Sự Khác Biệt Về Sự Chứng Đắc Giữa Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa

01/03/20234:33 SA(Xem: 4219)
Sự Khác Biệt Về Sự Chứng Đắc Giữa Phật Giáo Nguyên Thủy Và Phật Giáo Đại Thừa

SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ CHỨNG ĐẮC GIỮA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYPHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Lê Sỹ Minh Tùng

  

duc phatTiến trình chứng đắc dựa theo Phật giáo Nguyên thủy:

Nói chung trong Phật giáo Nguyên thủy, có 10 kiết sử (chướng ngại) là:

 Thân kiến (sakkàya-ditthi): tin rằng ngũ uẩn là Ta và tin cái ngã thật sự hiện hữu.
Hoài nghi (vicikicchà): không tin vào Chánh Pháp của Đức Phật.
Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa): tin tưởngthực hành sai lầm vào giáo điều cực đoan.
– Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga): Ngũ dục năm thứ ham muốn của thế gian:

Tài dục: tham muốn cho có nhiều tiền bạc, của cải, vàng ngọc, tài sản vật chất.
Sắc dục: đắm say, đam mê sắc đẹp mỹ miều.
Danh dục: tham muốn địa vị, quyền cao chức trọng, danh thơm tiếng tốt.
Thực dục: tham muốn ăn uống cao lương mỹ vị.
Thùy dục: tham muốn ngủ nghỉ nhiều.

Sân hận (vyàpàda): tức giận, thù hằn.
– Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga): đam mê vào cõi chúng sinh có thân và tâm.
– Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga): đam mê vào cõi chúng sinh không có thân, họ sống bằng Thức.
– Mạn (màna): tự phụ cho mình là cao quý, giỏi hơn người hoặc là mình thua kém người khác ở một phương diện nào đó  nhưng vẫn không chịu thua và còn cho mình là bằng người…
Trạo cử vi tế (uddhacca): Thân tâm lăng xăng, xao động không yên. Đồng thời, nó là một trong năm triền cái, ngăn trở công phu thiền định. Nó cũng gọi là trạo hối. Vì hối hận nên thân tâm không yên. Hối hận vì đã làm điều gì không phải, bất thiện hoặc là hối hận vì đã không làm điều phải, điều thiện.
– Si vi tế (avijjà): những si mê sâu thẳm núp sâu tận trong tâm thức của con người.

Thánh giả dựa theo Phật giáo Nguyên thủy là người có thể vượt qua những kiết sửtùy theo khả năng đoạn trừ các lậu hoặc mà có bốn tầng Thánh như sau:

1) Thánh quả Tu-đà-hoàn (Sotāpanna) hay Quả Nhập Lưu: là tầng Thánh đầu tiên vì vị này đã “Mở con mắt của Pháp” hay gọi là “Pháp nhãn” bởi vì vị ấy đã có thanh tịnh về quan kiến và trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Đức Phật sau khi vị ấy đã diệt trừ ba kiết sử đầu tiên là thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Lúc bây giờ, vị ấy sẽ không còn nghĩ mình là một bản thể riêng biệt và thường tồn về cả hai phương diện sắc thântâm thức. Vị ấy sẽ không còn hoài nghi về Chánh Pháp và về sự giác ngộ của Đức Phật cũng như con đườngĐức Phật đã vạch ra để hướng về giải thoát giác ngộ. Đức Phật lúc nào cũng khuyến khích chúng sinh biết tư duy, luận giảichứng nghiệm để thấy, biết rõ ràng sự lợi ích của Phật Phápđạo Phật là đạo đến để thấy, biết chớ không phải đến để tin. Loại trừ Giới cấm thủ ở đây không có nghĩa là thái độ phóng túng, không giữ gìn giới hạnh mà chỉ xem giới luật như là một phương thức để luyện tâm, nhưng đừng quá mù quáng lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Vì thế người đã phá bỏ được giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, luôn sống thảnh thơi trong giới đức trong sạch đó nhưng không xem giới đứcgánh nặng trên con đường hành trì của họ.

2) Thánh quả Nhất lai-đà-hoàn (Sakadāgāmi): Sau đó, vị ấy tiếp tục trừ khử bớt (giảm nhẹ) tham dục (tham dục trong giai đoạn này là tham đắm vào dục giới tức là thế giới ham muốnchúng ta đang sống) và sân hận thì vị đó đắc quả Nhất lai nghĩa là vị ấy chỉ có thể tái sinh trong đời này một lần nữa.

3) Thánh quả Bất lai A-na-hàm (Anāgami): Đến đây nếu vị Thánh giả ấy loại bỏ hoàn toàn hai kiết sử tham dụcsân hận ở trên thì vị ấy chứng quả Bất lai nghĩa là vĩnh viễn không còn tái sinh nữa. Lý do con người còn tái sinh là vì chúng ta còn tạo nghiệp cho dù là thiện hay bất thiện. Còn tạo nghiệp là còn nguyên nhân để tái sinhthọ lãnh hạnh phúc hay khổ đau do chính họ đã gieo trong kiếp quá khứ. Vì thế nếu hành giả thật sự loại bỏ hết tham dụcsân hận trong cõi đời này thì cái nguyên nhân để tạo nghiệp chấm dứt. Không còn nghiệp thì vị ấy đã tự mình chặt đứt dây sinh tử luân hồi.

Tóm lại, một hành giả nếu loại trừ năm kiết sử đầu là “Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, Tham đắm vào cõi dục và Sân hận” thì vị ấy trở thành Thánh giả A-na-hàm. Năm kiến sử đầu tiên này còn có tên là “hạ phần kiết sử” (orambhàgiya-samyojana) trói buộc con người trong cõi dục này (thế giới đầy hấp lực mà chúng ta đang sống).

4) Thánh giả A-la-hán (Arahant): Bây giờ nếu vị ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý và tinh tấn loại trừ năm kiết sử còn lại là “Tham đắm vào cõi sắc, Tham đắm vào cõi vô sắc, Mạn, Trạo cử vi tế, Si vi tế” thì vị ấy trở thành Thánh giả A-la-hán. Năm kiết sử này gọi là “thượng phần kiết sử” (uddhambhàgiya-samyojana) cột trói con người vào cõi sắc và cõi vô sắc.

Vì thế, khi đắc quả A la hán, Thái tử Tất Đạt Đa biết mình là Phật, là một đấng Giác ngộ nên Ngài thốt lên rằng: “Ta đã hoàn thành xong Bát Chánh Đạo, Các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát, đắc đạo quả Niết Bàn, Ta không còn tái sinh nữa”.

Phật giáo Nguyên thủy nhìn đức Phật bằng một góc độ rất thực tế, dựa trên con người lịch sử. Vì thế đức Phật đối với họ là vị A la hán đầu tiên của tất cả các vị A la hán. Trong ngũ bộ kinh Nikayas, đức Phật đã nhiều lần xác nhận rằng hằng trăm nếu không muốn nói hằng ngàn đệ tử thuộc hàng Thánh giả của Ngài cũng chứng đắc các cấp độ tâm linh ngang bằng với đức Phật. Trong kinh Bộ Tương Ưng, đức Phật tuyên bố chính Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputa) đã chứng ngộ và thâm hiểu giáo lý Duyên Khởi (Pratiyasamutpada) rất sâu thẳm như chính Thế Tôn vậy. Ngoài ra, còn có những bậc Thánh giả khác như các Tôn giả Đại Ca Diếp (Mahkassapa), Mục Kiền Liên(Maggallana), Phú Lâu Na…cũng chứng đắc một số khả năng về những lãnh vực như giảng giải thuyết pháp, xuất nhập các cấp độ thiền, thi thố thần thông ngang bằng đức Phật. Đức Phật trong ngũ bộ kinh Nikayas không hề phát biểu lời tuyên bố nào để phân biệt sự khác nhau giữa Ngài và các vị A la hán ngoại trừ lời nói sau đây trong kinh Tương Ưng:

-Này các Tỳ kheo! Như Lai là vị A la hán, bậc chứng ngộ hoàn toàn. Như Lai là người đã khiến cho con đường trước kia chưa sinh khởi nay sinh khởi, đưa ra con đường trước kia chưa được đưa ra, làm hiển lộ con đường trước kia chưa từng hiển lộ, là vị nhận biết con đường, hiểu rõ con đường và là vị thiện xảo trong con đường. Và giờ đây, này các Tỳ kheo, hàng đệ tử là người đi theo con đường của Như Lai. Này các Tỳ kheo! Đó là nét đặc biệt, sự đặc thù để phân biệt Như Lai, bậc A la hán, vị chứng ngộ hoàn toàn với các Tỳ kheo đã giải thoát.

Vì vậy, đức Phật không chỉ là vị A la hán với vài điểm đặc biệt, mà chính những nét đặc biệt đó đã nâng Ngài lên tầm mức phi thường, trở thành đấng vô thượng đạo sư của cả thế giớidĩ nhiên đứng trên tất cả các vị A la hán khác.

Đối với Phật giáo Nguyên thủy, A la hánquả vị tối thượng của người đi trên con đường giải thoát giác ngộ. Tuy nhiên, Phật giáo Đại thừa lại chủ trương khác và họ cho rằng A la hán chỉ là sự chứng đắc nửa đường tức là hóa thànhcứu cánh tối thượng phải là đạt thành Phật quả (bảo sở).

Vậy Phật giáo Đại thừa lý luận dựa trên học thuyết nào?

Mặc dù giáo lý Thập Địa xuất hiện đầu tiên trong kinh Thập Địa Giải Thuyết Luận (Dasabhaùmivibhàsà Sàstra) của Long Thọ, nhưng ý nghĩa của nó chưa rõ ràng, chỉ có một vài yếu tố về Thập Địa được đưa ra. Khi kinh Hoa Nghiêm được thành lập thì kinh mới có một phẩm riêng nói về Thập Địa của một vị Bồ tát. Đó là phẩm Thập Địa. Nhưng mãi đến thời đại của Vô Trước, Thế Thân thì giáo lý Thập địa mới đạt đến trình độ cao nhất. Thập địa là mười giai vị trong quá trình tu hành của người đệ tử Phật trên con đường tiến đến quả vị Phật. Địa nghĩa là trụ xứ, sinh thành.

Kinh Đại Phẩm Bát Nhãgiải thích về Cộng Thập ĐịaThiên Thai tông gọi là Thông Giáo Thập địa tức là 10 địa chung cho cả ba thừa.

1) Càn Huệ địa: Giai vị này chỉ có Tuệ mà chưa có Định, tương đương với Tam Hiền vị của Thanh VănGiác vị của Bồ tát từ Sơ phát tâm cho đến trước khi được Thuận Nhẫn.

2) Tinh địa: Giai vị tương đương với Tứ Thiện Căn vị của Thanh VănThuận Nhẫn của Bồ tát tức là tuy đắm trước thật tướng các pháp nhưng không khởi tà kiến, đầy đủ trí tuệthiền định.

3) Bát Nhân địa: Tương đương với Tu Đà Hoàn hướng trong 15 tâm kiến đạo của Thanh VănVô Sanh Pháp Nhẫn của Bồ tát.

4) Kiến địa: Tương đương với Tu Đà Hoàn và giai vị Bất thoái chuyển (A-bệ-bạt-trí) của Bồ tát.

5) Bạc địa: Là giai vị của các vị Tu Đà Hoàn hoặc Tư Đà Hàm. Cũng chỉ cho giai vị Bồ tát đã đoạn các phiền não, nhưng vẫn còn các tập khí mỏng tức là giai vị Bất thoái chuyển trở lên cho đến trước quả Phật.

6) Ly Dục địa: Là giai vị hết phiền não, tương đương với quả A Na Hàm và giai vị Bồ tát ly dục chứng được ngũ thần thông.

7) Dĩ Tác địa: Là giai vị được tận trí, vô sanh trí, chứng được quả A la hán của hàng Thanh Văn hoặc giai vị thành tựu Phật địa của Bồ tát.

8) Bích Chi Phật địa: Tức hàng Duyên giác quan sát pháp 12 nhân duyênthành đạo.

9) Bồ tát địa: Chỉ cho giai vị từ Càn Huệ địa cho đến Ly Dục địa ở phần trước hoặc từ Hoan Hỉ địa cho đến Pháp Vân địa tức là giác vị từ sơ phát tâm cho đến trước khi thành đạo.

10) Phật địa: Giai vị hoàn toàn đầy đủ các pháp của chư Phật, thành tựu Nhất thiết chủng trí.

Trong khi đó kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Địa nói lên mười giai vị của Bồ tát là:

1) Hoan hỷ địa (Sơ địa) (Pramudità): Khác với lý tưởng của Nguyên thủy là tìm sự giải thoát Niết bàn cho riêng mình thì ở đây Đại thừa giới thiệu một lý tưởng cao đẹp hơn nhằm giúp cho tất cả mọi chúng sinh giải thoát mọi phiền não vô minh. Khi diệt được các pháp tướng mê lầm, chỗ giác ngộ đã đến cùng tột, diệt trừ được phân biệt ngã chấp, pháp chấp nên tâm bắt đầu có được pháp lạc nên mới gọi là hoan hỷ địa tức là sơ địa.

2) Ly cấu địa (Uimada): là giác vị lìa bỏ tâm sai lầm, phá giới, phiền não cấu.

3) Phát quang địa (Prabhàkari): đến đây Bồ-tát thấu biết tánh vô thường của tất cả vạn vật trong thế gian vũ trụ nên nội tâm càng thanh tịnh thì trí tuệ càng sáng suốt.

4) Diệm huệ địa (Arcismati): trong giai đoạn này, Bồ-tát bắt đầu thực hành sự an nhiên tự tại và cắt dứt những thứ ô nhiễm, vô minh. Đến giai vị này hành giả đã lìa bỏ kiến giải phân biệt, dùng lửa trí tuệ thiêu đốt củi phiền não nhờ đó mà ngộ được bản thể trí tuệ. Lúc ấy trí tuệ được sáng suốt tỏ tườngdĩ nhiên sự giác ngộ được viên mãn.

5) Nan thắng địa (Sudurjayà): Đến đây, Bồ-tát bắt đầu phát huy tinh thần bình đẳng đồng nhất và giác ngộ nhờ vào thiền định giúp Bồ-tát biết thấu suốt tục đếchân đế viên dung bất nhị. Giác vị này đã thành tựu trí xuất thế gian, nương vào năng lực phương tiện tự tạicứu độ các chúng sinh khó cứu độ.

6) Hiện tiền địa (Abhimukhi): Khi vào được giai đoạn này, Bồ-tát sẽ trực diện với thực tại và sẽ ý thức được sự đống nhất của tất cả mọi hiện tượng. Và bấy giờ Bồ-tát sẽ nhận biết rằng vô vi chân như hoàn toàn không nhiễm, không tịnh, thường hằng hiện tiền tức là tự tánh của chân như hiện rõ có được đại trí.

7) Viễn hành địa (Dùrangamà): Đến đây Bồ-tát có đủ dữ kiện để tiến vào giải thoát Niết bàn, nhưng họ dừng lại vì còn trách nhiệm cứu giúp tất cả chúng sinh cùng được giải thoát như mình. Họ biết rằng đến đây tất cả đều là chân như, không có gì không phải là chân như, vô cùng vô tận.

8) Bất động địa (Acalà): Đến đây Bồ-tát thấu biết rốt ráo sự bất sinh của tất cả hiện tượng vạn hữu trong thế gian. Khi đã trải qua “vô sanh pháp nhẫn” Bồ-tát thấu biết sự tiến hóathoái hóa của nhân sinh vũ trụ. Vì vậy, tâm Bồ-tát thường trụ không thay đổi, tuyệt đối không bị phiền não làm lay động.

9) Thiện huệ địa (Sàdhumti): Đến đây Bồ-tát có thể phát hiện ra vô số thân để hóa độ chúng sinh với đấy đủ bốn trí vô ngại. Đó là Ý thức thành ra Diệu Quan Sát Trí, tiền ngũ thức thành ra Thành Sở Tác Trí, Mạt na thức trở thành Bình Đẳng Tánh TríA Lại da thức sẽ thành Đại Viên Cảnh Trí. Bồ tát dùng năng lực vô ngại để thuyết pháp, hoàn thành hạnh lợi thatrí tuệ được tự tại.

10) Pháp vân địa (Dharmameghà): Khi Bô-tát công phu đầy đủ, công đức trí tuệtừ bi viên mãn có thể che chở cho vô lượng chúng sinh thì gọi là nhập vào Pháp vân địa tức là Thập địa Bồ-tát vậy. Lúc ấy Bồ tát được đại pháp thân, có năng lực tự tại.

Đến đây Bồ-tát đã có đồng một giác tánh bình đẳng với Như Lai nên gọi là Đẳng giác Bồ-tát. Sau cùng Bồ-tát chỉ cần giác ngộ sinh tướng vô minh thì tức thì chứng được Nhân địa Như Lai tức là đạt được Diệu giác. Bồ-tát chuyển Dị Thục thức thành ra Bạch Tịnh thức rồi vào Kim Cương địa mà phát sinh Nhất thiết chủng trí, Nhất thiết trí trí, tùy duyên hóa hiện, độ thoát chúng sinh mà không rời tự tánh thanh tịnh Niết bản cho đến tột đỉnh nhân quả đồng thờihoàn thành Phật đạo tức là thành Phật. Đây là luận thuyết của trường phái Mật tông dựa theo hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương.

Phái Trung Quán được thành lập bởi ngài Long Thọ vào những năm 150 sau dương lịch. Ngài được xem là một trong những kỳ tài vào thời đại đó của xứ Ấn Độ. Chính tư tưởng Trung Quán là xương sống cho Phật giáo Đại thừa khi truyền sang Trung Hoa và cũng là yếu chỉ cho Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Triết lý Trung Quán Luận là một học thuyết biện luận đưa đến sự hoài nghi tất cả mọi hiện sinh và cho rằng tất cả mọi sự vật đều là giả tạo vì chúng không có tự tánh, không có chủ thể. Vì thế con đường giải thoát là phải buông bỏ hết cho đến khi chỉ còn lại cái tánh không tuyệt đối thì lúc ấy giải thoát sẽ được đạt đến.

Dựa theo triết lý Trung Quán, Ngài Long Thọ đã giới thiệu lý tưởngPHÁP THÂN” và sau đó Ngài Vô Trước của phái Du Già Hành Tông (Duy Thức) đề ra khái niệm về “BÁO THÂN”. Long Thọ phủ nhận quan niệm của Nguyên thủy về đức Phật lịch sử cho rằng đức Phật cũng bắt đầu bằng thân phận bình thường của một con người, cũng chia sẻ tất cả mọi hệ lụy của kiếp người. Ngài cũng phải đương đầu với sanh, lão, bệnh, tử như tất cả mọi chúng sinh khác. Sau cùng, Ngài tìm kiếm một con đường giải thoátđạt đến hạnh phúc Niết bàn, chứng đắc trí tuệ viên mãnthoát ly sinh tử luân hồi. Ngài chỉ rõ cứu cánh này cho mọi người biết và những ai đi theo con đường này cũng sẽ đạt đến cứu cánh tối thượng giống như Ngài. Vì thế đức Phật là vị A la hán đầu tiên của tất cả các vị A la hán. Ở đây, Long Thọ cho rằng đức Phật lịch sử chỉ là ứng thân của Phật vào trong thế giới Ta Bà để cứu độ chúng sinh. Vì vậy dựa theo Long Thọ, đức Phật không phải là một nhân vật lịch sử, mà đức Phật chân chính là một thực thể siêu việt, vượt hiện thế, vĩnh hằng và vô hạn tức là “Pháp thân”.  Cho nên đức Phật lịch sử chỉ là nhân vật được “đức Phật chân chính” gởi đến với thế gian để tạo thành một nhân vật có hình thể là một con người, có một đời sống sinh hoạt giống hệt như một con người thường tục để thuyết giảng Chánh Pháp cho nhân thế. Do đó đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước chớ không phải mới thành Phật tại thế giới này nhờ công phu tu thiền định. Từ quan điểm này mới phát sinh ra tín ngưỡng trong Phật giáo Đại thừa.

Trường phái Du Già đã sáng tạo ra phần cuối cùng của giáo lý về Tam thân Phật. Pháp thântuyệt đối, là chân lý. Báo thân là thân Phật thị hiện cho các vị Bồ-tát và hàng thánh giả được nhìn thấy và thuyết pháp cho họ nghe ở các cõi trời, tạo ra sự vui thú và ưa thích các Pháp. Sau cùng Ứng thân là thân chúng sinh có thể nhìn thấy thị hiện vào những thời điểm nhất địnhthế gian, vốn là thân hư ảo do Phật hóa hiện ra để thực hiện công việc hóa độ trên thế gian.

Sở dĩ tư tưởng Như Lai tạng được thành lập là vì Đại thừa muốn thuyết minh cái “khả năng tánh” thành Phật tức là cái “bổn giác”, là “Phật tánh” đã có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh. Đặc biệt tư tưởng A lại da thức được ra đời với chủ đích thuyết minh cái khuynh hướng trở về cảnh “ngộ” mà những kinh Lăng Già và kinh Mật Nghiêm lấy nó làm trung tâm điểm. Mặc dù tư tưởng Như Lai tạngA lại da thức được ra đời sau Long Thọ, nhưng những tư tưởng đó đã manh nha ngay từ trong những tư tưởng của Thượng tọa bộĐại Chúng bộ. Tư tưởng Như Lai tạng phát xuất từ thuyết “Tâm tính bản tịnh” của Đại chúng bộA lại da thức có rất nhiều điểm tương quan với thuyết “Sinh cơ - Sinh mệnh” của Thượng tọa bộ.

Sau thời đại của Long Thọ, trong những kinh Giải Thâm Mật, kinh A-Tỳ-Đạt-Ma Đại thừa có khuynh hướng giới thiệu tư tưởng Như Lai TạngA lại da thức, nhưng trên thực tế về ý nghĩa các kinh đó vẫn chưa đạt chỗ triệt để. Mãi đến khi sự xuất hiện và thông giải của Vô TrướcThế Thân thì ý nghĩa của nó mới được thấu hiểu tột cùng.

Hãy nghe lời giải thích của Thế Thân về A-lại-da thức như sau: “Dòng chảy của các biến cố tâm thần mà bạn trải nghiệm, để lại hạt mầm (chủng tử) của nghiệp trong thức lưu trử nên gọi là Tàng thức (A-lại-da thức). Các hạt mầm được tồn trử trong nhà kho đó cho tới sau cùng, khi hội đủ các điều kiện thích đáng, chúng chín muồi và rồi ảnh  hưởng lên các biến cố về sau”.

A-lại-da thức chứa đựng mọi kinh nghiệm trong kiếp sống của mỗi con người và nguồn gốc của tất cả các quan niệm tinh thần. Theo quan niệm của Pháp tướng tông thì A-lại-da thức là nơi tập hợp mọi nghiệp quá khứ rồi tới một thời điểm nhất định, tác động lên kiếp tái sinh. Và cá thể thật ra chỉ là dòng sinh diệt tiếp nối của vô số chủng tử của nghiệp. Do đó, trong ta không có một bản ngã cố định.

Nếu dựa trên lập trường Duy Tâm Luận của Vô Trước, Thế Thân thì A-lại-da thức là nguồn gốc của vạn hữu, là nơi nương tựa của vạn vật, là nguyên lý của mỗi cá nhân và cũng là nguyên lý của vũ trụ. Mặc dù Vô Trước, Thế Thân lấy A lại da thức làm trung tâm để biện chứng rằng tất cả đều do thức biến hiện, nhưng tư tưởng này tức là “Tam giới duy tâm” đã có trong Hoa Nghiêm thức rồi. Nhưng quan trọng hơn hết và cũng là chủ đích của Dù Già Phật giáo là làm thế nào để chuyển hóa A lại da thức hữu lậu trở thành chủng tử vô lậu nghĩa là chủng tánh Bồ-tát tức là đắc thành Phật quả. Tiến trình này rất phức tạp thường được gọi là “Ngũ trùng duy thức quán” nghĩa là dùng pháp quán tưởng để soi vào nội, ngoại tướng phần, kiến phần tâm vương, tâm sở, thức tướng dần dần đi từ thô đến tế sau cùng đến được chân như. Nói cách khác, hành giả phải lấy Thập địa làm nền tảng, phá trừ hết phiền não chướngsở tri chướng, tiêu diệt cho hết tất cả những chủng tử tập khí khiến cho tất cả chủng tử hữu lậu trong A lại da thức hoàn biến mất mà chỉ còn lại độc nhất cái trí tuệ vô lậu thuần khiết.

Phật giáo Nguyên thủy thì chỉ có sáu thức, trong khi đó Phật giáo Đại thừa ngoài 6 thức căn bản đó, họ còn giới thiệu thêm hai thức mới. Đó là Mạt-Na thứcA Lại Da thức và được gọi là Bát thức tâm vương. Vai trò của Mạt-Na thức cũng như như người giữ kho. Nó có trách nhiệm đem chủng tử mới vào A Lai Da thức và chuyển chủng tử từ A Lại Da thức ra.

Còn thế nào là A lại da thức?

A lại da là âm của tiếng Phạn Alaya có nghĩa là cái kho mà danh từ Hán-Việt gọi là tàng. Tất cả mọi chủng tử không phân biệt thiện ác, tốt xấu, sanh tửniết bàn, mê ngộ và khổ vui, ngay cả vô ký đều được chứa đựng trong tàng thức này. A lại da thức có khả năng tiếp nhận, duy trì và làm các hạt giống chủng tử trăng trưởng, chuyển biến cho đến khi đầy đủ nhân duyên thuần thục chín mùi thì mới được đi tái sanh vào những thế giới thích hợp với căn nghiệp của mình. Tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sinh mà được thọ sanh vào trong lục đạo hoặc sinh về những cõi trời trong những cõi Sắc giớiVô sắc giới. Nếu nhân trong A lại da thức chứa nhiều chủng tử thiện thì khi đầy đủ nhân duyên chín mùi thì sẽ chuyển biến và hiện khởi ra quả báo là người hay là trời. Ngược lại nếu chứa nhiều chủng tử bất thiện thì sẽ hiện khởi ra quả báo trong ba đường ácsúc sanh, ngạ quỷđịa ngục.  Vì các sự huân tậpchuyển biến trong A lại da thức thật tiềm ẩnvi tế nên người chưa đắc đạo không thể biết được mình sẽ thọ thân làm loài gì và ở trong quốc độ nào.

          Thức thứ tám này cũng còn được gọi là A-đà-na thức. Vậy cái tên này xuất xứ từ đâu?

          Trong kinh Giải Thâm Mật có bài tụng rằng:

          A-đà-na thức thậm thâm tế

          Tập khí chủng tử như bộc lưu

          Ngã ư phàm ngu bất khai diễn

          Khủng bỉ phân biệt chấp vi ngã

Dịch là:

          Thức A-đà-na rất thậm thâmtế nhị

          Các tập khí chủng tử của nó sinh diệt như dòng nước thác

          Ta(Phật) đối với chúng phàm phunhị thừa không nói thức này

          Vì sợ chúng phân biệt chấp làm ngã.

Thức này là căn bản của chơn và vọng vì thế thánh phàm đều nương ở nơi đây. Do đó thức A-đà-na rất thâm sâutế nhị. Nó chứa nhóm các tập khí chủng tử từ vô thỉ đến nay. Nó làm chủ giữ gìn báo thân của hữu tình chúng sinh sống trong một thời kỳ. Cũng như dòng nước thác, ở xa thấy như điềm tịnh mà kỳ thật nó chảy rất mau.

A-đà-na thức còn được tìm thấy trong Nhiếp Đại thừa luận, Hiển dương thánh giáo luận, Thành Duy Thức luận và Du Dà Sư Địa luận…

Trong Thành Duy Thức Luận quyển ba giải thích thức A-đà-na (hay A lại da) có ba công năng như sau:

1) Giữ gìn (chấp trì) chủng tử của các pháp: Các pháp nói ở đây là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi. Đó là “hữu lậu hữu vi” tức là các pháp tạp nhiễm thuộc về chúng sinh và “vô lậu hữu vi” tức là các pháp thanh tịnh thuộc về Thánh hiền. Tuy nhiên “chủng tử” chỉ có công năng tiềm tàng (ẩn núp) mà không khởi hiện. Nếu không có một cái gì để chứa giữ thì chủng tử của các pháp phải bị tản mất. Nếu chủng tử các pháp bị tản mất thì các pháp hiện hànhthế gianxuất thế gian cũng chẳng còn. Do đó phải có thức A-đà-na, tánh vô phú vô ký, nhất loại sinh diệt tương tục mới có thể duy trì chứa giữ chủng tử của các pháp.

2) Giữ chịu (chấp thọ)sắc cănthế giới: Đây là muốn chỉ cho cái công năng giữ gìn báo thân của chúng sinh hữu tình được tương tục tồn tại trong một thời kỳ không tan hoại.

3) Giữ lấy (chấp thủ) việc kết nối đời sau tức là “kiết sanh tương tục” là do ba pháp: phiền não, nghiệp và sanh. Con người vì sống trong vô minh phiền não nên tạo ra nghiệp mà phải kết nối đời sau để thọ khổ. Chữ “kiết sanh” có nghĩa là thọ sanh tức là bắt đầu từ khi kết thai cho đến lúc sanh ra vậy. Tiến trình kết mối đời sau bắt đầu từ thân đang sống đến thân đang chết. Rồi từ thân đang chết đến thân trung ấm (thân mới chết chưa đầu thai). (Tư tưởng này chỉ có trong Phật giáo Đại thừa và sau đó Phật giáo Mật tông Tây tạng giới thiệu thuyết 49 ngày của thân trung ấm).  Và sau cùng từ thân trung ấm đến thân đời sau. Nếu các thân được tương tục không gián đoạn như thế ắt phải có một cái gì thường lưu hành và giữ gìn (chấp thủ). Cái đó chính là thức A-đà-na (A lại da). Thật vậy, nếu không có thức thứ tám này để nắm giữ việc “kết nối đời sau” thì khi một người chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa. Như thế thành ra bị rơi vào thuyết Đoạn diệt của ngoại đạo rồi.

Thêm nữa tất cả những chủng tử tốt xấu đều được gieo vào mảnh đất A lại da trong trạng thái tiềm ẩn. Các chủng tử này được huân tập, chuyển biến, tương sanh, tương duyên, tương diệt liên tục. Tất cả những sự chuyển biến này xảy ra liên tụctức thời, chớp nhoángliên tiếp. Cái này diệt thì cái kia sinh, tương tức tương tục liên miên bất tận nên được gọi là Sát Na Sinh Diệt. Sát Na Sinh Diệt có thể được ví như những khối nước liên tục chuyển động chẩy trong dòng thác lũ. Khối nước trước đổ qua thì có khối nước khác đổ tới, tiếp nối liên tục không ngừng nghĩ và dĩ nhiên dòng nước cũ không thể chẩy trở lại nơi mà nó đã chẩy qua. Sự sinh diệt triền miên đó cũng có thể ví như những đợt sóng dạt dào trên biển cả. Đợt sống này đẩy đợt sóng kia, đợt sóng mới đẩy đợt sóng củ. Bởi có gió vọng tưởng thổi sóng dạt dào trên biển cả làm các ngọn sóng liên tiếp nhồi lên lặn xuống không ngừng nghĩ cho nên ngọn sóng này diệt thì ngọn sóng mới khởi sanh.

Nhưng làm thế nào để chuyển từ phàm đến Phật?

Dựa theo Phật giáo Đại thừa, khi chúng sinh biết tu tập làm cho tâm được thanh tịnh thì các chủng tử vô lậu được huân tập, tăng trưởng và phát sinh ra hiện hành. Các hiện hành này được huân tập trở vào thức A lại da thành các chủng tử vô lậu mới. Tùy theo tánh chất của các chủng tử vô lậu mới này mà chủng tử hữu lậu tiềm ẩn sẳn có trong tàng thức bị suy thoái và tiêu diệt hoặc các chủng tử vô lậu sẳn có ở trong đó được tăng trưởng và phát sinh thêm. Nếu chúng sinh trì công tu tập có nghĩa là tiếp tục huân tập các chủng tử vô lậu thanh tịnh đến khi tất cả các chủng tử và hiện hành hữu lậu hoàn toàn bị tiêu diệt thì lúc đó họ sẽ chứng đắc được bát địa Bồ-tát của Đại thừa. Đến đây thì tàng thức (A lại da thức) chỉ chứa toàn các chủng tử vô lậu. Các hạt giống hữu lậu của phiền não, nghiệp báo luân hồi sinh tử không còn nữa và A lại da thức bây giờ chuyển thành “Vô cấu thức”. Vô cấu thức cũng còn cái tên khác là Yêm-ma-la thức, Bạch tịnh thức, Thanh tịnh thức, Chân như thức, Như Lai tạng thức hay thức thứ chín. Tuy có rất nhiều tên như thế nhưng chúng quy cũng chỉ có một ý nghĩa “thanh tịnh”.

Tóm lại, một khi chúng sinh đạt đến quả vị bát địa Bồ-tát thì các chủng tử hữu lậu làm chướng ngại chân tâm sẽ bị hủy diệt, nhưng thật ra vẫn còn những chủng tử hữu lậu vi tế nằm tiềm ẩn trong thức thứ tám này. Chỉ khi nào các vị bát địa Bồ-tát tiếp tục tiến tu pháp tối thắng vô phân biệt trí, được gọi là Thắng Pháp Không Quán, để vượt qua khỏi bậc Bồ-tát Thập địa mà đến bậc Đẳng Giác và khởi Kim Cang Dụ Định mà đạt tới Phật quả thì thức thứ tám này mới xóa tan hoàn toàn tất cả các vô lậu thậm thâm vi tế và chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. Khi đó các chủng tử vô lậu, cấu nhiễm đã hết, thức này chuyển thành trí thanh tịnh chiếu khắp mười phương các cõi nhiều như vi trần nên gọi là Đại Viên Cảnh Trí. Đây chính là cái thể thanh tịnh của Chơn Tâm cũng như mặt gương sáng chiếu soi tất cả vạn pháp một cách chân thật mà nhà Phật gọi là “như thị bất khả tư nghì”. 

Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau. Hai trường phái có những kinh điển khác nhau, nhưng tựu trung thì hành trình giải thoát không sai khác. Đó là nếu muốn có giải thoát thì hành giả phải loại bỏ cho hết vô minh, phiền nãocăn bản của nó vẫn là tham, sân, si, mạn. Vì thế trong cuộc sống, nếu hành giả bớt được một chút vô minh, phiền não thì vị ấy có một phần Bồ đề, Niết bàn cho đến khi dứt hết vô minh, đoạn trừ hoàn toàn phiền não thì thì có vô thượng Bồ đề, vô thượng Niết bàn vậy.

Lê Sỹ Minh Tùng

Xem bản PDF
Sự khác biệt chứng đắc giửa Phật giáo Nguyên thũy và đại thừa


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27846)
31/10/2015(Xem: 15048)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.