Thư Viện Hoa Sen

Chương 08

13/02/201112:00 SA(Xem: 19251)
Chương 08

PHÁP NGỮ

Hòa Thượng Tuyên Hóa


Nếu muốn tự tại thì bạn phải quét sạch ba tâm và bốn tướng. Ba tâm là tâm suy nghĩ về hiện tại, quá khứvị lai. Ba tâm thái này đều không có thực tại, nên gọi là bất khả đắc, không thể nắm giữ. 

Vì sao ở địa vị thánh nhân thì mới có tự tại? Vì thánh nhân không có bốn tướng: không có quan niệm về cái tôi, quan niệm về người, quan niệm về chúng sinh, quan niệm về thọ mạng. Do đó họ đạt tới sự tự tại.

Vì sao mình mê muội, chẳng giác ngộ? Vì bị trúng độc tham sân si quá sức sâu đậm. Do vậy chẳng thể giác ngộ.

Thời đại chánh pháp: Ai cũng tu. Thời đại mạt Pháp: Không ai tu. Nếu bây giờ ai cũng tu thì thời mạt Pháp sẽ biến thành thời chánh pháp.

Định luật nhân quả là: khởi hoặc (tâm khởi vọng tưởng, si mê), đưa đến tạo nghiệp (thân ngữ ý phát ra hành động, lời nói, suy tư), kết cuộcthọ báo (thân ngữ ý nhận chịu hậu quả của việc đã làm).

Từ sống tới chết: một đời người. Thân này như cái bọt trôi nổi đó đây trên mặt nước. Thật là hư vọng, không chân thật. Biến mất trong tích tắc. Vậy thì cần gì phải lưu luyến? Cần gì phải chấp trước.

Không cầu đạo, không sao thoát đường mê. Muốn thoát lối mê, phải tu đạo.

Đời người vô thường, sự nghiệp vô thường, phú quý cũng vô thường. Rằng: Vui là nhân của khổ. Tất cả sự vui sướng khoái lạc trên đời đều ẩn chứa trong nó sự đau khổ.

Vì sao mình không thể chuyên tâm niệm đức Quan Âm? Vì mình không thể thâu nhiếp sáu căn: tai mắt mũi lưỡi thân ý; không kềm chế sáu tên giặc này. Vì vậy chúng mặc tình gây sóng gió, khiến vọng tưởng nổi dậy. Lúc ấy tâm chẳng thể yên lặng mà cứ hướng ngoại, tự tìm chuyện rắc rối.

Muốn giác ngộ thì phải ngồi thiền. Ngồi thiền là không mê muội: đó là con đường thoát khỏi tam giới.

Vì người xuất gia xem nhẹ tánh trọng yếu của việc tụng kinh, (không nhấn mạnh vào việc tu trì chứng ngộ, chỉ chú trọng vào việc cúng tế, lễ lạc) nên thế hệ sau không bằng thế hệ trước. Họ nuôi dưỡng thói quen ham ăn, lười biếng. Thật là điều bất hạnh cho đạo Phật. Nếu không kịp thời sửa đổi quan niệm sai lầm thì tiền đồ của Phật giáo khó có thể tưởng tượng sẽ ra sao.

Bạn nên vì lợi ích toàn thế giới mà niệm danh hiệu đức Quan Âm. Hãy khiến thế giới tiêu trừ tai nạn. Do vậy làm mọi chuyện, chớ riêng nghĩ cá nhân mình.

Trong trời đất, mọi sự sinh sinh bất tức, hóa hóa vô cùng (sinh hóa, biến đổi không ngừng) là bởi do có Phật tánh. Chẳng có Phật tánh thì cái gì cũng phải hủy diệt. (Mọi sự tương đối đều chỉ tồn tại trong phạm vi của tánh tuyệt đối).

Người ta từ đâu tới? Có người nói từ khỉ tiến hóa thành. Song khỉ từ đâu ra? Nếu khỉ có thể biến thành người, sao giờ bây giờ chúng chẳng tiếp tục biến thành người? Lạ thật!

Có người một ngày không nói thị phi thì giống như một ngày chẳng thể sống. Một ngày không nói dối thì một ngày bức rứt, như không ăn cơm vậy. Sáng tối chỉ sống nhờ nói thị phi, nói dối trá. Bạn thấy có kỳ lạ chăng? Thật khiến mình khó hiểu.

Hiện tại có người tu thích ở đơn độc nơi một ngôi nhà (tịnh xá). Vì sao? Vì họ không giữ giới luật. Khi chẳng có ai nhìn ngó, thì có phạm giới cũng chẳng ai hay biết. Họ tha hồ muốn gì làm nấy, không ai quản thúc, tự do tự tại, không ràng không buộc. Thế rồi họ chiêu tập người tại gia tới làm lễ này, hội nọ: kỳ thật đó chính là nhờ Phật (đội lốt tu hành) để kiếm cơm ăn, áo mặc.

Công đức trì tụng chú Đại Bi không những đẩy lùi nạn trộm cướp, còn làm tiêu trừ trăm bịnh, dẹp tan ma nạn. Do đó mình nên thành tâm tụng trì.

Kinh Hoa Nghiêm ở đâu thì Phật ở đó. Nó như vầng mây sáng lạn tỏa chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới.

Người quân tử có cái học cải tạo vận mạng. Mạng do mình tạo, phước cầu nơi mình. Khi không làm việc ác thì tự nhiên mạng xấu sẽ biến thành tốt. Không làm lành, chỉ làm ác thì mạng tốt cũng thành xấu. Vận mạng thì biến động, không phải cột trói người ta cứng nhắc, chẳng còn tự do. Đừng nên mê tín (về vận mạng đã an bài, sắp sẵn).

Sư phụ chỉ dắt dẫn người đệ tử tới cửa đạo. Tu hay không là ở mỗi người.

Pháp môn Tịnh độ thích hợp với căn cơ của mọi người. Dùng ít sức mà thành công lớn. Đúng là pháp môn khế hợp với chân lý, hợp mọi căn cơ.

Buddha nghe như là chữ Bất đại, không to lớn! Phật thì không lớn hơn ai cũng không nhỏ hơn ai. Nên gọi bất đại chính là Phật!

Người tu đạo không được tranh chấp. Vì như người lên điện Phật sau thì đứng sau, người tới trước thì đứng trước. Người tới trễ không nên nói: Tôi có đắp y nên tôi phải đứng trước người chẳng đắp y. Tôi phải đẩy y đứng xuống dưới. Đó gọi là tranh.

Làm cha mẹ là trả nợ. Làm con cái là đòi nợ. Chúng sinh không hiểu điều đó nên cho rằng (quan hệ cha mẹ con cái) là vui lắm.

Đẻ ra thì hai tay trắng. Chết đi thì cũng trắng hai tay. Đem gì theo cũng không được. Ở lại cũng không xong.

Do Thái giáo cũng là Phật giáo, Thiên Chúa Giáo cũng là Phật giáo. Tên đổi nhưng ý không đổi. Tôi không xem tôn giáotôn giáo. Tôi nhận định rằng tôn giáo chỉ là do nhân tính biến hóa. Do vậy tôi gặp tôn giáo nào thì tôi thuộc về tôn giáo ấy. Không có tôn giáocủa riêng tôi.

Chữ bận rộn trong tiếng Hoa thì gồm có chữ Tâm và chữ Vong (mất) ghép lại. Nó cũng giống như chữ quên mất, cũng gồm có chữ Tâm và chữ Vong ghép lại. Do vậy bận rộn đến độ mất tiêu luôn cái tâm, bận rộn tới mức quên bẵng cả chân tâm!

Phải làm sao tu? Trước hết, phải đoạn trừ dục vọng, cắt đứt tình ái. Không nên cách xa người ta quá, cũng không nên quá gần gũi. Quá xa cách thì sẽ mất đi duyên lành với người. Quá gần gũi thì bị cảm tình chi phối lý trí, chẳng thể tu hành đặng.

Tu thì không được đeo mặt nạ, giả đò, đóng kịch để người ta xem. Tu thì dựa hoàn toàn vào công phu chính mình. Có thế mới có kết quả. Hễ có một phần thành tâm thì được một phần cảm ứng. Mọi thứ đều nhờ vào lòng thành khẩn, chân thật không hư dối. Đừng nên tự lừa mình và lừa người.

Muốn cứu đời, bạn chẳng thể dùng bom nguyên tử, bom khinh khí hay tia laser, vì chúng vốn là thứ hủy diệt thế giới. Chỉ có dùng bát đức: hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sĩ. Tám thứ đạo đức này là linh đan cứu vớt linh hồn chúng sinh, cũng là thuốc mầu cứu sống sinh mạng người ta hữu hiệu nhất.

Bịnh tuyệt chứng nan y của thế giới là: Sự phá sản của giáo dục.

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191506)
01/04/2012(Xem: 37102)
08/11/2018(Xem: 15729)
08/02/2015(Xem: 54945)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: