Dòng Sông Tâm Thức (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF)

28/01/20224:27 SA(Xem: 8376)
Dòng Sông Tâm Thức (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
DÒNG SÔNG TÂM THỨC
THE RIVER OF MINDS CONSCIOUSNESSES
Dòng Sông Tâm ThứcPDF icon (4)DÒNG SÔNG TÂM THỨC - THIỆN PHÚC
Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
  
Mục Lục
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface 
Phần Một—Part One: Tổng Quan Về Vũ Trụ & Con Người—An Overview of the Universe & Human Beings  
Chương Một—Chapter One: Vũ Trụ Quan Phật Giáo—Buddhist Cosmology 
Chương Hai—Chapter Two: Thế Giới Ta Bà Theo Quan Điểm Phật Giáo—The Worldly World In Buddhist Point of View 
Chương Ba—Chapter Three: Nhân Sinh Quan Của Đạo Phật—Buddhist Outlook on Life 
Chương Bốn—Chapter Four: Con Người Nhỏ Bé Trong Vũ Trụ Bao La—A Tiny Human Being in An Immense Universe  
Chương Năm—Chapter Five: Các Thành Phần Vật ChấtTâm Linh Tạo Nên Một Chúng Sanh Con Người—Material& Spiritual Components of a Human Being
Chương Sáu—Chapter Six: Con Người Là Những Chúng Sanh Có Tâm Trí—Human Beings Are Living Beings That Have Developed Minds  
Phần Hai—Part Two: Tâm Theo Quan Điểm Phật Giáo—Mind in Buddhist Point of View   
Chương Bảy—Chapter Seven: Sơ Lược Về Tâm Theo Quan Điểm Phật Giáo—A Summary of Mind in Buddhist Point of View   
Chương Tám—Chapter Eight: Hiểu Biết Cơ Bản Về Tâm Của Hành Giả Tu Phật—Buddhist Practitioners' Basic Understanding of the Mind  
Chương Chín—Chapter Nine: Đặc Tánh Của Tâm—Characteristics of Mind     
Chương Mười—Chapter Ten: Bổn Tâm—The Original Mind   
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Tướng Tâm—Mind of Self-Awareness  
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Trạng Thái Tâm—State of Mind 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tam Tâm Thể Tướng Dụng—Three Minds of Substance, Characteristics, and Function  
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Duy Tâm—Mind-Only      
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Cảnh Và Tâm Không Thể Tách Rời—The Object of Mind and the Mind Itself Cannot Be Separated   
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tâm: Người Họa Sĩ Kỳ Tài Vẽ Ra Mọi Thứ Trên Đời—Mind: A Skilful Painter Who Creates Pictures of Various World  
Phần Ba—Part Three: Thức Theo Quan Điểm Phật Giáo—Consciousness in Buddhist Point of View 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Tổng Quan Về Thức—An Overview of Consciousness  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Tổng Quan Về Tám Thức—An Overview of the Eight Consciousnesses  
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Hiểu Biết Cơ Bản Và Sự Vận Hành Của Thức—Basic Understanding and Functionings of the Consciousness   
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Năm Thức Căn Bản—Five Basic Sensory Consciousnesses 
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Ý Căn & Thức Thứ Sáu Là Ý Thức—The Mind Faculty and The Sixth Consciousness: Mind Consciousness         
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Thức Thứ Bảy: Mạt Na Thức—The Seventh Consciousness: Klistamanas 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Thức Thứ Tám: Tàng Thức A Lại Da—The Eighth Consciousness: The Storehouse Consciousness or Alaya Vijnaya    
Phần Bốn—Part Four: Dòng Sông Tâm Thức—The River of Minds & Consciousnesses   
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Dòng Sông Tâm Thức—The River of Minds & Consciousnesses 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Ai Làm Dòng Sông Tâm Thức Nhiễm Ô?—Who Causes the River of Minds & Consciousnesses Polluted?      
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Chư Pháp Vô Ngã-Vạn Pháp Duy Thức—Egolessness of Phenomena-All Dharmas Are Created Only by the Consciounesses   
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tâm Thức: Dòng Chảy Bất Tuyệt Của Sự Sinh Tồn—Mind & Consciousness: Unceasing Flux of What We Call 'Existence' 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Ảnh Hưởng Của Nhân Trong Tâm & Thức —Impacts of Causes In the Mind & Consciousness  
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Ảnh Hưởng Của Duyên Trong Tâm & Thức—Impacts of Conditions In the Mind & Consciousness  
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Ảnh Hưởng Của Quả Trong Tâm & Thức—Impacts of Effects In the Mind & Consciousness  
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Tâm Dẫn Đầu Chư Pháp: Đầu Mối Chính Của Luân Hồi Sanh Tử—The Mind Is Leading All Dharmas: The Main Clue of Reincarnation  
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Tổ Ấn Quang Nói Về Tâm Thức—Patriarch Yin-Kuang Talked About the Mind 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Sự Liên Hệ Giữa Tâm Thức Và Ngã Trong Thiền Quán—The Relationships Between Consciousness and Self in Zen 
Phần Năm—Part Five: Tu Tập Tâm Thức Để Làm Khô Cạn Dòng Suối Sanh Tử Bất Tận—To Cultivate Minds and Consciousnesses to Dry Up the Unceasing Stream of Rebirths 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Cảnh & Tâm Thức Như Nhất  & Bất Khả Phân Ly—Environment and Mind & Consciousness Are One & Cannot Be Separated  
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Thức Tái Sanh—Rebirth Consciousness 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Căn-Cảnh & Tâm Thức Ảnh Hưởng Trên Thất Tình Lục Dục—Organs-States-Minds & Consciousnesses Impact on Seven Emotions and Six Desires   
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Căn-Cảnh-Tâm Thức Và Ngũ Uẩn—Sense Organs-States-Minds & Consciounsses and the Five Aggregates 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Thu Thúc Lục Căn Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Sense Restraint in Daily Activities  
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Giữ Tâm Bình Tĩnh Và Không Dao Động Trong Mọi Hoàn Cảnh—To Maintain a Cool and Un-Agitated Mind Under All Circumstances  
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Hành Giả Cố Gắng Tu Tập Điều Phục Tâm—Practitioners Try to Cultivate to Regulate the Mind 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Niệm Xứ Của Tâm Thức—Abiding Places of the Minds & Consciousnesses
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Tu Tập Tâm Thức—To Cultivate the Minds & Consciousnesses  
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Tu Tập Tâm Thức Để Đạt Được Tâm Bất Sanh Là Đang Làm Khô Cạn Dòng Suối Sanh Tử—To Cultivate Minds & Consciousnesses to Attain the Unborn mind Means to Dry Up the Stream of Rebirths 
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Tu Tập Tâm Chúng Sanh—Cultivating the Beings’ Mind 
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Tâm Thánh Là Tâm Của Bậc Đang Làm Khô Cạn Dòng Suối Sanh Tử—Sainted Minds Are Minds of Those Who Are on the Way to Drying Up the Stream of Rebirths 
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Tâm Tỉnh Thức Giúp Chúng Ta Hiểu Được Thực Tính Của Vạn Hữu—A Mind of Mindfulness Helps Us Understanding the Real Nature of All Things  
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Hiểu Được Tâm Là Bất Khả Đắc Là Biết Cách Tu Đúng Đường—To Understand the Mind Is Ungraspable Means Knowing the Right Methods of Cultivation 
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Tu Tập Đạt Được Vô Thức Là Đang Làm Khô Cạn Dòng Suối Sanh Tử—To Cultivate to Attain the Unconscious Means to Drying Up the Stream of Rebirths  
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Chuyển Hóa Tâm Thức Thành Vô Tâm Vô Thức Là Đang Làm Khô Cạn Dòng Suối Sanh Tử—To Transform the Consciousnesses to the Mind of Non-Existence Means to Drying Up the Stream of Rebirths 
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Hiểu Được Tâm Vô Thường Là Đang Trên Đường Làm Khô Cạn Dòng Suối Luân Hồi Sanh Tử—Understanding the Impermanence of the Mind Is On the Way to Drying Up the Stream of Rebirths 
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Hiểu Được Pháp Vô Ngã Là Đang Trên Đường Làm Khô Cạn Dòng Suối Luân Hồi Sanh Tử—Understanding the No-Self of Mental Objects Is On the Way to Drying Up the Stream of Rebirths 
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Phật Tâm Vô Sở Trụ—The Buddha's Mind Without A Resting Place  
Phần Sáu—Part Six: Tu Tập Tâm Thức Theo Quan Điểm Thiền Tông—To Cultivate Minds and Consciousnesses In the Point of View of the Zen Schools 
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Tư Tưởng Theo Quan Điểm Thiền Tông Phật Giáo—Thoughts In the Point of View of Buddhist Zen Schools 
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Sự Phát Triển Của Tâm Thức Theo Quan Điểm Nhà Thiền—Mental Development In the Point of View of the Zen Schools
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Tâm Thức: Dòng Chảy Bất Tuyệt Của Sự Sinh Tồn—Mind & Consciousnesses: Unceasing Flux of What We Call 'Existence' 
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Tai Nghe Sao Bằng Tâm Thức?—Though Ear's No Match for Mind? 
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Sáu Thức Tối Tăm Khổ Đêm Dài—The Six Deluded Consciousnesses Lead You to Sufferings Long Nights  
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight:  Tri ThứcThành KiếnAo Tù Của Vọng Tưởng—Knowledge and Prejudice Are Stagnant Pond of Erroneous Thoughts  
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine: Tâm Thức Phàm PhuTâm Thức Bệnh Hoạn—Ordinary Mind & Consciousness Is A Sick State of Mind 
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Tư Tưởng Điên Đảo Làm Thay Đổi Tâm Thức Bổn Lai Của Con Người—Delusive Thoughts Change Human's Original Consciousness 
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Tu Tập Tư Tưởng Trong Tâm Thức Là Tát Cạn Dòng Chảy Của Sự Luân Hồi Bất Tận—Cultivating Thoughts in Mind & Consciousnesses Means to Dry Up the Unceasing Stream of Rebirths  
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Tâm Thức Theo Kinh Lăng Già—Mind & Consciousnesses According to the Lankavatara Sutra 
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Tu Tập Tâm Thức Ngay Trong Cái Hầm Khái Niệm Của Phàm Phu—Cultivation of Mind & Consciousnesses Right in the Ordinary People's Cave of Conceptualization 
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Điều Phục Vọng Tâm Vọng Thức—Taming the Deluded Mind & Consciousnesses 
Phần Bảy—Part Seven: Phụ Lục—Appendices  
Phụ Lục A—Appendix A: Tứ Niệm Trú—The Four Basic Subjects of Buddhist Meditation 
Phụ Lục B—Appendix B: Tứ Niệm Xứ—Four Kinds of Mindfulness  
Phụ Lục C—Appendix C: Kinh Tứ Niệm Xứ—Satipatthana Sutta 
Phụ Lục D—Appendix D: Tự Thức—Self-Awareness 
Phụ Lục E—Appendix E: Tự Tri Bản Thể—To Know One’s Own Nature  
Phụ Lục F—Appendix F: Nhất Niệm Tam Thiên—Three Thousand Realms in One Mind  
Phụ Lục G—Appendix G: Tâm Thức Căn Trần Và Tánh Không—Mind & Consciousness, Senses, Sense-Objects, and the Emptiness  
Phụ Lục H—Appendix H: Mi Mục Bất Thức—Can the Eyebrows and the Eyes Distinguish Each Other? 
Phụ Lục I—Appendix I: Trước Khi Có Tư Duy Tâm Thức—Before-Thinking Mind & Consciousness  
Phụ Lục J—Appendix J: Vạn Pháp Duy Tâm Thức—All Dharmas Are Created Only By the Mind and Consciousnesses
Phụ Lục K—Appendix K: Thiền Tập Giúp Mọi Tư Niệm Của Bạn Tan Biến Trong Tâm Thức Bạn—Zen Practices Help All Thoughts Disappear from Your Mind 
Phụ Lục L—Appendix L: Khi Linh HồnTâm Thức Gặp Nhau Trên Đường Thẳng Góc—When the Soul and the Mind Meet in a Perpendicular Line    
Phụ Lục M—Appendix M: Tâm Thức Vô Trụ—A Nondwelling Mind   
Phụ Lục N—Appendix N: Tâm Thức Và Hiện Tượng—Mind & Consciousnesses and Phenomena 
Phụ Lục O—Appendix O: Làm Cho Vô ThứcÝ Thức Trở Thành Nền Tảng Của Tâm Thức—To Bring Into Consciousness the Substrata of Both Unconscious and the Conscious  
Phụ Lục P—Appendix P: Tâm Thức Phân Biệt Chẳng Phải Ta Mà Chẳng Phải Của Ta—Discriminating Mind Is Neither Self Nor Self-Belonging   
Phụ Lục Q—Appendix Q: Duy Chỉ Có Gốc Rễ Thần Thức Là Thường Còn!—There Remains Only a Fundamental Numinous Consciousness That Is Eternal!  
Phụ Lục R—Appendix R: Tánh Thức Bất Định—Unfixed Natures and Consciousnesses      
Phụ Lục S—Appendix S: Tâm Thức Nầy Là Cái Gì?—What is this Mind?   
Phụ Lục T—Appendix T: Tánh Thể Của Tâm Thức Bất Sinh Bất Diệt—The Substantial Nature of All Things Is Not Born, So It Will Never Die     
Phụ Lục U—Appendix U: Tự Tướng Của Thức—Mental Dharmas  
Phụ Lục V—Appendix V: Bát Thức—Eight Consciousness   
Phụ Lục W—Appendix W: Chuyển Vọng Tưởng Thành Thức Ăn Tinh Thần!—Change False Thoughts Into Mental Nourishment!  
Phụ Lục X—Appendix X: Như Lai Tạng—Tathagata-Garbha   
Phụ Lục Y—Appendix Y: Thức Tái Sanh—Rebirth Consciousness  
Phụ Lục Z—Appendix Z: Hành Giả Và Vô Thức—Practitioners and the Unconscious   
Phụ Lục AA—Appendix AA: Tâm Thức Không Phải Là Phật, Trí Năng Không Phải Là Đường Đi—Consciousness Is Not the Buddha, The Intellect Is Not the Way  
Tài Liệu Tham Khảo  
  
Lời Đầu Sách
 
Theo Phật giáo, tâm hay thức là gốc của muôn pháp. Tâm hay thức là phần cốt lõi của kiếp nhân sinh. Tất cả những kinh nghiệm tâm lý như đau đớn hay sung sướng, buồn hay vui, thiện hay ác, sống hay chết, đều không do một nguyên lý bên ngoài nào, mà chỉ là kết quả của những tư tưởng của chúng ta và những hành động do những tư tưởng ấy đưa đến mà thôi. Tâm thật sự ảnh hưởng đến thân thể con người trong từng giây từng phút trong đời sống. Trong Tâm Địa Quán Kinh, Đức Phật dạy: “Trong Phật pháp, lấy tâm làm chủ. Tất cả các pháp đều do tâm sanh.” Tâm tạo ra chư Phật, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm là động lực chính làm cho ta sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát. Trong giáo lý nhà Phật, chư pháp đều vô ngã, nghĩa là vạn vật, hữu tình hay vô tình, tất cả đều không có cái mà chúng ta có thể gọi là bản ngã hay thực thể. Chúng ta thử khảo sát con người. Một người không thể xem tinh thần hay hồn của y là một thực ngã. Y hiện hữu nhưng không thể nào nắm được cái thực thể của y, không thể tìm thấy được tinh thần của y, bởi vì sự hiện hữu của con người không gì ngoài cái ‘hiện hữu tùy thuộc vào một chuỗi nhân duyên.’ Mọi vật hiện hữu đều là vì nhân duyên, và nó sẽ tan biến khi những tác dụng của chuỗi nhân duyên ấy chấm dứt. Những làn sóng trên mặt nước quả là hiện hữu, nhưng có thể gọi mỗi làn sóng đều có tự ngã hay không? Sóng chỉ hiện hữu khi có gió lay động. Mỗi làn sóng đều có riêng đặc tính tùy theo sự phối hợp của những nhân duyên, cường độ của gió và những chuyển động, phương hướng của gió, vân vân. Nhưng khi những tác dụng của những nhân duyên đó chấm dứt, sóng sẽ không còn nữa. Cũng vậy, không thể nào có cái ngã biệt lập với nhân duyên được. Khi con người còn là một hiện hữu tùy thuộc một chuỗi nhân duyên thì, nếu y cố gắng trì giữ lấy chính mình và nhìn mọi vật quanh mình từ quan điểm độc tôn ngã là một điều thật vô lý. Mọi người phải từ bỏ cái ngã của mình, cố gắng giúp đỡ kẻ khác và phải nhận hức cái hiện hữu cộng đồng, vì không thể nào con người hoàn toàn hiện hữu độc lập được. Nếu mọi vật đều hiện hữu tùy thuộc vào một chuỗi những nhân duyên thì cái hiện hữu đó cũng chỉ là tùy thuộc điều kiện mà thôi; không có một vật chất nào trong vũ trụ nầy có thể trường tồn hay tự tại. Do đó Đức Phật dạy rằng vô ngã là yếu tính của vạn vật, và từ đó, đưa đến một lý thuyết nữa là vạn vật đều vô thường, là điều không thể tránh.
Cũng theo Phật giáo, không hề có một thực thể thường hằng dưới dạng bản ngã hay linh hồn đi đầu thai hay di chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác. Tất cả đều ở trong trạng thái trôi chảy liên tục. Cái mà chúng ta thường gọi là đời sống ở đây chỉ là sự vận hành của ngũ uẩn, hoặc là sự vận hành của những năng lực của thân và tâm mà thôi. Những năng lực nầy không bao giờ giống hệt nhau trong hai khoảnh khắc liên tiếp, và trong cái hợp thể thân và tâm nầy chúng ta không thấy có thứ gì thường hằng cả. Con người trưởng thành hôm nay không phải là đứa bé của năm xưa, cũng không phải là một người hoàn toàn khác biệt, mà chỉ là mối quan hệ của tương tục tính. Hợp thể thân và tâm hay năng lực tinh thần  và thể xác nầy không mất vào lúc chết, vì không có năng lực nào đã từng mất cả. Nó chỉ sắp xếp lại, tổ chức lại trong điều kiện mới mà thôi. Về những vấn đề tâm lý học, Phật giáo không chấp nhận sự hiện hữu của một linh hồn được cho là chân thậtbất tử. Vô ngã áp dụng cho tất cả vạn hữu (sarva dharma), hữu cơ hay vô cơ.
Nói về tâm, tâm là đấng sáng tạo duy nhất được Phật giáo công nhận, và sức mạnh của tâm là sức mạnh đáng kể trên thế giới. Milton, một thi sĩ người Anh vào thế kỷ thứ 17 nói: “Tâm có thể biến địa ngục thành thiên đườngthiên đường thành địa ngục.” Khi chúng ta nghĩ tốt, hành động của chúng ta không thể xấu. Bằng cách nghĩ tốt, chúng ta sẽ tạo hành động tốt hơn, phát triển tánh hạnh tốt hơn, nhào nặn cá tánh tốt hơn, và hưởng thọ vận mạng tốt hơn. Tâm người ta loạn động như con vượn chuyền cây. Có ai đó hỏi vị Thiền sư làm sao nhìn vào tự tánh của mình. Vị Thiền sư đáp: “Làm sao thấy được? Vì nếu có một cái lồng với sáu cửa sổ và một con khỉ trong đó. Nếu có ai gọi ‘khỉ ơi,’ con khỉ liền trả lời, và nếu có ai khác lại gọi nữa ‘khỉ ơi’ thì khỉ lại trả lời. Và cứ thế nó tiếp tục trả lời. Tâm con người lại cũng như thế ấy.” Tâm là tên khác của a Lại Da Thức vì cả hai đều tích tụ các hạt giống của chư pháp và làm cho chúng khởi lên. Nói cách khác, thức là tên gọi khác của tâm. Thức có nghĩa là liễu biệt, phân biệt, hiểu rõ. Tâm phân biệt hiểu rõ được cảnh thì gọi là thức. “Hồn Thần” là tên gọi khác của tâm thức. Tiểu Thừa lập ra sáu thức, Đại Thừa lập ra tám thức nầy đối với nhục thể gọi là “hồn thần,” mà ngoại đạo gọi là “linh hồn”. Thiền sư An Cốc Bạch Vân dạy: "Tâm thức của bạn có thể được so sánh với một tấm gương phản chiếu những gì xuất hiện phía trước nó. Từ lúc bạn bắt đầu suy nghĩ, cảm biết, vận dụng ý chí, bóng tối phủ lên tâm thức của bạn và làm méo mó những hình ảnh phản chiếu. Đó là điều mà chúng ta gọi là mê hoặc, căn bệnh căn bản của con người. Hậu quả nghiêm trọng nhất của căn bệnh này là tạo nên cảm thức nhị nguyên dẫn đến định đề 'Ngã' và 'Phi Ngã'. Sự thậtmọi vật đều là Một, tất nhiên không tính theo số đếm. Lầm tưởng thấy mình đối đầu với cả thế giới muôn loài tách biệt là điều tạo nên những đối kháng, lòng tham cùng những đau khổ tất yếu. Mục đích của ti tập là quét đi những bóng tối và vết ô nhiễm ra khỏi tâm thức để giúp chúng ta trải nghiệm một cách sâu đậm tính liên đới với toàn bộ cuộc sống. Lúc đó, một cách tự nhiên và ngẫu phát, tình yêu và lòng từ bi sẽ lan tỏa nơi nơi."
Giáo lý duy thức trong Phật giáo cho rằng chỉ có duy thức bên trong là thực hữu chứ không phải là những vật thể bên ngoài. Tuy nhiên, nói là thực hữu, không có nghĩa là tâm bà thức nào là thuộc về của chúng sanh. Khi Duy Thức Học minh giải rằng ly thức vô biệt pháp đơn thuần có nghĩa là không có pháp nào tách biệt khỏi tâm thức được. Chính vì vậymục đích chính của tu tập trong Phật giáochuyển hóa tâm trong tu hành để đi đến giác ngộgiải thoát. Mặc dù tông nầy thường được biểu lộ bằng cách nói rằng tất cả các pháp đều chỉ là thức, hay rằng không có gì ngoài thức; thực ra ý nghĩa chân chính của nó lại khác biệt. Theo Phật giáo, tất cả các pháp bằng cách nầy hay cách khác luôn luôn liên hệ với thức. Tâm có thể được định nghĩa đơn giản là sự nhận thức về một đối tượng bởi không có một tác nhân hay linh hồn chỉ huy mọi hoạt động. Tâm bao gồm trạng thái tính thoáng qua luôn luôn trỗi lên rồi mất đi nhanh như tia chớp. Vì sinh ra để thành nguồn của nó và chết đi để trở thành lối vào của nó, nó bền vững tràn trề như con sông nhận nước từ các suối nguồn bồi thêm vào dòng chảy của nó. Mỗi thức nhất thời của dòng đời không ngừng thay đổi, khi chết đi thì truyền lại cho thức kế thừa toàn bộ năng lượng của nó, tất cả những cảm tưởng đã ghi không bao giờ phai nhạt. Cho nên mỗi thức mới gồm có tiềm lực của thức cũ và những điều mới. Tất cả nhữõng cảm nghĩ không phai nhạt được ghi vào cái tâm không ngừng thay đổi, và tất cả được truyền thừa từ đời nầy sang đời kia bất chấp sự phân hủy vật chất tạm thời nơi thân. Vì thế cho nên sự nhớ lại những lần sanh hay những biến cố trong quá khứ trở thành một khả năng có thể xảy ra. Tâm là con dao hai lưỡi, có thể xử dụng cho cả thiện lẫn ác. Một tư tưởng nổi lên từ một cái tâm vô hình có thể cứu hay phá hoại cả thế giới. Một tư tưởng như vậy có thể làm tăng trưởng hay giảm đi dân cư của một nước. Tâm tạo Thiên đàngđịa ngục cho chính mình. Thuyết nầy dựa vào những lời dạy của Đức Phật trong Kinh Hoa Nghiêm, theo đó tam giới chỉ hiện hữu trong thức. Theo đó thế giới ngoại tại không hiện hữu, nhưng nội thức phát hiện giả tướng của nó như là thế giới ngoại tại. Toàn thể thế giới do đó là tạo nên do ảo tưởng hay do nhân duyên, và không có thực tại thường tồn nào cả. 
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Dòng Sông Tâm Thức” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về dòng chảy của tâm thức trong triết thuyết Phật Giáo, mà nó chỉ trình bày sơ lược về giáo lý Phật giáo về Tâm và Thức, một trong những giáo thuyết cốt lõi của đạo Phật. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. Chính vì những nét đặc thù vừa kể trên mà giáo pháp nhà Phật trở nên vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậygiáo pháp ấy cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Dòng Sông Tâm Thức” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật một cách tổng quát cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhhạnh phúc.
 
                                                            Thiện Phúc
 
 
Preface
 
According to Buddhism, the mind or consciousness is the root of all dharmas. The mind or consciousness is the core of our existence. All our psychological experiences, such as pain and pleasure, sorrow and happiness, good and evil, life and death, are not attributed to any external agency. They are only the result of our own thoughts and their resultant actions. Mind actually influences the body in every minute of life. In Contemplation of the Mind Sutra, the Buddha taught: “All my tenets are based on the mind that is the source of all dharmas." The mind has brought about the Buddhas, the Heaven, or the Hell. It is the main driving force that makes us happy or sorrowful, cheerful or sad, liberated or doomed. In Buddhist teachings, all things are selfless or egoless, which means that no things, men, animals and inanimate objects , both living and not living, have what we may call their original self or real being. Let us consider man. A man does not have a core  or a soul which he can consider to be his true self. A man exists, but he cannot grasp his real being, he cannot discover his own core, because the existence of a man is nothing but an “existence depending on a series of causations.” Everything that exists is there because of causations; it will disappear when the effects of the causation cease. The waves on the water’s surface certainly exist, but can it be said that a wave has its own self? Waves exist only while there is wind or current. Each wave has its own characteristics according to the combination of causations, the intensity of the winds and currents and their directions, etc. But when the effects of the causations cease, the waves are no more. Similarly, there cannot be a self which stands independent of causations. As long as a man is an existent depending on a series of causations, it is unreasonable for him to try to hold on to himself and to regard all things around him from the self-centered point of view. All men ought to deny their own selves and endeavor to help each other and to look for co-existence, because no man can ever be truly independent. If all things owe their existence to a series of causations, their existence is a conditional one; there is no one thing in the universe that is permanent or independent. Therefore, the Buddha’s theory that selflessness is the nature of all things inevitably leads to the next theory that all things are impermanent (anitya). 
Also according to Buddhism, there is no permanent substance of the nature of Self or Soul that reincarnates or transmigrates. It is impossible to conceive of anything that continues without change. All is in a state of flux. What we call life here is the functioning of the five aggregates of grasping, or the functioning of mind and body which are only energies or forces. They are never the same for two consecutive moments, and in the conflux of mind and body we do not see anything permanent. The grown-up man is neither the child nor quite a different person; there is only a relationship of continuity. The conflux of mind and body or mental and physical energy is not lost at death, for no force or energy is ever lost. It undergoes change. It resets, reforms in new conditions. With regard to the psychological question, Buddhism does not admit the existenceof a soul that is real and immortal. Anatma or non-self refers to all things (sarva-dharma), organic and inorganic.
Talking about minds, mind is the only creator Buddhism recognizes, and the power of the mind the only significant power in the world. As Milton, an English poet in the seventeenth century, says: “The mind can make a heaven of hell, and a hell of heaven.” If we think good thoughts, our acts cannot be bad. By thinking good thoughts, we will produce better actions, develop better habits, mold better characters and inherit better destiny. Human's mind is intractable as a monkey (as a restless monkey). Someone asks a Zen master on how to look into one’s self-nature. The Zen master replies: “How can? For if there is a cage with six windows, in which there is a monkey. Someone calls at one window, ‘O, monkey,’ and he replies. Someone else calls at another window, and again he replies. And so on. Human’s mind is no different from that monkey.” Mind is another name for Alaya-vijnana, as they both store and give rise to all seeds of phenomena and knowledge. In other words, consciousness is another name for mind. Consciousness means the art of distinguishing, or perceiving, or recognizing, discerning, understanding, comprehending, distinction, intelligence, knowledge, learning. It is interpreted as the “mind,” mental discernment, perception, in contrast with the object discerned. Zen Master Hakuun-Yasutani (1885-1973) taught: "Your mind can be compared to a mirror, which reflects everything that appears before it. From the time you begin to think, to feel, and to exert your will, shadows are cast upon your mind which distort its reflections. This condition we call delusion, which is the fundamental sickness of human beings. The most serious effect of this sickness is that it creates a sense of duality, in consequence of which you postulate 'I' and 'not-I.' The truth is that everything is One, and this of course is not a numerical one. Falsely seeing oneself confronted by a world of separate existence, this is what creates antagonism, greed, and, inevitably, suffering. The purpose of cultivation is to wipe away from the mind these shadows or defilements so that we can intimately experience our solidarity with all life. Love and compassion then naturally and spontaneously flow forth."
The Buddhist doctrine of consciousness or the doctrine of the Yogacaras considers that only intelligence has reality, not the objects exterior to us. However, having reality doesn't mean that mind and consciousness belong to sentient beings. When the doctrine of Idealism School clearly explains that no element is separate from ideation, it simply means that nothing can be separated from mind and consciousness. So the main goal of Buddhist cultivation is to transform the mind in cultivation in order to attain enlightenment and liberation. Although it is usually expressed by saying that all dharmas are mere ideation or that there is nothing but ideation, the real sense is quite different. According to Buddhism, all elements are in some way or other always connected with ideation. Mind may be defined as simply the awareness of an object since there is no agent or a soul that directs all activities. It consists of fleeting mental states which constantly arise and perish with lightning rapidity. With birth for its source and death for its mouth, it persistently flows on like a river receiving from the tributary streams of sense constant accretions to its flood. Each momentary consciousness of this everchanging lifestream, on passing away, transmits its whole energy, all the indelibly recorded impressions, to its successor. Every fresh consciousness therefore consists of the potentialities of its predecessors and something more. As all impressions are indelibly recorded in this everchanging palimpsest-like mind, and as all potentialities are transmitted from life to life, irrespective of temporary physical disintegrations, reminiscence of past births or past incidents become a possibility. Mind is like a double-edged weapon that can equally be used either for good or evil. One single thought that arises in this invisible mind can even save or destroy the world. One such thought can either populate or depopulate a whole country. It is mind that creats one’s paradise and one’s hell. This doctrine was based on the teaching of the Buddha in the Avatamsaka Sutra, that the three worlds exist only in ideation. According to Ideation Theory, the outer world does not exist but the internal ideation presents appearance as if it were an outer world. The whole world is therefore of either illusory or causal nature and no permanent reality can be found. 
This little book titled “The River of Minds & Consciousnesses” is not a profound philosiphical study of the flowing stream of minds and consciousnesses in Buddhist Teachings, but a book that briefly points out the the doctrine of Mind and Consciousness, one of the core Buddhist teachings. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that is examining with one’s own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths right in this very life. For these particular reasons, the Buddhist Dharma becomes exceptionally special; however, it is also a matter not easily comprehensible. The Buddhist practitioners' journey demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The River of Minds & Consciousnesses” in Vietnamese and English to introduce general and basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.
                                                                                               
                                                                                                Thiện Phúc
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27843)
31/10/2015(Xem: 15047)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.