17. Sứ Mệnh Của Người Con Phật

20/12/201012:00 SA(Xem: 21435)
17. Sứ Mệnh Của Người Con Phật
SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CON PHẬT

Này các Tỳ-kheo, Hãy ra đi vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì sự tốt đẹp, vì an lạchạnh phúc cho chư thiên và loài người”. (Đức Phật)

Khi chúng ta mở ra những trang sử của Phật giáo, chúng ta biết rằng sứ mệnh của những người con Phật là ban phát bức thông điệp từ bitình thương của Đức Phật bằng một phương pháp an hoàtôn trọng. Một sứ mệnh hoà bình như thế nên được ca ngợi và khiển trách những ai đã thực thi những biện pháp bạo lực trong quá trình truyền bá tôn giáo của mình.

Những phái đoàn truyền giáo của đạo Phật không tranh đấu với những nhà lãnh đạo tôn giáo khác trong quá trình giáo hoá con người ở nơi thị trường. Không có phái đoàn truyền giáo nào hoặc là vị Tăng sĩ nào của Phật giáo suy nghĩ đến việc thuyết giảng những điều xấu để chống lại những người được gọi là ‘không tin tưởng’. Thái độ không khoan dung trong lĩnh vực tôn giáo, văn hoá và dân tộc không phải là thái độ của Phật giáo, không phải là tinh thần của những con người được thấm nhuần với tinh thần Phật giáo thực sự. Sự thù hận không bao giờ được tán thành trong giáo lý của Đức Phật. Thế giới này đã đẩm máu nhiều và phải chịu nhiều phiền toái như là căn bệnh của chủ nghĩa giáo điều, sự cuồng tín tôn giáo và bất khoan dung, độ lượng trong tôn giáo. Cho dù đó là trong lĩnh vực tôn giáo hay chính trị, con người đã ý thức nỗ lực nhằm mang lại cho nhân loại để giúp họ chấp nhận lối sống của chính mình. Trong khi làm như vậy, đôi khi họ bày tỏ thái độ hiếu khách, hoà nhã của họ đối với tín đồ của những tôn giáo khác.

Đạo Phật không tranh cãi với những truyền thống dân tộc và phong tục tập quán, nghệ thuật và văn hoá của những con người chấp nhận nó làm lối sống mà để cho chúng tồn tại ngày càng cải thiện tốt hơn. Thông điệp tình thươngtừ bi của Đức Phật mở rộng con tim của nhân loại và họ sẵn sàng chấp nhận những lời dạy của Ngài do vậy, giúp cho Phật giáo trở thành một tôn giáo thế giới. Những nhà truyền giáo của đạo Phật được một số quốc gia độc lập tự chủ mời đến với tinh thần chào đón nồng nhiệt và kính trọng. Phật giáo không bao giờ được truyền bá đến bất kỳ quốc gia nào thông qua sự ảnh hưởng của quá trình chiếm lĩnh thuộc địa hoặc là quyền lực chính trị.

Phật giáothế lực tâm linh đầu tiên mà chúng ta biết đến trong lịch sử nhân loại. Tôn giáo này đã thu hút hầu như đại đa số con người thuộc nhiều chủng tộc khác nhau bị chia cách bởi những hàng rào chắn khó khăn nhất như là khoảng cách địa lý, văn hoá, ngôn ngữluân lý đạo đức. Động cơ của tôn giáo này không phải là việc thu nhập nền thương mãi quốc tế, xây dựng đế chế hoặc là đặt ách thống trị nhằm xâm chiếm lãnh thổ, thuộc địa. Mục đích của tôn giáo này là để chỉ ra nhân loại làm thế nào có thể đạt được nhiều hạnh phúcan lạc hơn thông qua việc hành trì giáo Pháp của Đức Phật.

Một tấm gương rạng rỡ về những phẩm chất và mục tiêu của một người Phật tử truyền giáo là đại đế A dục. Chính trong suốt thời gian trị vì của đại đế mà Phật giáo được truyền bá đến những quốc gia Á châu cũng như phương Tây. Đại đế A dục phái những phái đoàn truyền giáo đến nhiều nơi trên giới giới để truyền bá thông điệp về hoà bình của Đức Phật. Nhà vua tôn trọng và hỗ trợ cho những tôn giáo đương thời phát triển. Sự khoan dung, độ lượng của nhà vua đối với những tôn giáo khác thì rất đáng kể. Một trong những bi ký của nhà vua được khắc trên trụ đá A dục và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay tại Ấn Độ. Bi ký đó ghi lại rằng:

“Người ta không nên chỉ kính trọng và ngưỡng vọng tôn giáo của chính mình và phê phán tôn giáo cua những người khác, nhưng người ta nên tôn trọng tín ngưỡng của những người khác vì lý do này hoặc vì lý do khác. Khi làm như vậy, người ta giúp tôn giáo mình phát triển và cũng giúp cho tôn giáo của những người khác phát triển. Khi làm trái ngược với tinh thần trên thì người ta tự đào mồ chôn tôn giáo của chính mình và còn làm hại đến những tôn giáo khác. Bất cứ ai tôn trọng tôn giáo của chính mình và phê phán tôn giáo của những người khác, làm như vậy do vì sự tận tuỵ đối với tôn giáo của mình, nghĩ rằng ‘Ta sẽ làm rạng danh tôn giáo của ta’. Nhưng ngược lại, khi làm như vậy, anh ta làm tổn thương đến tôn giáo của mình càng trầm trọng hơn, do vậy, hoà hợp là tốt nhất. Tất cả hãy cùng nhau lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe giáo lý của những tôn giáo khác”.

Vào năm 268 trước Tây lịch, nhà vua đã vận dụng giáo lý đạo Phật và biến những lời dạy này thành một thế lực sống tại Ấn Độ. Nhiều bệnh viện, trường học, cơ sở hoạt động xã hội, trường đại học cho cả nam lẫn nữ, giếng nước công cộng và nhiều trung tâm vui chơi giải trí được mọc lên và phát triển nhanh chóng trong chính quyền mới này và người dân trong nước từ đó nhận ra được sự tàn nhẫn của những cuộc chiến tranh vô nghĩa

Kỷ nguyên vàng son trong lịch sử Ấn Độ và những quốc gia khác-thời kỳ khi mà nghệ thuật, văn hoá, giáo dụcvăn minh đạt đến tột đỉnh của nó-diễn ra tại một thời điểm khi mà sự ảnh hưởng của Phật giáo tác động mạnh mẽ nhất ở những quốc gia này. Những cuộc thánh chiến, những cuộc Thập tự chinh, sự hành quyết và tệ phân biệt tôn giáo không làm hại đến trang biên niên sử của những quốc gia Phật giáo. Đây là một lịch sử cao thượng mà nhân loại có thể lấy làm tự hào. Trường đại học lớn Nalanda tại Ấn Độ phát triển thịnh hành từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ chín là một thành phẩm của Phật giáo. Đó chính là trường đại học đầu tiên mà chúng ta biết đến và được mở rộng ra cho tất cả giới sinh viên trên khắp các nước trên thế giới.

Trong quá khứ, Phật giáo có thể tự phát triển tại nhiều vùng trong khu vực Á đông mặc dù phương tiện giao thông và thông tin liên lạc khó khăn và dân chúng phải vượt đồi núi và sa mạc. Cho dù những hàng rào cản trở khó khăn này, Phật giáo đã phát triển trên bình diện xa và rộng. Ngày nay, bức thông điệp hoà bình này đang được lan truyền rộng rãi tại phương Tây. Người phương Tây được thu hút đến với đạo Phật và tin rằng Phật giáotôn giáo duy nhất hài hoà với khoa học hiện đại.

Những nhà truyền giáo Phật giáo không cần hoặc không có ham muốn giáo hoá những ai đã đi theo một tôn giáo đúng đắn. Nếu người ta thoả mãn, bằng lòng với tín ngưỡng của chính họ, thì người Phật tử không cần thiết phải giáo hoá họ và buộc họ đổi đạo. Họ hỗ trợ hết mình cho những phái đoàn truyền giáo của những tôn giáo khác nếu ý tưởng của họ là muốn được giáo hoá những tầng lớp người yếu đuối, hèn nhát, tội lỗi và thất học và hướng dẫn họ sống theo lối sống đạo lý. Người Phật tử vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy sự tiến bộ của những tôn giáo khác miễn là họ thực sự giúp đỡ nhân loại hướng đến một đời sống đạo lý thánh thiện phù hợp với niềm tin của họ và hưởng được sự an lạc, hạnh phúc, hoà hợphiểu biết. Ngược lại, những nhà truyền giáo Phật giáo lên án thái độ của những nhà truyền giáo làm tổn hại đến niềm tin của tín đồ những tôn giáo khác bởi vì không có lý do nào để họ phải tạo ra một bầu không khí không lành mạnh của sự tranh đấu trong việc giáo hoá nếu mục đích của họ không gì khác ngoài việc dạy con người sống đời sống đạo lý.

Khi giới thiệu Pháp cho người khác, những nhà truyền giáo Phật giáo không bao giờ cố sử dụng đến những sự cường điệu tưởng tượng phát hoạ một cuộc sống thiên đường để mà thu hút những ước muốn và khơi dậy lòng tham của con người. Thay vì, họ đã cố giải thích bản chất chân thật của con ngườicuộc sống hạnh phúc an lạc như Đức Phật đã dạy. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.