Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4a- Lời Nói Đi Đôi Với Việc Làm

05/03/201112:00 SA(Xem: 15638)
Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4a- Lời Nói Đi Đôi Với Việc Làm

VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa


PHẦN THỨ TƯ
VƯỢT QUA GIÁO ĐIỀU
LỜI NÓI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM

Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài có những lời hướng dẫn nào cho chúng tôi, những người hiện đang hoạt động nhằm phát triển những cộng đồng và những tổ chức Phật giáo liên hệ trong xã hội Tây phương?

Như tôi vẫn thường bảo các thân hữu Phật tử quen biết rằng, nếu chúng ta muốn những giá trị tốt đẹp của truyền thống Phật giáo đã phát triển lâu đời tại Tây Tạng được tồn tại mãi, tất cả đều tùy thuộc vào việc Tây Tạng có được tự do hay không. Bởi vì các bạn hiện đang chung sức làm việc cùng nhau, thế nên để đạt đến cứu cánh này, tôi xin các bạn hãy tiếp tục cộng tác với tất cả những người đã và đang hoạt động cho nền tự do của Tây Tạng.

Chúng tôi cố gắng để phân biệt hai tiếng “tự do“ và “độc lập”. Cách sử dụng tiếng độc lập có phần nào tế nhị. Rõ ràngchúng tôi đang nỗ lực để thiết lập mối liên lạc với nhà nước Trung Cộng và bắt đầu những cuộc thương thảo một cách nghiêm chỉnh với họ. Suốt mười bốn năm qua, tôi đã kiên trì làm hết sức mình theo hướng này, tin tưởng rằng những nỗ lực của tôi sẽ mang lại những thành quả tối hậu, thông qua những cuộc thương thuyết trực tiếp với nhà nước Trung Cộng.

Nhân đây tôi cũng xin được chia xẻ những ý nghĩ của tôi cùng tất cả qúy đạo hữu anh chị em Phật tử đang tụ họp ở đây. Trước hết, Phật giáo là một truyền thống tâm linh mới, một tôn giáo chưa hề có mặt tại phương Tây trước đây. Thế nên, quả là một điều rất bình thường nếu tất cả những ai yêu thích Phật giáo, cụ thểPhật giáo Tây Tạng, đồng thời cũng nên được đón nhận những thông tin hoặc học tập, nghiên cứu các tôn giáo, truyền thống khác. Đây là một điều hoàn toàn tự nhiên.

Tuy nhiên, đối với những người đang có ý định thật sự muốn quy y theo đạo Phật, tức là muốn cải đạo, điều quan trọng là họ cần nên cân nhắc kỹ lưỡng. Vấn đề này không nên thực hiện một cách hời hợt. Bởi vì một người cải đạo nếu không suy nghĩ chín chắn thường chỉ tạo ra những nỗi khó khăn cho chính mình dẫn đến tình trạng bất ổn nội tâm. Thế nên tôi xin được khuyên tất cả những ai muốn cải đạo qua đạo Phật, hãy nên suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi hành động.

Thứ đến, khi một người tin chắc rằng giáo lý Phật giáo phù hợp với căn tánh của mình hơn, có tác dụng hơn, lúc đó họ sẽ có một chọn lựa đúng đắn. Tuy nhiên đặc tánh chung của người đời là sau khi cải đạo, để biện minh cho việc làm của mình, họ thường có khuynh hướng lên tiếng chỉ trích đạo cũ của họ. Tinh thần này cần phải được loại bỏ bằng mọi giá. Cho dù đạo cũ có vẻ như không mang đến những hiệu quả thực tiễn mà họ mong muốn (đó là lý do của sự cải đạo,) đây không phải là lý do đủ để cho ta khẳng định rằng đạo cũ không có tác dụng đối với tâm linh con người.

Tôn giáo đó vẫn tiếp tục mang lại những phúc lợi cho hàng triệu con người khác. Bởi vậy, là một Phật tử ta phải kính trọng những quyền căn bản của kẻ khác, những tôn giáo khác. Đặc biệtPhật tử, chúng ta cần phải nỗ lực hơn trong tiến trình tạo dựng và gìn giữ mối cảm thông hoà đồng tốt đẹp giữa các tôn giáo. Trong mọi tình huống, điều tuyệt đối cần thiết là ta nên nhận thức rõ nhu cầu tôn trọng các tín ngưỡng khác.

Thứ ba, truyền thống Phật giáo Tây Tạng luôn luôn chú trọng đến sự kết hợp hài hoà giữa học và hành. Dĩ nhiên vẫn có thể có chuyện là bạn thích học nhiều hay ít. Có người theo đuổi công cuộc học tập nghiên cứu một cách sâu xa nhưng cũng có người tự hài lòng ở một mức độ giới hạn nào đó. Dù trường hợp nào đi nữa, vấn đề cốt tủy là bạn không thể tách rời ba yếu tố học tập, quán chiếuthiền định. Bạn cũng cần phải bảo tồn cái truyền thống tu tập trong đó học tập, quán chiếu, thiền định như là một thể thống nhất không thể tách rời.

Thứ tư, tôi cũng thấy cần phải nhấn mạnh đến tinh thần không thiên vị, bè phái. Điều thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong đạo Phật là đã có nhiều người đặt nặïng trọng tâm vào một tông phái, truyền thống nào đó so với các tông phái khác mà hậu quả có thể đưa đến tình trạng tích lũy những hành động cực kỳ tiêu cực đối với Chánh Pháp. Những lợi ích của tinh thần không bè phái là sau khi nhận được sự truyền thụ về những giáo huấn, điểm đạo, và chú giải của từng truyền thống, ta sẽ có khả năng nhận thức rõ hơn tính chất cá biệt của những giáo lý này.

Và theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi lạc. Thế nên, nếu giữ được cho mình một thái độ không bè phái,khi ta nhận được những giáo huấn của những truyền thống khác nhau, ta nên chiêm nghiệm kỹ và rồi mang chúng ra thực hành, chắc chắn là ta sẽ nâng cao được tầm hiểu biết của mình đối với Chánh Pháp. Đó là lý do tại sao tinh thần không bè phái rất quan trọng trong vấn đề tu học.

Trong truyền thống Tây Tạng có hai đường lối tiếp cận thường được dùng bởi các vị thiện trí thức và các bậc thầy đã chứng đạt. Bên cạnh những vị chỉ chuyên tâm vào việc học hànhtu tập theo truyền thống, di sản tâm linh riêng của môn phái mình, ta cũng thấy có rất nhiều vị đã khai mở tinh thần học hành tu tập đạo Phật trên quan điểm không tông phái. Truyền thống này đã hiện hữu tại Tây Tạng với những bậc thầy vĩ đại, và tôi nghĩ rằng tinh thần không tông phái này rất đặc biệt quan trọng trong thời đại hiện nay và là tập quán Tây Tạng hay nhất cần nên được theo đuổi, duy trì.

Một điều thứ năm mà tôi cũng muốn được đề cập đến ở đây, đó là chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm qua, Phật giáo Tây Tạng đã phát triển ra khắp cùng đại lục. Lạt ma, chu-cô (tulkus: hóa thân), và geshes cùng với sự tiếp tay của hàng trăm ngàn môn sinh, đệ tử đã góp phần rất lớn vào sự nở rộ của Phật giáo Tây Tạng trên toàn thế giới. Tuy nhiên cùng một lúc, những tình trạng bệnh hoạn cũng đã được phát hiện, tạo nên những nỗi khó khăn cho chúng ta.


Tình trạng này thoạt tiên gây ra bởi lòng tin mù quáng quá mức ở một số môn sinh cũng như do một số các vị thầy đã lợi dụng, khai thác những nhược điểm này của đệ tử mình. Đã có những vụ tai tiếng về tiền bạc cũng như sách nhiễu tình dục. Những chuyện tệ hại như vậy đã xảy ra! Thế cho nên tôi thấy cần phải nhấn mạnh ở điểm này, là cả thầy lẫn trò tuyệt đối cần thiết phải giữ mục tiêu tối hậu trong tâm mình, đó là bảo vệ sự trong sáng, tinh khiết của Chánh Pháp! Như vậy, bổn phận chung của tất cả chúng ta là phải chấm dứt các tệ đoan đó.

Đức Bổn sư đã chỉ ra tứ nhiếp pháp để mang các môn đệ của Ngài lại gần nhau cũng như để đảm bảo phúc lợi cho kẻ khác. Lục độ Ba la mật (paramita) là phương thức thực hành để ta đạt đến thánh quảtứ nhiếp pháp giúp các môn sinh đệ tử gắn bó mật thiết với nhau nhằm mang lại lợi lạc cho tha nhân. Đó là, trước tiên bằng cách tặng dữ những quà biếu vật chất, tiếp đến là dùng những lời chánh ngữ, rồi sau đó ta tìm mọi cách để giúp đỡ họ, và cuối cùng là phải cho thấy rằng lời nói của mình luôn đi đôi với việc làm.

Trên tất cả, điểm cuối cùng này là điểm rất quan trọng mà ta cần phải lưu tâm. Bởi vì nếu ta không làm chủ được tâm mình, thì làm gì có thể nói đến chuyện điều tâm cho kẻ khác. Có thể chúng ta không biết chắc là mình điều tâm cho kẻ khác được hay không, nhưng đó chính là nhiệm vụ phải làm của chúng ta! Dù bất cứ trường hợp nào đi nữa, khi một người tự cho là mình có ý hướng muốn giúp đỡ tha nhân, điều trước tiên là họ phải kiểm soát được tâm của mình. Để thực hiện được điều này, một điều rất quan trọng đối với các vị thầy là phải không ngừng tự nhắc nhở mình về những giáo lý của Đức Thế Tôn trong việc làm thế nào để giúp đỡ kẻ khác một cách hữu hiệu và đồng thời phải biến mình thành một tấm gương của lời nói đi đôi với việc làm.

Còn đối với các môn đồ đệ tử, tôi xin đưa ra một ngạn ngữ Tây Tạng: Người đệ tử không bao giờ nên đặt mình trước một vị tôn sư như là “một con chó nhào tới trước miếng thịt.” Điều này có nghĩa là người đệ tử không nên hấp tấp đặt trọn niềm tin của mình vào một vị thầy nào mà cần phảithời gian để chiêm nghiệm kỹ lưỡng, xem xét những phẩm chất của vị thầy đó trước khi xây dựng mối quan hệ tinh thần thầy trò qua việc chấp nhận những lời giáo huấn của họ.

Cách tốt nhất để nhận những giáo huấn của một vị thầy là trước tiên ta nên xem họ như là một người bạn tinh thần. Chúng ta không nên quá vội vàng vừa nghe những lời dạy của họ và đồng thời cùng một lúc xem họ như là bậc tôn sư của mình. Từng tí một, sau khi có đủ thời gian quan sáttin chắc được rằng họ đúng là một bậc chân sư, đầy đủ phẩm chất và đáng tin cậy, chúng ta lúc đó mới có thể chấp nhận những lời dạy và xem họ là vị tôn sư của mình. Chớ nên vội vã, hấp tấp.

Điểm thứ sáu mà tôi muốn đề cập cùng qúy vị liên quan đến một lời cầu nguyện rất thông thường của chúng ta tại các trung tâm hoằng Pháp: “Xin nguyện cầu cho tất cả mọi chúng sanh tìm thấy được hạnh phúccứu cánh của đời mình.” Tôi nghĩ là lời nguyện cầu này cần phải được chúng ta mang ra áp dụng vào đời sống thực tiễn bằng cách thực hiện một điều gì đó có lợi ích cho xã hội, cụ thể như dấn thân vào những hoạt động xã hội trong cộng đồng mình, cố gắng giúp đỡ tất cả những ai đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn, những người đang có vấn nạn tinh thần, hoặc những khổ đau khác.

Điều này không có nghĩa là chúng ta nên đến để thuyết pháp, giảng đạo cho họ mà thay vào đó là sự giúp đỡ thiết thực do ta đã thông hiểu được giáo lý đạo Phật. Những hoạt động trực tiếp hướng đến tha nhân như thế cần phải được phát triển. Một lời nguyện cầu rất thông dụng khác cũng được xem như là một kết luận tự nhiên: “Xin nguyện cầu cho tất cả mọi chúng sanh đều đạt được hạnh phúcgiải thoát khỏi mọi khổ đau.”

Trên căn bản của lời nguyện này, nếu chúng ta có thể mang lại được điều tốt đẹp dù chỉ cho một người duy nhất, chúng ta cũng đã hoàn thành được một phần của hạnh nguyện này. Hơn thế nữa, toàn thể cộng đồng Phật giáo thuộc những trung tâm này nên tham dự vào các công tác phụng sự xã hội bằng cách giúp đỡ kẻ khác, và điều này tôi nghỉ sẽ phải là những hoạt động quan trọng của tất cả các trung tâm.

Vấn đề ăn chay cũng không phải là điều hoàn toàn bắt buộc đối với người Phật tử. Nó chỉ quan trọng đối với những ai trong chúng ta đang tu tập theo giáo lý Đại Thừa. Tuy nhiên những giáo lý của Đức Thế Tôn rất là cởi mở và uyển chuyển đối với vấn đề này, và mỗi hành giả đều có quyền chọn lựa ăn chay hay không. Tuy nhiên nếu thỉnh thoảng có những lễ lạc lớn, những ngày hội, những buổi thuyết giảng giáo lý quy tụ đông người tại các trung tâm hoằng Pháp, tôi nghĩ rằng một điều rất quan trọng là chúng ta chỉ nên phục vụ thức ăn chay trong suốt các buổi gặp gỡ như thế.

Điểm thứ bảy: Chúng ta cũng thường hay nguyện cầu, “Xin cầu nguyện cho Phật Pháp được truyền bá khắp nơi.“ Nếu Tây Tạng dành lại được tự do, điều này chắc chắn sẽ giúp ích rất lớn cho việc bảo tồn những giáo lý uyên áo, thậm sâu của Đức Bổn Sư, trong đó kể cả các tông phái Tiểu Thừa, Đại Thừa cũng như Mật Tông. Thế cho nên mối liên hệ giữa việc giải phóng Tây Tạng và việc bảo tồn giáo lý của Đức Phật trên thế giới này là một điều khá hiển nhiên. Ngược lại nếu vấn đề cốt lõi của việc giải phóng Tây Tạng chỉ thuần túy là một vấn đề chính trị, thì với tư cách là một tăng sĩ, một đệ tử của truyền thống Phật đà, tôi không có lý do gì để phải quan tâm đến chuyện này. Thế nhưng như mọi người đều thấy, cả hai phạm trù này đều quan hệ rất mật thiết với nhau.

Ngay cả khi tôi cổ xúy cho việc giải giới Tây Tạng, biến quốc gia này thành một vùng đất hòa bình, cho dù danh từ “giải giới” không phải là một danh từ có trong Phật Pháp, thế nhưng dự án này đã rất liên quan gần gũi với Chánh Pháp. Đa số các bạn ở đây, những đại diện và thành viên của các trung tâm khác nhau, đều là những người đã góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh cho chính nghĩa tự do của Tây Tạng. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn và mong mỏi các bạn hãy tiếp tục theo đuổi những nỗ lực này, hãy luôn tâm niệm đến mối tương quan giữa việc bảo tồn giáo pháp và nền tự do của Tây Tạng, đó cũng là cách thức thực hành hạnh nguyện bảo tồn và phát huy Phật Pháp.

Điểm cuối cùng - các bạn nên giữ cho tâm hồn mình luôn vui vẻ và phải biết mĩm cười!

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191258)
01/04/2012(Xem: 36816)
08/11/2018(Xem: 15485)
08/02/2015(Xem: 54756)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…