Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI
Bài giảng về 12 nhân duyên và cách vận dụng vào
sự tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng
Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016
Mười hai nhân duyên
Mười hai nhân duyên được biểu thị bằng 12 hình vẽ ở vòng tròn ngoài cùng. Hình vẽ thứ nhất nằm trên cùng là một cụ già mù chống gậy, biểu thị vô minh hay si mê. Vô minh (avidyā - 無明) chính là sự che chướng [không cho ta thấy được] phương thức hiện hữu đúng thật của các pháp. Trong các trường phái triết học Phật giáo có 4 học phái chính, và trong đó có nhiều chi phái khác nhau, vì thế có nhiều cách diễn giải về vô minh. Nói chung, [trong tâm thức] quả thật có một yếu tố hoàn toàn không nhận biết về cách thức sự vật thực sự hiện hữu như thế nào, một yếu tố của sự che chướng hoàn toàn. Ở đây, yếu tố đó được mô tả như là một ý thức sai lầm, nhận hiểu trái ngược với cách thức mà sự vật thực sự hiện hữu. Trong kinh điển mô tả về 19 loại vô minh khác nhau, vốn là những tà kiến đa dạng liên quan đến một sự khởi đầu, hay một sự kết thúc - tức là những cực đoan. Tuy nhiên, những cảm xúc phiền não mà chúng ta đang cố trừ bỏ được xếp vào 2 loại: phiền não sẵn có ngay từ khi sinh ra (hay câu sinh khởi phiền não) và phiền não do [chính ta] hiện nay tự tạo (hay phân biệt khởi phiền não).
Phân biệt khởi phiền não là phiền não có nguyên nhân từ những quan điểm triết học, hệ thống giáo điều hay những lời dạy [sai lầm]... do tâm thức vừa mới quy gán hay tạo thành từ khái niệm phức tạp [ngay trong đời sống này]. Những phiền não ấy không phải mọi chúng sinh đều có, và không thể là những phiền não căn bản nhất [vẫn còn lại] sau khi chúng sinh hữu tình thân hoại mạng chung. Như ngài Long Thụ có nói trong Thất thập Không tính luận: “Đức Phật dạy rằng, tâm thức nhận hiểu về sự vật - vốn sinh khởi phụ thuộc vào nhân duyên - như là hiện hữu một cách chân thật và rốt ráo, đó là vô minh; từ vô minh mà có 12 chi phần của duyên khởi.” Đây là tâm thức nhận hiểu sai lầm, cho rằng các pháp hiện khởi do năng lực tự thân của chúng, không có sự phụ thuộc.
Nhìn từ góc độ các loại đối tượng khác nhau của tâm thức vô minh này, có những khái niệm về sự hiện hữu theo tự tính sẵn có của các pháp và của con người, được gọi là pháp chấp và ngã chấp. Lại có 2 loại ngã chấp, một là nhận biết về một người khác nào đó và cho rằng người ấy hiện hữu dựa vào tự tính sẵn có (tha ngã chấp), hai là nhận biết về con người của chính mình, tự xưng đó là “tôi”, và cho rằng cái “tôi” của mình tự nó hiện hữu theo tự tính sẵn có (tự ngã chấp). Loại ngã chấp thứ hai được gọi là thân kiến, là một [trong 5] kiến chấp sai lầm.
Theo quan điểm của ngài Long Thụ, quan niệm cho rằng tự ngã tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có vốn sinh khởi trong sự phụ thuộc vào quan niệm cho rằng những nền tảng - vốn là cơ sở cho sự định danh của tự thân con người và thân, tâm... của chính người đó - là tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có. Như vậy, cả hai đều là những quan niệm về sự tồn tại dựa vào tự tánh sẵn có. Quan niệm cho rằng các pháp, thân, tâm... là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có, có tác dụng như một nguyên nhân của sự nhận thức cho rằng con người - vốn được định danh trong sự phụ thuộc vào các pháp, thân, tâm... - là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có.
Một kiểu ngã chấp khác nữa là quan niệm cho rằng bản ngã vốn tự nó có đủ điều kiện, hoặc về căn bản là [sẵn có đủ các điều kiện] để tồn tại.
Nếu xem xét những tham dục và sân hận của chính mình, ta sẽ thấy chúng được khởi sinh trên nền tảng cơ bản là quan niệm về tự ngã, về “cái tôi”. Do quan niệm cho rằng tự ngã của mình là chắc thật, là thật có, chúng ta mới phát triển một ý niệm về những gì của riêng ta và những gì thuộc về người khác, phân vạch thành đôi bên, rồi dựa vào đó mà tham dục và sân hận mới sinh khởi. Đây chẳng phải là cách thức sự việc diễn ra đó sao?
Quả thật có một “cái tôi” được thừa nhận trong phạm trù chân lý quy ước (Tục đế), đó là một tự ngã, một con người đứng ra thực hiện các hành vi, tích lũy nghiệp, và cũng là người lãnh thọ các kết quả [của nghiệp], chắc chắn có một “cái tôi” như thế. Tuy nhiên, khi cảm nhận về “cái tôi” đó quá mạnh mẽ đến mức gây ra bất ổn, thì lúc đó [trong ta] đã hình thành ý niệm về một “cái tôi” [do tâm thức] tự tạo ra, vốn là một sự phóng đại vượt xa những gì thực sự đang hiện hữu. Khi đó đã nảy sinh một thức nhận biết về kiểu “cái tôi” [do tâm thức] tự tạo ra này. Và khi “cái tôi” loại này xuất hiện trong tâm thức, nó không hề xuất hiện chỉ đơn thuần như được định danh trong sự phụ thuộc vào các uẩn hợp thành thân tâm, phải không? Vậy phải chăng là nó sẽ xuất hiện hoàn toàn như thể tự nó có một thực thể của riêng mình?
Nếu “cái tôi” loại này quả thật hiện hữu đúng như vẻ ngoài của nó, thì khi được khảo xét với lý luận Trung Quán (Madhyamika) nó phải hiện ra ngày càng rõ rệt hơn. Tuy nhiên, thực tế là khi quý vị dùng lý luận Trung Quán để truy tìm “cái tôi” loại này thì không thể tìm thấy; nhưng nó vẫn hiện ra trong tâm thức ta như thể một cái gì thật cụ thể, có thể chỉ ra được; một cái gì rất rõ rệt, dễ xác định. Như vậy là có sự mâu thuẫn giữa việc “cái tôi” ấy hiện ra như một cái gì thật cụ thể, nhưng khi phân tích [bằng lý luận] thì lại không thể tìm thấy được. Mâu thuẫn này chỉ ra một sự trái ngược giữa cách thức mà “cái tôi” ấy hiện ra [trong tâm thức] với cách thức mà nó thực sự tồn tại. Điều này cũng tương tự như sự khác biệt mà các nhà vật lý học nhận biết được giữa những gì hiện ra [trước mắt người quan sát] với những gì thực sự hiện hữu [trong thực tại].
Ngay trong kinh nghiệm của chính mình, chúng ta có thể nhận biết những mức độ khác nhau của tham dục. Chẳng hạn, khi quý vị bước vào một cửa hàng, nhìn thấy và ham muốn một món đồ nào đó, đó là một [trong các] dạng thức tham dục. Rồi sau khi quý vị mua món đồ ấy và cảm thấy “nó là của tôi”, “dù gì nó cũng là của tôi”, thì ở đây đã có những mức độ khác nhau của sự trình hiện và nhận hiểu. Ở mức độ đầu tiên, trước khi quý vị khởi sinh sự ham muốn [món đồ], chỉ có sự trình hiện đơn thuần, sự nhận biết đơn thuần về đối tượng [là món đồ ấy]. Ở mức độ thứ hai, khi quý vị cảm thấy “ồ, món hàng này tốt thật”, thì đã có một sự nhận hiểu, nắm bắt khác hơn về đối tượng. Rồi sau khi quý vị mua món hàng và xem nó là sở hữu của riêng mình, lại có một mức độ thứ ba của sự nhận hiểu, nắm bắt đối tượng.
Ở mức độ đầu tiên, khi đối tượng chỉ đơn thuần trình hiện, quả thật là nó có vẻ như tự nó tồn tại, có vẻ như tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Tuy nhiên, tâm thức [của quý vị lúc đó] không có sự liên kết mạnh mẽ với sự nhận hiểu đối tượng như là tự nó tồn tại, hay tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Nhưng ở mức độ thứ hai, [thức] vô minh - vốn nhận biết và nắm hiểu về đối tượng như là tự nó tồn tại - bắt đầu sinh khởi, (đây là mức độ mà quý vị sinh khởi sự ham muốn đối tượng), quý vị quả thật đã có một khái niệm về sự tồn tại dựa vào tự tính sẵn có của đối tượng và bám chấp vào nó như thể là nó đang tự tồn tại. Có một mức độ tham dục vi tế có thể đồng thời hiện hữu khi thức [vô minh] này nhận hiểu về đối tượng ấy như là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Nhưng khi tham dục vi tế này trở nên mạnh mẽ hơn, khái niệm về sự tồn tại dựa vào tự tính sẵn có chỉ còn tác động thuần túy như là nguyên nhân [đã] làm khởi sinh nó, và không có sự kết hợp hay đồng thời hiện hữu với tâm tham dục [mạnh mẽ] đó nữa.
Trong kinh nghiệm của chính mình, điều quan trọng là chúng ta phải nhận biết được rằng, ở mức độ đầu tiên có sự trình hiện của đối tượng như là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Ở mức độ thứ hai, có một thức [vô minh] đồng thuận với [nhận thức về] sự trình hiện như thế, do đó làm khởi sinh tham dục. Và ở mức độ thứ ba, khi quý vị biến đối tượng thành sở hữu của riêng mình, khái niệm về quyền sở hữu bắt đầu hiện hành, và [vào lúc này thì] như thể là đã có hai dòng tham dục rất mạnh mẽ kết hợp lại với nhau. Thứ nhất là sự bám chấp vào đối tượng như là tự nó sẵn có tính chất đáng để tham muốn, thứ hai là ý niệm mạnh mẽ cho rằng nó là sở hữu của riêng ta. Khi cả hai điều này kết hợp lại cùng nhau, tâm tham dục của quý vị sẽ cực kỳ mạnh mẽ. Nếu quý vị suy xét kỹ, chẳng phải đây là cách thức [mà tâm tham dục đã] diễn tiến [trong tâm thức] đó sao?
Và cách thức diễn tiến này cũng không khác đối với tâm sân hận: có một mức độ đầu tiên vốn là đúng thật trên bình diện chân lý quy ước (Tục đế). Chẳng hạn, [khi ta] chỉ nhìn một đối tượng nào đó và nhận biết rằng nó xấu. Nhưng khi cảm nhận ấy gia tăng đến mức suy nghĩ: “ồ, cái này quả thật xấu quá” thì điều đó tạo ra sự không ưa thích, ghét bỏ, và đây là mức độ thứ hai. Ở mức độ thứ ba, nếu đối tượng gây hại cho ta, thì sự căm ghét có thể phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Sự căm ghét [phát sinh] ở 2 mức độ [thứ hai và thứ ba] như thế.
Như vậy, đối với cả tham dục và sân hận thì vô minh, tức là ý niệm về sự tồn tại dựa vào tự tính, có tác dụng như một sự hỗ trợ. Vì thế, kẻ gây ra mọi bất ổn chính là con lợn [trong hình vẽ trên, biểu thị cho vô minh]. Sự che chướng của vô minh là cội nguồn của các cảm xúc phiền não khác. Thức vô minh này bị che chướng không nhận biết được phương thức hiện hữu [thực sự] của các pháp. Để biểu thị điều này, con người được vẽ trong tranh là người mù. Vô minh không dựa trên bất kỳ nền tảng nhận thức hợp lý nào, nó không vững chắc.
Yếu tố thứ hai được gọi là hành (saṃskāra - 行), hay hành uẩn (行蘊), vì các hành vi có công năng tích tập hay kết hợp lại với nhau, chúng mang lại sự khoái lạc và đau đớn. Yếu tố này được biểu thị bằng [hình vẽ] một người thợ làm đồ gốm.
Và người thợ gốm là người dùng đất sét để tạo thành một món đồ vật mới. Trong hình biểu trưng này, người thợ gốm xoay cái bàn quay chỉ một lần và nó tiếp tục quay theo nhu cầu mà không cần thêm một lực nào khác. Cũng vậy, khi một hành vi đã được chúng sinh hữu tình thực hiện thì nó tạo ra một chủng tử tiềm tàng hay một khuynh hướng [tạo quả] trong tâm thức, hoặc nói theo phái Trung Quán Cụ Duyên là nó đi vào trạng thái dứt mất. Dù trong trường hợp nào đi chăng nữa, thì [cái được tạo ra đó] luôn có khuynh hướng tiếp tục tiến triển không ngăn ngại để cuối cùng tạo thành một kết quả [tương ứng với nó]. Trong suốt thời gian đó, không cần thiết phải có thêm bất kỳ điều kiện gì để chủng tử ấy được duy trì. Và nếu chủng tử ấy không gặp được điều kiện thích hợp để hiện hành, nó sẽ tiếp tục tiềm tàng [trong tâm thức].
Nhìn vào nghiệp quả khác nhau của các loại hành vi tạo nghiệp khác nhau, chẳng hạn như sự tái sinh trong các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, ta thấy có [hai loại nghiệp] là thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Trong số các thiện nghiệp lại có các phước nghiệp và bất động nghiệp. Xét về cửa ngõ giao tiếp [giữa chủ thể và môi trường], hay những phương cách mà thông qua đó các hành vi tạo nghiệp [của chủ thể] được thực hiện, thì có [3 loại nghiệp là] thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Xét về bản chất của tự thân hành vi thì có [2 loại nghiệp là] tư nghiệp và tư dĩ nghiệp. Xét về yếu tố hành vi đó có chắc chắn phải nhận lãnh quả báo hay không thì có [2 loại nghiệp là] định nghiệp và bất định nghiệp.
Trong số các định nghiệp lại có những nghiệp chắc chắn phải thọ lãnh quả báo ngay trong đời sống này (hiện báo) và có những nghiệp chắc chắn phải thọ lãnh quả báo trong một đời khác (sinh báo hoặc hậu báo).
Lại có những nghiệp đưa đến việc tái sinh, chẳng hạn như làm người, tức là nghiệp hiện khởi thành điều kiện chung cho một kiếp sống trong thân người (dẫn nghiệp), và có những loại nghiệp khác bổ sung đầy đủ [các chi tiết] vào toàn cảnh đó, gọi là mãn nghiệp. Mãn nghiệp này tạo ra [các điều kiện chi tiết như] hình thể tốt đẹp hay xấu xí v.v... Lấy ví dụ như có một người sinh ra chịu nhiều bệnh tật: dẫn nghiệp của người ấy là một thiện nghiệp, vì đã được sinh ra làm người. Nhưng mãn nghiệp [của người ấy] đưa đến việc phải chịu đựng nhiều bệnh tật, nên đó là bất thiện nghiệp. Cũng có những trường hợp mà dẫn nghiệp là bất thiện nhưng mãn nghiệp là thiện. Và có những trường hợp khác thì cả dẫn nghiệp và mãn nghiệp đều là thiện, hoặc đều là bất thiện.
Ngoài ra còn có cách phân chia nghiệp theo các hành vi: (1) hành vi đã thực hiện hoàn tất và tạo thành nghiệp theo tác ý, (2) hành vi chưa thực hiện hoàn tất nhưng đã tạo thành nghiệp theo tác ý, và (3) hành vi chưa thực hiện hoàn tất cũng chưa tạo thành nghiệp theo tác ý.
Có những hành vi mà ý tưởng là hiền thiện nhưng cách thực hiện lại không hiền thiện; có những hành vi mà ý tưởng không hiền thiện nhưng cách thực hiện lại có vẻ như hiền thiện; có những hành vi mà cả ý tưởng cũng như cách thực hiện đều là bất thiện, và có những hành vi mà cả ý tưởng cũng như việc thực hiện đều là hiền thiện. Có những hành vi hay nghiệp dẫn đến quả báo chung cho một số chúng sinh (cộng nghiệp), và có những hành vi khác dẫn đến quả báo cá biệt cho riêng một cá nhân (biệt nghiệp).
Nếu có người hỏi, một hành vi tích lũy thành nghiệp như thế nào? Nếu có một động cơ tốt đẹp, những lời nói tử tế, một hành vi hiền hòa nào đó được thực hiện, [những điều đó] sẽ tích lũy thiện nghiệp. Kết quả tức thời của một hành vi như thế là tạo ra một bầu không khí an lành. Trong khi đó, sự sân hận, những lời thô ác và những hành vi cùng loại như thế sẽ ngay lập tức tạo ra một bầu không khí khó chịu.
Trước hết là
vô minh sinh khởi, và nó tạo ra
chi phần tiếp theo là hành, [hay các
hành vi].
Tiếp theo đó, tự
thân hành vi sẽ
chấm dứt. Vào lúc này, sự
tiếp nối của thức sẽ
hiện hành.
Hành vi [trước đó] đã để lại một
chủng tử, hay khuynh hướng [có tiềm năng
hiện hành thành
nghiệp quả], trong
dòng tâm thức, và thức ấy
tiếp tục [
trôi chảy trong dòng
thời gian]
mang theo chủng tử đã được tạo ra đó
cho đến thời điểm nghiệp ấy
hiện hành thành quả. Đó chính là
chi phần thứ 3 [trong 12 mắt xích
duyên khởi], gọi là thức. Như vậy,
hành vi trong giây phút
hiện tại này tạo ra những kết quả tức thì, và
đồng thời nó cũng sẽ
tồn tại trong
tâm thức như một tiềm năng [
lâu dài] mà
cuối cùng sẽ mang lại những
kinh nghiệm hạnh phúc, khoái lạc hoặc là
bất hạnh,
đau đớn. Đó là cách thức mà nghiệp được tạo ra và mang lại
quả báo.
Hình ảnh một con khỉ được dùng để
biểu thị chi phần thứ ba [trong 12
chi phần của
duyên khởi], tức là thức. Trong
đạo Phật, có những
giải thích khác nhau về số lượng các thức. Có một hệ phái xác định rằng chỉ có một thức, một số hệ phái xác định có 6 thức, một hệ phái khác xác định có 8 thức, và có một hệ phái xác định có 9 thức. Hầu hết các hệ phái
Phật giáo xác định có 6 thức. Trong
bức tranh chính,
hình ảnh con khỉ có vẻ như đang nhảy ra từ ngôi nhà. Hình vẽ này có mối
liên hệ nhất định với sự xác quyết của một hệ phái [trong
Phật giáo] rằng chỉ có một thức
duy nhất. Thức
duy nhất đó, khi
hiện hành ở mắt thì có vẻ như là
nhãn thức, khi nhận hiểu nơi tai thì đó là
nhĩ thức v.v... nhưng thực sự chỉ có một thức
duy nhất. Dù sao đi nữa, khỉ là một loài vật rất
tinh khôn và
hiếu động [nên thật
thích hợp khi dùng để
biểu thị ý thức].
Vấn đề ở đây là, giữa
hành vi tạo tác và
quả báo của nó có một quãng
thời gian khá lâu.
Tuy nhiên, tất cả các
tông phái trong
đạo Phật đều xác quyết là nghiệp [đã tạo] không bao giờ [
vô cớ] mất đi.
Vậy thì, giữa nhân và quả phải có một cái gì đó để kết nối chúng lại. Và về “cái gì đó”, có nhiều xác quyết khác nhau đã được đưa ra.
Tuy nhiên, [
quả thật là] có một
cá nhân hiện hữu từ thời điểm
thực hiện hành vi [tạo nghiệp],
trải qua thời gian cho đến lúc nghiệp ấy
hiện hành thành quả. Theo
phái Trung quán Cụ duyên thì
cá nhân được
định danh một cách
phụ thuộc đó chính là nền tảng
căn bản để một
hành vi tạo tác [có thể] gieo cấy khuynh hướng [có tiềm năng
hiện hành thành
nghiệp quả] hay
chủng tử nghiệp. Khi một
hệ thống [
lập luận] không thể đưa ra được nền tảng
căn bản cho việc gieo cấy khuynh hướng [có tiềm năng
hiện hành thành
nghiệp quả], chẳng hạn như là [khái niệm] “cá nhân được
định danh một cách phụ thuộc” của
phái Trung quán Cụ duyên, thì họ buộc phải
tìm kiếm một nền tảng
hiện hữu độc lập làm
căn bản cho việc gieo cấy
các chủng tử [mang tiềm năng
hiện hành thành
nghiệp quả]. Trường phái
Duy thức đưa ra [thuyết về]
a-lại-da thức (ālayavijñāna -阿賴耶識), hay thức nền tảng của tất cả [các thức], như là nền tảng
căn bản cho việc gieo cấy các khuynh hướng [có tiềm năng
hiện hành thành
nghiệp quả]. Theo
phái Trung quán Cụ duyên thì nền tảng
thường hằng hay
tương tục làm
căn bản cho việc gieo cấy các khuynh hướng [có tiềm năng
hiện hành thành
nghiệp quả] chính là tự ngã
đơn thuần, cái tôi
đơn thuần, hay
cá nhân đơn thuần. Nền tảng tạm thời làm
căn bản cho việc gieo cấy các khuynh hướng [có tiềm năng
hiện hành thành
nghiệp quả] chính là
ý thức.
Bây giờ, có một
hành vi xảy ra.
Hành vi được
thực hiện hoàn tất. Ngay sau đó là một
trạng thái dứt mất hay dừng lại của
hành vi ấy và ngay lúc đó có sự gieo cấy một khuynh hướng [có tiềm năng
hiện hành thành
nghiệp quả] của
hành vi ấy vào một thức. Từ thời điểm đó
cho đến ngay trước thời điểm
nhập thai vào
một đời sống mới [
tiếp theo], thức ấy được gọi là thức của giai đoạn nhân, hay nhân thức (因識).
Tổng báo được tạo ra bởi nghiệp
tích lũy trong một chu kỳ của
hành uẩn chịu
ảnh hưởng bởi
vô minh là sự sinh ra [
trong đời sống
tiếp theo]. Thức
hiện hành vào đúng thời điểm kết nối với
đời sống tiếp theo đó được gọi là thức của giai đoạn thọ quả, hay quả thức (果識). Thức này
tồn tại từ thời điểm đó
cho đến thời điểm
hiện hành của
chi phần tiếp theo, tức là
danh sắc, và đó là một quãng
thời gian cực kỳ ngắn ngủi.
Chi phần thứ tư là
danh sắc (nāma-rūpa - 名色). Ở đây danh (nāma - 名) chỉ cho 4 uẩn là
thọ uẩn (vedanā-skandha - 受蘊),
tưởng uẩn (saṃjñā-skandha - 想蘊),
hành uẩn (saṃskāra-skandha - 行蘊),
thức uẩn (vijñāna-skandha - 識蘊), và sắc (rūpa - 色) chỉ cho
sắc uẩn (rūpa-skandha - 色蘊).
Danh sắc được
miêu tả bằng [hình vẽ] những người đang chèo thuyền. Trong những
bức tranh khác,
danh sắc cũng còn được
miêu tả bằng những cây xà gỗ
chống đỡ lẫn nhau, như được
mô tả trong
kinh điển. Điều này có
liên quan đến trường phái
Duy thức vốn cho rằng có một
ý thức, một
a-lại-da thức hay là
căn bản [của tất cả các] thức [và một
mạt-na thức], tạo thành kết nối như 3 cây xà gỗ, như cái kiềng 3 chân
chống đỡ cho nhau. Con thuyền
biểu thị cho sắc và những người trong thuyền
biểu thị cho các uẩn thuộc về danh.
Trong
ý nghĩa của 12
duyên khởi thì
danh sắc tồn tại bao lâu? Nó
tồn tại [từ lúc quả thức (果識)
chấm dứt và kéo dài] trong
thời gian mà
bào thai chưa bắt đầu phát triển 5 hay 6
giác quan, trong lúc
bào thai còn ở dạng “giống như dịch nhầy” và “có những núm nhỏ” v.v... cho thấy những
giai đoạn phát triển của
bào thai.
Chi phần thứ năm là
lục xứ (salāyatana - 六處) hay
lục nhập (六入), được
miêu tả bằng [hình vẽ] một ngôi nhà trống, bởi vì đây là những nội xứ (内處) của thức - mắt, tai, mũi, lưỡi và thân xúc chạm - và cho dù các căn (
giác quan) đang phát triển, nhưng vào thời điểm này chúng vẫn chưa
hoạt động. Quãng
thời gian [từ lúc này]
cho đến khi có sự
tiếp xúc - giữa đối tượng (
lục trần), căn và thức - được gọi là các nhập.
Tiếp theo là xúc,
chi phần thứ sáu của 12
duyên khởi. Xúc
hiện hành khi trần (đối tượng), căn (
giác quan) và thức
tiếp xúc cùng nhau. Một thức
nhận biết (hay niệm) sẽ được khởi lên khi có đủ sự
hiện hữu của (1) một đối tượng, (2) một
giác quan [
tương ứng] và (3) một thức (niệm) vừa khởi sinh ngay trước đó có thể làm
điều kiện tiên khởi
tức thời. Xúc là
yếu tố phân biệt một đối tượng là khổ, vui hay không
khổ không vui. Thức được
sinh khởi với 3
điều kiện, hay 3 duyên.
Điều kiện thứ nhất được gọi là đối tượng
nhận thức, hay
sở duyên duyên, và đây chính là
nguyên nhân làm cho thức
sinh khởi trong
phạm vi đặc tính của đối tượng. Thứ hai là duyên tổng quát, hay
tăng thượng duyên, và đây chính là
điều kiện để cho một thức
cụ thể chỉ nhận hiểu
duy nhất đối tượng thuộc chủng loại
tương ứng của nó.
Việc một thức
nhận biết được khởi sinh như một
thực thể kinh nghiệm do một thức
nhận biết khác vừa khởi sinh [và diệt đi] ngay trước nó, chính là duyên thứ ba, được gọi là
đẳng vô gián duyên.
Vì [xúc
hiện hành khi] có sự gặp gỡ,
tiếp xúc giữa đối tượng với sự
nhận biết phân biệt về nó, nên
biểu tượng được dùng trong hình vẽ là một nụ hôn [giữa hai người]. Xúc có nghĩa là gặp gỡ,
tiếp xúc nhau. Thức được
xem như [
hiện hành] trong giai đoạn có sự
tiếp xúc giữa đối tượng (trần),
giác quan (căn) và thức với một sự
nhận biết phân biệt về đối tượng như là vui (lạc), khổ (khổ) hoặc không
khổ không vui (bất khổ
bất lạc), nhưng là trước khi khởi sinh
cảm thọ [về đối tượng đó].
Chi phần thứ bảy trong 12
duyên khởi là thọ, hay
cảm thọ, được xem là
yếu tố trải nghiệm sự
vui thích (
lạc thọ),
đau khổ (
khổ thọ), hay không
khổ không vui (
xả thọ). Theo một hệ phái,
giới hạn của
chi phần thứ bảy này được xác định như là từ chỗ trải nghiệm những sự
vui thích,
đau khổ hay không
khổ không vui
cho đến sự trải nghiệm khoái lạc của việc giao hợp. Trong
bức tranh, thọ được
miêu tả bằng hình vẽ một người với mũi tên cắm sâu vào mắt, bởi vì mắt là nơi [
nhạy cảm] đến mức độ một
cảm xúc khó chịu rất nhỏ cũng sẽ nhanh chóng
trở thành không sao chịu nổi. Bất kể quý vị đang trải nghiệm loại
cảm thọ nào trong
tâm thức, dù là
vui thích hay
đau đớn, thì điều đó cũng rất có
ảnh hưởng:
chúng ta phản ứng hết sức mạnh mẽ kèm theo sự
tham muốn hay
chán ghét,
chúng ta không thể giữ tâm
an tĩnh,
cảm thọ ấy nó lôi kéo,
thúc đẩy ta.
Chi phần tiếp theo là ái, hay
tham ái. Cả hai
chi phần thứ tám và thứ chín, tức
tham ái và
chấp thủ, đều là những dạng thức của
tham dục. Sự khác biệt giữa chúng
với nhau là,
tham ái thuộc về một giai đoạn
tham dục yếu ớt hơn so với
chấp thủ là một giai đoạn
tham dục mạnh mẽ.
Tham ái được
phân chia thành nhiều loại, chẳng hạn như
ái dục là một loại
tham ái luôn có mặt ở
Dục giới. Lại có tâm tham sống [
sợ chết], là loại
tham ái đi kèm theo với cả 2
cảnh giới cao hơn là
Sắc giới và
Vô sắc giới. Theo một cách
giảng giải thì
khát ái là sự khao khát, mong muốn [có được hoặc kéo dài] những
cảm thọ dễ chịu,
thích thú, và còn có một loại
tham ái thứ hai là mong muốn hủy bỏ, tức là sự mong muốn được tránh xa, không phải
chịu đựng những
cảm thọ đau đớn, khó chịu. Rồi lại có loại
tham luyến vào
thế giới trần tục hay cõi
luân hồi này, được
giải thích như là sự
tham luyến vào các uẩn,
bao gồm cả danh và sắc, [mà mỗi
chúng sinh] có được thông qua một tiến trình gieo nhân gặt quả. Hình vẽ
miêu tả tham ái [trong
bức tranh] cho thấy một người đàn ông đang uống bia. Điều này thật
dễ hiểu, phải không? Cho dù quý vị đã uống nhiều đến đâu đi chăng nữa, dù đã uống đến mức [bụng] béo phì ra, quý vị vẫn cứ
tiếp tục uống, không có sự
thỏa mãn. Ái là
yếu tố làm tăng thêm
tham dục, không có bất kỳ sự
thỏa mãn nào.
Giới hạn của ái là bắt đầu từ thời điểm của
chi phần thứ tư,
danh sắc, kéo dài
cho đến chi phần thứ chín, thủ hay
chấp thủ.
Chấp thủ được
miêu tả [trong
bức tranh] như (một con khỉ) đang hái trái cây. Đó chính là
hành vi nắm bắt lấy đối tượng
tham muốn. Có 4 loại
chấp thủ khác nhau. Loại thứ nhất là
chấp thủ những gì
tham muốn, loại thứ hai là
chấp thủ quan điểm về
bản ngã [thật có], tức là
chấp ngã. Loại thứ ba là
chấp thủ theo những
hệ thống giới điều,
đạo đức sai lầm, xấu ác, và loại thứ tư là
chấp thủ các
tà kiến khác. Những loại
chấp thủ này có thể được
mô tả trong
phạm trù những người
thế tục với cuộc sống
gia đình, hay trong
phạm trù các vị
xuất gia từ bỏ đời sống gia đình, sống
độc thân nhưng có
quan điểm sai lầm,
tà kiến. Lấy ví dụ đối với một người đã tạm thời dứt trừ được sự
tham luyến vào
cõi Dục giới, có
chánh kiến mong cầu
tái sinh ở các
cảnh giới cao hơn như
Sắc giới hay
Vô sắc giới, thì một loại
chấp thủ nào đó lại là
cần thiết [để
tái sinh theo mong muốn]. Vì có loại
chấp thủ này không
bao gồm [trong số được kể trên], ta có thể thấy rằng 4 loại
chấp thủ như trên không
bao gồm tất cả các
trường hợp chấp thủ có thể có, việc nêu ra 4 loại như thế chỉ để trừ bỏ các
tà kiến, không nhằm loại trừ khả năng [có những loại
chấp thủ] khác nữa.
Tùy thuộc vào
danh sắc,
lục nhập, xúc và thọ mà người ta khởi lên
tham ái, tức là sự
tham luyến đối với một đối tượng
dễ chịu,
thích thú hay sự mong muốn xa rời một đối tượng khó chịu, gây
đau đớn. Khi loại
tham ái này được khởi sinh mạnh mẽ và lặp lại nhiều lần, sự
chấp thủ đối với đối tượng
tham muốn sẽ
xuất hiện, rồi
tham ái và
chấp thủ này lại có
tác dụng kích hoạt một
chủng tử nghiệp đã được tạo ra trong
tâm thức bởi một
hành vi [trước đó]. Trong
bức tranh, hình vẽ
miêu tả điều này - hữu - là một người đàn bà đang mang thai. Bởi vì vào thời điểm này thì nghiệp tạo ra
đời sống sắp tới đã đầy đủ
công năng nhưng vẫn chưa
hiện hành, nên thai phụ [trong tranh] có một đứa trẻ chưa sinh trong bụng. Hữu, hay
hiện hữu, là một
trạng thái của nghiệp, hay một khuynh hướng [
hiện hành] được
thiết lập trong
tâm thức [từ trước đây, nay] đã có
đủ khả năng hiện hành [thành
nghiệp quả].
Hữu là
chi phần thứ 10 trong 12
duyên khởi,
tồn tại kể từ thời điểm nghiệp có đầy
đủ khả năng hiện hành cho đến khi bắt đầu
đời sống mới. Quãng
thời gian này chia làm 2 giai đoạn. Một giai đoạn có thể được gọi là “thú hướng”, bởi [lúc đó]
tâm thức được hướng về
đời sống tiếp theo, và giai đoạn còn lại là “thâm nhập”, hay là đang trong tiến trình thực sự
đi vào [
một đời sống mới]. Đây là giai
đoạn nghiệp hiện hành trong
trạng thái trung ấm giữa hai kiếp sống [cũ và mới].
Chi phần thứ 11 trong 12
duyên khởi là sinh. Trong
bức tranh miêu tả chi phần này bằng hình vẽ một
phụ nữ thực sự đang sinh con. Rất có thể là để
biểu thị ý nghĩa rằng người
phụ nữ ấy đang trong
trạng thái thay đổi.
Chi phần thứ 12 của
duyên khởi là già và chết (
lão tử). Già có 2
ý nghĩa. Thứ nhất là sự lão hóa, phân rã trong từng giây phút, khởi đầu
ngay sau khi thụ thai và
tiếp tục diễn ra trong từng giây phút kể từ đó
cho đến lúc
kết thúc đời sống. Thứ hai là sự hư hoại
hoàn toàn mà
chúng ta thường nghĩ đến như là
tuổi già, sự
già nua. Rồi
tiếp theo là sự chết. Giữa các giai đoạn này là những giọt nước mắt của đớn đau,
khổ não với đủ mọi
hình thức, như phải nhận lãnh những điều không mong muốn, hay không có được những gì mình muốn...
Đời sống chúng ta khởi đầu với nỗi khổ khi ta sinh ra. Cuối đời là cái chết, cũng là một loại khổ đau khác. Khoảng giữa là bệnh tật,
tuổi già và đủ mọi điều
bất hạnh. Đó là những gì mà trong
Phạn ngữ (Sanskrit) gọi là dukkha, tức là khổ đau,
Chân đế thứ nhất (
Khổ đế). Đó là những gì
chúng ta không hề mong muốn, là sự bất ổn mà ta muốn loại trừ. Điều quan trọng là phải khảo xét xem liệu có
phương cách nào để
vượt qua khổ đau đó hay không, và vì thế nên việc khảo xét những
nguyên nhân của khổ đau là rất quan trọng.
Theo như đã được
giảng giải thì
nguyên nhân của những khổ đau mà ta đang phải
chịu đựng chính là
vô minh.
Chừng nào mà vô minh,
hạt giống của khổ đau, vẫn còn
tồn tại, thì trong từng giây phút
chúng ta đều có thể có một loại
hành vi tạo tác nào đó, hoặc tạo nhân cho
một lần tái sinh khác nữa. Trong mỗi một niệm tưởng có
vô số những khuynh hướng [có khả năng
hiện hành thành nghiệp] được tạo ra bởi những
hành vi xuất phát từ động cơ
vô minh.