Chương 7: Chúng Ta Phải Tin Vào Gì?

23/03/201112:00 SA(Xem: 14980)
Chương 7: Chúng Ta Phải Tin Vào Gì?

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
HÃY ĐẾN ĐỂ THẤY
Phật Giáo, Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc
Ni Sư Ayakhema
Việt dịch:
Chơn Minh Nguyễn Văn Phú
Tịnh Nghiêm Nghiêm Xuân Cường
Diệu Liên Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Chương 7: Chúng ta phải tin vào gì?

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đi du hành qua Ko- sala cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đến Kesaputta, thị trấn của các người Kàlàmà. Bấy giờ, người Kàlàmà ở Kesaputta nghe tin rằng: Sa-môn Gotama, là vị khổ hạnh, Thích tử, Phật, người đã rời bỏ cung điện sống đời xuất gia, đã đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau về Sa-môn Gotama được lan truyền rộng rãi:

‘Ngài là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy cho chư thiênloài người, hàng tu sĩcư sĩ, vua chúa cùng thường dân, Ngài đã giảng Pháp vi diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối; Ngài đã giảng về đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn thanh cao.

Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một vị Ứng Cúng như vậy.

Anguttara-Nikaya iii.65 (Tăng Chi Bộ - Kinh Kalama iii.65(1))

Kinh Kalama là một trong những bài kinh nổi tiếng nhất của Đức Phật, và kinh này đặc biệt quan trọng đối với những ai muốn đi theo con đường tâm linh, nhưng phải đối mặt với một số lượng lớn những giáo pháp trước mắt -không biết phải đi theo con đường nào. Bộ tộc Kalama là một trong nhiều bộ tộc ở Ấn Độ vào thời đức Phật còn tại thế. Đức Phật đã hướng dẫn cho họ cách tìm ra lời giải cho câu hỏi trên.

Kinh bắt đầu bằng câu “Như vầy tôi nghe’, xác định là bản kinh đã được đọc lại sau khi đức Phật nhập diệt bởi tôn giả Ananda, là em bà con đồng thời cũng là thị giả của Đức Phật suốt hai mươi năm.

Như vầy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn du hành qua Kosala cùng với đại chúng tỳ kheo, đi đến Kesaputta, thị trấn của các người Kalama. Bấy giờ các vị Kalama ở Kesa- putta nghe tin rằng Sa-môn Gotama, là vị khổ hạnh, Thích tử, Phật, đã từ bỏ cung điện sống đời xuất gia, đã đến Ke- saputta. Và những lời tốt đẹp như sau về đức Thế Tôn được lan truyền rộng rãi: ‘Ngài là đức Thế Tôn, bậc Ứng cúng A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy cho chư Thiênloài người, hàng tu sĩcư sĩ, vua chúa cùng thường dân. Ngài đã giảng Pháp vi diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối. Bằng lời nóitrí tuệ, Ngài đã giảng về đời sống phạm hạnh hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị Ứng cúng như vậy’.

Vì thế người Kalama của Kesaputta đi đến nơi đức Phật đang trú ngụ. Có người cung kính đảnh lễ đức Phật rồi ngồi xuống một bên; có người chào đức Thế Tôn rồi ngồi xuống; người khác chấp hai tay lại vái đức Thế Tôn; người lại xướng tên họ gia tộc mình; người khác nữa chỉ ngồi xuống mà không nói gì”.

Theo đoạn kinh này rõ ràng người Kalama không phải là đệ tử của đức Phật. Họ biết điều quan trọng là đi đến gặp đức Phật, nhưng không phải tất cả đều thấy việc phải nghe đức Phật là điều quan trọng. Họ đơn giản là muốn tìm hiểu các giáo lý, và danh tiếng của đức Phật – đã đến tai họ trước khi Ngài đến- rằng Ngài rất khéo giảng dạy giáo thuyết về sự thanh tịnh bản thân. Mọi người chào hỏi đức Phật theo cách mà họ cho là đúng. Ta có thể hình dung ra được khung cảnh ấy có lẽ hơi lộn xộn một chút, với hàng trăm người đến, đảnh lễ, cung kính thưa hỏi, thông báo tính danh, hay chỉ tìm một chỗ để ngồi xuống. Giá mà tất cả đều là đệ tử đức Phật thì khung cảnh có lẽ sẽ trật tự, yên tĩnh hơn: mọi người có lẽ sẽ chỉ vái chào rồi ngồi xuống – nhưng đó rõ ràng không phải là trường hợp như thế ở đây. Ở đây thính giả là những người đang trên cuộc hành trình tìm đến tâm linh, những người đã từng nghe được những điều tốt lành về thái tử Siddhattha Gotama của dòng họ Thích Ca, hay đức Phật như ngài đã trở thành.

Sau khi đã ngồi xuống như thế, người Kalama ở thành

Kesapputta bạch cùng đức Thế Tôn.

Có lẽ là vị trưởng lão trong thành đã đứng lên trình bày vấn đề mà hình như là của tất cả đám đông:

Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Ke- saputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng quan điểm của người khác, họ bài xích, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, và một số Sa-môn, Bà- la-môn [đẳng cấp giáo sĩ – không phải tất cả bà-la-môn đều là giáo sĩ, nhưng tất cả giáo sĩ đều là bà-la-môn] khác đến Kesaputta, cũng làm như thế: Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng quan điểm của người khác, họ bài xích khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân trong những vị Sa-môn, Bà-la-môn này, ai là người đã nói lên sự thật và ai đã gian dối.’

Dĩ nhiên đó là điều khiến cho bài kinh này trở nên khá phổ biến: bất cứ người có chút thông minh nào ngày nay cũng đã trải qua kinh nghiệm này. Từ mỗi và mọi phía, ta sẽ được nghe những điều khác nhau, và có quá nhiều kẻ nói lên quan điểm, lập trường của họ với ta, với đầy vẻ thuyết phục như nhau. Do đó, ở đây, người Kalama cũng đã nhận xét thấy là các vị diễn giả này tung hô những ý kiến của họ, không kể gì đến người khác, miệt thị quan điểm của người khác, và tuyên bố rằng chỉ có ý kiến của họ là có giá trị nhất. Kết quả là người Kalama đã trở nên rất nghi ngờ, phân vân không biết phải tin vào đâu. Đây là câu trả lời của Đức Phật:

Đúng thế, các vị Kalama, các vị đáng phải nghi ngờ, các vị đáng phân vân. Đối với việc người ta không thể chắc chắn, thì phải phát sinh nghi hoặc trong lòng’.

Đức Phật đồng ý; Ngài đã hiểu vì sao họ phải nghi ngờ trước bao nhiêu quan điểm khác nhau, nhất là khi có nhiều vị giáo sĩ đã lăng mạ, sỉ vả lẫn nhau. Vì lẽ đó, Ngài đã đưa ra mười nguyên tắc, mà giờ chúng ta đều được biết. Không cần phải nói, những nguyên tắc này cũng dành cho cả chúng ta. Thật thú vị khi đức Phật khuyên rằng, chính bản thân đức Phật, và những lời dạy của Ngài, cũng phải được phán xét bởi các nguyên tắc ấy. Sau đó, đức Phật cũng đưa ra những quy luật tương ứng theo đó người ta có thể tìm được những phương hướng đích thực của mình, nhưng để bắt đầu Ngài đã liệt kê những tiêu chuẩn được coi như không chính đáng, không đầy đủ.

Chớ có tin bởi những lời đồn đãi, . . . hay bởi người ta nói với bạn, . . . hay bởi truyền thống, . . .

Do đó đừng tin vào điều gì chỉ vì nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thầy qua trò, và do đó được gọi là truyền thống. Sự nhấn mạnh vào tính xác thực của truyền thống không chứng tỏ được điều gì cả.

‘. . . hay bởi các tư tưởng đương thời, . . .

Cũng đừng bị lầm lạc bởi yếu tố rằng quan điểm đó rất phổ biến, rất nổi tiếng, hay rất hợp thời. Như thế cũng không nhất thiết là sai, nhưng điều đó không nên là lý do duy nhất

để ta tin theo một quan điểm nào đó.

‘ . . . hay bởi oai lực của các thánh điển, . . .’’

Chúng ta cũng không nên chỉ dựa vào oai lực của các thánh điển. Các bài thuyết giảng của đức Phật dầu gì cũng không là thánh điển. Có thể cũng rất hợp lý khi ta tôn trọng các kinh sách cao quý của đức Phật một cách nghiêm chỉnh, nhưng cái ý nghĩ tự động gán ghép oai lực cho các kinh sách thì bị bác bỏ mạnh mẽ.

. . . hay chỉ bởi những diễn giải hợp lý, . . .’

Không có lý lẽ suy luận gì đủ để bảo đảm tính cách chân thực hay hiệu quả tâm linh của một giáo lý.

. . hay bởi những lý thuyết suy diễn hay ý kiến cá nhân, . ..

Sự phê phán nghiêm khắc này nhắm thẳng đến tất cả các quan điểm, ý kiến được ca tụng, những cách suy nghĩ quen thuộc khiến ta bị dính mắc bởi sức mạnh của thói quen. Và còn có rất nhiều cách khiến ta có ý kiến này nọ: bởi tư tưởng, qua sự tưởng tượng của ta, bởi những sự chấp nhận, thoả thuận một cách chủ quan, và bởi những chọn lựa, thiên kiếntính cách cá nhân. Vì thế chúng ta không nên tuân theo những sự cám dỗ quen thuộc để cho phép chúng ta bị dẫn dắt bởi những ý kiến hay khái niệm được ưa thích.

‘. . . hay bởi ngưỡng mộ những thành quả cá nhân và cá tính của một vị thầy đặc biệt nào đó, hay bởi uy lực của vị thầy. . .

Ngay chính những điều này cũng chưa là những lý do đủ chính đáng để ta đi theo con đường tâm linh nào. Độc nhất trong lịch sử các tôn giáo, đức Phật không bảo người ta phải chấp nhận quyền lực của một ai đó, dầu cho đó là tự nhiên, siêu nhiên, được gán ghép, hay chỉ áp đặt, như là một vị đạo sư, và điều đó bao gồm cả đức Phật. Chính Ngài có bao đức tính cao quý, được coi là rất lôi cuốn, tuyệt đối thuyết phục, đáng tin tưởng – nói một cách khác, đức Phật có đủ oai lực – nhưng ngay chính oai lực của đức Phật, đối với Ngài, cũng không thể được chấp nhận như là lý do duy nhất để tuân theo giáo lý của Ngài.

Nhưng này hởi các vị Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê, các pháp này bị người trí chỉ trích, và nếu chấp nhận thực hiện sẽ đưa đến bất hạnh, khổ đau,’ thì, đúng thế, hãy từ bỏ chúng”.

Đức Phật nhấn mạnh rằng mọi người phải chịu trách nhiệm cho bản thân, rằng mọi người phải tự quán sát, và tự biết, chứ không nên có lòng tin mù quáng, và tuân phục quá đáng. Nếu ta không hiểu gì là bất thiện, là đáng trách, thì ta phải tiếp tục kiếm tìm. Sau đó Đức Phật lại hỏi:

Các vị nghĩ thế nào, này các Kalama: khi có người khởi lòng tham ái, thì đó là ích lợi hay bất hạnh cho họ?’

‘Bạch Thế Tôn, đó là bất hạnh cho họ’.

‘Này các vị Kalama, với lòng tham, người này bị tham chinh phục, không chế ngự được tâm do tham, người này sát hại, lấy của không cho, xâm phạm vợ người, nói láo và khích lệ người khác cũng làm như thế; và điều này sẽ đem đến bất hạnh, đau khổ cho họ lâu dài’.

‘Thật đúng vậy, bạch Thế Tôn’.

c vị nghĩ thế nào, này các Kalama: khi có người khởi lòng sân hận, vọng tưởng, thì đó là ích lợi hay bất hạnh cho họ?’

‘Bạch Thế Tôn, đó là bất hạnh cho họ’.

‘Này các vị Kalama, với lòng sân hận, vọng tưởng, người này bị sân hận, vọng tưởng xâm chiếm, không chế ngự được tâm bởi lòng sân hận, vọng tưởng, người này sát hại, lấy của không cho, xâm phạm vợ người, nói láo và khích lệ người khác cũng làm như thế; và điều này sẽ đem đến mất mát, khổ đau cho họ lâu dài’.

‘Thật đúng vậy, bạch Thế Tôn’.

Vì thế nếu tâm tham phát khởi - rồi giết người, trộm cắp, tà dâm, bất lương, tất cả đều từ tâm tham đắm – thì chúng ta đã phạm vào bốn giới đầu tiên. Sân hận, cũng thế, cũng có thể đưa đến những hành động xấu ác như trên. Ở đây đức Phật dạy rằng giới là căn bản cho con đường tâm linh. Nếu chúng ta muốn “thánh thiện” nhưng đồng thời lại phạm các giới luật đạo đức, thì ta khó có cơ hội để biến sự “thánh thiện” đó trở thành sự phát triển tâm linh thật sự.

Này các vị Kalama, các vị nghĩ thế nào: những việc này là bất thiện hay thiện?’

‘Bất thiện, bạch Thế Tôn.’

‘Chúng đáng trách hay không đáng trách?’

‘Bạch Thế Tôn, đáng trách.’

‘Người tri thức khen hay chỉ trích chúng?’

‘Bạch Thế Tôn, chỉ trích.’

‘Và những việc này dẫn đến mất mát, đau khổ, hay không? Các vị thấy thế nào?’

‘Các pháp này thật sự dẫn đến mất mát, khổ đau. Đó là chúng con nhìn sự việc như thế.’

Như thế là đức Phật đã hỏi các thính giả của Ngài về những điều bản thân họ tin tưởng, và để họ tự quyết định cho chính mình.

Như vậy, chính vì lý do đó, chúng ta có thể nói như thế này: Chớ có tin vì lời đồn đãi, vì truyền thống, vì những quan điểm hợp thời, vì uy lực của kinh điển, hay chỉ vì những suy diễn hợp lý, vì lý thuyết diễn giải hay ý kiến hợp lòng, vì vẻ ngoài hay cá tính của ai đó, hay vì oai lực của vị đạo sư. Chỉ khi các vị tự biết: ‘Các pháp này là bất thiện, các pháp này đáng chê trách, chúng bị bậc tri thức chỉ trích, và khi thực hiện, chấp nhận, chúng sẽ đưa đến mất mát, khổ đau’, thì, đúng vậy, các vị nên từ bỏ chúng”.

Vị thầy chỉ cho ta con đường, nhưng chúng ta không chỉ đi theo vì oai lực của vị thầy, và chúng ta không nên nghĩ rằng vị thầy ấy có thể dẫn dắt chúng ta đến đích mà không cần đến sự tham gia của ta. Không có tư tưởng được tán thán nào có thể giúp chúng ta trừ khi ta có thể nhận thức rõ ràng được điều gì là thiện, điều gì là không.

Nhưng nếu các vị có thể tự nhận ra: ‘Các pháp này là thiện, các pháp này không thể bị chê trách, chúng được các bậc tri thức tán thán, và khi thực hành, chấp nhận, chúng đưa hạnh phúc, bình an,’ thì các vị nên chấp nhận chúng”.

Sau đó đức Phật nói về sự đối nghịch với lòng tham đắm:

sự giải thoát khỏi tham đắm.

Này hỡi các vị Kalama, các vị nghĩ thế nào: khi có người phát khởi tâm đoạn diệt khỏi tham đắm, điều đó đem đến lợi ích hay bất hạnh cho họ?’

- Bạch Thế Tôn, lợi ích.

- Giải thoát khỏi tham, không bị tham xâm chiếm, tâm người đó không bị tham chế ngự, người đó tránh xa giết hại, tránh xa lấy của không cho, tránh xa tà dâm, tránh xa việc nói lời không chân thật, mà người đó cũng không khuyến khích người khác làm những chuyện bất thiện. Như thế người

đó sẽ được hạnh phúc, bình an lâu dài.’

- Đúng vậy, Bạch Thế Tôn.

‘Này hỡi các vị Kalama, các vị nghĩ thế nào: khi có người phát khởi tâm đoạn diệt khỏi sân hận, vọng tưởng, điều đó đem đến lợi ích hay bất hạnh cho họ?’

- Bạch Thế Tôn, lợi ích.

- Giải thoát khỏi sân hận, vọng tưởng, tâm người đó không bị sân hận, vọng tưởng xâm chiếm, với tâm không bị sân hận, vọng tưởng chế ngự, người đó không giết hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, mà người đó cũng không khuyến khích người khác làm những chuyện bất thiện. Như thế người đó sẽ được hạnh phúc, bình an lâu dài.

- Đúng vậy, bạch Thế Tôn.

‘Này hỡi các vị Kalama, các pháp này là thiện hay bất thiện?’

- Bạch Thế Tôn, là thiện.

- Đáng chê trách hay không đáng chê trách?

- Không đáng chê trách, bạch Thế Tôn.

- Các bậc tri thức chỉ trích hay ngợi khen các pháp này?

- Bạch Thế Tôn, ngợi khen.

- Các pháp này, nếu chấp nhậnthực hành, chúng sẽ đưa đến bình an hay không? Các vị thấy thế nào?

- Các pháp này nếu được chấp nhậnthực hành sẽ mang đến bình an, hạnh phúc. Đó là cách nhìn nhận của chúng con.

Đức Phật thường khuyên chúng ta hãy tự vấn lương tâm để phân biệt điều thiện và điều bất thiện. Nếu việc quán sát này không đưa đến kết luận, chúng ta cần thảo luận với người đáng tin cậy và hiểu biết, nhưng cuối cùng thì mỗi chúng ta đều phải tự kết luận thì mới có thể phát triển tuệ giác. Không ai có thể làm công việc đó cho ta.

Vì thế đây là liệt kê của mười điều mà ta không nên để chúng dẫn dắt ta đi sai đường. Trước nhất là lời đồn đại: chúng ta không nên tin vào những gì người khác nói với ta mà không suy nghĩ về những lời nói đó một cách độc lập. Chúng ta không nên để bị gia đình, bè bạn ảnh hưởng đến độ ta không suy nghĩ gì khi chấp nhận ý kiến của họ vì chúng ta không muốn bị nghĩ là khác người.

Hai là, chúng ta không nên để mình bị lầm lạc bởi lòng tin mù quáng vào truyền thống. Các phong tục tập quán được coi là đúng chỉ vì chúng đã được tuân theo quá lâu, nhưng có thể chúng không có giá trị, nếu chúng dẫn dắt ta đến mất mát, khổ đau.

Ba là, những quan điểm có tính thời thượng. Ảnh hưởng của các quan điểm thời thượng tạo nên bởi các phương tiện truyền thông hiện đại thường có thể rất nguy hại, vì khó thể nhận biết chúng. Từ lúc ta còn thơ ấu, chúng đã có mặt, rồi dần dần chúng ngự trị trong ta như thể đó chính là ý kiến, quan điểm của ta. Chúng ta bị dẫn dắt để tin vào những điều mà ta chưa từng suy nghĩ thấu đáo - chỉ chấp nhận như là một quan điểm thuyết phục nhất ở trước mắt. Như đoạn kinh đã nói rõ, đây không chỉ là một hiện tượng thời hiện đại. Từ lâu nó vốn đã như thế.

Bốn là, oai lực của các thánh điển. Dĩ nhiên, đây đã là nguyên do của bao vấn đề trọng đại, vì tất cả các kinh điểm, ngay cả những cái được coi là thánh điển, thực ra cũng đã được viết bởi con người, và con người có thể cũng lầm lạc.

Bất cứ văn tự nào cũng có thể có sai lầm, chúng đầy những hạn chế của nhân loại lầm lạc.

Hai điều kế tiếp, liên quan đến một nền tảng không vững chắc để đặt niềm tin. Việc coi trọng những lý luận trí tuệ, hợp lý rõ ràng cũng có những lợi thế. Tuy nhiên, chỉ có lý trí không cũng là điều nguy hiểm, vì nó có thể hướng đến những mục đích vật chất, hạn hẹp và bỏ qua khía cạnh tâm linh. Nếu ta không thể kết nối cái đầu và trái tim, mà chỉ suy nghĩ theo lý trí, chúng ta có thể thực sự đã sử dụng những khả năng tri thức của mình rất hợp lý, nhưng chúng ta luôn ở trong tình trạng nguy hiểm là có thể sử dụng chúng sai mục đích, và đã đi sai đường. Nhưng tâm là một nhà ảo thuật, nó có thể quay bất cứ hướng nào; ngay khi trái tim dự phần vào các suy nghĩ của ta, mang theo tình cảm, khả năng yêu thương, thì mức độ hiểu biết của chúng ta đã hoàn toàn khác.

Tiếp đến là những ý kiến cá nhân, những lý thuyết suy diễn hợp ý ta. Những điều này xưa tới nay vẫn rất phổ biến. Dĩ nhiênchúng ta có khuynh hướng tin vào những lý thuyết của chính mình - điều đó rõ ràng là chưa hề thay đổi suốt

2500 năm nay – nhưng chúng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu như chúng không chính xác, và thường thì không dễ đáng giá tính xác thực của một lý thuyết: người thì cho rằng nó tuyệt vời, kẻ khác có thể gọi đó là lừa đảo, người khác nữa thì không biết đúng sai. Chúng ta cần tìm hiểu, chứng nghiệm từ bản thân để xem điều gì đó là tốt hay xấu.

Cuối cùng, điều gì đã được giáo huấn? Chúng có thực sự tốt như đã được rao tụng hay chúng có thể dẫn ta lạc đường? Chúng ta dễ bị choáng ngợp trước các vị thầy đạo mạo, nhưng vẻ lôi cuốn bên ngoài không bảo đảm rằng những lời dạy của họ là đúng hay thích hợp. Ngay như hiện nay, nhiều vị thầy tâm linh có khả năng tạo ra được những ảnh hưởng sâu rộng chỉ bằng sự hiện diện của mình. Dù là sự quảng báo đến đông đảo quần chúng có thể dưới nhiều hình thức mới, hiện đại hơn, nhưng nó vẫn đi từ người này sang người kia rất giống như trước kia.

Sau khi điểm qua các điều vừa liệt kê, đức Phật tiếp:

Tuy nhiên, nếu các vị tự nhận biết rằng: Các pháp này là thiện, không bị chê trách, được bậc tri thức khen ngợi, và nếu được chấp nhận, được thực hiện sẽ dẫn đến bình an, hạnh phúc, thì này các vị Kalama, các vị có thể tự tin mà chấp nhận chúng. . . Đó chính là lý do cho những lời ta vừa nói với quý vị. Bằng cách như thế đó, đoạn diệt khỏi tham, sân, với tâm sáng suốt, rõ ràng thông hiểu, tràn đầy chánh niệm, vị đệ tử chân chánh tõa chiếu tâm từ, bi, hỷ và xả đến cùng khắp thế giới’.

Nếu chúng ta đoạn diệt được các ái, tà kiến, khỏi tham sân, thì tâm không còn mê muội nữa, nó có thể phân xét rõ ràng, khách quan. Trái lại, tâm bị ô uế nặng nề bởi tham áisân hận thì mờ mịt. Tham và sân là những hành động hoàn toàn chủ quan, nên nếu ta có thể chế ngự chúng, thì tâm trở nên khách quan. Không còn lẫn lộn, tâm trở nên trong sáng, rõ ràng trong chánh niệmtuệ giác. Nếu tâm đầy chánh niệm, chúng ta không thể cùng lúc phát khởi tâm sân tham. Do đó đức Phật luôn đề cao chánh niệm, để chúng ta có thể rèn luyện quán sát bản thânthế giới quanh ta một cách khách quan và thực tế. Điều này giúp xoá tan đi những sự tô vẻ một cách chủ quan của chúng ta đối với các sự việc. Thay vì ‘Tôi muốn như thế này’ hay ‘Tôi không muốn phải chịu đựng điều đó’, chúng ta có thể nhìn sự vật như chúng thực là.

Chánh niệm giúp chúng ta vun trồng bốn tình cảm cao thượng nhất: từ, bi, hỷ và xả - theo truyền thống được gọi là tứ vô lượng tâm hay bốn tâm thánh thiện, vì có thể vào được các trạng thái tâm này đích thực là “thiên thai”; như là lên thiên đàng. Ở các giai đoạn trong quá trình tu tập của chúng ta, ta có thể chú tâm đặc biệt vào đức tính này hay đức tính kia, dầu ta có thể hành tất cả bốn đức tính này theo thứ tự trong chỉ vài giây phút. Xả có thể phát triển dần dần thông qua tri kiến. Nếu chúng ta ít chấp vào việc muốn hay không muốn điều gì, ta sẽ có thể nhìn thấy rõ ràng hơn rằng tất cả mọi thứ đều luôn thay đổi, cho nên không đáng để ta cảm thấy bực bội về chuyện gì. Và dĩ nhiênnhận thức này sẽ lót đường đưa ta đến xả.

Xả có vẻ bên ngoài giống như lãnh đạm, hờ hững, vì thế ta cần phân biệt rõ ràng giữa xả và các tình cảm tiêu cực khác. Hờ hững có thể được coi gần như là đối nghịch với xả, vì dầu rằng nó có vẻ giống, nhưng nó đưa đến những hậu quả rất khác nhau; nó có thể trở thành một tấm chắn sắt hữu hiệu, vì chúng ta sẽ không để bất cứ thứ gì có thể đến gần ta. Điều đó có thể khiến chúng ta phần nào cảm thấy an toàn hơn, nhưng thật ra nó biểu lộ, nhấn mạnh thêm sự thiếu tự tin của ta. Sự vắng mặt của tình thương, lòng bi mẫn trong tình cảm lãnh đạm, thờ ơ, khiến ta thêm trơ trẻn, cô đơn bên lề cuộc đời: làm người dự kiến thay vì người tham dự. Sự thờ ơ, lãnh đạm có vẻ như là một phương cách hữu hiệu để bảo vệ bản thân, nhưng thật ra sự bảo vệ tốt nhất là tình thương yêu của chúng ta. Khi nào trong tim ta còn đầy tình thương yêu, lòng bi mẫn, chúng ta hoàn toàn an nhiên, tự tại, không phải tiếp xúc với các tình cảm tiêu cực như là sân hận, ác tâm, ghen ghét, ganh tỵ, cao ngạo, chống đối hay chướng ngại. Nhờ được thanh tịnh hoá, cuộc sống nội tâm của ta do đó sẽ được bình an, tự tại.

Với tâm như thế, tâm đoạn trừ khỏi sân, ác ý, giải thoát khỏi lo lắng, uế nhiễm, vị thánh đệ tử chắc chắn, trong ngay kiếp sống này, được bốn điều an ủi’.

Đức Phật nhắc đến sự an ủi này với các vị Kalama chỉ vì dầu họ là những người thông minh, họ chưa phải là đệ tử của đức Phật, và đức Phật để tùy họ tự quyết định phải làm gì. Nhiều người trong chúng ta ngày nay cũng trong cùng hoàn cảnh – đi tìm điều gì đó để có thể vén mở những tăm tối trong tâm hồn ta, giải thoát ta khỏi những âu lo. Nhưng đức Phật chưa bao giờ dứt khoát nói: ‘Hãy theo ta!’ Đức Phật chỉ chỉ bày cho ta chân lý, và con đường thực hành để chứng nghiệm. Nếu lời khuyên dạy của đức Phật nghe hợp lẽ, ta có thể nghe theo; nếu không, ta cứ tiếp tục như trước đây. Đức Phật cũng không khuyến khích khuynh hướng từ bỏ tôn giáo riêng của ai; Ngài chỉ giảng giải giáo lý của Ngài với những ai muốn lắng nghe. Theo giáo lý đó, khi tâm không còn cần phải bám víu vào gì hay sân hận với ai, thì niềm vui nội tại sẽ phát sinh, tâm sẽ nhẹ nhàng, không vương phiền não. Ngược lại, những biện minh yếu ớt cho các hành động vô tâm sẽ tan rã khi tâm không còn vướng bận với phiền não, và trở nên thanh tịnh. Bốn sự an ủiđức Phật đã giảng dạy cho người Kalama như sau:

Nếu có đời sau, có kết quả, sự chín mùi của nghiệp thiện ác, thì khi thân hoại diệt sau khi chết, ta có thể được tái sinh giữa các chúng sanh an lạc, ở cõi trời. Ta chắc chắn có được điều an ủi đó’.

Điều đó có nghĩa là, nếu ta tin tưởng rằng hành động sẽ mang lại hậu quả, và rằng có một thế giới sau khi ta chết, thì chúng ta có thể - nếu ta đã hành nghiệp thiện- tin rằng ta sẽ được thoải mái sau khi chết. Điều an ủi thứ nhất này là chắc chắn.

Mặt khác, nếu khôngđời sau, không có quả, không có sự chín mùi của các nghiệp thiện ác, thì ta cũng có thể sống hạnh phúc trong cõi đời này, không có khổ đau, đoạn trừ được sân, ác ý. Ta cũng có thể chắc chắn với điều an ủi thứ hai nấy.’

Vậy là đức Phật nói rằng nếu như chúng ta không tin vào luân hồi và rằng dựa theo đó hành động sẽ không mang đến hậu quả, thì ít nhất chúng ta cũng có thể hưởng thụ cuộc sống ngay tại đây, ngay lúc này, được giải thoát, nhờ vào tâm thanh tịnh, xa rời những ác tâm, lo lắng, buồn khổ. Chúng ta có thể chắc chắn về điều an ủi thứ hai này.

Nếu việc ác có xảy ra, tuy nhiên ta không cố ý làm hại ai, thì phiền não đâu có đến với người không ác ý? Ta có thể chắc chắn về điều an ủi thứ ba này’.

Giờ ta nói đến trường hợp nếu như khôngđời sống sau đó, mà kết quả hành động của ta là ở ngay hiện đời. Trên căn bản đó, nếu chúng ta không hành ác nghiệp thì chúng ta có thể chắc chắn rằng mình sẽ không phải chịu những hậu quả xấu trong hiện đời. Chúng ta có thể chắc chắn về điều an ủi thứ ba này.

‘Nếu việc ác không có xảy ra, thì ta tự biết mình thanh tịnh trên cả hai phương diện (cố ý hay không cố ý). Ta có thể chắc chắn về điều an ủi thứ tư này.’

Rồi, cuối cùng là, nếu chúng ta không tin rằng hành động của ta sẽ mang lại hậu quả nào, nếu chúng ta không tin vào nghiệp lực của nhân quả, thì ta vẫn có thể tin tưởng vào một lương tâm trong sạch. Chúng ta có thể tin tưởng vào điều an ủi thứ tư này.

Với tâm như thế, tâm đoạn trừ khỏi sân, ác ý, lo lắng, không uế nhiễm, vị thánh đệ tử ấy có thể chắc chắn về bồn điều an ủi đó ngay trong kiếp này’.

Chúng ta có thể hưởng lợi lạc từ bốn thứ an ủi này ngay tại đây, ngay bây giờ. Chúng ta không cần phải đợi đến những gì xảy ra trong tương lai để xác định là ta đã không uổng phí thời gian. Nếu ta đã không hành ác nghiệp nào, thì ta không phải sợ ác nghiệp. Nếu ta đã hành thiện nghiệp, thì ta có thể chắc chắn rằng chúng sẽ đem lại những quả thiện. Nếu không có kết quả mờ ám gì trong hành động của ta, thì ta không phải sợ rằng ác nghiệp sẽ xảy đến với ta.

Rõ ràng là người Kalama rất hoan hỷ được nghe những điều này, nên họ trả lời:

Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Với tâm không sân hận, đoạn trừ các ác kiến, giải thoát khỏi những lo lắng, uế nhiềm, vị thánh đệ tử chắc chắn về bốn điều an ủi này ngay trong kiếp sống này. Bậc Thiện thệ, Bậc thiện thệ! Giống như một việc gì đó đã bị đảo lộn, giờ được sắp xếp trở lại, hay việc gì đó đã bị che giấu, giờ lại được hiển lộ, hay như người đi lạc được chỉ đường đi, hay ánh sáng đã được mang vào trong bóng tối, để tất cả mọi người có mắt đều có thể được thấy rõ ràng. Bằng cách đó, bậc Thế tôn đã giảng giải giáo lý bằng nhiều cách. Chúng con xin nương trú nơi đức Thế Tôn, nơi pháp của ngài, và nơi tăng đoàn! Mong Thế Tôn nhận chúng con làm đệ tử, kể từ hôm nay cho đến hết đời’.

Những lời dạy của đức Phật đủ sức thuyết phục người Ka- lama đến độ họ cảm thấy muốn tự nguyện coi đức Phật như vị thầy của họ, cũng như chấp nhận Pháp, giáo lý của đức Phật, và tăng đoàn, là tụ hội của những ai tin theo giáo lý của đức Phật, và như thế là họ đã trở thành đệ tử của đức Phật.

Sự cởi mở tâm linh diễn bày ở đây khá đặc biệt vào thời điểm đó; mọi người đều hiểu rằng họ phải tự quyết định chọn lựa con đường tâm linh của mình. Chỉ có lương tâm của họ, hay lời khuyên của các bậc thiện tri thức, hay sự tự quán sát các hậu quả hành động của họ, là được đề nghị để họ phải dựa vào. Thông điệp của đức Phậtchúng ta phải cẩn thận đừng để trở thành nạn nhân bị ảnh hưởng bởi những cơ chế tín ngưỡng khéo léo – là những điều có thể xảy ra dưới nhiều hình thức vi tế, nhất là với các vị thầy đầy lôi cuốn hay những ai được coi như những vị có quyền lực tâm linh. Và chúng ta chẳng bao giờ nên quên điều đó - không phải để khuyến khích lòng nghi hoặc đối với các vị đạo sư hay các giáo lý, mà là để xét xem trong những lời dạy đó có gì đúng với nội tâm ta.

Chúng ta là những vị thầy tốt nhất của mình, vì những gì ta cần biết, cuối cùng, cũng được tìm ra ngay chính nơi ta; và với một số phương thức để tự quán sát, ta có thể tự biết về mình bằng cách đó càng ngày càng sâu rộng hơn. Những hoài bão tâm linh của tôi dựa vào gì? Con đường tâm linh của tôi gồm có những gì? Tôi phải làm gì để thanh tịnh hoá bản thân? Tôi có tự lừa dối mình tin vào điều gì đó hay tôi hết lòng thực hành? Mục đích của kinh này là để giúp chúng ta có thể nhận thức được rằng những gì ta cần làm không chỉ là tin vào điều gì đó, mà là phải suy xét, và tự biết mình.

 


 

1. Hòa Thượng Thích Minh Châu, Tăng Chi Bộ Kinh, Tập 1, trang 337, NXB Tôn Giáo 2005.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.