Có một vị Sư nói rằng Bồ-tát Quán Thế Âm là một hóa thân của Vương hậu Da Du Đà La. (https://fb.watch/jLXnDmaUge/?
Trả lời:
Minh Huy mến,
Không nên bạn tâm về việc giáo lý khác nhau giữa Bắc tông và Nam tông bởi vì Bắc tông và Nam tông đều được hình thành sau khi Đức Phật niết bàn từ hơn 300 năm.
Kinh Bộ Pali của Theravada không có Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara Bodhisattva); Kinh Đại thừa thì hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm được trình bày trong rất nhiều kinh, nhất là tại Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quan Thế Âm / Phẩm Phổ Môn), Bát Nhã Tâm Kinh (Quán Tự Tại / Guanzizai); từ Guanzizai trở thành Guanyin (Quan Âm). Người Hoa gọi là Quan Âm (Guan Yin), người Kapuchia gọi là Lokesvara, người Nhật gọi là Kannon (Kanzeon) ...
Theo Kinh Đại thừa thì Đức Phật giới thiệu Bồ-tát Quan Thế Âm trong nhiều kinh, tức là Bồ-tát Quán Thế Âm còn hóa thân ở cõi ta bà trước khi Đức Phật thị hiện; như vậy thì làm sao Bồ-tát Quán Thế Âm là một hóa thân của Vương hậu Da Du Đà La (hay Nữ A-la-hán Da Du Đà La). Mà giả dụ rằng Công chúa Da Du Đà La là ứng thân của Bồ-tát Quán Thế Âm thì cũng vô lý bởi Đức Phật chưa bao giờ tuyên thuyết như thế. Nói rằng Vương hậu Da Du Đà La cho người hộ trì cuộc sống của Đức Phật trong suốt sáu năm Ngài tu tập trong rừng cũng là nói phóng đại chứ chính Vua Tịnh Phạn đã liên tục cho người đi tìm kiếm để yểm trợ đời sống của Đức Phật trong thời gian tu tập đó mà cũng không tìm ra được.
Thượng tọa Thích Chân Quang có trình độ thế học tương đối khá. Luận án Tiến sĩ Quốc gia về Luật học của Thượng tọa có thể hiện nhiệt huyết của một ứng tuyển viên Tiến sĩ (Ph.D. candidate) với những đề xuất táo bạo đáng khen mặc dầu mức độ nghiên cứu kinh viện (academic / học thuật) chưa đạt tính khách quan.
Đề tài Luận án là "Nghĩa vụ Con người trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam - Luận án Tiến sĩ” (Human Responsibilities in International Law and Vietnamese Law) thì tương đối chấp nhận được vì đối tượng nghiên cứu là nghĩa vụ (responsibilities), nhưng khi đi sâu vào nội dung luận án thì ứng tuyển viên không phân biệt được "nội hàm và ngoại diên" của "quyền lợi và nghĩa vụ" khi tác giả xác quyết rằng một người không hoàn tất nghĩa vụ thì không được hưởng quyền lợi! Ví dụ, nghĩa vụ của người dân là phải đóng thuế và đi lính nhưng khi một người trốn thuế thì xã hội cũng phải đương nhiên cung cấp mọi quyền lợi cho người đó mà một công dân có đóng thuế được hưởng như giáo dục, y tế, lao động, giải trí, v.v... .
Do vậy, khi phân tích tương quan giữa nghĩa vụ và quyền lợi thì phải phân tích dưới khía cạnh tích cực và tiêu cực, khách quan và chủ quan, năng động và thụ động, công ích và tư lợi, lương tâm và trách nhiệm, chân lý (truth) và công lý (justice), quy luật (law) và quy ước (convention), lý tưởng và thực tế, v.v...
Quý Thầy Bắc truyền và Nam truyền càng dùng diễn đàn hoằng pháp trong thời đại trực tuyến (online) này để công kích nhau (cho dầu kín đáo) thi nhu cầu thống nhất tam tạng Kinh, Luật, Luận càng khẩn thiết hơn trước rất hiều. Một Đại hội Quốc tế Kết tập Kinh điển Phật giáo lần thứ ... bảy nên được tổ chức càng sớm càng tốt.
Cũng đành,
Trần Việt Long