Chương 9 Lý Tưởng Bồ Tát

22/09/201012:00 SA(Xem: 36162)
Chương 9 Lý Tưởng Bồ Tát

CHƯƠNG 9

LÝ TƯỞNG BỒ TÁT

Thỏa mãn với việc thành tựu sự giải thoát khỏi vòng luân hồi thì không đủ. Ngay cả khi nói từ quan điểm của những mục đích của riêng bạn thì chính trạng thái Toàn Giác của Phật Quả mới là sự thực hiện trọn vẹn đối với hạnh phúc của chính bạn. Sau khi phát triển ước nguyện đạt được sự giải thoát và khi đã thực hành ba loại tu tập, thay vì bận tâm với sự thành tựu giải thoát cá nhân, thì đối với các hành giả thông tuệ, tốt hơn họ nên thiền định về ước nguyện vị tha của Phật Quả, được gọi là Bồ đề tâm ngay từ lúc bắt đầu và đi vào Đại thừa, tức Cỗ Xe Lớn. Nếu bạn nhìn thấy những người đang nằm dưới sự thống trị thường trực của những mê lầm và đang phải chịu đau khổ nhưng bạn không làm việc vì sự lợi lạc của họ, thì thực sự là hết sức bất công và đáng thất vọng. Bạn chớ bằng lòng với sự làm việc chỉ vì lợi ích riêng tư. Bạn cần suy nghĩ rộng rãi hơn và nỗ lực làm việc cho sự lợi lạc của nhiều người. Đây là điều phân biệt giữa con người với các thú vật, vì ước nguyện làm lợi lạc cho bản thân và những thân quyến là điều ngay cả thú vật cũng làm. Điểm đặc trưng duy nhất của con người là họ làm việc vì sự lợi lạc của những người khác mà không chỉ quan tâm tới hạnh phúc của riêng mình. Đó là vẻ đẹp và nét đặc sắc của một con người.

Những người như Tổng Thống Hoa Kỳ Lincoln và lãnh tụ Ấn Độ Mahatma Gandhi được ngưỡng vọng là những vĩ nhân thực sự là bởi họ không chỉ nghĩ tới bản thân mà làm việc cho lợi ích của con người. Họ nghĩ tới toàn thể xã hội con người, nỗ lực và chiến đấu cho quyền lợi của người nghèo khổ. Lấy ï Mahatma Gandhi làm ví dụ: sau khi giành được độc lập cho Ấn Độ, ngài vẫn chỉ là một thị dân bình thường, không bao giờ giữ bất kỳ địa vị nào như Thủ tướng chẳng hạn. Đó là dấu hiệu của một thượng nhân…

Khi mặt trời chiếu sáng, nó soi sáng không chút phân biệt, nó soi sáng mọi nơi chốn trong xứ sở và mọi xó góc. Chúng ta nên giống như thế. Những hành giả của Đại thừa chúng ta không nên bận tâm về lợi ích riêng tư mà với một sự nhất tâm, nên phát triển thái độ vị tha dũng cảm, đưa vai gánh vác trách nhiệm làm việc cho tất cả chúng sinh.

Bồ đề tâm, sự ước nguyện bi mẫn đạt được Phật Quả vì tất cả những người khác, là lối vào con đường Đại thừa. Khi bạn nuôi dưỡng Bồ đề tâm, thì cho dù bạn có thể không thực hiện được chút tiến bộ nào trên con đường, bạn vẫn trở thành một con người Đại thừa, còn giây phút Bồ đề tâm suy hoại thì mặc dù bạn có thể có được những chứng ngộ cao tột, bạn đã rớt xuống khỏi hàng ngũ Đại thừa. Ngài Shantideva nói rằng vào giây phút bạn phát triển Bồ đề tâm, thì mặc dù bạn có thể đang ở một cảnh giới thấp của sinh tử, bạn sẽ được gọi là một Bồ Tát, một đứa con của chư Phật. Kết quả của Bồ đề tâm là bạn sẽ có thể tịnh hóa các sự tiêu cực rất dễ dàng và có thể thực hiện được các mục đích của bạn. Bạn sẽ không bị thương tổn do những chướng ngạitác hại, bởi nếu có năng lực Bồ đề tâm này, bạn thấy những người khác còn quan trọng và quý báu hơn cuộc đời của chính bạn. Khi những tinh linh ác hại nhận ra được điều này, họ ngại ngần khi hãm hại bạn. Như kết quả của Bồ đề tâm, nếu bạn có thể tịnh hóa những tiêu cực và tích tập các kho tàng công đức vĩ đại, thì bạn sẽ gặp được những thuận cảnh cần thiết cho sự tiến bộ nhanh chóng trên con đường. Bồ đề tâmlòng bi mẫn chính là những nguồn mạch và nền tảng của mọi điều tốt lành trong thế giới này và Niết bàn. Bạn nên coi Bồ đề tâmbản chất sự thực hành của bạn và đừng để nó chỉ nằm ở một bình diện trí thức; bạn chớ hài lòng với sự thực hành Bồ đề tâm của bạn nếu như nó bao gồm đơn thuần sự trì tụng một ít câu kệ vào lúc bắt đầu một thời khóa thiền định. Bạn phải nỗ lực phát triển nó trải qua sự chứng nghiệm.

Đức Tsong-kha-pa nói rằng nếu bạn có một ước nguyện đúng đắn đạt tới Giác ngộ, thì bất kỳ điều tốt lành nào, ngay cả một việc nhỏ bé như bố thí hạt thóc cho một con quạ cũng trở thành một Bồ Tát hạnh. Tuy nhiên, nếu bạn thiếu yếu tố động lực này, thì mặc dù bạn có thể cúng dường châu báu tràn đầy toàn thể vũ trụ cho chúng sinh khác, nó sẽ không là hành động của một Bồ Tát. Nếu sự thực hành Bồ đề tâm của bạn không thành tựu, thì bất luận nỗ lực bạn thực hành Pháp lâu dài đến đâu, nó sẽ là một tiến bộ hết sức chậm chạp và gian khổ, giống như cắt cỏ bằng một dụng cụ cùn mòn. Còn nếu bạn có một nhận thức hoàn hảothành tựu về Bồ đề tâm, thì mặc dù có thể mất một ít thời gian để kiến lập động cơ ban đầu của bạn, mọi thực hành của bạn sẽ hết sức hữu hiệu. Nếu bạn không liên tục củng cố lòng bi mẫn của bạn, hoàn thiện và nâng cấp nó, thì có một nguy cơ to lớn là bạn đánh mất lòng dũng cảm và trở nên ngã lòng, bởi vì chúng sinh thì vô lượng. Có nhiều chúng sinh thù địch, thay vì đền đáp lòng tốt của bạn, họ sẽ cố gắng hãm hại bạn. Vì thế, bạn đừng bằng lòng với một kinh nghiệm độc nhất về lòng bi mẫn mà nên thực sự làm việc để nâng cao nó cho tới khi lòng bi mẫn của bạn được cắm rễ sâu xa. Nếu điều đó xảy ra, bạn sẽ không lo lắng quá nhiều về những gian khổ, và kết quả là bạn sẽ không bao giờ ngã lòng do những hoàn cảnh khi bạn làm việc cho sự lợi lạc của những người khác. Chính vì sức mạnh của lòng bi mẫn mà chư Phật vẫn cam kết làm việc vì sự lợi lạc của chúng sinh. Đức Phật nói rằng các Bồ Tát không cần quan tâm tới nhiều phương diện của con đường; họ không cần thực hành nhiều điều khác. Chỉ nhờ độc nhất một thực hànhPhật Quả sẽ nằm trong lòng tay bạn. Sự thực hành đó là lòng đại bi, có nghĩa là sự khao khát Giác ngộ để giải thoát tất cả chúng sinh. Để phát sinh ước nguyện đạt được Giác ngộ này, có lòng từ và bi vĩ đại, ước muốn chúng sinh thoát khỏi đau khổ thì không đủ. Thêm vào đó, điều cần yếuý thức trách nhiệm cá nhân để đảm đương phận sự giải thoát họ khỏi những đau khổ và đem lại cho họ hạnh phúc.

Khi ta quán chiếu về bản chất khốn khổ của chúng sinh, chúng ta có thể phát triển ước muốn họ thoát khỏi những đau khổ như vậy. Để nhận ra một trái tim nồng ấm và tràn đầy thiện tâm, mạnh mẽ, kiên cốquả quyết, trước tiên rất cần thiết phải có một thái độ thương yêu đối với chúng sinh, xem họ như cái gì quý báuthân thiết. Càng cảm thấy thương yêuthân thiết chúng sinh, bạn càng có thể phát triển tốt đẹp hơn nữa lòng bi mẫn chân thật đối với họ. Thông thường, khi chúng ta để những phản ứng tự nhiên của mình trôi theo tiến trình của riêng chúng, ta thấy không thể chịu đựng nổi khi nhìn những đau khổ của thân quyến và bạn bè ta. Chúng ta có khuynh hướng vui mừng trước những bất hạnh và thất bại của kẻ thù, và có khuynh hướng thờ ơ đối với những người chúng ta không quen biết. Những cảm xúc của chúng ta dao động trong tương quan với những người khác nhau này. Càng thấy một người là gần gũi và thân thiết với ta, chúng ta càng cảm thấy không thể chịu đựng nổi khi người đó đau khổ.

Để làm quân bình những cảm xúc của bạn, hãy quán tưởng ba người ở trước mặt bạn: một người bạn rất thân, một kẻ thù, và một người trung tính. Khi đã quán tưởng ba người này, hãy để tâm bạn phản ứng tự nhiên. Bạn sẽ nhận thấy tâm thức bạn phản ứng trong một cách thế không quân bình. Bạn cảm thấy bản thân mình dính mắc với người bạn và cự tuyệt với kẻ thù, và thái độ của bạn đối với người thứ ba thì hoàn toàn dửng dưng. Khi ấy, hãy xem xét vì sao bạn phản ứng theo một cách thức như thế. Các bạn bè có thể là bạn bè vào lúc này, nhưng họ có thể từng là kẻ thù của ta trong quá khứ, và họ sẽ có thể là kẻ thù của ta trong tương lai. Những người bây giờ ta gọi là kẻ thù có thể đã là những người bạn hay thân quyến tốt nhất của ta trong quá khứ và cũng có thể trở thành những người như thế trong tương lai. Cái gì là điểm tạo nên những sự phân biệt như thế ? Bạn bè là những người ta ước muốn họ có hạnh phúcvui hưởng cuộc sống. Chúng ta ước muốn họ hạnh phúcthành công vì họ là những thân quyến và bạn hữu của ta và đã tốt lành đối với ta. Nhưng trong tương lai họ có thể trở thành những kẻ thù của ta, và ngay cả trong đời này họ có thể trở nên thù nghịch với ta. Tương tự, khi ta phản ứng lại các kẻ thù, ta có khuynh hướng phản ứng trong một cách thức hết sức tiêu cực, ước muốn một cách bản năng tận sâu thẳm rằng họ gặp phải nỗi bất hạnh, khó khăn, và thất bại. Chúng ta phản ứng như thế vì ta nghĩ rằng họ làm hại ta. Nhưng cho dù họ có thể thực sự làm hại ta trong hiện tại, họ có thể trở thành các bạn hữu của ta trong tương lai. Không có sự chắc chắn, hoàn toàn không có bạn bè hay kẻ thù xác thực hoặc thường xuyên. Cũng thế, mặc dù người trung tính hoàn toàn lãnh đạm với chúng tachúng ta dửng dưng với họ, trong quá khứ người đó có thể đã từng là bè bạn hay kẻ thù của ta. Nếu bạn tu hành tâm thức bạn theo cách này, bạn sẽ đi tới chỗ nhìn tất cả mọi người trong cái nhìn như nhau, và dần dà sự phân biệt chắc cứng rạch ròi giữa ba loại người sẽ bắt đầu phai nhạt. Bạn cần mở rộng thực hành này để bao gồm mọi người, cuối cùng ôm trọn tất cả chúng sinh. Đó là cách thức bạn phát triển sự buông xả. Điều này không nói rằng ta không có bạn hữu và kẻ thù. Điều chúng ta quan tâm ở đây là làm cân bằng những phản ứng thuộc cảm tính mạnh mẽ, mất quân bình của chúng ta đối với người khác. Sự xả bỏ này hết sức quan trọng; nó giống như trước tiên làm bằng mặt đất trước khi trồng trọt. Mặc dầu sự xả bỏ tự nó không là một chứng ngộ vĩ đại, nếu như bạn có nền tảng đó thì những thực hành cao cấp hơn nữa sẽ trở nên hết sức hiệu quả.

Khi đã phát triển sự xả bỏ, điều đầu tiên trong những giới luật nhân-quả đối với việc lập nguyện đạt tới Giác ngộ là sự nhận thức rằng mọi chúng sinh đã từng là mẹ của ta trong một đời quá khứ. Đấy là bởi không có sự bắt đầu đối với vòng luân hồi sinh tử. Vì đời sống trong vòng tái sinh không có sự bắt đầu, các cuộc đời của riêng ta cũng không có bắt đầu. Sự sống và chết tiếp nối lẫn nhau không hề gián đoạn. Bất kỳ lúc nào ta mang một thân xác, chúng ta cần có một bà mẹ. Bởi luân hồi sinh tử không có lúc bắt đầu nên chúng ta không thể chỉ ra được chúng sinh nào và nói: “Người này không từng là mẹ tôi trong quá khứ.” Họ không chỉ là các bà mẹ của chúng ta trong quá khứ mà cũng sẽ là những bà mẹ của ta trong tương lai. Nếu bạn có thể phát triển sự xác tín sâu xa nơi sự kiện này, thì sẽ thật dễ nhớ tưởng và suy nghĩ về thiện tâm vĩ đại của các bà mẹ chúng sinhï và sau đó phát triển ước muốn đền đáp lòng tốt của họ. Mặc dù bạn thường được khuyên là coi mọi chúng sinh như mẹ bạn, bạn nên thực hành sự thiền định này theo kinh nghiệm của riêng bạn. Ví dụ, một vài người cảm thấy thân thiết với cha của họ hơn. Người mà bạn cảm thấy gần gũi nhất và thấy tốt lành nhất nên được coi như là mẫu mực. Không có duy nhất một chúng sinh nào mà không từng làm mẹ, làm cha hay thân quyến của ta trong quá khứ. Sự kiện chúng ta không nhớ hay nhận ra họ không có nghĩa là họ đã không từng là các bà mẹ của chúng ta. Ví dụ như ngay cả trong đời này cũng có nhiều trường hợp cha mẹ và con cái chia lìa nhau khi những đứa con còn rất nhỏ. Về sau những đứa trẻ này không thể nhận ra cha mẹ của chúng.

Giáo huấn kế tiếpsuy nghĩ về lòng tốt của tất cả chúng sinh. Sự thiền định này được nói là thành công nhất nếu như sau khi đã nhận ra được mọi chúng sinh là mẹ của bạn, bạn tưởng nhớ tới lòng tốt của họ, lấy bà mẹ của riêng bạn làm một ví dụ. Hãy quán tưởng mẹ bạn ở trước mặt mình, và suy tưởng rằng bà đã từng làm mẹ bạn không chỉ trong đời này mà còn trong vô số đời trong quá khứ. Rồi nghĩ tưởng về việc bà đã tốt lành thế nào đối với bạn, bà đã che chở bạn thế nào trước sự nguy hiểm và bà đã giúp đỡ bạn ra sao, trong đời này trước tiên bà mang thai bạn và ngay trong suốt thời kỳ thụ thai bà đã rất quan tâm săn sóc như thế nào. Bà chăm nom bạn không chút ngại ngần. Bà sẵn sàng từ bỏ tài sản của bà vì bạn, và bà sẵn lòng dùng các phương tiện thủ đoạn và phi tín ngưỡng để có được điều bạn cần mà không quan tâm tới nỗi gian khó gây ra cho bà. Mối ràng buộctình thương của bà dành cho con là như thế khiến bà muốn chính mình mắc bệnh hơn là con bà trở nên đau ốm. Bạn nên nhất tâm thiền định về lòng tốt vĩ đại của bà. Khi bạn phát triển một cảm xúc biết ơn sâu xa đối với mẹ bạn vì thiện tâm vĩ đại của bà bằng cách quán chiếu theo lối này, bạn nên áp dụng phương pháp tương tự cho những người khác đã từng tốt lành với bạn, như những bạn bè và thân quyến của bạn. Cuối cùng bạn có thể mở rộng nó để bao gồm những người trung tính. Nếu bạn có thể phát triển cảm xúc tương tự đó đối với những người trung tính, bạn cũng di chuyển cảm xúc đó sang kẻ thù của riêng bạn. Dần dần hãy bao gồm tất cả chúng sinh khác vào trong phạm vi lòng tốt được nhận biết của bạn.

Kế tiếpsự thiền định về việc trả ơn lòng tốt của họ. Bạn nên hiểu rằng chỉ vì đời sống của chúng ta liên tục chuyển biến nên ta không thể nhận ra rằng mọi chúng sinh đã từng là những bà mẹ, tổ tiên, quyến thuộc tốt lành của ta. Giờ đây họ không được che chở; họ không có nơi nương tựa. Nếu bạn nhìn thấy nỗi đau khổ của họ, sự bơ vơ của họ và sau đó vẫn làm việc vì lợi ích của riêng bạn và sự giải thoát riêng tư, thì chúng ta không chỉ hành xử bất công mà còn cực kỳ bạc bẽo nữa. Bạn nên phát triển một ý thức cam kết sâu xa rằng bạn sẽ không bao giờ bỏ quên họ mà thay vào đó, sẽ đền đáp lòng tốt của họ. Ngay trong một ý thức thế gian, nếu người nào không đền đáp lòng tốt của mọi người mà hành động chống trái lại họ, người ấy bị coi như một người rất xấu xabạc nghĩa. Vậy làm thế nào một hành giả Đại thừa lại có thể hoàn toàn quên lãng hạnh phúc của chúng sinh khác và không nghĩ tới việc đền đáp lòng tốt của họ ?

Hãy tưởng tượng mẹ bạn, tinh thần bất định, mù lòa, và không có bất kỳ sự dẫn dắt nào, đang đi tới một vực thẳm. Bà kêu gào đứa con của bà ở kề cạnh, mối nương tựa duy nhất của bà, là người bà đặt những hy vọng. Nếu đứa con của chính bà không trợ giúp bà thì ai sẽ giúp đây ? Bạn nên quán chiếu rằng từ vô thủy, tâm thức của chúng sinh bất định bởi họ là nô lệ của sự vô minh, không có đôi mắt trí tuệ để nhận ra con đường đưa tới Niết bàn và sự Giác ngộ, và họ thiếu sự hướng dẫn cần thiết của một vị Thầy tâm linh. Từng lúc một, họ đang chìm đắm trong những hành động tiêu cực, cuối cùng chúng sẽ gây nên sự đọa lạc của họ. Nếu những người mẹ này không thể tìm được sự cứu giúp từ những đứa con của họ thì họ có thể đặt niềm hy vọng ở ai ? Cảm thấy một ý thức trách nhiệm, bạn nên đền đáp lòng tốt vĩ đại của bà mẹ.

Kế tiếpthiền định về lòng từ ái. Người theo đạo Phật định nghĩa lòng từ ái là ước muốn tất cả chúng sinh có thể vui hưởng hạnh phúc và không bao giờ xa lìa hạnh phúc. Ta được biết là thiền định về lòng từ ái dù chỉ một chốc lát thì vượt xa công đức tích tập được nhờ vô lượng sự cúng dường cho vô lượng chư Phật. Nhờ năng lực của sự thiền định về lòng từ ái mà Đức Phật đánh bại ma quân cố gắng ngăn cản Ngài đạt được mục đích. Thiền định về lòng từ ái là sự bảo vệ tối thượng. Sự liên tục thực sự thiền định về lòng từ ái là trước tiên, bạn nên nuôi dưỡng lòng từ ái đối với những bạn bè và người thân của chính bạn, rồi bạn di chuyển mối quan tâm đó tới những người trung tính, sau đó cũng tiếp tục tới những kẻ thù của bạn. Như thế từ từ bao gồm mọi chúng sinh khác mà bạn gặp gỡ.

Kế tiếpthiền định về lòng bi mẫn. Có hai loại bi mẫn: một loại chỉ là một ước muốn chúng sinh giải thoát khỏi đau khổ, và loại kia thì mạnh mẽ hơn: “Tôi sẽ lãnh trách nhiệm giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ.” Trước hết, bạn nên thiền định về cha mẹ, bạn bè và thân quyến của chính bạn và sau đó di chuyển sự quan tâm đó tới những người trung tínhcuối cùng đến những kẻ thù của bạn, khiến cho cuối cùng mọi chúng sinh mà bạn gặp sẽ là một phần trong việc thiền định của bạn. Điều này có ý nghĩa to lớn vì khi bạn có thể mở rộng sự thiền định của bạn đến tất cả chúng sinh thì lòng bi mẫntừ ái của bạn sẽ trở nên rộng khắp đến nỗi giây phút bạn nhìn thấy nỗi đau khổ, lòng bi mẫn sẽ tự động phát sinh. Mặt khác, nếu bạn cố gắng thiền định về lòng từ và bi đối với mọi chúng sinh, nghĩ tưởng về “tất cả chúng sinh” mà trước tiên không nhận định họ như một cá nhân cụ thể thì ý niệm “tất cả chúng sinh” của bạn sẽ rất mơ hồ, và lòng bi mẫn của bạn sẽ không thật mãnh liệt và bền vững. Khi bạn gặp gỡ những cá nhân nào đó, bạn sẽ bắt đầu hoài nghi bạn có thực sự ước muốn họ được vui hưởng hạnh phúc không. Trái lại, nếu bạn nuôi dưỡng lòng bi mẫn trong một tiến trình tiệm tiến, trước hết chọn ra những loại người riêng biệt và thực hiện một sự nỗ lực hết sức đặc biệt để nuôi dưỡng lòng từ và bi đó nhắm vào kẻ thù của bạn, là đối tượng khó khăn nhất, thì sau đó việc có lòng từ bi đối với những người khác sẽ trở nên rất dễ dàng, và lòng bi mẫn của bạn sẽ có khả năng chịu đựng được bất kỳ tình huống nào bạn có thể gặp.

Trong sự thiền định thực sự, bạn nên suy tưởng về việc chúng sinh, cũng như chính bạn, quay cuồng trong vòng sinh tử, quằn quại vì mọi thứ đau khổ ra sao. Thành công trong việc phát triển lòng từ và bi là việc rất cần thiết để hiểu biếtnhận ra những lỗi lầm và khiếm khuyết của vòng luân hồi sinh tử. Nếu bạn có thể làm điều đó theo nhận thức riêng của bạn, bạn có thể mở rộng sự hiểu biết của bạn đến chúng sinh khác qua kinh nghiệm. Trái lại, nếu bạn không phát triển sự tự từ bỏ và một cảm thức nhàm chán đối với toàn bộ kinh nghiệm trong vòng sinh tử này, thì bạn không có phương cách nào để có thể nuôi dưỡng lòng bi mẫn. Sự từ bỏ rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng lòng bi mẫn. Lòng bi mẫn và sự từ bỏ chỉ khác biệt ở đối tượng của chúng: sự từ bỏ nhắm vào bản thân bạn; nó là ước muốn bạn được giải thoát khỏi đau khổ. Lòng bi mẫn hướng thẳng tới những chúng sinh khác; nó là ước muốn mọi chúng sinh được giải thoát khỏi đau khổ.

Điều tối quan trọng là phải nghiên cứuhiểu biết về nhiều loại đau khổ. Khi đã có được sự hiểu biết bao quát nhờ đọc nhiều bản văn và suy tưởng sâu sắc, bạn nên thiền định về những lỗi lầm và khiếm khuyết của luân hồi sinh tử, và chúng sinh trong vòng sinh tử quay cuồng trong phản ứng dây chuyền này như thế nào. Ví dụ như trong các phòng thí nghiệm khoa học, những con chuột bạch bị hành hạ với đủ loại thiết bị. Để hiểu rõ bộ não hoạt động như thế nào, các nhà khoa học phải thí nghiệm trên các loài vật. Đó là một tình huống rất kỳ quặc, bởi vì mục đích ban đầu của họ là giúp đỡ và kéo dài đời sống con người. Ở một mặt, nó là một mục đích cao quý, nhưng cũng khó mà biện minh. Mặc dù họ có thể dùng các thuốc giảm đau, các nhà khoa học làm các loại thí nghiệm này mà không có bất kỳ cảm thức bi mẫn hay thương xót nào đối với các con vật. Ở phương Tây có những nhóm người phản đối cách đối xử như thế với các loài vật, không phải vì những tình cảm tôn giáo mà vì thái độ bi mẫn của họ đối với những thú vật. Tôi ủng hộ nỗ lực này.

Lúc ban đầu, việc phát sinh bất kỳ kinh nghiệm bi mẫn nào đối với tất cả chúng sinh có vẻ hết sức khó khăn, nhưng một khi bạn bắt đầu phát triển nó, thì lòng bi mẫn sẽ trở nên mạnh mẽ, chân thực và không thể lay chuyển được, vì nó được đặt nền trên một nền tảng kiên cố của tri thứclý trí. Nếu bạn có một vài kinh nghiệm về lòng bi mẫn, thì thực sự quan trọng khi nỗ lực ổn định nó bằng cách củng cố nó với lý trí và sự hiểu biết rộng rãi. Chỉ đơn thuần nương dựa vào một vài loại trực giác độc nhất nào đó thì rất không đáng tin cậy, bởi vì có một sự nguy hiểm là về sau loại kinh nghiệm đó sẽ biến mất không còn một dấu vết. Điều này là chân thật không chỉ đối với sự thiền định về lòng bi mẫntừ tâm, mà còn đối với tất cả những sự thực hành khác nữa.

Kết quả của sự thiền định và suy niệm của bạn là cảm xúc bi mẫn của bạn đối với chúng sinh sẽ trở nên mãnh liệt như tình thương của một bà mẹ đối với đứa con duy nhất của bà khi nhìn thấy đứa con mình đau đớn vì một bệnh tật. Nỗi đau khổ của đứa con khiến bà lo lắngđau đớn, và ngày lẫn đêm bà có ước muốn tự nhiên là đứa con bà được mạnh khỏe. Nếu thái độ của bạn đối với chúng sinh như thế, thì bất luận họ có quan hệ với bạn hay không, lúc bạn nhìn thấy bất kỳ nỗi đau khổ nào, bạn có thể phát triển một lòng bi mẫn mãnh liệt bình đẳng đối với mọi chúng sinh mà không thiên vị, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã thành tựu và phát triển lòng bi mẫn. Điều này áp dụng vào lòng từ ái thì cũng vậy. Lòng từ ái và bi mẫn như thế sẽ dẫn dắt một cách tự nhiên không có bất kỳ cố gắng nào đến thái độ siêu việt của việc bạn đưa vai gánh vác trách nhiệm làm việc vì sự lợi lạc của chúng sinh, nó dần dần dẫn tới sự chứng ngộ cuối cùng của ước nguyện đạt được Giác ngộ.

Trong việc thiền định về sự đền đáp lòng tốt, bạn đã quán chiếu về lòng tốt vĩ đại của các bà mẹ chúng sinh và về sự cần thiết phải làm việc vì sự lợi lạc của họ. Ở đây mối quan tâm ban đầunuôi dưỡng một cảm thức sâu sắc về trách nhiệm làm việc vì lợi lạc của họ và gánh vác phận sự giải thoát chúng sinh khỏi nỗi đau khổ và đem lại hạnh phúc cho họ. Trải qua đời sống và các hoạt động hàng ngày của bạn, bất kỳ khi nào cơ hội phát sinh, bạn nên lập tức nắm lấy nó để tu hành sự thiền định này. Chỉ bấy giờ bạn mới có thể bắt đầu hy vọng có sự tiến bộ trong sự chứng ngộ. Thi sĩ Ấn Độ Chandragomin (thế kỷ thứ sáu) nói rằng thật là ngu đần khi hy vọng biến đổi mùi vị của một trái cây rất chua chỉ bằng cách thêm vào một hoặc hai giọt đường mía. Tương tự như thế, chúng ta không thể hy vọng hương vị của tâm thức, là cái gì đã bị ô nhiễm quá nhiều vị chua của sự mê lầm, lập tức biến đổi thành vị ngọt của Bồ đề tâmlòng bi mẫn chỉ bằng một hoặc hai sự thiền định. Giữ vững sự nỗ lựcliên tục là điều thực sự hết sức quan trọng.

Trong bước cuối cùng là sự phát triển thực sự Bồ đề tâm, tâm khát khao thành tựu Giác ngộ vì những người khác, bạn đừng nên bằng lòng với việc nhìn thấy tầm quan trọng của sự Giác ngộ vì sự lợi lạc của những người khác. Không có cách nào thực hiện mục đích tối hậu đó mà không có sự thành tựu trạng thái Toàn Giác của Phật Quả của bạn. Bạn nên phát triển một đức tin hết sức sâu sắc, chân thành nơi trạng thái Giác ngộ, và điều đó sẽ đưa tới một khát khao chân thực để thành tựu nó. Nói chung, có nhiều nguyên nhânđiều kiện (duyên) để nuôi dưỡng Bồ đề tâm, nhưng trong số đó điểm chính yếulòng bi mẫn.

Bạn nên nhận thức rằng mục đích của việc sinh ra trong thế giới này là để giúp đỡ những người khác. Nếu bạn không làm điều đó, thì ít nhất bạn đừng làm hại chúng sinh khác. Các quốc gia có những hệ thống chính trị khác nhau, nhưng một yếu tố cốt tủy trong hầu hết các xã hộithái độ vị tha – ước muốn làm việc vì người khác, vì hạnh phúc của đa số. Thái độ vị tha là gốc rễ của hạnh phúc trong cộng đồng nhân loại. Tất cả những tôn giáo chính của thế giới đều khuyến khích việc nuôi dưỡng một thái độ vị tha, bất luận những hệ thống triết học khác nhau của chúng thế nào. Tóm lại, nếu bạn nuôi dưỡng thái độ vị tha, nó không chỉ giúp bạn trong việc đem lại sự bình an của tâm hồn mà còn tạo nên một bầu không khí an lành quanh bạn. Đó là một trong những kết quả mà bạn có thể thấy. Mục đích tối hậu của sự nuôi dưỡng thái độ vị thathành tựu trạng thái Giác ngộ khiến bạn có thể làm việc cho sự hoàn thành trọn vẹn những ước nguyện của chúng sinh. Vì thế, Đức Phật đã không bỏ quên tầm quan trọng của sự nuôi dưỡng Bồ đề tâm như một nội dung chỉ dạy đơn giản; Ngài cũng đã chỉ bày những kỹ thuật và phương tiện nhờ đó chúng ta có thể phát triển một khao khát vị tha như thế.

Một khi chúng ta đã tái sinh trong thế giới này, chừng nào chúng ta còn là con người thì sự sống còn của chúng ta còn tùy thuộc vào những người khác. Chúng ta không thể tồn tại một cách độc lập. Đó là bản chất của con người. Vì vậy, chúng ta nên giúp đỡ những người anh em của chúng tagiải thoát họ khỏi những đau khổ của họ, về cả vật chất lẫn tinh thần. Đó là phương cách đúng đắn để xử sự với những người anh em của ta. Các côn trùng như ong và kiến không có một hệ thống giáo dục, nhưng trong những phạm vi thực tiễn, vì sự sống còn của chúng, chúng phải tương thuộc lẫn nhau, chúng giúp đỡ lẫn nhau bằng cách này hay cách khác bất luận chúng có một ý thức cảm xúc và bi mẫn mạnh mẽ hay không. Khi những con kiến kiếm được một miếng bánh mì lớn, chúng giúp đỡ nhau để khiêng nó. Để sống còn, con người tùy thuộc vào những người anh em nhưng không đối xử với nhau như những người anh em. Mọi người có một khuynh hướng tự nhiên là ước muốn chứng nghiệm hạnh phúc và tránh né đau khổ. Khi bạn quan tâm tới điều đó thì điều hết sức quan trọng là phải nuôi dưỡng một thái độ vị tha để giúp đỡ những người khác.

Chúng ta đã có được đời làm người này. Chúng ta có làm cho nó có giá trị hay không thì tùy thuộc vào thái độ tinh thần của chính chúng ta. Nếu chúng ta giữ một thái độ không thành thật nhưng biểu lộ một vẻ mặt nhân từtốt lành, thì chúng ta tạo nên một lỗi lầm. Nếu ta có thái độ vị tha này và đối xử với những người khác như họ xứng đáng được đối xử thì hạnh phúc của riêng ta được bảo đảm như một sản phẩm phụ của sự làm việc vì hạnh phúc của người khác. Khi chúng ta chứng nghiệm hạnh phúc, chúng ta nên hoan hỉ trong sự thật rằng đó là kết quả của các thiện hạnh chúng ta đã làm trong quá khứ. Đồng thời, ta nên hồi hướng đức hạnh đó cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh trong niềm hy vọng là họ cũng có thể kinh nghiệm được loại hạnh phúc này. Nếu chúng ta trải qua nỗi đau khổ, chúng ta nên nhận thức rằng nó là hậu quả của những ác hạnh ta đã mắc phạm trong quá khứ, và ta nên phát triển một ước muốn là qua kinh nghiệm của ta về nỗi đau khổ này, trong tương lai mọi đau khổchúng sinh khác phải chịu đựng có thể tránh được. Hãy thệ nguyện rằng dù bạn có thành tựu Giác ngộ hay không thì bạn cũng sẽ làm việc vì hạnh phúc của những chúng sinh khác, dù có xảy ra điều gì chăng nữa. Khi đã nhận được những giáo huấn về phương cách chiến thắng thái độ quy ngã, bạn có thể chết không chút hối tiếc. Khi tôi cho những giải thích về sự thực hành của tôi trong mong muốn phát triển ước nguyện đạt được Giác ngộ này, tôi cảm thấy hết sức may mắn được làm như thế. Miệng và lưỡi của tôi đã làm tròn mục đích của chúng. Các thính giảđộc giả nên vui mừng được may mắn lớn lao khi trở nên quen thuộc với các giáo lý kỳ diệu như thế mà sự thực hành chúng đem lại những lợi lạc cho cả hiện tại lẫn tương lai.

Sự thực hành Bồ đề tâm rất cần thiết cho những ai ước muốn thành tựu giác ngộ. Tất cả chư Phật và Bồ Tát trong quá khứ đã thành tựu những chứng ngộ cao cấp này nhờ nuôi dưỡng thái độ vị tha. Trải qua thời gian, một vài hệ tư tưởng đánh mất sự thích đáng của chúng. Đức Phật đã dạy rằng đời sốngtài sản yêu quý nhất của chúng tachúng ta nên đối xử với cuộc đời những người khác còn quan trọng và quý báu hơn cuộc đời của chính ta. Loại thông điệpgiáo lý này vẫn giữ được sự thích đáng của nó trải qua những thời đại. Trong thời hiện đại khi có một hiểm họa to lớn hủy diệt toàn thể thế giới, chúng ta nhận ra thông điệp của Đức Phật càng lúc càng thích đáng hơn nữa.

Phương pháp khác để phát triển khát khao vị tha đạt được Giác ngộviệc làm bình đẳng và hoán đổi bản thân ta với những người khác. Bước đầu tiên trong sự thực hành này là nhận thức những thuận lợi trong việc hoán chuyển chính ta với những người khác và những bất lợi của việc không làm như thế. Mọi phẩm tính tốt đẹp trong thế giới này là sản phẩm của việc yêu quý hạnh phúc của người khác, và mọi thất vọnglầm lạc cùng những đau khổ là sản phẩm và kết quả của những thái độ ích kỷ. Nhưng có thể hoán đổi chính ta với những người khác không ? Kinh nghiệm của ta xác chứng rằng ta có thể thay đổi thái độ đối với những loại người nào đó mà trước đây ta thấy ghê tởm và sợ hãi họ, rằng khi ta gần gũi và hiểu biết họ hơn, thì chúng ta có thể thay đổi thái độ của ta. Hoán đổi ta và những người khác không có nghĩa là bạn hoán đổi thân xác chính bạn thành những người khác mà đúng hơn, thái độ bạn có về bản thân bạn được áp dụng cho những người khác. Sự yêu quý mạnh mẽ mà bạn cảm thấy đối với chính bạn bây giờ được di chuyển sang những người khác khiến cho bạn sẽ có một khuynh hướng tự nhiên làm việc cho sự lợi lạc của người khác thay vì cho bạn.

Có hai trở ngại chính khi phát triển một thái độ như thế. Đầu tiên là sự phân biệt mạnh mẽ này giữa ta và những người khác, thấy ta và người khác hoàn toàn độc lập và tách biệt. Thật ra, ta và người thì tương đối, giống như “bên này của ngọn núi” và “bên kia của ngọn núi.” Từ cái nhìn của tôi, tôi là cái tôi và bạn là người khác, nhưng từ cái nhìn của bạn, thì bạn là cái tôi và tôi là người khác. Chúng ta cũng có một cảm giác lãnh đạm tự nhiên bởi vì ta cảm thấy hạnh phúcđau khổ của những người khác không phải là công việc của ta; chúng không thành vấn đề đối với ta. Rồi chúng ta phải nhớ rằng có những loại người nào đó, như những thân quyến của ta là những người ta coi là rất thân thiết. Mặc dù những thân quyến của bạn không phải là bạn, những đau khổhạnh phúc mà họ kinh nghiệm ảnh hưởng tới bạn. Cũng thế, mặc dù sự thậtthân thể chúng ta gồm có nhiều bộ phận – đầu, tay, chân – chúng ta coi thân thể của ta, là tập hợp của những bộ phận, như cái gì rất quý giá. Cùng cách như thế, chúng ta nên xem xét cái nối kết chúng ta, nét đặc trưng chung nhất mà mọi chúng sinh như chính chúng ta tham dự vào, là ước muốn tự nhiên đạt được hạnh phúc và tránh né đau khổ. Chúng ta nhìn một người từ bỏ đời mình vì người khác là cao quý, nhưng ta cho rằng hy sinh mười người để cứu một người thì đúng là điên khùng. Điều này không dính dáng gì với tôn giáo; nó chỉ là một đáp ứng của con người. Vì thế, việc từ bỏ những quyền hành, lợi lạc, và đặc ân của một thiểu số cho lợi ích của nhiều người là đúng đắncông bằng. Đây là điều Đức Phật dạy – đó là từ bỏ những đặc ânquyền lợi của một cá nhân cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh bao la vô hạn như không gian, là đúng đắncông bằng.

Khi cố gắng thực hành sự hoán đổi ta và người, chúng ta gặp sự kháng cự mạnh mẽ từ khuynh hướng tự nhiênthái độ quy ngã của chính chúng ta. Rất cần thiết phải chiến thắng chúng. Quan niệm rằng hạnh phúcđau khổ của người khác không là vấn đề đối với tôi, vì thế tôi không cần làm việc vì người khác, là một chướng ngại nổi bật. Nhưng ta nên suy nghĩ rằng giờ đây mặc dầu chúng ta không phải là tương tự những người mà chúng ta sẽ trở thành hai mươi năm nữa, nhưng thật là điên rồ nếu không quan tâm tới những người mà chúng ta sẽ trở thành trong tương lai. Thật là điên rồ khi làm những điều sẽ khiến cho họ đau khổ về sau. Bạn cũng nên suy nghĩ rằng khi bạn dẵm lên một cái gai nó làm chân bạn bị đau, một bàn tay bạn rút cái gai ra mặc dù bàn tay đó không phải chịu đau đớn. Chỉ bởi sự quen thuộcthói quenchúng ta có sự bám chấp mạnh mẽ vào cái tôi của chúng ta và nhìn bất kỳ cái gì có liên quan với chúng ta là rất quý báu và là cái gì được yêu mến. Nhờ sự liên tục làm cho quen thuộc chúng ta có thể phát triển một thái độ mạnh mẽ là yêu quý hạnh phúc của những người khác. Mặc dù chúng ta đã từng làm việc để đạt được hạnh phúcgiải thoát khỏi đau khổ từ vô thủy, thái độ quy ngã của ta đã khiến chúng ta phải chịu đựng đau khổ ghê gớm. Nếu ở một lúc nào đó trong quá khứ chúng ta đã có thể thay đổi thái độ này và thay vì yêu mến bản thân, chúng ta yêu quý hạnh phúc của những người khác, thì bây giờ chúng ta đã thành tựu sự đại lạc của Phật Quả.

Vì thế, chúng ta nên quyết định: “Từ nay trở đi tôi sẽ hiến dâng bản thân tôi, ngay cả thân thể tôi, cho hạnh phúc của những người khác. Từ giờ trở đi, tôi sẽ không làm việc cho hạnh phúc của riêng tôi mà đúng hơn, vì hạnh phúc của những người khác. Từ nay trở đi, người khác giống như chủ nhân của tôi; thân thể tôi sẽ vâng lờithi hành mệnh lệnh của người khác thay vì của tôi.” Khi suy nghĩ về những bất lợitai hại to lớn của thái độ ích kỷ, bạn nên phát triển một quyết định mạnh mẽ, nói với thái độ yêu quý bản thân rằng: “Sự thống trị của mi đối với tâm thức ta là một việc trong quá khứ. Từ nay trở đi ta sẽ không vâng theo mệnh lệnh của mi nữa. Mi chỉ gây cho ta những tai họa to lớn do những phương cách thủ đoạn của mi. Từ nay trở đi, đừng giả bộ là mi đang làm việc cho hạnh phúc của riêng ta, bởi ta đã nhận ra rằng mi là kẻ thù vĩ đại và là căn nguyên của mọi thất vọngđau khổ của ta. Nếu ta không từ bỏ mi và làm việc vì người khác, thì mi sẽ lại nhận chìm ta trong những đau khổ của sự tái sinh bất hạnh.” Hãy hiểu rằng một thái độ quy ngã là căn nguyên của mọi đau khổ, và sự quan tâm tới người khác là suối nguồn của mọi hạnh phúc và điều tốt lành.

Nếu bạn gặp mười người ăn xin nghèo khổ như nhau, sẽ là sai lầm khi tạo những sự phân biệt trong số những người đó, khẳng định rằng một vài người đáng được giúp đỡ hơn những người kia. Nếu có mười người đau ốm như nhau, bắt đầu tạo ra sự phân biệt trong những người đó là vô nghĩa. Cũng vậy, bạn nên phát triển một thái độ bình đẳng đối với tất cả những chúng sinh khác, họ đang đau khổ hay có khả năng bị đau khổ. Những chúng sinh này đã biểu lộ thiện tâm bao la với bạn trong quá khứ. Từ một quan điểm tôn giáo, ngay cả kẻ thù cũng tốt lành vì họ đem lại cho bạn cơ hội để phát triển sự nhẫn nhục. Tất cả chúng ta có cùng bản tánh, và tất cả chúng ta đang phải chịu một số phận như nhau; không có vấn đề đối khángthù địch lẫn nhau. Chư Phật chỉ thấy những vô minhlỗi lầm cần loại trừ; các ngài không bao giờ phân biệt trong các chúng sinh đang bị vây chặt bởi những vô minh, một vài người cần giúp đỡ và những người khác thì không. Nếu một vài chúng sinh thực sự xấu xa tự bản chất thì chư Phật sẽ nhìn thấy điều này và sẽ từ bỏ họ. Bởi chư Phật – là những người nhìn thực tại chân xác như nó là – không hành xử theo lối này nên chúng ta có thể kết luận rằng điều xấu là một ưu phiền nhất thời có thể được tiệt trừ. Có nói rằng nếu có hai người lại gần Đức Phật, một người dùng vũ khí tấn công Đức Phật, và người kia xoa bóp Đức Phật bằng dầu, thì ngài sẽ không ưu đãi người này hơn người kia.

Như vậy trong ý nghĩa tối hậu, kẻ thù và bạn bè không hiện hữu. Điều này không có nghĩa là không có những người đôi khi giúp đỡ ta và những người khác thỉnh thoảng làm hại ta. Điều chúng ta quan tâm ở đây là cố gắng chiến thắng những cảm xúc bất thường của ta. Chúng ta nên suy nghĩ về tính chất tương đối của bạn bè và kẻ thù để giảm bớt sự trói buộc của những phản ứng cảm xúc. Như thế chúng ta có thể dễ nhận ra hơn nữa những lợi lạc của sự yêu quý những người khác – là cánh cửa đi vào sự thành tựu mọi phẩm tính tốt đẹp. Rồi chúng ta sẽ ước muốn làm việc cho những người khác một cách tự nhiên, và sự thờ ơ mà trước đây chúng ta cảm thấy đối với những người khác giờ đây có thể được áp dụng cho hạnh phúc của riêng ta. Sự bám luyến mạnh mẽ theo cảm tính thường nối kết với hạnh phúc của chính ta trong quá khứ thì nay có thể được chuyển dời cho người khác.

Nếu ta suy nghĩ kỹ lưỡng, ta có thể thấy rằng ngay cả sự thành tựu Giác ngộ của riêng ta cũng tùy thuộc vào những người khác rất nhiều. Không có sự thực hành ba loại tu tập về giới, định và tuệ thì chúng ta không có cách nào để đạt tới Niết bàn. Sự thực hành ba loại tu tập bắt đầu với đạo đức, như nguyện không sát sinh. Nếu không có những chúng sinh khác, làm sao ta có thể kềm chế không giết hại họ ? Tất cả những thực hành này tùy thuộc vào sự tham dự của những người khác. Tóm lại, ngay từ lúc bắt đầu được thọ thai trong bụng mẹ tới nay, chúng ta đã hoàn toàn tùy thuộc vào lòng tốt và sự góp phần của những người khác. Một người Tây Tạng sẽ không hưởng thụ được trà Tây Tạng nếu không có sự tham dự của những con vật như bò cái yak. Sữa là quyền lợi tự nhiên của con bê, nhưng chúng ta lấy nó đi và làm thành bơ. Không có các đóng góp của chúng sinh khác, chúng ta sẽ không có những vật phẩm này. Sự thực cũng tương tự với chỗ ở, thực phẩmđặc biệt đối với danh tiếng. Trong thế giới hiện đại, nếu không có những hoạt động của những nhà báo thì không ai có thể trở nên nổi tiếng. Cho dù một người la hét lớn tiếng thì người ấy cũng không trở nên nổi tiếng theo cách đó.

Chúng ta nhận ra rằng chính sự sống còn của ta là cái gì tùy thuộc vào những người khác. Đây là sự thật trong thế giới và là sự thật trên con đường: mọi sự tùy thuộc vào sự tham dựlòng tốt của những người khác. Vì thế, nếu chúng ta quán chiếu theo đường lối như thế thì sự tưởng nhớ của ta về lòng tốt của những người khác sẽ có một chiều kích rộng lớn hơn. Tôi thường lưu ý rằng nếu bạn muốn ích kỷ, bạn nên làm điều đó trong một cách thức thật thông minh. Phương cách ích kỷ ngu dại là cách chúng ta luôn luôn làm việc, tìm kiếm hạnh phúc cho độc nhất bản thân chúng ta và trong tiến trình đó, càng ngày càng khốn khổ hơn. Phương cách ích kỷ thông minh là làm việc cho hạnh phúc của người khác bởi bạn là một vị Phật sẽ thành.

Để không bao giờ tách lìa nguyện ước trở thành một vị Phật vì những người khác, ngay cả trong những đời tương lai, chúng ta phải duy trì những loại tu hành nào đó. Đặc biệt, chúng ta nên từ bỏ bốn hành động tiêu cựcthực hành bốn thiện hạnh kết hợp với sự tu hành này. Hành động tiêu cực thứ nhất là lừa dối vị Thầy tâm linh của bạn, đặc biệt bằng việc nói dối. Hành động tiêu cực thứ hai là làm cho một hành giả tôn giáo vốn không ân hận về những thiện hạnh trong quá khứ của họ trở nên ân hận về những việc đó do điều bạn nói. Hành động tiêu cực thứ ba là lăng nhục các vị Bồ Tát, là những đấng đã phát triển Bồ đề tâm, bằng cách xem thường và nhục mạ các ngài. Chúng ta nên hết sức thận trọng tránh làm điều này. Kinh Đại Bát Nhã giảng về sự nghiêm trọng của việc phát sinh lòng sân hận. Nếu bạn nhận thức rằng bạn đã cáu giận đối với một vị Bồ Tát, thì điều hết sức quan trọng là phải lập tức ân hận về điều đó, và tiến hành những phương tiện tịnh hóa hành động tiêu cực của bạn với một quyết định mạnh mẽ sẽ không bao giờ cho phép mình làm những hành động như thế sau này. Chướng ngại lớn nhất ngăn cản việc nuôi dưỡng lòng bi mẫnước nguyện đi tới Giác ngộ là sự thù ghét những người khác. Hành động tiêu cực thứ tư là lừa dối người khác mà không có chút lương tri nào, đặc biệtche đậy lỗi lầm của bạn và giả bộ có được những chứng ngộ cao siêu.

Bốn thiện hạnh thì đối nghịch với bốn hành động này. Thiện hạnh thứ nhất là không bao giờ nói dối bất kỳ chúng sinh nào. Có một ít ngoại lệ mà bạn phải nói dối để bảo vệ Pháp hay người khác nhưng mặt khác, bạn nên tránh nói dối bất kỳ ai. Thiện hạnh thứ hai là sự trung thực, và thiện hạnh thứ ba là tán thánkính trọng các vị Bồ Tát là những người thường xuyên làm việc cho người khác. Hơn nữa, rất khó quyết đoán ai là và ai không là một Bồ Tát, vì thế tốt hơn, ta nên phát triển một ý thức kính trọng mạnh mẽ đối với tất cả chúng sinh và luôn luôn nói tốt về họ cùng tán thán những phẩm tính tích cực của họ. Thiện hạnh thứ tư là cổ vũ người khác làm việc cho sự thành tựu Phật Quả, trạng thái Toàn Giác.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13440)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.