Phản hồi về buổi vấn đáp với một vị sư trong truyền thống Nam tông Tháng giêng 2020, ở Houston

04/01/20229:27 SA(Xem: 4098)
Phản hồi về buổi vấn đáp với một vị sư trong truyền thống Nam tông Tháng giêng 2020, ở Houston

PHẢN HỒI VỀ BUỔI VẤN ĐÁP
VỚI MỘT VỊ SƯ TRONG TRUYỀN THỐNG NAM TÔNG 
THÁNG GIÊNG 2020, Ở HOUSTON

 

tỳ kheo niMới đây chúng tôi được người bạn giới thiệu một video giảng pháp của một vị sư vào tháng giêng, 2020 ở Houston, Hoa Kỳ. Trong phần vấn đáp, khi có người hỏi tại sao trong truyền thống Bắc Tông người nữ được thọ giới Tỳ-kheo-ni mà bên Nam tông  lại quá khắt khe? Mỗi lần muốn xuất gia làm Tỳ-kheo-ni lại phải qua Tích Lan? Có vài nơi như Thái Lan, Miến Điện và ngay cả một số rất đông các vị ở VN vẫn không chính thức chấp nhận Tỳ-kheo-ni? Phần trả lời của sư có nhiều điểm không đúng và không dựa trên bất cứ kinh điển hay nghiên cứu đúng đắn nào về tâm sinh lý của người nữ.

 

Chúng tôi xin viết bài phản hồi này kèm theo một số dẫn chứng và những nghiên cứu của các học giả về kinh và luật trong tạng Pali để, có thêm tài liệu cho những vị nào quan tâm đến việc thọ đại giới cho người nữ, sau nữa là với ước mong chị Phật tử đặt câu hỏi (rất hay) sẽ đọc được bài này và có cơ hội tùy hỷ tham khảo thêm.  Chúng tôi rất đồng cảm với những thắc mắc hợp lý và sâu sắc của chị, nhưng tiếc thay sư đã trả lời không những không thỏa đáng mà, trong một khía cạnh nào đó, còn có thể gọi là sự ngụy biện của những người mang nặng tâm phân biệt giới tính.

 

Như đã nói ở trên,  phần trả lời của sư có rất nhiều điều chúng tôi không đồng ý, chẳng hạn như người nữ tâm tính phức tạp, nhiều tính xấu hơn người nam, thiếu lý tưởng tu hành..v.v.., tuy nhiên đó cũng chỉ là cái nhìn của riêng sư, cái nhìn mà hẳn nhiên đã bị điều kiện hóa bởi quá khứ, môi trường sinh sống và những kinh ngiệm sư có với người nữ, cho nên chúng tôi xin miễn bàn về những điều này.
Trong suốt phần trả lời, sư lập đi lập lại nhiều lần là những điều sư nói không phải ý kiến của riêng sư mà là những điều đã nói rõ ràng trong kinh.  Chúng tôi chỉ muốn hỏi sư một điều: bài kinh số mấy, điều luật số mấy Đức Phật đã nói rõ ràng là người nữ không nên và không được thọ giới Tỳ-kheo-ni?

 

Dưới đây là 5 điểm chính có liên quan ít nhiều đến kinh và luật mà sư đã đề cập đến trong phần vấn đápthiển ý của chúng tôi về những điều này:

1)  Trong tạng luật của Tỳ kheo chỉ có 4 trọng giới, Tỳ-kheo-ni có 8. Thí dụ vị Tỳ kheo sờ chạm với tâm thích thú chỉ bị 21 Tỳ kheo họp lại xử phạt, bên ni tức khắc bị lột y.

Điều này không hoàn toàn đúng vì điều luật khiến vị Tỳ-kheo-ni phải cởi áo bao gồm nhiều hành động dâm dục hơn rất nhiều, không chỉ là “sờ chạm” như sư nói.

Pārājika thứ nhất Vị tỳ khưu ni nào nhiễm dục vọng ưng thuận sự sờ vào hoặc sự vuốt ve hoặc sự nắm lấy hoặc sự chạm vào hoặc sự ôm chặt từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng, vị ni này phạm tội pārājika.

2)  Lý do vì sao thời Đức Phật có Ni đoàn: một người đắc quả A La Hán không thể sống quá 1 tuần trong hình thức cư sĩ, vì có quả nhiều nữ cư sĩ đắc quả nên phải cho họ đắp y nếu không họ sẽ chết.

Hoàn toàn không có bất cứ chứng cớ nào trong kinh nói về điều này. Khi Đức Phật mới giác ngộ, ngài đã có ý định thành lập tứ chúng gồm có Tỳ kheo, Tỳ-kheo-ni, nam và nữ cư sĩ (Kinh Trường bộ 16)

3)  Khi hỏi tại sao bên Bắc Tông cho phép Tỳ-kheo-ni mà bên Nam tông lại cấm? Sư nói vì Băc Tông có nhiều tạng luật theo nhiều tông phái khác nhau, nếu tạng này nói không được thì người ta dùng tạng khác để được. Nam tông chỉ có 1 tạng luật trong đó nói truyền đại giới cho Tỳ-kheo-ni không được.

a-  Bắc Tông dùng luật tạng của “Pháp tạng bộ”, dĩ nhiên họ cũng theo bộ chú giải, bên Nam Tông cũng thế.

b-  Không có luật nào cấm truyền đại giới cho Tỳ-kheo-ni (xin tham khảo phần trích dẫn của các học giả như Bhikkhu Bodhi, Analayo và cả ngài Mingun Jetavan Sayadaw ở phần cuối)

4)  Tăng chi bộ kinh, phần 8 pháp: Sự có mặt của Tỳ-kheo-ni sẽ làm cho Phật Giáo bị tổn thọ.

Trong bài kinh nói trên, thật ra Đức Phật nói Phật giáo sẽ trường tồn 1000 năm, nhưng nếu có Tỳ-kheo-ni thì Phật giáo chỉ trường tồn 500 năm.

Tất cả chúng ta đều biết, hơn 2600 năm rồi mà Phật giáo vẫn còn đây.

Như vậy nghĩa là sao?  Chúng ta có thể giải thích theo 2 cách :

a- Đức Phật tiên đoán sai.

b- Lời tiên đoán trên không phải của Đức Phật mà đã được thêm vào sau này.

Theo thiển ý của chúng tôi thì câu trả lời thứ hai có nhiều phần đúng vì nhiều lý do :

-   Xuyên suốt tam tạng kinh, chúng ta chưa bao giờ thấy Đức Phật đóng vai nhà tiên tri để « tiên đoán » một điều gì.

-   Ngài dạy chúng ta vạn vật vô thườngtùy duyên, như thế làm sao có thể « tiên đoán » như trong thuyết định mệnh?

-   Ngài là một vị từ bi vô lượng, có lẽ nào lại ví Tỳ-kheo-ni như một căn bệnh nguy hiểm làm hại đến giáo pháp?

-   Có rất nhiều bài kinh trong bộ Tương Ưng nói về những nguyên nhân khiến cho chánh pháp bị suy đồi, thí dụ Tương Ưng 16.13 nói rất rõ : có 5 lý do khiến chánh pháp biến mất, (không có lý do nào nói vì Tỳ-kheo-ni) :

  •  Có năm thối pháp khiến cho diệu pháp bị hỗn loạn và biến mất khi các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Đạo Sư, sống không tôn kính, không tùy thuận Chánh pháp, sống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăng, sống không tôn kính, không tùy thuận học giới, sống không tôn kính, không tùy thuận đối với Thiền định                               

5)   Phần cuối, sư nói Ajahn Brahm, đệ tử lớn của Ajahn Chah, khi chính thức công khai nhìn nhận ni giới thì chẳng những truyền thống Ajahn Chah từ chối ngài mà Hoàng gia và cả toàn bộ Phật giáo Thái Lan tẩy chay, không nhìn nhận ngài là một Tỳ kheo của Thái lan nữa, lý do vì ngài gần như CHỐNG lại những điều ghi trong tạng Luật, chính vì lý do đó hành động của Ajahn Brahm mang tính chất “làm chia rẽ tăng đoàn”.

a-  Tạng luật không có điều khoản nào cấm các tỳ kheo truyền giới cho người nữ. Các học giả hàng đầu như Bhikkhu Bodhi, Analayo … đã có những bài tham luận tỉ mỉ về điều này. Ngay cả từ hơn nửa thế kỷ trước, ngài Mingun Jetavan Sayadaw  cũng đã có một bài phân tích rõ ràng về vấn đề này. Tưởng cũng cần nhắc thêm ngài Mingun Jetavan Sayadaw là sư phụ của cố hòa thượng Mahasi Sayadaw và là người đầu tiên được ban tặng danh hiệu Tipitakadhara, nghĩa là người giữ và bảo vệ tam tạng kinh.(nguồn  Wikipedia).

b-  Theo tạng luật một cuộc “ly giáo” (schism) chỉ có thể được gây ra bởi một người nào đó cố tình hành động chống lại Giáo phápLuật tạng với ý định chia rẽ Tăng đoàn. Không thể gây ra sự chia rẽ bằng cách cho thọ giới xuất gia, nhất là theo tạng luật thì việc này hợp lệ như đã trình bày ở trên.

c-   Hàng năm vua và hoàng gia Thái vẫn cúng dường y Khathina cho Ajanh Brahm và tăng đoàn ở Tây Úc. Năm 2011, nhân ngày sinh nhật 60 tuổi của Ajahn Brahm, vua và hoàng gia Thái đã cúng dường ngài một tượng Phật, hiện vẫn còn để ở trung tâm thiền Jhana Grove. 

Chúng con vì trình độ hiểu biết còn kém cỏi, nếu có điều gì sai sót xin thành tâm sám hối và xin đón nhận bất cứ chỉ bảo, góp ý hay phê bình của chư tăng ni cùng các thiện tri thức khắp mọi nơi.


Xem video phần Q&A bắt đầu lúc 1:09

 

Vân Nguyễn

Tài liệu tham khảo:

1)  Vấn đề phục hồi việc thọ đại giới Tỳ-kheo-ni trong truyền thống PGNT – Bhikkhu Bodhi

https://thuvienhoasen.org/p80a4701/van-de-phuc-hoi-viec-tho-dai-gioi-ty-kheo-ni-trong-truyen-thong-phat-giao-nguyen-thuy

2)  Sự phục hồi của hội chúng tỳ khưu ni trong truyền thống nguyên thủy – Bhikkhu Bodhi

https://thuvienhoasen.org/a29655/su-phuc-hoi-cua-hoi-chung-ty-khuu-ni-trong-truyen-thong-nguyen-thuy

Trong bài tham khảo này ở phần phụ chú, Bhikkhu Bodhi dịch từ Pali sang anh ngữ bài phân tích của ngài Mingun Jetavan Sayadaw “Một Hội Chúng Ni đã Biến Mất Có Thể Phục Hồi Chăng?” (Trang 67-76)

3)   Bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới trong PGNT: https://thuvienhoasen.org/a19547/binh-dang-gioi-va-trao-quyen-cho-nu-gioi-trong-phat-giao-nguyen-thuy

Trong đó vị học giả hàng đầu thế giới Tây Phương,  Bhante Analayo, đã lập luận rẳng  việc truyền đại giới Tỳ-kheo-ni là hợp pháp https://blogs.dickinson.edu/buddhistethics/files/2013/09/Analayo-Legality-final.pdf

 

 
Bài đọc thêm: 
Trên đất nước này không có phụ nữ được phong chức (Song ngữ Anh Việt)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27842)
31/10/2015(Xem: 15046)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.