Lời Tựa / Lời Người Dịch

26/11/201012:00 SA(Xem: 38458)
Lời Tựa / Lời Người Dịch


HẢI ĐẢO TỰ THÂN
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM THANH TỊNH
Tác Giả: Ni Sư Ayya Khema - Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Dịch từ bản tiếng Anh: Be An Island The Buddhist Practice of Inner Peace
Wisdom Publications 1999
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2010

Lời Tựa

Trước khi nhập diệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã được ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết-bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.

 

Trong Kinh Đại Bát Niết-bàn, khi ngài Ananda, vị đệ tử trung kiên và cũng là thân quyến của Đức Phật, bày tỏ ý muốn được Đức Phật truyền lại những lời giáo huấn cuối cũng đến các tăng ni, Đức Phật bảo rằng Ngài đã không giữ gì lại "trong nắm tay như một vị thầy còn muốn giữ lại điều gì đó". Và Đức Phật đã khuyên các đệ tử của Ngài không nên dựa vào sự dẫn dắt của Ngài. "Vi thế, Ananda, hãy làm hải đảo tự thân, hãy an trú nơi chính mình, không nên tìm kiếm sự an trú ở bên ngoài; hãy xem Pháp là hải đảo của mình, hãy xem Pháp là nơi an trú của ngươi".


Rồi Đức Phật tiếp: "Các hàng đệ tử của ta, này Ananda, những người hiện tại bây giờ hay sau khi ta nhập diệt, biết nương tựa nơi hải đảo tự thân. . . biết xem Pháp là hải đảo của họ, và nương trú nơi Pháp. . . đó là những người sẽ đạt được đạo vô thượng chánh đẳng, chánh giác, nếu họ dốc lòng tu tập".

 

Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết-bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình". Các bài pháp thoại này cố gắng giảng giải các giáo lý của Đức Phật, chính yếu dựa vào những bài kinh luận, các lời giải đáp của Ngài cho các hàng đệ tử.

 

Chương thứ nhất giúp các Phật tử hiểu ý nghĩa của việc 'nương trú' nơi Phật, Pháp và Tăng. Chương thứ hai bắt đầu bằng bài kệ tán thán Phật pháp, rồi tiếp tục khai triển thêm các phương pháp mở rộng nội tâm, kiến tánh, mà không cần phải dựa vào bất cứ cái gì bên ngoài ta. Cả hai chương này được đặt ở phần đầu của sách như một sự cúng dường, độc giả có thể đọc, nếu thích. Hoặc có thể đọc xong các chương khác, rồi trở lại hai chương đầu, có thể lúc đó ta sẽ thấy chúng có ý nghĩa hơn.

 

Có thể, ngay lúc này, độc giả chỉ thấy đôi ba chương có ích cho mình. Nếu chỉ có thế, đó cũng là một khởi đầu tốt đẹp, vì lúc ấy Pháp Phật nhiệm mầu đã trở thành một phần của đời sống tâm linh của chúng ta, để từ đó có thể phát triển, tăng trưởng thêm cho đến khi chúng ta hoàn toàn hòa nhập với Phật pháp.


Tôi xin tri ân tất cả các tỳ kheo ni, sadi ni, các nam nữ cư sĩ đã luôn tìm đến nghe các bài Pháp thoại của tôi. Không có họ, những bài giảng này đã không được nói ra, và có lẽ quyển sách này cũng chẳng bao giờ thành hình.


Xin gửi lời cảm tạ đặc biệt đến các bạn tôi, những người luôn hiểu, luôn rộng lượng ủng hộ các công việc của tôi, cũng như việc xuất bản quyển sách này. Các Phật tử đã đánh máy từ các bài giảng thâu băng. Những người này đã cúng dường thời gian, công sức, và lòng từ bi trong việc truyền bá Phật pháp.

 

Cầu cho tất cả các vị đã giúp cho quyển sách này thành hình được nhiều thiện nghiệp. Mong rằng quyển sách này có thể mang hạnh phúc, niềm vui đến trong lòng bạn đọc.



Ayya Khema

Buddha-Haus, Đức

Tháng 12, 1995

 

 

Lời Người Dch


Chúng tôi rất vui mừng được NXB Wisdom Publications, MA USA, chính thức chấp thuận cho chúng tôi được chuyển ngữ và xuất bản quyển Be An Island của Ni sư Ayya Khema. Đây là quyển sách đầu tiên về Phật giáo của Ni sư Ayya Khema.

 

Như thế, quyển sách dịch dưới tựa đề Hải Đảo T Thân sẽ có cơ duyên đến tay được nhiều độc giả hơn. Bản dịch lần này có một số hiệu đính so với bản dịch đầu tiên. Tuy nhiên việc sai sót hẳn là không thể thấy hết vì sự hiểu biết hạn hẹp của người dịch. Vì thế rất mong được quý độc giả, đạo hữu, quý tôn sư góp ý để lần in sau được hoàn thiện hơn.


Xin hồi hướng công đức này đến giác linh Ni sư Ayya Khema, người đã mở cánh cửa đi vào Phật pháp cho chúng tôi. Xin hồi hướng công đức nhỏ mọn này đến mọi loài chúng sanh.  Mong tất cả mau được giải thoát, thành tựu đạo quả.

 

Quyển sách này được tái bản dựa vào nhuận bút của Vô Ngã Vô Ưu, vừa được tái bản lần nữa (2022).  Xin cảm ơn NXB TH vì sự chia sẻ này.

 

Tháng 4, 2005 & 2/2022

Diệu Liên-Lý Thu Linh

Tưởng Nim 

 

Vào ngày 2 tháng 11, 1997, Ni sư Ayya Khema (1923- 1997) đã qua đời vì bịnh ung thư ở tuổi 74. Pháp danh của Ni sư có nghĩa là An lànhYên ổn. Ni sưtác giả của khoảng 25 đầu sách về Thiền và giáo lý Phật giáo. Ở Mỹ, Ni sư rất nổi tiếng qua quyển sách bán chạy nhất (best-selling) Being Nobody, Going Nowhere: Meditations on the Buddhist Path (Vô Ngã, Vô Ưu: Thiền Quán về Phật Đạo).

 

Ni sư thọ giới xuất gia ở Sri Lanka vào năm 1979 và là một trong những người tiên phong trong việc tranh đấu cho ni giới trong tăng đoàn.

 

Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu sống ở Berlin cho đến khi cuộc chiến bắt đầu, bà trốn chạy sang Scotland. Sau đến sống ở Thượng Hải. Ở đó bà và gia đình bị quân đội Nhật cầm tù trong các trại giam dành cho tù nhân chiến tranh. Cha bà đã mất trong lúc bị giam cầm.

 

Năm 1964 bà di cư sang Mỹ cùng chồng và hai con. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu dạy Thiền trên khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Ni Giới Quốc Tế (International Buddhist Women Center) và Parappuduwa Nuns Island, dành cho phụ nữ muốn tu học chuyên sâu về Phật giáo hay muốn thọ giới xuất gia.

 

Vào năm 1987, Ni sư tham gia tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên dành cho Ni giới, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc bài diễn văn chủ yếu. Cũng trong năm đó, Ni sư là người đầu tiên phát biểu về Phật giáoLiên Hiệp Quốc.

 

Ni sư Ayya Khema còn là giám đốc đỡ đầu cho Buddha-Haus thành lập ở Đức, năm 1989, và năm 1996 Ni sư chứng minh cho sự thành lập Tăng đoàn của tu viện Western Forest Monastery Tradition, là lâm viện Phật giáo đầu tiên ở Đức.

 

(Có thể xem thêm về cuộc đời của Ni Sư trong quyển tự truyện Quà Tặng Cuộc Đời -I Give You My Life)

 

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

Hiệu Đính Lần 2  2/2022





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190823)
01/04/2012(Xem: 36428)
08/11/2018(Xem: 15107)
08/02/2015(Xem: 54245)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :