyết pháp, các hành động tốt, hồi hướng phước nghiệpđáp ứng lời cầu nguyện. Trong khi tâm từ bi luôn là một phần quan trọng trong Phật đạo, trong Đại thừa (Mahāyāna), luôn được nhấn mạnh nhiều hơn, như là yếu tố thúc đẩy vận hành toàn bộ Con đường Bồ-tát và là trái tim của tâm bồ-đề (bodhi-citta), hay “tâm giác ngộ.”

3. BẢN CHẤTTHÁI ĐỘ CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA ĐỐI VỚI CÁC HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHÁC

Quan điểm Đại thừa (Mahāyāna) là chỉ trích những người tu Phật chỉ quan tâm đến sự giải thoát của chính cá nhân họ thoát khỏi khổ đau của kiếp này và kiếp sau, mà không quan tâm đến sự giải thoát của kẻ khác. Sự nhấn mạnh là vào những gì được xem là tinh thần chân chính trong giáo pháp của đức Phậtkinh điển của Đại thừa (Mahāyāna) tìm cách diễn đạt điều này bằng mọi phương cách không chỉ bị câu thúc vào từng chữ những gì được cho là do đức Phật đã chỉ dạy.

Các kinh điển này hướng thẳng vào những điều đức Phật nhắm chỉ dạy, hơn là những lời mà Ngài đã dùng để chỉ dạy - nghĩa là vào “mặt trăng” chứ không phải “ngón tay” chỉ trăng. Do đó, Đại thừa (Mahāyāna) có nhiều bộ Kinh (Sūtra) mà các truyền thống Phật giáo trước đây chưa biết đến, với những giáo pháp được hệ thống hóa dần dần từng bước tạo thành một phong trào có sắc thái riêng.

Lúc đầu, phong trào mới được gọi là Bồ-tát thừa (bodhisattva-yāna), hay “Cỗ xe của Bồ-tát.” Điều này trái ngược với “Thanh Văn thừa” (Śrāvaka-yāna) hay cỗ xe của hàng Thanh Văn và “Phật Độc giác thừa” (Pratyekabuddha-yāna), những vị mà các hàng đệ tử của họ đều nhắm mục tiêu trở thành các A-la-hán (arhant) và Phật Độc giác (pratyeka-buddha).

phong trào mới này phản ứng lại những lời chỉ trích từ những người không chấp nhận kinh điển của mình, họ ngày càng nhấn mạnh đến tính ưu việt của Bồ-tát thừa (bodhisattva-yāna) và gọi nó là Mahāyāna (Đại thừa): “Cỗ xe lớn” hay “Cỗ xe (đưa đến) Đại giác ngộ.” Các “thừa” khác bị coi là hīna: “nhỏ hay kém hơn” hoặc “thấp hơn.” Tuy nhiên, thuật ngữHīna-yāna” (Tiểu thừa) không được xem là tên gọi của bất kỳ trường phái Phật giáo nào, mà chỉ là một thuật ngữ chỉ một loại động lực thúc đẩytriển vọng liên quan.

Một bộ Kinh (Sūtra) quan trọng đã phát triển một quan điểm, mặc dù đối nghịch với “Hinayāna” (Tiểu thừa), nhằm miêu tả nó như được kết hợphoàn thiện bởi Đại thừa (Mahāyāna): Saddharma Puṇḍarīka Sūtra (Kinh Diệu pháp liên hoa;” gọi tắt là “Pháp Hoa Kinh”). Chương 2 của bản Kinh này đạt đến chỗ thông dụng với những điều đã trở thành một khái niệm trung tâm của Đại thừa (Mahāyāna), về upāya-kauśalya: kỹ năng khéo kéo (kauśalya) trong phương tiện (upāya), hay phương tiện thiện xảo.

Tất cả các truyền thống Phật giáo đều đồng ý rằng đức Phật đã điều chỉnh nội dung giảng dạy của mình cho phù hợp với bản tínhtrình độ hiểu biết (căn cơ) của người nghe. Cách này chỉ đơn giảnlựa chọn giáo pháp cụ thể của Ngài từ một tổng thể giáo pháp hài hòa. Đại thừa (Mahāyāna) cũng cho rằng đức Phật đã đưa ra các cấp độ giảng dạy khác nhau mà thực sự có vẻ mâu thuẫn với nhau, đối với trình độ “cao hơn” yêu cầu phải hoàn tác một số bài học được đơn giản hóa quá mức ở cấp độ “thấp hơn.”

Trong khi thông điệp cuối cùng của đức Phật là tất cả chúng sinh đều có thể trở thành những vị Phật Chánh biến tri, điều này sẽ quá khó tin và khó hiểu gây hoang mang nếu đưa ra thuyết giảng ngay ban đầu. Do đó, đối với những hạng phạm phu “ngu dốt có căn cơ thấp kém,” Ngài bắt đầu bằng việc giảng dạy về bốn chân lý của các bậc Thánh,1

1 Xem đoạn cuối trong hai đoạn * LI.5, ở trên và Bảng chú giải thuật ngữ. đặt ra mục tiêuđạt được niết-bàn bằng cách trở thành vị A-la-hán (arhant).

A-la-hán được xem là vẫn còn thiếu hiểu biết tinh tế và thiếu tâm từ bi viên mãn với mong cầu tự thoát khỏi vòng tái sinh, bỏ mặc chúng sinh chưa giác ngộ tự lo liệu. Đối với những người đã sẵn sàng lắng nghe giáo pháp cao hơn, đức Phật dạy rằng niết-bàn thật sự sẽ đạt được khi chứng đắc Phật quả và tất cả đều có thể đạt được, ngay cả những vị A-la-hán hiện đang nghĩ rằng họ đã đạt đến đích rồi. Đức Phật chỉ có “một thừa (một cỗ xe phương tiện, eka-yāna), đó Phật thừa bao gồm tất cả, nhưng Ngài sử dụng “phương tiện thiện xảo” để triển khai một thừa thành ba thừa: thừa dành cho Thanh Văn, Phật Độc giác và Bồ-tát (bodhisattva). Ngài chỉ dạy, trao cho mọi hạng người bất kỳ thừa nào phù hợp với khuynh hướng và nguyện vọng của họ, nhưng một khi Ngài đã hướng dẫn họ tu tập phát triển tâm linh, Ngài đã chỉ dạy cho họ Phật thừa tối hậu, còn các thừa khác chỉ là tạm thời.

con đường của Bồ-tát dẫn đến Phật quả, nên dường như khó có thể phân biệt được Bồ-tát thừa và Phật thừa. Giáo pháp được giảng trong Kinh Pháp Hoa khẳng định rằng mỗi chúng sinh đã từng nghe danh hiệu của vị Phật và đảnh lễ Ngài nhất định sẽ trở thành vị Phật trong tương lai, dù thời gian đó dài bao lâu; bởi vì Phật tính (hạt giống của Phật quả) vốn đã có sẵn trong tất cả chúng sinh.

Hầu hết tất cả các đệ tử của đức Phật đều được tiên tri (thọ ký) sẽ trở thành vị Phật trong tương lai xa trong các cõi khác nhau của vũ trụ được gọi là “các quốc độ Phật” (Buddha-ketra) hay “Phật quốc.” Tuy nhiên, không phải tất cả các kinh văn Đại thừa đều tuân theo quan điểm “một thừa” này, đối với một số, chẳng hạn như Kinh Ugra-paripcchā (Úc-già Trưởng giả vấn kinh) theo quan điểm “tam thừa” (tri-yāna) trong đó các A-la-hán không tu thêm nữa. Những Kinh khác, chẳng hạn như Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā Sūtra (Bát thiên tụng bát-nhã ba-la-mật-đa), nhấn mạnh tầm quan trọng của các Bồ-tát không thối lui đến mức cầu quả vị nhỏ hơn là chứng quả A-la-hán.

Theo các tiêu chuẩn của vị A-la-hán được bảo tồn bởi các trường phái Thanh văn thừa (Sravakayāna) như Thượng tọa bộ (Theravāda), vị A-la-hán cũng được mô tảthấm nhuần lòng từ bi và thương tưởng giáo hóa chúng sinh. Thượng tọa bộ (Theravāda) vẫn thừa nhận rằng con đường dài dẫn đến Phật quả, trải qua nhiều kiếp, là con đường tu hành cao cả nhất, vì nó nhằm mục đích cứu độ vô số chúng sinh (xem phần trên *Th.6).

Mặc dù, con đường tu hạnh Bồ-tát đã và đang được một số vị theo Thượng tọa bộ (Theravāda) (thường là hàng cư sĩ) tu trì, nó được xem là con đường chỉ dành cho một số ít các bậc đại sĩ, anh dũng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hoan hỷ áp dụng những lời dạy (giáo pháp) của đức Phật lịch sử để tu hành hướng tới quả vị A-la-hán, dẫu có thể thành tựu được trong đời này hay trong đời vị lai.

Một đặc điểm riêng biệt của Đại thừa (Mahāyāna) là nó khuyến khích tất cả “con trai, gái trong các gia đình thiện lương” dấn thân bước đi trên con đường Bồ-tát đạo. Hơn nữa, trong khi Đại thừa (Mahāyāna) sơ kỳ có thể đã do các nhà sư theo chủ nghĩa cải cách phát triển thì rõ ràng có bằng chứng về sự chuyển đổi từ một đạo Phật lấy tự viện làm trung tâm, trong đó các vị tăng sĩ lữ đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá Phật pháp, sang một đạo Phật mà hàng các cư sĩ cũng đóng góp quan trọng trong việc truyền bá và phát triển Phật pháp.

Đỉnh điểm của phong trào tại gia này được khắc họa bởi huyền thoại về Vimalakīrti (Duy-ma-cật), người đã phê phán các phần tử bảo thủ trong Phật giáo tự viện chỉ chuyên tâm giải thoát cá nhân, dù là tránh gây tổn hại cho người khác, vẫn bị ông coi là không quan tâm đầy đủ đến việc mang lại lợi ích tích cực cho các chúng sinh khác đang chịu nhiều đau khổ. (*M.10, 113, 127, 136, 141, 168).

Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều nhà sư đã học và hành theo cả hai thừa Thanh văn thừaĐại thừa; cả hai thừa đều có mặt trong cùng một tự viện là điều không phải là hiếm. Trên thực tế, mãi đến thứ kỷ IV, người Trung Hoa vẫn không phân biệt rõ ràng Đại thừa là một phong trào riêng biệt.

4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KINH VĂN ĐẠI THỪA

Đại thừa xuất hiện trong lịch sử như một liên minh lỏng lẻo của các nhóm, mỗi nhóm liên kết với một hoặc nhiều trong số các kinh chưa được biết đến trước đây (S. Sūtra, P. Sutta). Các Kinh này được bảo tồn dưới ngôn ngữ tiếng Phạn (Sanskrit), thứ ngôn ngữ uy tín của Ấn Độ, giống như tiếng La-tinh một thời ở châu Âu. Ban đầu, các bản kinh văn Đại thừa được mô tả là thể loại kinh có tên gọi là vaipulya, có nghĩa là “quảng diễn” hoặc “được mở rộng;” nghĩa là sự mở rộng những gì đã được đức Phật dạy một cách gián tiếp, hàm ý, ẩn dụ. Các Kinh Vaipulya (phương quảng, hay phương đẳng) là một trong chín thể loại ban đầu của Phật ngôn (buddha-vacana)2

2 Ví dụ, Aguttara-nikāya (Kinh Tăng chi) II.7 theo phương thức diễn đạt. Nó tương đương với từ tiếng Pāli là vedalla như được tìm thấy trong các tiêu đề của Kinh Mahā-vedalla (Đại phương quảng) và a-vedalla Sutta (Tiểu phương quảng).3

3 Majjhima-nikāya (Kinh Trung bộ), các kinh số 43 và 44, dưới dạng hình thức hỏi và đáp diễn giải về một số khái niệm Phật giáo. Các nhà Đại thừa thường nhấn mạnh rằng không nên hiểu lời Phật dạy theo nghĩa đen văn chương, vì một từ chỉ đơn thuần là một tín hiệu, mà có thể ẩn chứa các thực tại sâu kín ẩn giấu, một “ngón tay” chỉ “mặt trăng” trên bầu trời xa vời vợi.

Bất cứ ai chấp nhận văn hiến Đại thừakinh điển chân chính - những bài giảng pháp chính của Phật - đều thuộc về phong trào mới. Điều này không đòi hỏi các vị tăng sĩ ni phải từ bỏ các cộng đồng tu học của họ, vì họ tiếp tục tuân thủ các giới luật của cộng đồng tu học mà họ đã được truyền giới. Những người theo phái Đại thừa vẫn là một thiểu số trong số các Phật tử Ấn Độ trong một thời gian, mặc dù vào thế kỷ VII, đại sư chiêm bái Huyền Trang (Xuanzang hay Hsuan-tsang) của Trung Hoa đã tính là có lẽ một nửa hay hơn trong số 200.000 nhà sư trở lên là người theo phái Đại thừa.

Những người theo chủ nghĩa truyền thống thủ cựu phủ nhận rằng nền văn học Đại thừa là “lời của đức Phật” (Phật thuyết, Phật ngôn, Buddha-vacana), nhưng những người theo chủ nghĩa Đại thừa bảo vệ tính hợp pháp của các kinh văn này thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Thứ nhất, các kinh văn được xem như những lời phát ngôn được truyền cảm hứng đến từ đức Phật, giờ đây vẫn được xem là vẫn có thể tiếp xúc được thông thị hiện và trong các mộng cảnh. Thứ hai, các kinh văn này được xem như là sản phẩm của cùng một loại trí tuệ hoàn hảo, vốn là nền tảng mà dựa vào đó thuyết giảng giáo pháp của chính đức Phật.4

4 Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā Sūtra (Kinh Đạo Hành Bát Nhã) tr. 4. Thứ ba, trong Đại thừa sau này, các kinh văn này được xem như những giáo pháp được đức Phật giữ kín trong thế giới của các rồng rắn thần (nāga), cho đến khi có những người có khả năng nhìn thấy những hàm ý sâu xa hơn trong thông điệp của Ngài, những người ấy sẽ phục hồi các giáo lý bằng các năng lực thần thông thiền định. Mỗi lời giải thích đều xem kinh điển (Sūtra) như là điểm xuất phát, trực tiếp hay gián tiếp, từ những kinh nghiệm thiền định (thực chứng tu tập). Tuy nhiên, các kinh văn Đại thừa đều có hình thức là những cuộc đối thoại giữa đức Phật “lịch sử” với các đệ tử của Ngài và các vị trời.

Các kinh điển Đại thừa được xem là lần “chuyển Pháp luân” thứ hai, một mức độ giảng dạy sâu sắc hơn so với các bài kinh ban đầu, với các đệ tử hàng Bồ-tát của Phật được miêu tảtrí tuệ cao hơn các đệ tử A-la-hán của Ngài. Bởi vì các kinh điển được cho là chứa đựng chân lý giải thoát, cho nên sao chép, phổ biến, trì tụng, giảng giải, thấu hiểu, thực hành và thậm chí là lễ bái tôn kính các Kinh điển này, được cho là đem lại vô lượng phước báu.

Một số kinh điển Đại thừahình thức như bản tường thuật những lời dạy của Phật trong ngữ cảnh con người phàm phu. Một số sử dụng các phong cách văn học đặc thù để diễn đạt sự lý giải, hiểu biết về giáo pháp của đức Phật, chẳng hạn trong đó, đức Phật dạy trong một khung cảnh tuyệt vời của các vị trời, như được tìm thấy ở một phạm vi nhỏ hẹp trong một số kinh điển sơ kỳ, chẳng hạn như kinh Mahā-samāya (Kinh đại hội, Đại tập hội).5

5 Dīgha-nikāya, sutta 20 (Trường bộ kinh, kinh 20). Nhiều bộ Kinh điển Đại thừa phản ánh phong cách này. Trong đó, Phật sử dụng ngôn ngữ khuyếch đại và nghịch lýcho biết nhiều vị Phật siêu việt và các Bồ-tát cấp cao từ các thế giới khác, hiện hữu ở nhiều vùng của vũ trụ. Một số các Đấng cứu hộ thế gian này, là các Phật và trong các bản kinh khác, là các Bồ-tát, đã trở thành đối tượng của lòng sùng tíncầu nguyện và được bổ sung rất nhiều để thu hút và truyền bá thành công Đại thừa.

5. KINH ĐIỂN VÀ TRIẾT LÝ ĐẠI THỪA

Những người theo chủ nghĩa Đại thừa tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những ý tưởng từ Phật giáo sơ kỳ, được bảo tồn, ví dụ như trong phần Kinh điển A-hàm (Āgama) trong Hán tạng, tương tự như các bộ Kinh tạng nikāyas trong Kinh điển Pāli. Một số bản kinh Đại thừa thời kỳ đầu như kinh Śālistamba (Mầm lúa:” *M.130-31, Hán dịch: Đạo can kinh), về bản chất tính lý tương quan của sự tồn tại, cho thấy một giai đoạn chuyển tiếp từ các tư tưởng Phật giáo sơ kỳ, trong khi bộ Śatapañcaśatka-stotra (Trăm năm mươi câu kệ,” “Bách ngũ thập kệ tán:” *M.2) của Mātṛceṭa (thế kỷ II sau CN) ca ngợi đức Phật theo phong cách khá truyền thống.

Các bản kinh khác rõ ràng là các phiên bản mở rộng của các kinh văn tiền-Đại thừa, chẳng hạn như kinh Upāsaka-śīla (Giới luật dành cho Cư sĩ” hay “Ưu-bà-tắc giới:” *M.1, 23, 30, 38, 42, 50, 53, 56, 64-5, 72-3, 79, 82-4, 87-92, 98, 102, 104, 160), được dịch tiếng Hán vào khoảng năm 425 sau CN, được xây dựng dựa trên các văn bản được tìm thấy trong Kinh tạng Thượng tọa bộ (Theravāda) như Kinh Sigālovāda (Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt hay còn gọi là Kinh Thiện sanh) (Kinh Trường bộ, Digha-nikāya, kinh 31: *Th.49), nhưng nhấn mạnh đến sự thực hành của Bồ-tát. Trong Ugra-paripcchā (Úc-già vấn kinh” hay còn gọi là “Úc-già Trưởng giả:” *M.49 và 81), lần đầu tiên được dịch tiếng Hán trong thế kỷ II sau CN, giảng dạy cho các Bồ-tát tại giaxuất gia, chúng ta thấy những dấu hiệu về nguồn gốc của Đại thừa trong số các nhà sư sống bằng khất thựcthiền định trong rừng.

Quan điểm giáo lý Đại thừa được thể hiện trong cả hai bộ kinh đều do đức Phật thuyết và một số bộ Luận thư (śāstra), “các luận thuyết” do các tác giảtên tuổi viết. Những tác phẩm này trình bày một cách có hệ thống quan điểm của các trường phái Đại thừa cụ thể, dựa trên kinh điển, luận lý và kinh nghiệm tu tập thiền định.

Mỗi trường phái được liên kết với một nhóm kinh đặc thù, mà ý nghĩa của nó được xem là hoàn toàn rõ ràng, tường minh (nītārtha, kinh liễu nghĩa); những kinh (Sūtra) khác có thể được xem là cần giải thích (neyārtha, kinh bất liễu nghĩa). Quá trình này tiếp tục diễn ra ở những vùng đất mà Đại thừa truyền bá đến, cũng tiếp nhận những ấn tượng rộng lớn khác nhau của từng địa phương.

Trong Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa (Prajñāpāramitā, Toàn Thiện Trí Tuệ), tư tưởng chính là, do cả sự tương hỗ (lý tương quan lý tương quan) của vạn vật, lẫn bản chất của các khái niệm không thể nắm bắt được thực tại, mọi thứ chúng ta trải qua đều trống rỗng với mọi sự tồn tại vốn có, hay bản chất vốn có: ý niệm về “tính không” (śūnyatā) của bản chất vốn có / sự tồn tại cố hữu (tự tính, svabhāva) (xem *M.137-41). Hơn nữa, điều này có nghĩa là cảnh giớiđiều kiện (hữu vi) trải nghiệm thông thường, trong đời này và đời khác (sasāra, luân hồi), không khác biệt tuyệt đối hoặc tách biệt với thực tại cứu cánh, niết-bàn (Nirvāa), mà trong đó không có tham luyến (tham), hận thù (sân) và si mê và không thể bị ghim lại trong các khái niệm.

Do đó, không thể tìm kiếm niết-bàn (Nirvāa) ở bên ngoài thế gian mà ở sự hiểu biết thực sự về thế gian. Được hỗ trợ bởi ý tưởng rằng vạn vật vạn sự đều trống rỗng không có bất cứ thứ gì đáng để nắm bắt, Bồ-tát (bodhisattva) thực hành ba mươi bảy yếu tố tỉnh thức6

6 Bodhi-paka-dharm (Skt, Pāli: bodhi-pakkhiya-dhamma), bao gồm các phẩm tính như bốn đề mục chánh niệm (*Th.138) và tám con đường thánh hay Bát chính đạo (*Th.99). vì lợi ích của chính họ và cống hiến cho sự hoàn thiện (ba-la-mật) của Bồ-tát, vì lợi ích của hết thảy chúng sinh khác, các ấy biết rằng lợi ích đích thực của bản thân và người khác thực sự không thể tách rời. Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa (Prajñāpāramitā, toàn thiện trí tuệ) bao gồm: Aṣṭasāhasrikā (8.000 dòng” hay “Bát thiên tụng bát-nhã:” *M.54, 70, 76, 140, 153), Vajracchedikā (“Năng đoạn kim cương:” *M.4, 9, 20, 44, 48, 103) và Pañcaviśati-sāhasrikā (25.000 dòng,” “Kinh phóng quang bát-nhã:” *M.135, 139) và bản kinh ngắn rất phổ thông Bát-nhã tâm kinh (Hrdaya, “Tâm kinh”: *M.137).

Một bản kinh vận dụng ý niệm về tính không để nhấn mạnh việc vượt ra ngoài mọi tư duy nhị nguyên là bộ Vimalakīrti-nirdeśa (“Duy-ma-cật sở thuyết,” “Kinh do Vimalakīrti nói:” e. g *M.127, 136, 141, 168), trong đó trí tuệ của Bồ-tát tại gia vượt trội hơn trí tuệ của nhiều vị đại sư. Tư tưởng về tính không của bản chất cố hữu / sự tồn tại vốn có đã được hình thành và phát triển trong trường phái triết học Trung quán tông Madhyamaka) của Triết học Đại thừa, có văn bản gốc là Mūla-madhyamaka-kārikā (“Luận Trung Quán,” “Luận cơ bản về con đường trung đạo:” *M.138, hay còn gọi là Trung luận, Trung quán luận) của Ngài Long Thọ (Nāgārjuna, khoảng 150-250 CN).

Các tác phẩmảnh hưởng một tăng sau này của trường phái này, Ngài Tịch Thiên (Śāntideva, khoảng 650-750 CN), là Bodhicaryāvatāra (“Nhập bồ-đề hành luận” hay “Bồ-tát hạnh:” *M.43, *V.34, 35, 38 và được trích dẫn trong đoạn văn V.), về sự hoàn thiện (ba-la-mật) của Bồ-tát và Śikā-samuccaya (Tập Bồ-tát học luận), trích từ nhiều kinh điển Đại thừa.

Khi cuối cùng đức Phật đã kết thúc cuộc đời trần thế của Ngài và nhập diệt niết-bàn vô dư, điều này đã làm nảy sinh câu hỏi liệu Ngài có tiếp tục tồn tại theo một cách nào đó sau khi “dập tắt” cuối cùng của Ngài hay không (nghĩa đen của từ niết-bàn trong tiếng Phạn: sự kết thúc dập tắt khổ và những phiền não gây ra điều này). Đây là câu hỏi được liệt kê trong số những câu hỏi khác được gọi là “mười bốn vấn đề chưa được xác định”7

7 Trong truyền thống Theravada, những con số này thường là mười vấn đề (xem *Th.20, tham chiếu *Th.10). được xem là vượt ngoài tầm tư duy và tính hợp lý của con người.

Tuy nhiên, sau khi người thầy đáng kính qua đời, lẽ tự nhiêncộng đồng đệ tử cảm thấy côi cút, thiếu vắng sự hướng dẫn của Thầy, lại đặt ra câu hỏi từng được đức Phật cho là không thể biện minh. Câu hỏi này kéo theo những vấn đề khác liên quan đến bản chất của người thầy vĩ đại. Quan điểm của Đại thừa về bản chất thường trụ của đức Phật được thể hiện trong những kinh điển như bộ kinh  Saddharma Puṇḍarīka Sūtra (“Diệu Pháp Liên Hoa:” *M.7, 22, 55, 152), một bản Kinhảnh hưởng và bộ Mahā-parinirvāa (“Đại bát-niết-bàn:” *M.5, 6, 8, 40, 43, 111, 145).

Đại thừa cũng giới thiệu ý tưởng của nhiều vị Phật khác hiện đang tồn tại ở các phần khác của vũ trụ, mà có thể tiếp cận được. Vị Phật như vậy, trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật giáo Đông Á, là Phật A-di-đà (Amitābha, “Vô lượng quang,” “Ánh sáng vô lượng”), còn được gọi là Amitāyu (“Vô lượng thọ,” “Tuổi thọ vô lượng”). Ngài được cho là đang cư ngụ trong một “Cõi cực lạc” (Sukhāvatī), được tạo ra bởi nghiệp lợi mạnh mẽ của chính Ngài, là một cảnh giới lý tưởng nơi có thể tiến bộ tâm linh nhanh chóng và đến được đó nhờ lòng tin chân chính vào năng lực cứu độ của Phật A-di-đà. Một bộ kinh Đại thừa sơ khai về việc thị hiện hóa Ngài và các Phật khác là Pratyutpanna Buddha Samukhāvasthita Samādhi (“Thiền định về sự hiện diện của tất cả các Phật,” Hán dịch: Bát-chu tam-muội kinh: *M.114) và hai bản kinhảnh hưởng về Ngài là Kinh Sukhāvatī-vyūha (“Vô lượng thọ kinh:” *M.158, 159), còn được gọi là Kinh đại A-di-dà và kinh tiểu A-di-đà.

Các bản kinh như Sadhi-nirmocana (“Giải thích ý nghĩa bí mật,” Hán dịch: “Giải thâm mật kinh:” *M.143) và Lakāvatāra (“Nhập Lăng-già kinh:” *M.142) nhấn mạnh rằng thế giới mà ta trải nghiệm về cơ bản là có tự tánh duy tâm. Những gì người trải nghiệm là sản phẩm cuối cùng của một quá trình diễn giải phức tạp, bị ảnh hưởng bởi thói quen, khuynh hướng và hành động trong quá khứ của người đó, cùng với ngôn ngữ. Điều này cũng áp dụng cho các khái niệm của chúng ta về thế giới vật chất. Thật vậy, quan điểm này đôi khi nói rằng không có thế giới vật chất nào tồn tại ngoài luồng cảm nghiệm tâm thức của chúng ta.

Theo quan điểm này, điều quan trọng là phải hiểu cách tâm trí của chúng ta hình thành trải nghiệm, vượt ra ngoài sự phân tách trải nghiệm thành một cái chủ thể - tự ngã bên trong được cho là thường trụ và những vật thể đối tượng bên ngoài và trải nghiệm sự tái định hướng cơ bản ở gốc rễ của cái tâm, trong một tàng thức (ālaya-vijñāna, A-lại-da thức) là kho chứa vô thức hạt giống nghiệp cảm hình thành tâm thức của chúng ta.

Loại quan điểm này được tiếp thu và phát triển trong trường phái Du-già gia (Yogācāra) hay Duy thức (Citta-matra) của triết học Đại thừa, do Asanga (Vô Trước, 310-90?) và người anh cùng cha khác mẹ của ông là Vasubandhu (Thế Thân) sáng lập. Asanga được cho là được Bồ-tát Di-lặc (bodhisattva Maitreya) khai thị soạn bộ như Mahāyāna-sūtrālakāra (Đại thừa trang nghiêm kinh luận), bao gồm một hệ thống hóa các ý tưởng Đại thừa về bản chất của vị Phật.

Những kinh điển như Tathāgatagarbha (Như Lai tạng *M.12), Śrīmālādevī-sihanāda (“Thắng-man sư tử hống:” *M.13) và Mahā-parinirvāṇa (Đại bát niết-bàn) thể hiện ý tưởng về Như Lai tạng: bào thai / phôi thai của Như Lai / đức Phật, hay Phật tính. Đây được xem là tính không của tham, sân, si, nhưng không trống không các công đức kỳ diệu của Phật tính và như một thực tại quang minh rạng rỡ đã hiện diện sẵn có trong tất cả chúng sinh, khiến họ khám phátrưởng thành đạt Phật quả.

Tư tưởng này, trong khi dựa trên một ý tưởng Phật giáo sơ kỳ cho rằng tu tập thiền định khám phá bản chất quang minh rạng rỡ của tâm trí (*Th.124), có thể một phần là phản ứng với Ấn Độ giáo đang trỗi dậy, với tư tưởng về một Bản ngã thường hằng, thiết yếu bên trong tất cả các chúng sinh. Ấn Độ giáo liên tục phê phán, chỉ trích Phật giáo vì (Phật giáo) không chấp nhận bất cứ điều gì là “Bản ngã” cũng như không chấp nhận hệ thống các giai cấp và đẳng cấp được thần thánh hóa của Ấn Độ giáo.

Như Lai tạng (Tathāgatagarbha) được xem như tiềm năng bên trong rạng rỡ của Phật tính có sẵn trong tất cả chúng sinh. Mặc dù theo một số cách, giống như Bản ngã (nếu nhìn từ góc độ vô thủy của một sinh thể), nhưng từ phương diện tuyệt đối nó được xem nhưphi ngã, không liên hế đến bất cứ điều gì liên quan đến ý thức “Tôi là” (*M.144-46). Tư tưởng này đã được hệ thống hóa ở Ấn Độ trong bộ Ratnagotra-vibhaga (Bảo tánh luận: *M.12), còn được gọi là Uttara-tantra (“Tối thượng mật luận,” dịch nghĩa: “Sự liên tục tối thượng”), được cho là Ngài Saramati (Kiên Huệ) hoặc Maitreya (Di-lặc) trước tác và đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Phật giáo của Trung Hoa và các nước Đông Á khác.

Bản Kinh Buddha-Avatasaka (“Đại phương quảng Phật hoa nghiêm:” *M.39, 46, 51, 62, 71, 96, 112, 149, 154) là một bản tóm tắt của nhiều bản kinh khác cũng được lưu hành riêng, bao gồm cả Kinh Daśabhūmikā (“Thập địa,” hay “Mười giai đoạn tu chứng”) về các giai đoạn (địa) trên con đường tu Bồ-tát và Kinh Gaṇḍavyūha (“Hoa nghiêm:” *M.17, 69, 148).

Bộ Kinh thứ hai, một kiệt tác văn học, trong cuộc tầm cầu tu đạo lâu dài của Sudhana (Thiện Tài đồng tử) và nhiều vị thầy mà Ngài đã gặp trên con đường tu học này. Kinh đạt đến đỉnh điểm với hiện cảnh ảo diệu về bản chất của thực tại, trong đó Ngài nhìn thấy mối tương quan sâu sắc của tất cả các hiện tượngbản chất chân thật của chúng, với mọi thứ xuyên thấu qua mọi thứ khác trong thời giankhông gian. Một quan điểm truyền thống của Đại thừa cho rằng đây là bộ kinh đầu tiên được đức Phật giảng dạy sau khi Ngài giác ngộ, dưới gốc cây bồ-đề.

6. KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO TẠI TRUNG HOA

Phật giáo, chủ yếu thuộc hình thức Đại thừa, đã lan truyền dọc theo Con đường Tơ lụa, xuyên qua Trung Á, đến Trung Hoa từ khoảng năm 50 sau CN. Ở đây, nó giữ địa vị khá trọng yếulâu dài, thích ứng với bối cảnh văn hóa thống trị của Nho giáo ở Trung Hoa. Các hình thức Phật giáo chịu ảnh hưởng của Trung Hoa sau đó, đã lan truyền sang Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc phiên dịch dần dần khối lượng văn bản kinh điển Phật giáo khổng lồ từ tiếng Phạn (Sankrit) và các ngôn ngữ Ấn Độ khác là một công trình vĩ đại.

Có lẽ văn bản Phật giáo đầu tiên được dịch (cuối thế kỷ I sau CN) là Kinh 42 chương (*M.31, 58, Hán dịch: “Tứ thập nhị chương kinh”). Đây là bản tóm lược các giáo pháp cơ bản của Phật giáo, các hình thức sau này của bộ này chứa đựng nhiều yếu tố Đại thừa hơn và một số ảnh hưởng từ Đạo giáo Trung Hoa. Bản Fo chui ban nie pan liao shuo jiao jie jing (“Phật thùy Bát-niết-bàn lược giới thuyết giáo,” viết tắt là “Di giáo kinh (Yijiao jing),” dịch nghĩa: “Kinh lời dạy cuối cùng”), được dịch vào khoảng năm 400 sau CN, nhấn mạnh đến giới luật tự viện trong bối cảnh Đại thừa.

Kinh Phạm võng (45, 90, 97, 100, 112) có ảnh hưởng về giới luật đạo đức của Bồ-tát cho xuất giatại gia, đã trở nên phổ biến ở Trung Hoa vào giữa thế kỷ V. Một bộ có ảnh hưởng khác ở Trung QuốcĐịa Tạng vương Bồ-tát bổn nguyện kinh8

8 Đó là Ksitigarbha Bodhisattva Purvapranidhana Sutra bằng tiếng Sanckrit. (*M.11, 24, 35, 68). Sự nhấn mạnh của Nho giáo về “lòng hiếu thảo,” hay sự tôn kính đối với người lớn tuổi và tổ tiên, cũng được đưa vào các bản như Kinh Vu-lan-bồn (giữa thế kỷ VI) và Phụ mẫu ân trọng kinh (hay “Kinh về việc chăm sóc Cha Mẹ;” thế kỷ VIII ?: *M.36).

Nhiều tông phái Phật giáo mới đã phát triển ở Trung Hoa. Hai trong số các tông phái này được phát triển tổng hợp xuyên suốt các giáo pháp trong nhiều kinh văn Phật giáo: Tiantai (Thiên Thai) và Huayan (Hoa nghiêm) - trong tiếng Nhật, tương ứng là Tendai và Kegon. Tông phái Thiên Thai được Zhiyi9

9 Theo cách phiên âm tiếng Hán trước đây là Chih-i. (Trí Khất, 539-97) thành lập và cho rằng giáo pháp tối nhất của đức Phật được thể hiện trong Kinh Đại bát-niết-bàn (Mahā-parinirvāa) và Kinh Pháp Hoa, nhằm nhấn mạnh ý niệm về Phật tính, thiên tính siêu nhiên của đức Phật và nhiều phương tiện khéo léo của Ngài trong việc giáo hóa tùy theo khả năng (căn cơ) của người nghe. Kinh Pháp Hoa cũng là trọng tâm chính của tín tâm trong tông phái Nichiren (Nhật Liên) Nhật Bản. Các tác phẩm của Trí Ỷ (智顗) có phần trích dẫn trong quyển sách này là những bộ về hướng dẫn thiền định: Pháp Hoa tam-muội sám nghi (*M.123) và Ma-ha chỉ quán (*M.119).

Tông Hoa nghiêm do Đỗ Thuận (557-640) khai sáng và được vị tổ thứ ba, Hiền Thủ Pháp Tạng10

10 Theo cách phiên âm tiếng Hán trước đây, tương ứng là Tushun và Fa-tsang (643-712) hệ thống hóa. Tông phái này cho rằng giáo pháp cao nhất của đức Phật được thể hiện trong Kinh Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm (Avatasaka Sūtra), đặc biệt là phẩm Nhập pháp giới.

Tông phái Hoa nghiêm quan niệm coi thực tại rốt ráo là Không, không có tự tính cố định, mà là một bản thể lưu chuyển làm nền tảng của mọi vật, giống như vàng có thể được nắn thành vô số hình dạng. Những ý tưởng này có những ảnh hưởng đáng kể đến Thiền tông ở Trung Hoa (Thiền ở Việt Nam, Seon ở Hàn Quốc, Zen ở Nhật Bản). Quyển sách này bao gồm các phần trích xuất từ Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quán (Huayan wujiao zhi-guan, dịch nghĩa: “Ngừng và chiêm nghiệm trong năm giáo pháp của Hoa nghiêm:” *M.149), của Đỗ ThuậnKim Sư tử chương (Jinshizizhang, dịch nghĩa: “Luận về sư tử vàng:” *M.150) của Fazang (Pháp Tạng).

Hai tông phái Phật giáo Trung Hoa nhấn mạnh đến các hình thức tu tập cụ thể: Thiền và Tịnh độ. Thiền tôngnhà sư gốc Ấn gần như là huyền thoại, Ngài Bodhidharma (Bồ-đề-đạt-ma, dịch nghĩa: Giác Pháp, 470-543) là vị sáng lập và vị có ảnh hưởng lớn là vị tổ sư thứ sáu của Thiền tông là Huineng (Huệ Năng, 638-713; *M.167), đặc biệt là thông qua Lục tổ đàn kinh (dịch nghĩa: “Kinh của Lục tổ Huệ Năng”).

Các bản kinh Ấn Độảnh hưởng đặc biệt đến Thiền tôngKinh Lăng-già (Lakāvatāra Sūtra)Kinh Kim cương bát-nhã (Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra). Thiền tông cũng phát triển loại hình văn học của riêng tông phái, tập trung vào các công án (Gong-an)11

11 Một "mẫu cũ" một câu chuyện nghịch lý có nội dung mấu chốt, chẳng hạn như "tiếng vỗ của một bàn tay là gì?,” được sử dụng làm trọng tâm thiền trong trường phái Thiền Lâm tế (Rinzai). (tiếng Nhật: koan), hay là những câu phát biểu nghịch lý của các Thiền sư.

Quyển sách này bao gồm các phần trích từ “Đàn kinh” hay “Kinh Nền tảng” (*M.125-27, 167), từ bài Tín tâm minh (Bản khắc trên tâm đức tin: *M.128) của Thiền sư Tăng Xán (mất năm 606), vị tổ sư thứ ba của Thiền tông và từ Tọa thiền nghi (“Sách hướng dẫn thực hành thiền định:” *M.124), một quyển sách quan trọng mô tả về cách ngồi thiền của đạo sư Trường Lô Tông Trách (mất năm 1107?).

Tịnh độ tông chú trọng vào tín nguyện hơn là thiền định và coi trọng các văn bản như hai bộ Đại kinh A-di-đà Tiểu kinh A-di-đà (Sukhāvatīvyūha Sūtra). Tịnh độ tông do Tanluan (Đàm Loan, 476-542) sáng lập, nhấn mạnh nhất tâm tín ngưỡng đức Phật A-di-đà, bằng cách tụng niệm danh hiệuquán tưởng “cõi Cực Lạc” của Ngài (*M.114, 158-59). Thực hành đơn giản của Tịnh độ tông đã khiến tông pháo này rất phổ biến ở Đông Á. Ở Nhật Bản, Tịnh độ tông có hai nhánh, Tịnh độ (Jido) và Tịnh độ chân tông (Jido-shin), nhánh sau nhấn mạnh một cách cứu độ chỉ bằng tín tâm tinh khiết.

7. KINH ĐIỂN HÁN NGỮ VÀ TẠNG NGỮ

Các nguồn tư liệu chính để chúng ta hiểu về giáo pháp Đại thừa (Mahāyāna) là các bộ Kinh điển Phật giáo của Trung Hoa và Tây Tạng. Trong khi hầu hết Kinh điển Pāli (của Phật giáo Theravāda) đã được dịch tiếng Anh, chỉ một số bản kinh được chọn lọc từ những bộ Kinh điển bằng tiếng Hán và tiếng Tây Tạng đồ sơ hơn này đã được dịch sang các ngôn ngữ phương Tây, mặc dù có nhiều tiến bộ đang được thực hiện.

Trong khi các kinh văn được các Phật tử Đại thừa ở Đông Á sử dụng, chủ yếu là các bộ kinh được cho là do chính đức Phật thuyết giảng, ví dụ như các luận thư Hán ngữ đều dựa trên những bộ kinh này, trong các khu vực thuộc Kim cương thừa (Vajarayāna) thì các kinh văn chủ yếu được sử dụng là các luận thư Tạng ngữ, là những bản trình bày có hệ thống về tư tưởngthực hành Phật giáo được trích dẫn rộng rãi từ các kinh điển (Sūtra) và mật ngữ (tantra, Kinh điển Kim cương thừa) và dựa trên các luận thuyết trước đó của Ấn Độ. Trong cả hai khu vực này, các luận thuyết bản địa đã đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành các trường phái Phật giáo mang tính bản địa riêng biệt.

Kinh điển hệ Hán ngữ được gọi là Đại tạng kinh hay “Kho tàng kinh điển vĩ đại.” Ấn bản tiêu chuẩn hiện đại, theo một trật tự phi truyền thống dựa trên việc hệ thống hóa của các học giả, là bộ Đại Chánh Đại tạng kinh (Taishō Daizōkyō, gọi tắt là Taishō), được xuất bản ở Nhật Bản từ năm 1924 đến năm 1929. Bộ này bao gồm 55 quyển lớn, mỗi quyển hơn 1.000 trang, chứa 2. 184 tác phẩm:12

12 Xem: http://en.wikisource.org/wiki/Portal_talk:Buddhism

http://en.wikipedia.org/wiki/Taish%C5%8D_Tripi%E1%B9%ADaka

Nội dung hệ Hán tạng bao gồm:

(i)   Bản dịch các bộ kinh A-hàm (Āgama, tương đương với bốn bộ đầu Đại tạng kinh P. (nikāyas) (151 kinh, 2 tập).

(ii) Bản dịch các kinh Bổn sanh (Jataka) về tiền kiếp của đức Phật, khi còn là Bồ-tát (68 kinh, 2 tập)

(iii) Bản dịch các kinh điển Đại thừa (628 kinh, 13 tập), đôi khi có một số bản dịch trùng nhau. Phần này được nhóm lại thành các bản: Toàn thiện trí tuệ (Bát-nhã bộ, 42 bản kinh, 4 tập) Kinh Pháp Hoa (16 kinh, gần 1 tập), Avatasaka (Hoa nghiêm; 32 kinh, 1 tập rưỡi), Ratnakūa (Bảo tích bộ; 64 kinh trong 1 tập rưỡi), Mahā-parinirvāa (Đại Bát-niết-bàn;” 23 kinh, 1 tập rưỡi), Mahā-sannipāta (Đại tập bộ;” 28 kinh, 1 tập) và nhiều bản “Kinh điển” thông thường khác (phần lớn là Đại thừa; 423 kinh, 4 tập).

(iv) Bản dịch các bộ Mật tông (tantra, 572 kinh, 4 quyển).

(v)  Bản dịch của các Luật bộ (vinaya) sơ kỳ và một số giới luật (về giới luật tự viện) và một số giới luật đại cương cho hàng Bồ-tát (84 kinh, 3 tập).

(vi) Bản dịch các Chú giải về kinh điển A-hàm (Āgama) và kinh điển Đại thừa (31 kinh, 1 tập rưỡi).

(vii) Bản dịch của bộ A-tì-đạt-ma (abhidharmas) sơ kỳ (28 bộ,  3 tập rưỡi).

(viii) Bản dịch của Trung quán bộ (Madhyamaka), Du-già bộ (Yogācāra) và các kinh điển khác, hoặc “Luận bộ” (129 bộ, 3 quyển).

(ix) Bản dịch tiếng Hán kinh điển, Luật (vinaya) và Luận (śāstra) (158 bộ, 12 quyển).

(x) Các tác phẩm của các tông phái Trung Quốc (175 bộ, 4 tập rưỡi).

(xi) Bộ tiểu sử truyện (95 bộ, 4 tập).

(xii) Bách khoa toàn thư, từ điển, danh mục các Kinh điển Hán ngữ trước đó, lịch sử, các học thuyết phi Phật giáo (đạo Hindu, Manichean và Cơ đốc Nestorian) và các bản “nước đôi” (800 bộ, 4 tập).

Đến năm 1934, còn có một phụ bản Đại Chánh Đại tạng kinh (Taishō Daizōkyō) gồm 45 tập gồm 736 văn bản khác: văn bản tiếng Nhật, văn bản được phát hiện gần đây từ hang động Đôn Hoàng (Dunhuang) ở Trung Quốc, văn bản ngụy thư được biên soạn tại Trung Hoa, biểu tượng và thông tin thư mục. Một bản đại cương Kinh điển Tạng ngữ sẽ được đưa ra trong phần giới thiệu các đoạn Kim Cương thừa (Vajrayāna) của sách này.

Lưu ý rằng khoảng phân nửa phan đoạn đánh dấu M. trong tác phẩm này được trích dịch từ bản Đại Chánh (Taisho) và do đó, là bản được dịch từ tiếng Hán. Trường hợp chúng được dịch trực tiếp từ tiếng Phạn sẽ được đánh dấu riêng.

PETER HARVEY

THÍCH TUỆ SỸ




Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191258)
01/04/2012(Xem: 36816)
08/11/2018(Xem: 15484)
08/02/2015(Xem: 54756)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…