Thư Viện Hoa Sen

Làm Thế Nào Để Thấy Mình Thực Sự | Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

05/07/20252:01 SA(Xem: 101)
Làm Thế Nào Để Thấy Mình Thực Sự | Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ
.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THẤY MÌNH THỰC SỰ 
Nguyên tác:  How to See Yourself as You Really Are
Nhà xuất bản: Atria Books - 2006
Tác giảHis Holiness the Dalai Lama
Anh dịch & hiệu đínhJeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 8/10/2010

lam the naoPDF icon (4)LÀM THẾ NÀO ĐỂ THẤY MÌNH THẬT SỰ - ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA

Contents

LỜI MỞ ĐẦU.. 4

Giới thiệu: VIỄN TƯỢNG CỦA TÔI 6

1-    SỰ QUAN TÂM CHUNG LÀ CĂN BẢN ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA CẦU.. 7

2-    TỪ ÁI VÀ BI MẪN LÀ NHỮNG CỘT TRỤ CỦA HOÀ BÌNH THẾ GIỚI 10

3-    TẤT CẢ NHỮNG TÔN GIÁO THẾ GIỚI TÌM KIẾM MỘT NỀN HÒA BÌNH THẾ GIỚI TIẾN BỘ.. 12

4-    MỖI CÁ NHÂN PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỂ HÌNH THÀNH NHỮNG TỔ CHỨC PHỤC VỤ CHO SỰ CẦN THIẾT CỦA THẾ GIỚI 15

Phần I: SỰ CẦN THIẾT CỦA TUỆ GIÁC. 19

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng. 20

Khám Phá Cội Nguồn Của Vấn Đề. 23

Thấu Hiểu Sự ThậtCần Thiết 27

Phần II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU MÒN SI MÊ. 32

Cảm Nhận Tác Động Của Mối Liên Hệ Hổ Tương. 33

Đánh Giá Đúng Luận Lý Duyên Khởi 39

Thấy Mối Liên Hệ Tương Duyên Của Mọi Hiện Tượng. 43

Đánh Giá Duyên KhởiTính Không. 47

Phần III:  KHAI THÁC NĂNG LỰC CỦA ĐỊNH VÀ TUỆ. 52

Tập Trung Tâm Thức của Chúng Ta. 53

Hướng Tâm Thức Chúng Ta cho Thiền Quán. 62

Phần IV: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT SỰ TỰ LỪA DỐI 72

Thiền Tập Trên Chính Mình Trước Nhất 73

Nhận Thức Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Chính Mình Và Tự Chính Mình. 75

Quyết Định Những Sự Lựa Chọn. 82

Phân Tích Tính Chất Đồng Nhất 84

Phân Tích Sự Khác Biệt 87

Đi đến một kết luận. 89

Thử Nghiệm Sự Thân Chứng Của Chúng Ta. 94

Mở Rộng Tuệ Giác Này đến Những Gì Chúng Ta Có. 99

Cân Bằng Tịch TĩnhTuệ Giác. 101

Phần V:  CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬT THẬT SỰ TỒN TẠI NHƯ THẾ NÀO.. 105

Nhìn Chính Mình Như Một Ảo Ảnh. 106

Quán Chiếu Mọi Vật Lệ Thuộc Trên Tư Tưởng Như Thế Nào. 112

Phần VI:  LÀM SÂU SẮC TỪ ÁI VỚI TUỆ GIÁC. 120

Cảm Nhận Sự Thấu Cảm.. 121

Phản Chiếu Trên Tính Vô Thường. 126

Hòa Nhập Trong Từ Ái Cứu Kính. 134

Phụ lục:  Ôn lại những đề mục quán chiếu. 142

 

Ẩn Tâm Lộ ngày 22-3-2012

Tuệ Uyển

 


LỜI MỞ ĐẦU

Quyển sách này xuất phát từ một quan điểm căn bản của Đạo Phật rằng từ bituệ giác hoạt động một cách phối hợp để đem đến sự giác ngộ, giống như đôi cánh của một con chim.  Chủ đề bao quát là tự nhận thức là chìa khóa cho sự phát triển cá nhân và những mối quan hệ tích cực.  Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ chúng ta rằng, trong sự vắng mặt của sự tự nhận thức chân thật, chúng ta đã tự làm tổn thương chính mình như thế nào qua sự hướng dẫn sai lầm, sự thái quá của quan điểm tự mình, những người khác, những sự kiện bên ngoài, và những sự kiện vật lý.  Ngay cả những giác quan của chúng ta cũng lừa dối chúng ta, đưa đẩy chúng ta vào trong dính mắc và những hành vi tiêu cực mà chỉ có thể trở lại ám ảnh chúng ta trong tương lai.  Quyển sách này trình bày tỉ mỉ làm thế nào chúng ta vượt thắng những lỗi lầm này nhằm để sống từ một nhận thức thực tiển của mối liên hệ hổ tương lành mạnh.

 

Phần thứ nhất của quyển sách này chỉ việc làm thế nào để  kéo lui khía cạnh kinh nghiệm lừa dối của chúng ta như một bức màn: những sự tiếp cận khác, như tiêu trừ tham dục và thù hận, có thể lợi ích, nhưng không biểu lộ vấn đề căn bản này.  Bằng việc đưa trực tiếp sự chú tâm của chúng ta đến sự ngụy trang sai lầm làm mê muội những giác quantư tưởng của chúng ta, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thiết lập một nền tảng cho sự khám phá thực tại đằng sau sự hiện hữu của nó.  Sự ngấm ngầm chấp nhận mọi vật như chúng dường như thế được gọi là si mê, mà đấy không chỉ thiếu vắng sự hiểu biết về việc con người và sự vật thật sự tồn tại như thế nào mà cũng là một sai lầm giảo hoạt tự nhiên của nó.  Sự tự nhận thức chân thật liên hệ đến việc biểu lộđối diện với nhận thức sai lầm về chính chúng taMục tiêu ở đây là để tìm ra việc làm thế nào chúng ta tự đưa mình vào rắc rối, rồi học hỏi làm thế nào để can thiệp vào nền tảng căn bản những ý tưởng che lấp việc đạt đến mục tiêu của chúng ta.

 

Tâm lý học Phật Giáo dược biết vì những chi tiết tỉ mỉ diễn tả hành hoạt của tâm thức, và Đức Đạt Lai Lạt Ma dùng tuệ giác này trong một phương pháp thực tiển để giúp người đọc nắm bắt những tiến trình này qua kinh nghiệm của riêng họ.  Chủ đề chính của ngài là những nhận thức lệch lạc của chúng ta về thân thểtâm thức đã đưa đến những lỗi lầm tai hại, sắp xếp từ tham dục tại một mức độ cực đoan đến thù hận cùng cực đối với người khác, vì thế chúng ta đang bị đưa vào rắc rối một cách có hệ thống giống như bị kéo bởi một cái vòng nơi lỗ mũi chúng ta.  Bắng sự phát triển tuệ giác vào trong tiến trình này, chúng ta có thể giải thoát chính mình, và những người chung quanh chúng ta, khỏi những viễn tượng bất tận của khổ đau.

 

Phần này cung cấp những bài tập từng bước một để phát triển năng lực để nhận ra sự không tương ứng giữa việc chúng ta xuất hiện như thế nào và chúng ta thật sự như thế nào.  Một khi chúng ta đã nhận ra bề ngoài lệch lạc của chúng ta như thế nào, phần thứ hai của quyển sách sẽ chỉ cho chúng ta tiêu trừ chúng như thế nào.  Phương pháp được dùng để hoàn tất sự chuyển hóa này được mệnh danh là những phản chiếu cho việc nghiên cứu những sự xuất hiện, là những điều mà Đức Đạt Lai Lạt Ma soi sáng với kinh nghiệm của chính ngài.  Ngài hướng dẫn người đọc qua những bài tập thực tế đa dạng để giúp chúng ta phá tan vọng tưởngchúng ta đã từng thêm vào bên trên và vượt quá những sự hiện hữu thật sự, và học hỏi làm thế nào để hành động trong thế giới từ một khuôn thức thực tiển hơn.   Điều này gọi là việc coi trọng sự phụ thuộc tương liên của mọi vậtđánh giá đúng mạng lưới hoạt động trong quan hệ của chúng ta vì sự cống hiến đúng nghĩa mà nó thực hiện cho đời sống của chúng ta.

 

Phần thứ ba của quyển sách này diễn tả làm thế nào để khai thác năng lực của thiền định với tuệ giác để đạt đến sự hòa nhập vào tính bản nhiên tối hậu của chính chúng ta, mà điều này có thể tận trừ mọi rắc rối của chúng ta ngay tại nền tảng của nó.  Phần thứ tư và thứ năm thảo luận vấn đề con người và sự vật thật sự hiện hữu như thế nào, vì chúng không hiện hữu trong cách mà chúng ta nhận thức.  Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa người đọc vào trong sự chú ý mọi vật tùy thuộc trên tư tưởng như thế nào – tư tưởng tự nó cấu tạo những gì chúng ta nhận thức như thế nào.  Mục tiêu của ngài là để phát triển trong chúng ta một cảm nhận trong sáng ý nghĩa tồn tại là gì mà không có nhận thức sai lầm.  Sau đó, phần cuối cùng của quyển sách giải thích cung cách mà thể trạng thậm thâm này của con người làm nổi bật lòng từ ái bằng việc vén mở sự không cần thiết của những cảm xúc tiêu cực nhưu thế nào và khổ đau thật sự là như thế nào.  Trong cách này, tự nhận thức được xem như chìa khóa của sự phát triển cá nhân và những mối quan hệ tich cực.  Một khi chúng ta biết đặt tuệ giác trong sự phụng sự từ bitừ bi trong sự phụng sự tuệ giác, chúng ta đi đến phụ lục của quyển sách , khái quát những bước thự tập cho việc đạt đến sự giác ngộ vị tha.

 

Tự quyển sách này là một minh họa cho sự cống hiến của Tây Tạng đến nền văn hóa thế giới, nhắc nhở chúng ta về sự quan trọng của việc duy trì một quê hương cho việc bảo tồn của nó.  Ánh sáng chiếu soi qua những lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma có cội nguồn trong nền văn hóa ấy, cung hiến tuệ giácthực hành mà rất nhiều người trong chúng ta cần đến trong sự hiện hữu của mình.

 

Tiến Sĩ Jeffrey Hopkins

Giáo Sư Danh Dự / Nghiên Cứu Tây Tạng Học

Đại Học Virginia

Tạo bài viết
06/04/2018(Xem: 12787)
11/09/2012(Xem: 67906)
free website cloud based tv menu online azimenu
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.