Chương 6: Dính Mắc

12/02/201112:00 SA(Xem: 14113)
Chương 6: Dính Mắc


VUA MILINDA VẤN ĐẠO

Một bản thâu gọn quyển "Milinda Panha"
Bản Anh ngữ: Tỳ Kheo Pesala - Bản Việt ngữ: Cư sĩ Liễu Pháp

Chương 6: Dính mắc

1. “Bạch ngài Nāgasena, các vị xuất gia như Ngài có coi thân thể mình là thân thiết không?”
“Thưa Đại Vương, không có như vậy.”
“Thế thì tại sao các ngài nuôi dưỡng và chú ý quá đáng đến thân thể?”
“Chúng tôi nuôi dưỡng thân thể và lo cho thân thể như quí vị săn sóc một vết thương, chẳng phải vết thương thân thiết gì với quí vị mà chỉ vì để cho da thịt có thể nẩy nở trở lại. Về điều này, Đức Phật có nói:

 “Quá rõ thân này bẩn thỉu thay
 Giống như phân dấu chỗ riêng tây
 Thân này hiểu biết ai không ngán
 Thích thú riêng ai kẻ dại khờ.

 Chín lổ trên thân mụt nhọt đầy 
 Bọc bao nhầy nhụa dưới làn da 
 Ung thư nhỏ giọt rơi cùng phía
 Rải độc mùi hôi thối tận xa. 

 Chẳng biết thân này có vỡ tan
 Bẩn dơ trong đó phải tuôn tràn 
 Người này chắc phải cần roi vọt
 Đuổi xa đi chó quạ đến gần’.” (*E 6.1)
 

*E 6.1: Do Tỳ Kheo Ñānamoli dịch ra Anh ngữ từ nguyên bản.

 “This filthy body stinks outright
 Like ordure, like a privy’s site;
 This body men that have insight,
 Condemn, is object of a fool’s delight.

 A tumour where nine holes abide
 Wrapped in a coat of clammy hide
 And trickling filth on every side,
 Polluting the air with stenches far and wide

 If it perchance should comeabout
 That what is inside it came out
 Surely a man would need a knout
 With which to put the dogs and crows to rout.”
____________________________________________________________________

2. “Nếu quả Đức Phật thông suốt mọi sự, tại sao Ngài chỉ đặt ra giới luật cho Tăng đoàn khi hoàn cảnh cần đến?”
“Ngài chỉ đặt ra giới luật khi cần thiết như một y sĩ giỏi chỉ cho toa thuốc khi cần thiết mặc dầu vị y sĩ đã biết mọi thứ thuốc men trước khi cơn bệnh sinh ra.”

3. “Nếu Đức Phật có 32 tướng tốt của một bậc đại nhân thì tại sao cha mẹ của Ngài lại không có tướng tốt như vậy?”
“Như một hoa sen sinh ra trong bùn và lớn lên trong nước, hoa sen không giống bùn và nước; cũng như vậy, Đức Phật không giống cha mẹ của Ngài.”

4. “Phải chăng Đức Phật là một vị độc thân, sống đời trong sạch như một vị phạm thiên?” (*V6.4)
“Vâng, thưa Đức Vua, đúng vậy.”
“Thế thì Ngài là tín đồ của Brahmā!” 
“Mặc dầu tiếng một con voi giống tiếng con vạc, con voi chẳng phải là đệ tử của loài chim vạc. Thưa Đức Vua, phải chăng Brahmā là bậc có trí tuệ (buddhi)?” (*V6.4)
“Đúng vậy.”
“Thế thì ngài phải là một đệ tử của Đức Phật!”

5. “Phải chăng việc thụ phong tăng sĩ là một điều tốt?”
“Đúng vậy.”
“Nhưng Đức Phật có được thụ phong hay không?”
“Thưa Đại Vương, khi Đức Phật thành đạo, đạt được trí tuệ thông biết mọi sự, dưới gốc cây Bồ Đề thì đối với Ngài đó là sự thụ phong; chẳng có ai thụ phong cho Ngài như là Ngài đã thụ phong cho đồ đệ của Ngài.”

6. “Thử xem trường hợp nào nước mắt là nguồn chữa trị: phải chăng khi một người khóc vì mẹ mất hay khi người đó khóc vì cảm nhận được sự thực ?”
“Thưa Đứa Vua, nước mắt trong trường hợp đầu là nước mắt hoen ố và nóng bỏng vì dính mắc, nhưng nước mắt trong trường hợp thứ hai không bị hoen ố và tươi mát. Có nguồn chữa trị trong sự tươi mát và tĩnh lặng, nhưng trong sự nóng bỏng và dục vọng thì không có sự chữa trị.”

7. “Cái gì phân biệt giữa một người đầy dính mắc và một người khác không bị dính mắc?”


“Tâu Đức Vua, người dính mắc thì bị trói buộc, còn người kia thì không.”
“Điều đó có nghĩa gì?”
“Người dính mắc thì sống trong tham muốn, còn người kia thì không.”
“ Nhưng cả hai đều thích ăn ngon, không ai thích ăn dỡ.”
“Thưa Đức Vua, người dính mắc khi ăn thì kinh nghiệm cả mùi vị lẫn sự dính mắc, nhưng người không dính mắc thì khi ăn chỉ kinh nghiệm mùi vị mà không bị dính mắc với mùi vị.”
____________________________________________________________________
“*V6.4: Brahmacārin là một vị phạm thiên; Brahmacāri là thực hành phạm hạnh, tu tập hạnh thanh tịnh theo Bà La Môn. Brahmā là vị giáo chủ Bà La Môn.
_____________________________________________________________________
8. “Trí tuệ ở vào đâu?” (*V6.8)
“Thưa Đức Vua, không đâu cả”
“Thế thì không có trí tuệ.”
“Gió thì ở đâu?”
“Không đâu cả.”
“Thế thì không có gió!”
“Nāgasena, Ngài thật tài tình trong việc đối đáp.”
_____________________________________________________________________
*V6.8: Trí tuệ là paññā (wisdom); đã được nói đến trong Chương 3 và sự khác biệt với thức (viññāna) sẽ được đề cập trong Chương 7.
_____________________________________________________________________

9. “Vòng sinh tử luân hồi (samsāra) có nghĩa là gì?”
“Người nào sinh ra ở đây thì chết ở đây và sinh ra ở một nơi khác. Sau khi sinh ra ở đó thì chết ở đó và sinh ra mội nơi khác nữa.”

10. “Bằng cái gì mà ta nhớ được những gì đã làm từ lâu về trước?”
“Bằng trí nhớ (sati).” (*V6.10)
“Phải chăng bằng tâm (citta) mà ta nhớ được?”
“Thưa Đức Vua, ngài có nhớ lại việc gì ngài đã làm và rồi quên bẵng đi?”
“Bạch Đại Đức, có.”
“Thế thì lúc ngài quên, ngài không có tâm chăng?”
“Thưa không phải vậy, nhưng tại vì trí nhớ hỏng.”
“Thế thì tại sao ngài lại nói chúng ta nhớ bằng tâm?”

11. “Phải chăng trí nhớ luôn luôn tự nó sinh khởi hay là trí nhớ được khơi dậy bằng ngoại cảnh?”
“Thưa Đức Vua, cả hai.”
“Tuy do cả hai nhưng phải chăng tựu trung tất cả đều do trí nhớ tự nó sinh khởi?” (*E 6.11).
“Thưa Đức Vua, nếu giả sử rằng chẳng có trí nhớ phiến diện thì người học nghề chẳng cần thực tập hoặc đi đến trường học và thầy dạy chẳng có ích lợi gì; nhưng thực sự thì ngược lại.”

*E 6.11: Câu hỏi này không được rõ nghĩa, có lẽ vua Milinda nghĩ rằng bởi vì sự nhớ lại do ngoại cảnh có được cũng bằng sự vận dụng trí nhớ thì chung qui cũng do trí nhớ là nguồn gốc. 
*V6.10: Sati là nhớ, cũng gọi là Niệm, có 3 nghĩa:
 a) Trong nghĩa Chánh Niệm (Mindfulness), đó là :
 - 1 trong 5 chi của Ngũ Căn (5 Controlling Faculties) và của Ngũ Lực (5 Moral Powers) ;
 - 1 trong 7 chi của Thất Giác Chi (7 Factors of Enlightenment);
 - 1 trong 8 chi của Bát Chánh Đạo (8-fold Path).
 b) Với nghĩa rộng nhất trong Vi Diệu Pháp, Chánh Niệm là 1 Tâm Sở ( Mental Factor, Cetasika) luôn luôn sinh diệt với các Tâm Thiện ( Wholesome, Lofty Consciousness, Kusala, Sobhana Viññāna).
 c) Niệm cũng ở trong Tứ Niệm Xứ (4 Foundations of Mindfulness, Satipatthāna), 4 nền tảng quán niệm:
 - niệm Thân (contemplation of the Body, kāyānupassanā)
 - niệm Thọ (contemplation of the Feelings, vedanānupassanā)
 - niệm Tâm (contemplation of the Mind, Cittānupassanā)
 - niệm Pháp (contemplation of the Mind-Objects, dhammanupassanā).
_____________________________________________________________________

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34549)
08/11/2018(Xem: 13440)
08/02/2015(Xem: 51660)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.