Lý giải nguồn gốc của chiến tranh và dịch bệnh trong Kinh Hoại diệt (Palokasutta)

22/10/20224:39 SA(Xem: 2546)
Lý giải nguồn gốc của chiến tranh và dịch bệnh trong Kinh Hoại diệt (Palokasutta)
LÝ GIẢI NGUỒN GỐC CỦA CHIẾN TRANH
VÀ DỊCH BỆNH TRONG KINH HOẠI DIỆT (PALOKASUTTA)(1)
Thích Từ Thông – Học viên Khóa XIV Học viện PGVN tại TP. HCM

“Ít có giá trị, này các Tỳ kheo, là những mất mát này, như mất mát tài sản.
Điều này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỳ kheo, tức là mất mát trí tuệ.”(2)(A.I.14)

dich benhĐặt vấn đề:
Nhân loại đã và đã và đang trải qua những đau khổ, khủng hoảng về cả thể xác lẫn tâm hồn. Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh xung đột giữa các quốc gia,… kể từ xưa cho đến tận ngày nay, những vấn đề ấy vẫn đang là những mối quan tâm ưu tư hàng đầu của mỗi cá nhân cho đến quốc giathế giới. Đối diện trước những vấn đề này, con người không thể không bận lòng đến, vì những vấn đề này là một trong những yếu tố dẫn đến quyết định tồn tại và phát triển của nhân loại. Từ đó đề xuất những giải pháp tình thế với mục đích tháo gỡ những vướng mắc đang hiện hữu, định hướng cho một sự phát triển bền vững của nhân loại, đặt dưới sự soi rọi của tinh thần từ bi, trí tuệ của Phật giáo.

Nội dung
1. Nguồn gốc xuất hiện chiến tranh và dịch bệnh
2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của nhân loại
3. Nhận thức và hành động
4. Kết luận

1. Nguồn gốc xuất hiện chiến tranh và dịch bệnh

Trước hết, khi nói về quan điểm của đức Phật, Ngài không chấp nhận một bản ngã trường tồn vĩnh cữu hoặc một bản ngã được xem là đoạn diệt (thường kiếnđoạn kiến), Ngài không chấp nhận quan điểm của các Bà La Môn khi cho rằng con người được một đấng Bhrama quyền năng tạo ra. Bằng trí tuệ và sự mẫn thiệp dựa trên sự thực chứng nghiệm của đức Phật, Ngài xác nhận rằng con ngườicho đến thế giới hay vạn hữu vũ trụ này tất cả đều do Duyên mà sinh khởi, Kinh Thánh Cầu(3), đức Phật đã miêu tả lại quá trình tu tậpchứng ngộ Vô Thượng Chính Đẳng Giác của Ngài là sự thấu rõ được định lý Duyên Khởi, đó chính là công thức chung “do cái này có mặt [không có mặt] nên cái kia có mặt [không có mặt]; do cái này sinh [diệt] nên cái kia sinh [diệt]” đây chính là giáo lý cốt tủy, trung tâm của Phật giáo. Điều này có ý nghĩa rằng, những sự kiện diễn biến hằng ngày trong cuộc sống từ những buồn vui, được mất, thịnh suy, cho đến sự đọa lạc trầm luân hay liễu sinh thoát tử cũng đều có những nhân duyên quả mà tạo thành.

Có một sự thật rằng, mỗi con người sinh ra trên thế giới này sở hữu những đặc diểm sai biệt và có khi là “duy nhất” ví dụ như khác biệt về hoàn cảnh, môi trường sống, cũng như DNA cho đến những tâm tư tình cảm cũng sai biệt. Do đâu mà có sự sai biệt như vậy, đó chính là Nghiệp, bởi vì nghiệp được định nghĩa là một hành động có tác ý (cetana), nghiệp phân chia các hạng chúng sinh tức là có liệt có ưu. Nghiệp lực có thể rất mạnh và chi phối toàn bộ đời sống của chúng ta trong hiện tại và tương lai. Do đâu mà hình thành nghiệp, đức Phật xác nhận có ba nguyên nhân khởi lên các nghiệp: “Tham, Sân và Si là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Phàm nghiệp nào được làm, sinh ra, duyên khởi, tập khởi từ tham, tại chỗ nào tự ngã được hiện hữu, tại chỗ ấy, nghiệp ấy được thuần thục. Chỗ nào nghiệp ấy được thuần thục, chỗ ấy quả dị thục của nghiệp ấy được cảm thọ ngay trong hiện tại, hay trong đời sống kế tiếp, hay trong một đời sau nữa” (tương tự với sân và si)(4). Khi tâm con người bị tham ái làm say đắm (bị si làm uế nhiễm; bị sân làm mê mờ), tâm bị chinh phục, bị xâm chiếm, nên sẽ dẫn đến những suy nghĩ đến những điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Đức Phật xác nhận(5): tham là căn bản bất thiện, sân là căn bản bất thiện, si là căn bản bất thiện.

Như thế chúng ta nhận thấy rằng, tham-sân-si và gốc rễ căn bản của mọi đau khổ, chấp thủcon người đang phải đối mặt, nó tạo thành nghiệp và quả dị thục của nghiệp sẽ được cảm thọ ngay trong hiện tại hoặc trong đời sống kế tiếp. Một bài kinh ghi lại câu chuyện giữa một vị Bà La Mônđức Phật, vị ấy hỏi đức Phật rằng do nhân duyên gì, ngày nay loài người lại bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ. Đức Phật trả lời rằng: “Ngày nay, này Bà La Môn, loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối”.(6) Chính vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối mà trong xã hội loài người xuất hiện các sự kiện: cầm gươm sắc bén đấu tranh sát hại lẫn nhau; thiên nhiên nổi giận, trời không mưa xuống đều đặn, khiến cho bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp; các nguồn năng lượng xấu sinh khởi và phát triển lớn mạnh, các loài Dạ xoa thả ra các loài phi nhân dữ tợn. Chính những điều này khiến cho nhiều người mạng chung. Đây là nhân duyên, ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, trên thế giới xảy ra các loại thiên tai dịch bệnh, chiến tranh, khiến cho nhân loại phải sống trong cảnh điêu linh, lầm than ai oán, mà nguyên nhân chính đó là bởi xuất phát từ gốc rễ của vô minh: tham, sân, si.(7) Trong kinh Tăng Chi, đức Phật nhận định:(8) “Với ai có lòng si (tham, sân), bị lòng si chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: ‘Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.’ Cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sinh từ si, duyên khởi từ si, tập khởi từ si, khởi lên nơi người ấy.” Tại sao nói rằng chính bởi tham, sân, si mà loài người phải sống trong đau khổ, chiến tranh, thiên nhiên nổi giận và môi trường sống đi đến hủy hoại?

Thực tế những gì đã và đang diễn ra trên thế giới đã chứng minh cho điều này. Chiến tranh, chạy đua vũ tranh, vũ khí hạt nhân, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên kiệt quệ; thiên nhiên đang gồng mình hứng chịu những khí thải và rác thải, phế thải độc hạiloài người đem đến. Thật là một điều bất công cho mẹ thiên nhiên khi đã cung cấp cho loài người những sản vật, khoáng vật tinh túy mà có khi phải trải qua hàng triệu năm mới có thể hình thành nên (dầu mỏ, than đá, kim cương,…), nhưng đáp trả lại từ con người, thiên nhiên nhận được đó là những chất độc hại từ các nhà máy sản xuất, khí thải từ sinh hoạt và sản xuất, nạn phá rừng trầm trọng(9),… Một khi trong vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia không đủ các tài nguyên khoáng sản cung cấp cho nhu cầu khai thác phục vụ cho đất nước đó, lòng tham lam và sự ích kỉ đã dẫn đến các cuộc chiến tranh với mục đích lợi nhuận và khai thác tài nguyên, khoáng sản từ lòng đất từ biển cả. “Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp không thể điều hòa. Trong đó, chế độ chiếm hữu tư nhân là nguồn gốc kinh tế – nguồn gốc sâu xa; đối kháng giai cấp là nguồn gốc xã hội – nguồn gốc trực tiếp của chiến tranh.”(10) Chiến tranh thế giới thứ ba có thể xảy ra bất cứ lúc nào.(11) Nó như một đám than hồng âm ỉ đang chờ cơn lốc để bộc phát, con người sống trong tình cảnh chiến tranh loạn lạc thật sự là một niềm bất hạnh lớn nhất, đó chính là một trong “bát nạn, tam đồ” mà nhân loại phải chịu đựng khi nào còn chưa thoát khỏi vòng luân hồi này.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của nhân loại

Do đâu mà có những “thảm trạng” như vậy, đó chính bởi xuất phát từ “lòng người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối”, một cách ngắn gọn đó chính là những cảm thọ, từ kết quả của nghiệpcon người gây tạo xuất phát từ ba độc tham-sân-si. Khi tâm con người bị tham ái làm say đắm (bị si làm uế nhiễm; bị sân làm mê mờ), tâm bị chinh phục, bị xâm chiếm, nên sẽ dẫn đến những suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.(12) Bài kinh Bại vong (Suy đồi) [Kinh Tập.18],(13) đức Phật đã dạy cho một vị thiên tử về 12 nguyên nhân khiến con người dẫn đến bại vong, mà người trí cần quán sát: ghét bỏ Giáo Pháp (Dhamma) là suy đồi; thân với kẻ hư hèn, vui thích thói hư tật xấu; dễ duôi, vui chỗ đông người, biếng nhácnóng nảy; giàu không cấp dưỡng cha mẹ; gạt gẫm Bà La Môn, sa môn; Nhiều tiền của nhưng thọ hưởng riêng mình; Kiêu căng, tự phụ với dòng dõi giai cấp, khinh khi những người khác; trụy lạc, say sưa rượu chè và phung phí tài sản; không an phận với vợ, ăn ở với gái giang hồ và vợ người khác; quá tuổi xuân xanh, cưới vợ trẻ, không phải vì tình thương chăm sóc; tự đặt mình dưới quyền một người sống phung phí, vô độ lượng; có ít phương tiện, nhiều tham vọng, khát khao quyền lực. Tất cả những nguyên nhân này dẫn con người đến chỗ bại vong, diệt vong, mà căn nguyên phát xuất từ ba cội rễ tham lam, sân hậnsi mê.

Như thế thì, ít nhất ta cũng đã hiểu ra rằng, theo quan điểm của đức Phật thì chính tham, sân, si mà con người ta có đau khổ, chiến tranh và môi trường sống bị đe dọa,…Vậy thì, đối diện với “ba độc” này, con người cần phải là gì?

3. Nhận thức và hành động

Như trên đã đề cập, một hành động có tác ý, sự cố ý, có chủ đích (cetana) đó chính là yếu tố tạo thành nghiệp, như vậy thì chính mỗi cá nhân có quyền định đoạt quyết định hành động “nghiệp” mà họ đang làm và sẽ làm. Đức Phật đã khẳng định: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay là ác ta sẽ thừa tự nghiệp đó”(14), với cái nhìn tuệ quán của đức Phật, Ngài nhận thấy con người với đầy đủ yếu tố, điều kiện để có thể tự mình trở nên trong sạch, tự mình trở thành nhiễm ô. Sự đọa lạc hay thăng hoa trong cuộc đời này điều nằm trọn trong lòng bàn tay “số mệnh do chính con người định đoạt”. Đó là đứng trên lập trường tâm linh giải thoát và nó bao hàm ý nghĩa rằng, chúng ta có thể thay đổi cuộc sống, xã hội, môi trường của chính chúng ta. Thay đổi và tu tập chuyển hóa phải bắt đầu từ đâu, câu trả lời đó chính là bắt đầu từ sự nhận thức “Như lý tác ý” (Yoniso ca manasikāra) mà kinh Tất cả lậu hoặc(15) đã nói đến. Như lý tác ý có nghĩa là sự tác ý, sự tư niệm một cách đúng đắn, hợp lý; trái ngược lại với không như lý tác ý (ayoniso ca manasikāra). Yoniso manasikāra nghĩa là đặt tâm, tác ý lên đối tượng một cách khéo léo, tức là quán sát tất cả mọi sự vật, hiện tượng đúng theo tinh thần Duyên Sinh, Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Nếu như các Niganthā cho rằng thân nghiệp là quan trọng nhất và lấy việc khổ hạnh cực đoan làm cứu cánh, thì đối với đức Phật thì Ý nghiệp (manokamma) là quan trọng nhất(16). Bởi vì, trước khi chúng ta thực hiện một hành động nào đó, thì trước nhất trong suy nghĩ của ta phải có “ý muốn làm”, chính những suy nghĩ (ý nghiệp) này mà sẽ phát sinh những hành động tương ứng. Bài kệ trong Kinh Pháp Cú: “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo, nếu với ý thanh tịnh nói lên hay hành động, an lạc bước theo sau, như bóng không rời hình”.(17)

“Tâm, ý hay ý thức” từ ngữ tuy có sai khác, nhưng nó thuộc phạm trù tinh thần và mang tính chất chủ đạo, chi phối những hoạt động của chúng ta. Nhận thức đúng đắn, hay ý nghiệp dựa trên như lý tác ý sẽ dẫn đến kết qủa thiện lành: “Có ba căn bản của thiện. Không tham là căn bản của thiện, không sân là căn bản của thiện, không si là căn bản của thiện.”(18)

Một nhận thức đúng đắn dựa trên căn bổn thiện hoặc bất thiện tạo thành một giá trị đạo đức, ở đó con ngườiý chí tự do quyết định hành động của mình, chuyển hóa từ môi trường sống xã hội cho đến nỗi khổ niềm đau của con người, chuyển hóa từ phàm sang thánh. Đức Phật xác nhận rằng không thể có sự kiện một người đầy đủ thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sinh cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, đó là người đầy đủ thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, do nhân ấy, do duyên ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sinh cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, sự kiện này có xảy ra.(19) Đức Phật khẳng định rằng, các loại hữu tình nào, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, có một buổi sáng tốt đẹp. Các loại hữu tình nào, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, có một buổi trưa tốt đẹp. Các loại hữu tình nào, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, có một buổi chiều tốt đẹp.(20)

Một khi, tâm con người không được tu tập, phóng dật thì tâm loài người “bị tham ái phi pháp làm cho say đắm và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối”, đức Phật khẳng định rằng: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo, đưa đến bất lợi lớn, này các Tỳ kheo, như tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ”(21). Tâm này được xem là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài vào và tâm cũng có thể được gột sạch các cấu uế từ bên ngoài vào(22). Cũng như sợi râu lúa mì hay sợi râu lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào có thể bị đâm thủng tay hay chân và làm cho chảy máu. Cũng vậy, “với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sinh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn”.(23) Đức Phật xác nhận có ba pháp đó là: tham, sân, si và để đoạn tận ba pháp này Ngài đưa ra ba pháp cần phải tu tập“Để đoạn tận tham, bất tịnh cần phải tu tập. Để đoạn tận sân, từ tâm cần phải tu tập. Để đoạn tận si, trí tuệ cần phải tu tập”.(24) Những phương pháp này đều phải đặt trên nền tảng “thấy, biết” rõ ràng “như lý tác ý và không như lý tác ý”, bài kinh Trung Bộ, xác nhận“thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như lý tác ý và không như lý tác ý…do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sinh được sinh khởi, và các lậu hoặc đã sinh được tăng trưởng…do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sinh không sinh khởi, và các lậu hoặc đã sinh được trừ diệt.”(25), nhờ như lý tác ýChính kiến sinh khởi“Này Hiền giả, có hai duyên khiến chính tri kiến sinh khởi: Tiếng của người khác và như lý tác ý”.(26) Do tham, sân, si làm tâm nhiễm ô; tâm nhiễm ô nên chúng sinh bị nhiễm ô, nhưng tâm thanh tịnh nên chúng sinhthế giới thanh tịnh(27). Khi tâm thanh tịnh nên chúng sinhthế giới cũng tịnh thanh.

4. Kết luận

Như vậy, nhận định của đức Phật trong Kinh Hoại diệt (Palokasutta) về loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối khiến cho sinh khởi những nỗi đau khổ, chiến tranh, môi trường bị tàn phá,…tất cả điều có nguyên nhân phát xuất từ tâm tham, sân và si. Qua đó, chúng ta thấy rằng, muốn chuyển hóa ba độc này theo con đường thực hành đạo đức Phật giáo chính xác nó cần được xây dựng trên nền tảng Như lý tác ý hay Chính kiếnChính tư duy trong Bát chính đạo, đây chính là cốt lõi của trí tuệ ở trong Phật giáo. Chính bởi vì nhận thức đúng đắn sẽ đưa đến hành động đúng đắn, hành động đúng đắn sẽ dẫn đến kết quả tốt đẹp trong hiện tại và tương lai. Do đó, đối với xã hội thế gian cần nhận thức lại những giá trị đạo đức phát xuất từ các giá trị nhân văn, nhân bản tốt đẹp bền vững, hài hòa giữa con ngườithiên nhiên; đối với xuất thế gian thì vấn đề nhìn nhận những căn nguyên của đau khổ và tiến đến sự tu tập, chuyển hóa hướng đến giải thoát một cách hoàn toàn. Những lời dạy của đức Thế Tôn như những viên kim cương quý giá dù trải qua hàng ngàn năm biến thiên thăng trầm vẫn còn vẹn nguyên những giá trị nhận thức và hành động cho đến tận ngày hôm nay: “Cái gì là lõi cây, cái ấy tồn tại”.

Thích Từ Thông – Học viên Khóa XIV Học viện PGVN tại Tp.HCM
(Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2022)

***

CHÚ THÍCH:
(1) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, VI.Phẩm các bà-la-môn, VI.Kinh Hoại diệt, tr147-148 (PTS_A.I.159)
(2) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương I.Một Pháp, VIII.Phẩm làm bạn với thiện hữu, tr 15
(3) Kinh Trung Bộ, 26.Kinh Thánh Cầu, tr189-202
(4) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, IV.Phẩm Thiên Sứ, IV.Kinh Các nguyên nhân, tr123
(5) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, VII.Phẩm lớn, IX.Kinh Các căn bản bất thiện, tr183
(6) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, VI.Phẩm các bà-la-môn, VI.Kinh Hoại diệt, tr147
(7) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, VI.Phẩm các bà-la-môn, VI.Kinh Hoại diệt, tr147
(8) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, VII.Phẩm lớn, IX.Kinh Các căn bản bất thiện, tr183-184
(9) Wikipedia, Ô nhiễm môi trường, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_m%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng
(10) Wikipedia, Chiến tranh, https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh#Chi%E1%BA%BFn_tranh_v%C3%A0_t%C3%B4n_gi%C3%A1o
(11) https://vov.vn/the-gioi/nguy-co-xay-ra-chien-tranh-the-gioi-thu-ba-neu-nga-tan-cong-ukraine-post912027.vov
(12) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, VI.Phẩm các bà-la-môn, IV.Kinh Vị du sĩ, tr145
(13) Narada, Đức PhậtPhật Pháp, Phật Giáo Theravada, tr471-473
(14) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương V.Năm pháp, VI.Phẩm triền cái, VII.Kinh Sự kiện cần phải thường xuyên quan sát, tr544
(15) ) Kinh Trung Bộ, 2.Kinh Tất cả lậu hoặc, tr7-12
(16) Xem thêm Kinh Trung Bộ, 135.Tiểu kinh nghiệp phân biệt, tr1033-1036
(17) ) Khudhakanikāya, Pháp cú số 2; bản dịch của HT. Thích Minh Châu
(18) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, VII.Phẩm Lớn, IX.Kinh Các căn bản bất thiện, tr185
(19) ) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương I.Một Pháp, XV.Phẩm Không thể có được, III.Phẩm thứ ba, tr31
(20) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương III.Ba Pháp, XV.Phẩm Cát tường, X.Kinh Buổi sáng, tr262
(21) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương I.Một Pháp, IV.Phẩm Không điều phục, tr7
(22) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương I.Một Pháp, V.Phẩm Đặt hướng và trong sáng, tr9
(23) ) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương I.Một Pháp, V.Phẩm Đặt hướng và trong sáng, tr8
(24) Kinh Tăng Chi Bộ, Chương VI.Sáu pháp, XI.Phẩm Ba pháp, I.Kinh Tham, tr823
(25) ) Kinh Trung Bộ, 2.Kinh Tất cả lậu hoặc, tr7
(26) Kinh Trung Bộ, 43.Kinh Đại phương quảng, tr323
(27) ) Kinh Tương Ưng Bộ, III.Thiên Uẩn, 22.Tương Ưng Uẩn, VIII.Kinh Dây trói buộc thứ hai, tr625

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kinh Trường Bộ,TTTĐPGVN, HT.Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn Giáo, 2020
2. Kinh Trung Bộ,TTTĐPGVN, HT.Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn Giáo, 2020
3. Kinh Tăng Chi Bộ,TTTĐPGVN, HT.Thích Minh Châu dịch, Nxb Hồng Đức, 2021
4. Kinh Tương Ưng Bộ, TTTĐPGVN, HT.Thích Minh Châu dịch, Nxb Hồng Đức, 2020
5. Narada, Đức PhậtPhật Pháp, Phật Giáo Theravada, Phạm Kim Khánh dịch, nxb Tổng Hợp TPHCM, 2019
6. Wikipedia, Ô nhiễm môi trường,
<https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_m%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng>
7. Wikipedia, Chiến tranh,
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh#Chi%E1%BA%BFn_tranh_v%C3%A0_t%C3%B4n_gi%C3%A1o>
8. Nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới thứ ba nếu Nga tấn công Ukraine
https://vov.vn/the-gioi/nguy-co-xay-ra-chien-tranh-the-gioi-thu-ba-neu-nga-tan-cong-ukraine-post912027.vov

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13449)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.