PHẬT HỌC VĂN TẬP
Tác giả: Pháp sư Sướng Hoài
Phụ tá Tác Giả chọn lọc
Phù Quang nhiếp ảnh
Việt dịch Thích Thắng Hoan
MỤC LỤC
Lời Tựa
Tự Tựa
I.- CHÁNH TÍN ĐÍCH THỰC LÀ PHẬT GIÁO.
1. Phật Giáo Phải Chăng là Mê Tín?
2. Tông Giáo Đồ Có Ba Phần Ngây Dại.
3. Cái Gì Là Tứ Đại Giai Không.
4. Giải Thích Sơ Lược Sáu Căn Thanh Tịnh
5. Mạn Đàm Đạo Nhẫn Nhục.
6. Chân Nghĩa Của Lễ Bái.
7. Quy Y Tam Bảo Thân Tâm An Thới.
8. Vì Người Sơ Cơ Học Phật Góp Ý Kiến.
II.- NHÂN SANH CÙNG PHẬT GIÁO.
1. Nhân Sanh Quan Của Phật Giáo.
2. Phước Huệ Cùng Nhân Sanh.
3. Phước Huệ Cùng Thiện Ác.
4. Phiền Não Cùng Thống Khổ.
5. Bàn Luận Về Khổ Cùng Không.
6. Điều Vui Không Thích Nghi Nhu Cầu Của Người Thế Gian.
7. Pháp Của Thế Gian Và Xuất Thế Gian.
8. Vũ Trụ Vạn Hữu Từ Đâu Đến.
(Còn Tiếp)
LỜI NGƯỜI DỊCH
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
Tôi rất tiếc nội dung tác phẩm tàng trử những tư tưởng cao thâm như thế lại nằm yên trong thư viện Hán Học không được phổ biến sâu rộng ra tiếng ngoại quốc. Hôm nay xin ngài cho phép tôi chuyển ra tiếng nước tôi là Việt Ngữ để phổ biến. Vì mục đích hoằng pháp, phát huy quang đại tư tưởng giá trị này, việc làm này của tôi không có tánh cách buôn bán xin ngài mở rộng lòng tha thứ.
Trong tác phẩm này, chỗ nào có chữ nằm nghiêng trong dấu (...) là lời tôi giải thêm cho rõ nghĩa. Tôi dịch tác phẩm này, xin các đọc giả xét thấy có chỗ nào sai sót chỉ bảo cho, để tôi tu chỉnh cho hoàn bị hơn. Thành kính cảm tạ.
Ngày 28. 04. 2021
Thích Thắng Hoan
Chùa Phật Quang
Trung Tâm Phiên Dịch và Trước Tác
LỜI TỰA
Pháp sư xuất gia tuổi còn nhỏ, theo học Đại Đức Từ Châu Lão Hòa Thượng đang còn tại thế, Đại Đức là một trứ danh nổi tiếng Luật Tông của thời Trung Quốc cận đại,nhân vì Pháp sư Sướng Hoài đối với giới luật không phải thường chú trọng xuất sắc, cũng là pháp sư có cảm tưởng sau chiến tranh Hương Cảng sụp đổ phong thái giới luật Phật giáo ngày càng hưng thịnh nhờ nổ lực dẫn đạo xương minh, việc mong cầu thiện tính nương theo pháp môn tam học giới, định, tuệ để tu trì
Pháp sư bình thời sinh hoạt, y áo sơ sài, ăn uống đạm bạc, chỗ ở đơn giản, ăn giản dị, tự mình tiết kiệm, độ người tiếp chúng, rảnh việc lễ Phật, tọa thiền, kiểm duyệt kinh tạng, nghiên cứu kinh luật, đọc tụng kinh điển, quét dọn, giặt áo, trồng hoa, nấu nướng rau cải vân vân,giở tay động chân đều là thiền.
Cá tánh Pháp sư hoà nhã khả kính, bình dị dễ gần, bình thản lợi danh. Cổ nhân nói: Chí hướng bình thản rõ ràng, yên tĩnh dẫn đến từ xa. Như thế, các thứ Pháp sư dùng để trọng phước, tích phước, tu phước, tạo phước, vì chúng sanh mà tạo các phước cho họ.