Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật Pháp

30/06/20191:00 SA(Xem: 16064)
Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật Pháp
CHUYỂN HÓA BỆNH TẬT THEO QUAN ĐIỂM PHẬT PHÁP
buddha-and-ananda
Đức Phật chăm sóc một vị Tỳ-kheo bị bệnh
HỎI: Vừa qua tôi và một số Phật tử cùng đàm đạo về pháp tu chuyển hóa bệnh tật. Có bạn nói, có bệnh thì nên đi khám và chữa trị theo y khoa. Có bạn lại nói, đi khám bệnh là chuyện đương nhiên, tuy nhiên đạo Phật cho bệnh là do nghiệp xấu trong quá khứ và những hành vi không đúng pháp trong hiện tại hình thành, muốn tránh khỏi thì phải thực hành pháp sám hối và tu những thiện pháp hồi hướng công đức để hóa giải nghiệp xấu. 
Có bạn lại nói, khi mắc bệnh khó chữa thì nên nguyện cầu các tế bào ông bà, cha mẹ bên trong cơ thể mình hỗ trợ vì trong di truyền từ quá khứ sẽ có những ông bà, cha mẹ ta có sức khỏe tốt, sống lâu sẽ hỗ trợ ta (những nhân tố tốt trong thân ta). Có bạn lại nói, bệnh thì nên sám hốihồi hướng công đức cho các “oan gia trái chủ trên cơ thể chúng ta” (những nhân tố xấu trong thân ta). Một bạn khác lại nói, làm gì có “oan gia trái chủ”. Vì sự hiểu biết nông cạn, kính xin quý Báo soi sáng và sẻ chia về vấn đề này.

(THÀNH TÂM, thanhtam121261@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Thành Tâm thân mến!

Bệnh tật, theo quan điểm Phật pháp là do thừa tự các nghiệp xấu ở quá khứ. Nghiệp xấu ở đây chủ yếu là do não hại, đánh đập, hành hạ các loài hữu tình, không tu dưỡng tâm từ (Kinh Trung bộ, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, số 135). Nghiệp nhân gây bệnh tật có cũ và mới. Nghiệp cũ thì như đã nói, nghiệp mới có thể là tiếp tục bức hại sinh vật hoặc do các hành vi lối sống không lành mạnh góp phần gây ra tật bệnh.

Bệnh do nghiệp mà sinh, muốn hết bệnh thì phải chuyển nghiệp. Đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hợp pháp là cách chuyển nghiệp đầu tiên. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ ra bệnh trạng, các nguyên nhân gây bệnh (di truyền, ăn uống, lối sống v.v…), cách chữa lành bệnh. Tuân thủ theo phác đồ điều trị và các hướng dẫn của bác sĩ chính là cách chuyển hóa bệnh nghiệp.

Tuy nhiên, ngành y khoa không phải toàn năng nên có bệnh thì chữa lành, có bệnh chỉ chữa bớt vài phần, có bệnh thì chờ… nghiên cứu thêm. Thế nên, người Phật tử khi mang bệnh, ngoài trị liệu theo y khoa cần gia tâm sám hối, làm thiện để hồi hướng công đức, đây là cách chuyển nghiệp tiếp theo. Sám hối để tiêu trừ oan nghiệp đã tạo trong quá khứ. Làm thiện để vun bồi thêm phước báo hiện tại. Khi tội diệt, phước sinh thì góp phần tích cực cho việc chuyển hóa bệnh tật và các điều không như ý khác trong cuộc sống.

Oan gia trái chủ là cách nói trong dân gian, chỉ cho nhân quả của các nghiệp cũ. Không nên hiểu oan gia trái chủ theo kiểu “vong theo báo oán” rồi cầu cúng để xin giải nghiệp. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của nghiệp cũ và nghiệp quả xấu ấy đã chín muồi hay chưa để biết quá trình chuyển hóa bệnh nghiệp thành công được nhiều hay ít (bệnh có chữa lành hay không). Bởi khi nghiệp quả xấu đã đến gần với cường độ mạnh mẽ thì rất khó để hóa giải, nói cách khác là không ai có thể cứu được.

Người Phật tửchánh kiến cần nhận thức các vấn đề liên quan đến bệnh nghiệp theo quy luật nhân-duyên-quả. Tránh các niềm tin sai lạc, tà kiến, rơi vào mê tín, cầu cúng để cầu mong khỏi bệnh chỉ tiền mất tật mang.

 Quảng Tánh - Nhiên Như

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1526)
01/04/2023(Xem: 3281)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.