Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI
Bài giảng về 12 nhân duyên và cách vận dụng vào
sự tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng
Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016
Nguyên lý duyên khởi và sự rèn luyện tâm thức
Sự giảng giải về cách thức diễn ra tái sinh trong luân hồi dựa trên 12 chi phần của duyên khởi cũng giống như sự trình bày về nền tảng của những nghiệp bất thiện, phiền não và khổ đau. Vậy thì, liệu tâm thức có thể tách rời khỏi sự vô minh [hiện có] này hay không? Đây là điều mà quý vị nhất thiết phải suy xét. Dù có phân tích bất kỳ loại tâm thức nào, quý vị cũng sẽ thấy nó liên kết với sự huân tập. Khi quý vị phát triển một tâm thức sai lầm, thì vì nó không có một nền tảng hợp lý được xác thực bởi nhận thức đúng thật, nên dù quý vị có huân tập nhiều đến đâu đi chăng nữa, tâm thức sai lầm ấy cũng không thể tăng trưởng vô giới hạn. Nhưng nếu quý vị bắt đầu huân tập một tâm thức không sai lầm, vốn có một nền tảng hợp lý được xác thực bởi nhận thức đúng thật, thì dù quý vị không nỗ lực huân tập nhiều lắm, tâm thức ấy vẫn được duy trì. Còn nếu như quý vị không ngừng huân tập rèn luyện tâm thức ấy, nó sẽ tăng trưởng mãi và cuối cùng trở nên vô giới hạn.
Các phẩm tính [giác ngộ] dựa vào tâm thức được cho là có một nền tảng vững chãi. Vì sao vậy? Vì tâm thức được cho là [vô thủy vô chung,] không có thời điểm khởi đầu và cũng không có thời điểm kết thúc. Những phẩm tính tâm linh có nền tảng vững chãi trong tâm thức đó tự nó cũng đã là nền tảng.
Khi một phẩm tính tâm linh hiện hữu trong tâm thức, nó hiện hữu với một năng lực nhất định, và quý vị không cần thiết phải dùng đến cùng năng lực đó thêm một lần nào khác chỉ để làm cho phẩm tính ấy trở lại với mức độ ban đầu. Vì [không cần đến năng lực duy trì như] thế, nên khi tiếp tục rèn luyện nhiều hơn thì quý vị chắc chắn sẽ làm tăng trưởng phẩm tính ấy.
Chính trong ý nghĩa đang bàn về sự vô thủy vô chung của tâm thức như trên mà tự thân luân hồi cũng được cho là vô thủy vô chung, và điều đó dẫn đến việc bàn về tái sinh. Trong phạm vi của một chu kỳ duyên khởi như đã giải thích trên, để cho tất cả 12 chi phần đều hiện khởi thì thời gian lâu nhất là 3 kiếp sống, và nhanh nhất cũng phải trải qua 2 kiếp.
Khi bàn về tái sinh lại dẫn đến chủ đề về [mối liên hệ với] tiền kiếp. Ngày nay, có những người nhớ lại được về các kiếp trước của họ. Gần đây, ở Ấn Độ có 2 trường hợp mà chính tôi đã gặp, cả 2 đều là bé gái. Đối với người nào chấp nhận là có những kiếp sống quá khứ và tương lai thì loại hiện tượng này chẳng có gì lạ lùng cả. Nhưng với một người không chấp nhận việc có những kiếp sống quá khứ và tương lai, hẳn phải suy ngẫm tìm lời giải đáp cho câu hỏi này: Do những điều kiện hay nguyên nhân nào mà xảy ra [hiện tượng] nhớ lại được [kiếp trước] như thế?
Tâm thức cũng không có thời điểm kết thúc, nhưng sẽ đạt đến sự viên mãn của nó trong trạng thái thành tựu Phật quả. Và không có vấn đề những cấp độ nhiễm ô của tâm thức sẽ tiếp diễn trong trạng thái thành tựu Phật quả, hay thậm chí ngay cả những cấp độ thô trược của tâm thức. Chính cấp độ vi tế nhất của tâm thức mới tiến triển đạt đến và tồn tại trong trạng thái thành tựu Phật quả. Cấp độ vi tế nhất này vốn đã hiện hữu từ vô thủy và sẽ tiếp tục trong trạng thái thành tựu Phật quả. Vào thời điểm chúng ta chết đi, những cấp độ thô trược hơn của tâm thức sẽ tan hòa hoặc chấm dứt, và tâm thức cuối cùng hiện hành chính là tâm thức tịnh quang vi tế nhất này. Nó chính là tâm thức tạo ra sự kết nối với đời sống tiếp theo.
Mười hai chi phần của duyên khởi cũng có thể được giảng giải trong ý nghĩa là những chướng ngại của tâm Nhất thiết trí, với sự liên hệ đến các vị Bồ Tát đã đạt 3 thanh tịnh Bồ Tát địa, tức là các địa vị thứ 8, thứ 9 và thứ 10 [trong Thập địa].
Khổ đau của chúng ta có nguồn gốc từ vô minh, nên chính vì mang tâm thức không được điều phục mà chúng ta phải đối mặt với nguồn gốc ấy và phải gánh chịu khổ đau. Do đó, chúng ta nhất thiết phải loại trừ vô minh trong dòng tâm thức, vốn là nguyên nhân khiến ta phải khổ đau. Thông qua [việc tu tập] điều phục tâm, chúng ta sẽ [tiến tới] đối diện với khổ đau. Và vì tâm thức cần phải được điều phục, nên có một phương thức điều tâm bằng vào chính tự thân tâm thức. Như vậy, cả chủ thể điều phục lẫn đối tượng đang được điều phục đều chính là tâm thức. Do đó, chúng ta nhất thiết phải [tu tập để] trở nên khéo léo trong sự phô diễn tâm thức. Trong [sự tu tập theo] giáo pháp đạo Phật thì vấn đề này chiếm rất nhiều thời gian.
Trong tâm thức chúng ta, loại tâm kém điều phục nhất là tà niệm, tà kiến hay vọng niệm. Khi được nghe hiểu và trở nên quen thuộc với giáo pháp, ta dần dần phát triển đến mức độ khởi nghi. Có 3 cấp độ của lòng nghi: cấp độ thấp nhất là khởi lòng nghi nhưng có khuynh hướng nghiêng về những điều sai trái, cấp độ trung bình là khởi lòng nghi nhưng có khuynh hướng cân bằng hướng về cả những điều sai trái cũng như đúng đắn, và cấp độ cao nhất là khởi lòng nghi nhưng có khuynh hướng nghiêng về những điều đúng đắn. Và rồi, khi tu tập tiến triển hơn nữa, lòng nghi sẽ được chuyển hóa thành những sự thừa nhận đúng đắn. Từ cấp độ này, nhờ suy ngẫm về những gì hợp lý, ta có được những kết luận hợp lý. Rồi bằng cách tự mình huân tập với những hiểu biết hợp lý, ta sẽ đạt đến sự trực nhận giúp ta nhận hiểu được đối tượng.
Để có thể vượt qua những vọng niệm hay tà kiến này, nhiều hệ quả phi lý sẽ được chỉ ra. Vào thời điểm khi tiến lên đến mức độ khởi nghi, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng lý luận để làm sinh khởi những hiểu biết hợp lý. Thông qua đó, ta phát triển được trí tuệ phân biệt các pháp. Trong tiến trình này, ta dần dần phát triển trí tuệ khởi sinh từ việc được nghe pháp (văn), suy ngẫm (tư) và thực hành thiền tập (tu).
Khi tiếp tục tu tập theo giáo pháp, ta dần dần đạt đến mức độ nhận ra được rằng, quả thật tâm thức mình có khả năng chuyển hóa [để hoàn thiện hơn]. Từ cách nhìn nhận đó, ta có thể bắt đầu tin sâu vào sự tu tập [giáo pháp] bất hại (ahimsa). Cấp độ đầu tiên [của pháp tu này] là tự mình kiềm chế không tham gia vào những hành vi gây hại đến người khác. Cấp độ thứ hai là thực hành các pháp đối trị những yếu tố tinh thần nào thúc đẩy các hành vi bất thiện. Cấp độ thứ ba là chế ngự ngay cả những chủng tử [phiền não] vốn đã được tạo ra từ trước đây bởi các cảm xúc phiền não. Thông qua sự suy ngẫm về quan điểm duyên khởi, ta sẽ thấy được những lỗi lầm tai hại của sinh tử luân hồi, thấy được cách thức mà khổ đau sinh khởi, và sẽ được dẫn dắt, cuốn hút vào quá trình tu tập theo những cấp độ như trên [của giáo pháp] bất hại.
Để có thể loại trừ những
chủng tử tiềm tàng [trong
tâm thức] vốn đã từng được tạo ra bởi các
cảm xúc phiền não, điều thiết yếu
trước tiên là phải dứt trừ những
cảm xúc phiền não. Sự
loại bỏ [
hoàn toàn] các
phiền não cũng như mọi
chủng tử do chúng tạo ra trước đây được gọi là
đạt đến Phật quả. Chỉ
loại bỏ hết
phiền não [nhưng vẫn còn
các chủng tử
phiền não] thì gọi là
chứng quả A-la-hán hay
Sát tặc, [nghĩa là đã trừ hết giặc
phiền não]. Sự
tu tập để
chế ngự các
cảm xúc phiền não và những
chủng tử do chúng tạo ra cũng giống như một trận ác chiến. Trước khi tham chiến, điều quan trọng là phải hành động để tạo ra một giới tuyến phòng thủ, và do đây mà phải xem trọng việc khởi đầu bằng cách
kiềm chế những
hành vi bất thiện của thân (hành động) và khẩu (
lời nói).
Mục đích rốt ráo là [
tu tập để]
đạt đến quả vị Phật. Nhưng trong tiến trình
tu tập đó, ngay từ đầu
chúng ta nhất thiết phải
kiềm chế những
hành vi bất thiện [
xuất phát từ] thân (hành động) và khẩu (
lời nói) của mình. Và nếu như do động cơ
ích kỷ [
thôi thúc] mà ta phạm vào một
hành vi bất thiện, chẳng hạn như giết hại,
trộm cắp,
nói dối,
tà dâm hay
vu cáo [người khác], những
hành vi bất thiện của thân và khẩu như vậy không chỉ gây hại cho người khác, mà rốt cùng chúng sẽ mang lại khổ đau cho chính
bản thân ta. Vì thế, cho dù
chỉ quan tâm
đơn thuần đến những gì mà
hành vi bạo lực gây hại mang lại cho chính
bản thân ta thôi, thì việc
kiềm chế những
hành vi bất thiện [như vậy] của thân (
hành vi) và khẩu (
lời nói) cũng đã là
cần thiết.
Vì
lý do đó, sự suy ngẫm về [
ý nghĩa]
vô thường là rất hữu ích. Cho dù ta có
sống thọ đến đâu đi chăng nữa, chẳng phải là luôn có một
giới hạn [
cuối cùng] của
đời sống đó sao? So với sự hình thành của
vũ trụ và
thời gian hình thành trái đất thì một
kiếp người là quá ngắn ngủi. Dù vậy, cũng chẳng có gì
bảo đảm rằng ta sẽ sống qua được hết cái quãng đời [ngắn ngủi] thông thường chừng 100 năm đó, hay thậm chí chỉ 60 năm thôi! Và trong những
trường hợp đó, việc tập trung hết thảy mọi
năng lượng tinh thần cũng như
thể chất vào tiền bạc hay
sức khỏe chỉ giúp ích cho riêng
đời sống này thôi, vốn thật bấp bênh và ngắn ngủi. Việc suy ngẫm về
ý nghĩa này sẽ giúp ta giảm nhẹ đi sự
tham lam thái quá, sự khao khát mong cầu điều gì đó bất chấp mọi hệ quả.
Suy ngẫm về thực trạng
thế giới hiện nay cũng hữu ích cho sự
tu tập, vì
vật chất dù có
tốt đẹp hơn đến đâu đi chăng nữa cũng không thể là
giải pháp cho cuộc sống. Sự phát triển riêng về
vật chất giải quyết được một số bất ổn, nhưng
đồng thời nó cũng tạo ra những loại bất ổn mới. Thông qua
kinh nghiệm của chính
bản thân mình,
chúng ta có thể
nhận ra rằng chỉ phát triển triển
vật chất không thôi là chưa đủ. Suy ngẫm về những điều này,
chúng ta sẽ phát triển một
niềm tin chắc chắn rằng
việc làm hại người khác sẽ
mang đến những mất mát,
thiệt hại cho chính
bản thân ta. Đây chính là điều mà ta phải
thường xuyên quán xét.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, hãy phân tích sự hữu ích của bộ não
con người, của thân người và
điều kiện được làm người, bởi nếu ta
sử dụng những điều này theo một
phương cách gây hại [đến người khác] thì
quả thật đáng buồn.
Đối với một số người, việc suy ngẫm về sự
tái sinh vào
ba đường ác - như
địa ngục,
ngạ quỷ hay
súc sinh - sẽ là hữu ích. Nếu thấy khó tin vào sự
hiện hữu của những
cảnh giới như
địa ngục, thì có thể ta chỉ cần
suy xét về những khổ đau mà các loài vật đang phải
chịu đựng, những khổ đau mà ta có thể tự mình tận mắt
chứng kiến.
Chúng ta nên suy ngẫm về việc liệu mình có thể
chịu đựng nổi những khổ đau như thế hay không, nếu như phải sinh vào những
hoàn cảnh ấy.
Chúng ta có thể
thừa nhận rằng, trong
tâm thức ta vốn đã sẵn có
các chủng tử được tạo ra bởi những
hành vi được
thúc đẩy từ
vô minh căn bản, có thể dẫn đến
tái sinh làm những con vật như thế.
Chúng ta cần phải suy nghĩ rằng mình đã sẵn có trong
dòng tâm thức tương tục những
hạt giống căn bản sẵn sàng phát triển [để đưa ta vào] kiếp sống như thế. Và nếu
tái sinh vào kiếp sống như thế, ta sẽ phải
chịu đựng những loại khổ đau nào? Từ trước
đến nay ta chỉ đứng ngoài nhìn vào thôi, giờ đây ta
cần phải tưởng tượng: “Nếu tôi mà
trở thành như thế, liệu tôi có
chịu đựng nổi không?” Khi
suy nghĩ theo cách này, quý vị sẽ thấy ra rằng đó không phải là điều mình mong muốn. Và
nguyên nhân dẫn đến khổ đau loại này chính là việc dùng bạo lực gây hại đến các
chúng sinh khác. Đây là cấp độ
quán chiếu đầu tiên về những
tai hại của bạo lực và sự
cần thiết phải
kiềm chế những
hành vi bất thiện của thân và khẩu.
Tiếp theo, nếu quý vị đã
kiềm chế được những
hành vi bất thiện của thân và khẩu
trong đời này, thì cũng không có gì
đảm bảo rằng quý vị sẽ
tiếp tục làm được như vậy trong kiếp sống
tiếp theo. Vì thế, cách phòng hộ tốt nhất, cũng là cấp độ thứ hai của “trận ác chiến”, là
tu tập để
chế ngự các
cảm xúc phiền não. Những
cảm xúc phiền não vốn mang lại mọi bất ổn cho
chúng ta, chính là những gì đã đề cập trong 12
chi phần của
duyên khởi. Nền tảng
căn bản của mọi
phiền não là
vô minh, vốn
nhận biết về các đối tượng như là
tồn tại dựa vào tự tính sẵn có, và rồi điều đó lại khơi dậy những mức độ khác nhau của
tham lam, căm ghét, thù hận,
ganh tỵ v.v... Những điều này đích thực là
nguyên nhân gây ra bất ổn. Trong
thế giới của
chúng ta hiện nay, thật quá
rõ ràng là mọi
vấn đề khó khăn và bất ổn đều có
liên quan đến tham luyến,
sân hận và
ganh tỵ, dù là xét trên bình diện
quốc gia hay
gia đình.
Khi có ai đó
tìm cách hãm hại ta, ta đồng nhất người ấy như là
kẻ thù của ta. Nếu như sự giận giữ hay
ý muốn hãm hại đó mà đúng thật là
bản chất của người ấy thì hẳn đã là một
vấn đề khác hơn rồi. Thế nhưng, sự căm ghét,
giận dữ và
ý muốn hãm hại kia thật ra chỉ là những
yếu tố tinh thần từ ngoài
tác động vào
tâm thức. Mặc dù
chúng ta có những
hành vi bất thiện, nhưng không phải lúc nào ta cũng luôn nghĩ đến
việc làm điều
bất thiện.
Kẻ thù của ta
cũng thế thôi.
Nguyên nhân thực sự gây ra bất ổn không phải là [tự thân]
con người, không phải là
chúng sinh [ta đang
xem như kẻ thù đó], mà chính là cái
tâm thức đang chịu
tác động bởi
phiền não của người ấy.
Kẻ thù thực sự nằm ngay trong tự thân ta, không phải ở bên ngoài. Là một
hành giả tu tập, trận chiến thực sự của
chúng ta nên diễn ra ngay trong
nội tâm mình chứ không phải ở bên ngoài. Phải mất nhiều
thời gian, nhưng đó là cách
duy nhất để
chúng ta làm
giảm thiểu hết mức những gì mà tôi gọi là những
tính xấu của
con người. Và thông qua tiến trình này, quý vị sẽ được an vui trong
tinh thần nhiều hơn, không phải đợi sau một
thời gian dài hay
trong đời sống sắp tới, mà là [ngay bây giờ đây,] trong mỗi ngày ta đang sống.
Nguyên nhân cơ bản hủy hoại sự an vui trong
tâm thức ta chính là lòng thù ghét hay
sân hận. Tất cả những
tư tưởng bất thiện đều gây ra bất ổn, nhưng
sân hận là
yếu tố mạnh mẽ nhất.