09. Câu Hỏi Và Trả Lời

24/05/201412:00 SA(Xem: 8576)
09. Câu Hỏi Và Trả Lời

Thích Nhất Hạnh
HƠI THỞ NUÔI DƯỠNGTRỊ LIỆU
Áp Dụng Kinh Quán Niệm Hơi Thở vào đời sống hàng ngày
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn

09. Câu hỏi và trả lời

Hỏi: Kính thưa Thầy, con không biết thầy nhận xét như thế nào về vấn đề trung thành trong mối liên hệ vợ chồng, trong đó có sự liên hệ đồng tính luyến ái. Làm sao chúng con áp dụng phép tu chánh niệm để đối trị với năng lượng tình dục?

Thầy: Trước hết ta phải thấy rằng năng lượng tình dục chỉ là một loại năng lượng trong nhiều loại năng lượng. Nếu nhìn sâu vào bản chất của nó thì ta sẽ thấy rằng không thể xác quyết nó chỉ đi về phía thỏa mãn tình dục. Vì là năng lượng, cho nên nó có thể chuyển sang hướng khác. Nếu quý vị rất hứng thú muốn làm điều gì đó, muốn thực hiện điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống thì quý vị sẽ dồn hết năng lượng vào việc thực hiện ước muốn ấy và quý vị sẽ không có nhiều thì giờ để suy nghĩ về vấn đề thỏa mãn tình dục. Là người xuất gia, chúng tôi nhận thấy rằng trong chúng tôi cũng có năng lượng thèm khát về tình dục như mọi người khác, nhưng với năng lượng của Bồ Đề Tâm hùng hậu, với sự nâng đỡ của Tăng thân, chúng tôi có thể đầu tư hết năng lượng của mình về các hướng khác như ước muốn phụng sự chúng sinh, thực tập để đạt tới hiểu biết lớn và khả năng thương yêu sâu. Tăng thân cần thì giờnăng lực của chúng tôi để đóng góp và xây dựng. Chúng tôi dành thì giờ để học kinh điển, ngoại điển, pháp đàm và đem những gì mình đã học được áp dụng vào đời sống hàng ngày. Chúng tôi dành thì giờ để chăm sóc cho đệ nhị thân của mình, tức là thành phần khác của Tăng thân mà mỗi người xuất gia đã được Tăng thân bổ nhiệm để chăm sóc. Mỗi thầy hoặc mỗi sư chú đều chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và sự tu tập của một thầy hoặc một sư chú khác. Các sư cô cũng thực tập như vậy với nhau. Chúng tôi cũng dành thì giờ để giúp các thiền sinh đến tu học với chúng tôi. Chúng tôi dồn hết năng lực về những hướng như thế và cảm thấy rất hạnh phúc. Bằng kinh nghiệm của bản thân, của một cộng đồng, chúng tôi nghĩ rằng nếu quý vị tổ chức đời sống của quý vị một cách thông minh và khéo léo sử dụng năng lượng của mình đi về hướng thương yêu, lý tưởng phụng sự, giúp người khác bớt khổ, thì năng lượng tình dục sẽ không còn là vấn đề lớn trong đời sống hàng ngày của quý vị nữa. Vấn đề là khéo léo hướng nguồn năng lượng tình dục đi về phía năng lượng của lý tưởng, thương yêuhiểu biết.

_______________

Hỏi: Câu hỏi này đã nêu ra từ gia đình pháp đàm Nón Xanh (Bluebonnet). Kính thưa Thầy, gia đình pháp đàm của chúng con rất hạnh phúc. Chúng con truyền thông rất tốt với nhau, trao đổi với nhau tuệ giáckinh nghiệm thực tậpcống hiến cho nhau rất nhiều không gian. Tuy nhiên, chúng con cảm thấy chúng con cần học hỏi thêm về nghệ thuật tưới tẩm hạt giống tốt. Chúng con cũng cần học hỏi thêm về phương pháp tháo gỡ những nội kết, mâu thuẫnxung đột trong các mối liên hệ, nói cách khác là làm thế nào để thực tập pháp môn Làm Mới một cách sâu sắc. Thưa Thầy, chúng con phải thực tập như thế nào khi có một người nào đó cứ tiếp tục tưới tẩm những hạt giống tiêu cực nơi mình?

Thầy: Làm sao để thực tập khi người ta cứ tiếp tục tưới tẩm những hạt giống xấu nơi mình? Khi một người nào đó tưới tẩm hạt giống xấu nơi mình, đó là cơ hội cho mình thực tập. Có một số người trong chúng ta nghĩ rằng nếu mình lên núi cất cái am để tu một mình thì sự tu tập sẽ dễ dàng hơn nhiều, mình không phải đụng chạm với ai. Nhưng nếu làm như vậy, quý vị sẽ không có cơ hội để thách thức chính mình, để xác nghiệm lại nội lực tu tập của mình. Sống chung với người khác và phải va chạm với những khó khăn của họ là cơ hội rất tốt cho sự thực tập, là cơ hội để ta hiểu rõ tâm của ta nhiều hơn. Xin quý vị sử dụng thì giờ riêng của mình để tự thực tập đi thiền, ngồi thiền, thực tập và trang bị thân tâm cho vững chãi để khi có một người nào đó lỡ tưới tẩm hạt giống tiêu cực trong quý vị, quý vị sẽ có đủ khả năng để ứng xử với tình trạng một cách tích cựctốt đẹp. Nếu quý vị không trang bị trước, thì khi hạt giống tiêu cực bị tưới tẩm, quý vị sẽ đau khổphản ứng lại một cách không dễ thương, thiếu hiểu biết và quý vị không chỉ gây khổ đau cho tự thân mà còn vung vãi khổ đau ấy lên người khác. Nếu có chánh niệm, biết theo dõi hơi thở trong khi làm việc, tức là ta đang thực tập và trang bị cho năng lượng chánh niệm, vững chãithảnh thơi trong ta trở nên hùng hậu. Ta đang chuẩn bị một nội lực và chiến thuật để khi hạt giống tiêu cực bị tưới tẩm, ta sẽ có khả năng thở và mỉm cười, giữ được sự bình tĩnh và nhìn người kia với nụ cười chấp nhận, tha thứthương yêu. Nếu thành công được một lần, ta sẽ có niềm tin vững mạnh hơn đối với chánh Pháp và nơi sự thực tập. Tôi tin rằng lần sau mình sẽ làm hay hơn. Mình sẽ gây được ấn tượng tốt nơi người đã vụng về tưới tẩm hạt giống xấu nơi mình. Nếu thực tập giỏi, thì nội trong vòng một hoặc hai tháng, người kia sẽ tới hỏi ta với lòng khâm phục rằng: ''Làm sao anh/chị thực tập hay như vậy? Trước đây, mỗi lần em nói hay làm như vậy, anh/chị thường sinh tâm bực bội, khó chịu và phản ứng. Sao bây giờ anh/chị không làm như vậy, ngược lại có thể mỉm cười tha thứ, bao dung! Làm sao anh/chị làm được như vậy? Anh/chị có thể chia sẻ cho em biết chút xíu kinh nghiệm được không?'' Và lúc đó là lúc ta bắt đầu chia sẻ sự thực tập của ta cho người kia.

Có một câu hỏi như thế này: Làm thế nào để duy trì sự thực tập khi vợ mình, chồng mình hoặc những thành viên trong gia đình mình không hưởng ứng để cùng thực tập với mình? Trong trường hợp này, tôi nghĩ quý vị nên thực tập một cách tự nhiên. Quan trọng là đừng bị rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Đừng làm ra vẻ ta đây đang thực tập chánh niệm, thực tập thiền v.v... Điều này ta có thể làm được. Ví dụ, khi thực tập thiền đi, quý vị hãy đi cho thật tự nhiên, đi như thế nào để người ta không thấy là mình đang thực tập thiền đi, nghĩa là đi trong nhịp điệu bình thường, nhưng trong nội dung quý vị vẫn chế tác năng lượng chánh niệm, an lạchạnh phúc. Cái đó gọi là Tu vô tu tu (kinh Tứ Thập Nhị Chương). Nghĩa là tu mà không thấy mình tu, không cố gắng dụng công, nhìn bề ngoài giống như là không tu gì cả, nhưng trong nội dung thì ta thật sự đang tu tập rất vững chãi. Điều tối kỵ là đừng vội vàng muốn chia sẻ sự thực tập của mình hoặc áp đặt sự thực tập của mình lên người khác. Tốt nhất là đừng nói gì hết dầu đó là những kinh nghiệm tu học của ta; chỉ cần thực tập cho đàng hoàng và phát triển thêm khả năng lắng nghe, miệng luôn luôn mỉm cười và hành xử, phản ứng cho thật vui tươi, hòa nhã. Nếu quý vị thành công một lần trong khi ứng xử hòa ái với những người đang tưới tẩm hạt giống tiêu cực nơi mình mà không sinh tâm phiền giận, cau có..., thì sự thành công ấy sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, không những nuôi dưỡng chính bản thân mà còn có thể giúp cho người kia chuyển hóa.

_______________

Hỏi: Kính thưa thầy, tổ tiên, ông bà và cậu của con đã bị giết tại trại cải tạo trong đệ nhị thứ chiến. Làm sao sự thực tập của con ngay trong giây phút này - với chất liệu an lạc, vững chãitừ bi mà con đã gặt hái được - có thể giúp ông bà, tổ tiên và cậu của con bớt khổ được để cuộc đời của họ tốt đẹphạnh phúc hơn? Làm sao chúng ta áp dụng lời dạy của Bụt vào trong sự thực tập để có thể tha thứ được cho tội diệt chủng tầy trời, kinh hãi kia của chủ nghĩa phát xít Đức. Xin thầy soi sáng cho con.

Thầy: Trong tâm thức ta đã có sẵn những hạt giống của khổ đau và phiền não. Khổ đau của ta được cấu tạo bởi chính cá nhân ta và bởi ông bà, cha mẹxã hội ta trao truyền lại. Mỗi khi thực tập thở trong chánh niệmtrở về chăm sóc thân thểcảm thọ của ta, thì nỗi khổ trong ta được thuyên giảm phần nào. Khi ta gặt hái được sự chuyển hóatrị liệu, thì tổ tiên, xã hội của ta cũng được chuyển hóatrị liệu. Mỗi nụ cười an lạc mà ta chế tác ra sẽ tác động tới xã hội của ta. Ta có thể tiếp xúc với xã hội ngay trong tự thân của ta. Mỗi bước chân ta đi trong chánh niệm, đem lại chất liệu vững chãi, an vui và thảnh thơi đều có ảnh hưởng tốt tới xã hộitổ tiên của ta. Không nên nghĩ rằng những gì ta làm được cho ta hôm nay không ảnh hưởng, không liên quan gì đến xã hộithế giới quanh ta. Hòa bình và tự do luôn luôn bắt đầu với sự thực tập của chính mình. Chúng ta biết rằng cái một chứa đựng cái tất cả. Đó là giáo lý của kinh Hoa Nghiêm. Sự giải thoát của cá nhân cũng là sự giải thoát của xã hội, của yếu tố chung trong ta. Sự thắng lợi của thái tử Tất Đạt Đa tại cội Bồ Đề không phải cho riêng cá nhân Ngài mà cho sự an lạc, hạnh phúcgiải thoát của tất cả mọi loài chúng sanh. Nếu ta được chuyển hóa, an lạcthảnh thơi, thì thế giới quanh ta cũng được chuyển hóa, an lạcthảnh thơi. Nếu ta an vui, thì khắp chốn đều được an vui. Nếu trong ta có an lạc, thì thế giới mà ta tiếp xúc sẽ trở nên đẹp đẽmầu nhiệm. Tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta đều đã có kinh nghiệm này.

_______________

Hỏi: Thưa thầy, có rất nhiều câu hỏi về vấn đề thả bò - những đối tượng của tham đắm và ràng buộc, những ý niệm về hạnh phúc mà mình đang theo đuổi. Có một câu hỏi như thế này: Có phải cái tâm kỳ thị, phân biệt và khuynh hướng muốn phán xét người khác là những con bò cần được buông bỏ không?

Thầy: Khi tôi sử dụng danh từ ''bò,'' cái nghĩa căn bản đầu tiên là những ý niệm ta nghĩ là thiết thực cho hạnh phúc của ta. Nó là những gì mà ta chưa bao giờ đặt lại vấn đề như địa vị, sự giàu sang và quyền hành của ta trong xã hội, cơ sở kinh doanh, bằng cấp hay một ý thức hệ v.v… Khi ta đã đạt được những thứ đó rồi, ta lại cảm thấy không thỏa mãn, không hạnh phúc với chúng và ta tiếp tục đau khổ. Đây là lời mời chúng ta nhìn lại bản chất của những con bò của ta để xem chúng có thật sự cần thiết cho niềm an lạchạnh phúc của ta không. Nếu ta thấy chúng chỉ là những con bò tạo thêm nhiều sầu khổ, sợ hãi, bất anràng buộc, thì ta sẽ có khả năng buông bỏ chúng một cách dễ dàng. Vì vậy tôi xin mời quý vị thực tập nhìn sâu vào bản chất của những con bò - tức là đối tượng hạnh phúc của mình và gọi đúng tên của nó.

Hôm kia tôi có chia sẻ về một người bạn ở Đức về khả năng thả bò của ông ta. Trong số những con bò của ông, có những con bò có tính chất rất lý tưởng, phục vụ nếp sống tâm linh. Ông ta là chủ tịch của nhiều hội Phật Giáo ở Đức. Ông phải tham gia nhiều cuộc họp và làm rất nhiều việc. Việc Phật sự của ông chiếm rất nhiều thì giờ, năng lựcvì vậy nó đã tạo ra nhiều căng thẳng cho ông. Ông không có khả năng dừng lại để thưởng thức từng hơi thở vào, hơi thở ra, không có khả năng đi từng bước thảnh thơi hoặc ngồi yên như một người tự do. Ông rất thành công về mọi mặt - việc đời cũng như việc đạo, thế mà ông không cảm thấy hạnh phúc với đời sống của ông. Vì vậy muốn được an lạc, hạnh phúctự do, ông phải thực tập thả bò - tức là buông bỏ bớt một vài con bò của ông. Càng thả nhiều bò, ta càng có nhiều không gian để sống, để thảnh thơihạnh phúc. Đó là ý nghĩa của sự thực tập thả bò. Con bò lớn nhất cản trở hạnh phúctự do của ta là ý niệm của ta về hạnh phúc.

Có lẽ quý vị đã có công ăn việc làm rồi, nhưng có thể quý vị vẫn nghĩ rằng như thế vẫn chưa đủ và muốn có thêm một công việc thứ hai để kiếm thêm lợi nhuận. Quý vị làm đầu tắt mặt tối, làm thêm giờ, nghĩ rằng mình cần tạo cơ hội để dành dụm thêm tiền hoặc muốn có thêm tiếng vang trong xã hội, cộng đồng. Hết tháng này sang năm nọ, quý vị bị cuốn hút vào trong dòng suy tư như thế. Nhưng một hôm nào đó, quý vị chợt nhận thấy rằng mình chưa bao giờ có được một giây phút hạnh phúc, an lạc thật sự trong cuộc sống, mặc dầu mình đã đạt được địa vị cao trong xã hội, làm ra được nhiều tiền, được nhiều người quý trọng...; và quý vị muốn có hạnh phúc thật sự. Quý vị không muốn bỏ phí thì giờnăng lực một cách vô ích của mình trong sự lo lắng, giận hờn, chạy theo bóng dáng của hạnh phúc theo hướng ngũ dục và do đó quý vị quyết tâm thả bò. Chúng ta nên thực tập nhìn sâu, nhìn lại và nhận diện cho được bản chất của những con bò để xem chúng có phải là nguồn hạnh phúc đích thực của mình hay không và khi thấy được bản chất của chúng rồi thì ta có thể buông bỏ bớt. Con bò nguy hiểm nhất của ta có thể là một ý thức hệ hoặc một ý niệm mà ta đã trả một cái giá rất đắt để thành đạt. Nghĩ rằng ta sẽ là một người đặc biệt, sẽ được nổi tiếng, sẽ được mọi người kính nể nếu ta đeo đuổi và thực hiện được cái ý thức hệ hoặc ý niệm đó của ta. Nhưng nếu cái đó không thật sự đem lại chân hạnh phúc cho ta, nó làm cho ta ngày đêm ăn không ngon, ngủ không yên, thì nó chính là con bò ta cần phải buông bỏ. Ta có thể chết chỉ vì một ý niệm về hạnh phúc của ta.

Kỳ trước tôi có kể câu chuyện về một ông thầy tu bận rộn trong việc xây chùa. Quý vị có thể nói: ''Thầy tu xây chùa, đúc tượng là việc đáng làm. Đó là Phật sự. Đâu có gì sai trái?'' Nhưng trong trường hợp của thầy này, thì trong quá trình xây chùa, thầy đã lo lắng quá nhiều đến nỗi thầy không có thì giờ để thở, để thực tập thiền đi, để uống một ly trà cho thoải mái hoặc để tiếp xúc với sự sống mầu nhiệm đang có mặt trong giây phút hiện tại. Thầy bị cuốn hút trong việc xây chùa và cho đó là công việc quan trọng nhất. Thầy đã hy sinh hạnh phúc, tự do của thầy cho việc xây chùa và nghĩ rằng xây chùa xong rồi hãy thảnh thơi, rồi mới hạnh phúc. Thầy đã hy sinh việc quan trọng nhất của người tu và chú trọng vào những việc không phải là mục đích chính của người tu. Và như vậy thầy bận rộn suốt ngày đêm. Có lần những người cư sĩ thân hữu của thầy tới thăm, trong buổi uống trà, thầy đã than thở với họ là thầy thấy mình bận rộn quá. Nghe thầy nói như thế, họ nói đùa với thầy: ''Nếu thầy cảm thấy bận rộn như vậy sao thầy không xuất gia lại; đi thầy!’’ Người tu thiệt là người có tự do, là người không bị ràng buộc bởi những đam mê, danh lợi và vướng bận dù đó là việc xây chùa, đúc tượng. Vậy thì chùa chiền có thể cũng là một con bò ràng buộc ta. Nói như thế không có nghĩa là thầy ấy không được phép xây chùa, đúc tượng, nhưng có rất nhiều cách để xây chùa và đúc tượng mà không biến công việc xây chùa, đúc tượng thành sự ràng buộc - thành con bò và thầy có thể vẫn là một người tự do trong khi làm những công việc đó. Công việc có trở thành sự ràng buộc, trở thành con bò hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách hành xử của ta. Thả bò không có nghĩa là buông bỏ trách nhiệm mà chính là buông bỏ những ý niệm, ý tưởng của ta.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, câu hỏi của con là làm sao để có thể được hoàn toàn tự do trong mỗi giây mỗi phút, không bị gián đoạn, ngay cả trường hợp mình nghĩ là mình đang nắm giữ những con bò của mình hoặc đang làm những điều mà mình thấy là không đúng?

Thầy: Muốn được tự do hoàn toàn, chúng ta cần phải thực tập liên tục mỗi ngày. Tự do là hoa trái quý giá nhất của người tu. Đa số chúng ta thiếu khả năng sống tự do. Chúng ta linh cảm rằng tự do luôn có đó, nhưng ta thường hành xử theo chiều hướng của nghiệp lực, tức là năng lượng tập khí, thói quen và bị khống chế, đồng hóa bởi tâm thức cộng đồng. Chúng ta ít khi sống được tự do. Khi lái xe đi đây đó, lau chùi phòng vệ sinh, rửa chén bát, có thể chúng ta cảm thấy rằng chính mình đã chọn làm những công việc này. Nhưng nếu nhìn kỷ lại, quán chiếu sâu sắc, ta sẽ thấy sự thực là ta không được thảnh thơi (tự do) chi mấy trong khi làm những công việc này. Ngay cả trong khi đi, ta cũng không bước được những bước thảnh thơi; hình như có một loại ma lực nào đó luôn thúc đẩy ta đi về phía trước, tìm hạnh phúc ở phía tương lai. Đối với tôi, tự do tức là ý thức được những gì mình đang làm và những gì mình không nên làm trong giây phút hiện tại. Khi lau nhà, chùi cầu tiêu hoặc thở vàothở ra, nếu ta ý thức rõ ràng ta đang làm những việc ấy, thân tâm an trú vững chãi trong từng cử chỉ của sự việc, thì ta bắt đầu có tự do, mặc dầu nó chưa được lớn lắm nhưng nó rất quan trọng. Muốn đạt được tự do lớn, trước hết ta phải bắt đầu bằng những tự do nhỏ. Nếu không thì ta chỉ sống trong sự quên lãng, ràng buộc và bận rộn. Chúng ta bị thống trị bởi những năng lượng của tập khí.

Thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày là để phục hồi lại sự tự do của mình, giúp ta sống như một con người tự do thật sự. Chánh niệmcông năng giúp ta nhận diện những phiền não và khổ đau trong ta, rồi tu tập nhìn sâu để chuyển hóa. Nếp sống chánh niệm là để giúp ta đạt tới tự do lớn; tự do này không phải là thứ tự do chính trị mà tự do từ những tâm thất niệm, từ những phiền nãovướng mắc. Trạng thái tự do đầu tiên mà ta đạt đượctự do từ sự thất niệm - thất niệm tức là không có chánh niệm, tức là tâm ý ta bị tán loạn, không ý thức rõ mình đang ở đâu, đang làm gì, không biết cái gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta trong giây phút hiện tại. Ta có đó nhưng ta không thật sự sống. Ta sống như một thây ma. Đó là cách diễn tả của nhà văn người Pháp tên là Albert Camus. Ta trông có vẻ như đang sống, đang đi qua đi lại, làm việc như bao người khác, nhưng kỳ thực ta đang không thật sự sống, không có mặt cho sự sống. Ta đang mang một thây chết của chính ta trên hai vai. Nếu nhìn quanh, ta sẽ thấy nhiều người đều đang sống như vậy, họ không ý thức là họ đang sống. Chánh niệm là sự thực tập thiết lập lại tự do của nội tâm. Với thời gian thực tập, ta sẽ nhận thấy rằng ta đang bị khống chế bởi năng lượng của thất niệm, của tập khí. Ta nhận diện được những phiền não, nhìn sâu vào bản chất của phiền não rồi chuyển hóadần dần ta phục hồi lại được tự do của ta. Hạnh phúc lớn được phát sinh từ tự do chân thật.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, những bài thiền tập có hướng dẫn đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều bạn tu. Một thành phần trong Tăng thân chia sẻ kinh nghiệm như thế và người ấy nói: ''Nhờ tham dự nhóm pháp đàm và thực tập, con đã liên lạc được với em bé bị thương trong con. Nhưng bây giờ con cần sự giúp đỡ trong quá trình tìmchính mình. Bằng sự thực tập chánh niệm và nhìn sâu vào chính mình, làm sao con có thể tìm lại chính mình nếu cái ngã không thật sự có mặt?''

Thầy: ''Làm sao tìm lại được chính mình nếu mình - tức là cái ngã không thật sự có mặt?'' Câu hỏi này có vẻ triết lý quá. Chúng ta sẽ quán sát bài tập hơi thởý thức về sự thực tập nhìn sâu vào bản chất của thực tại, tức là quán về Vô thường, Vô ngãNiết bàn. Chúng ta có rất nhiều tri giác sai lầm về ngã và về phi ngã. Chúng ta không nên bị kẹt vào ngôn từ và khái niệm. Thực tập nhìn sâu giúp ta thấy được bản chất đích thực của thực tại. Bản chất của thực tại có thể bị gán cho những nhãn hiệu như ngã và phi ngã, những danh từ và ý niệm. Nhưng nếu quý vị có khả năng thấy được bản chất của thực tại rồi thì sẽ không còn bị kẹt vào những danh từ, ý niệm về ngã và phi ngã nữa. Ngày hôm kia tôi có nói đến giáo lý của sự trao truyền về tánh - Tam Luân Không Tịch. Tôi có chia sẻ rằng mỗi khi đi tắm, ta nhìn vào cơ thể ta và thấy rằng cơ thể ta là đối tượng của sự trao truyền. Ta là người tiếp nhận sự trao truyền và cha mẹ ta đã trao truyền bản thân của họ cho ta. Tôi có mời quý vị nhìn sâu vào bản chất của sự trao truyền để thấy rằng người trao truyền, đối tượng của sự trao truyền - vật trao truyền và người tiếp nhận, cả ba yếu tố đều trống rỗng - không có tự tánh riêng biệt. Điều này không có nghĩa là chúng không có mặt, nhưng phải hiểu là chúng không có mặt như những thực thể riêng biệt. Quý vị không thể tách rời một cái ra khỏi hai cái kia. Đó gọi là giáo lý Tam Luân Không Tịch. Quý vị không thể tách rời người trao truyền, đối tượng của sự trao truyền và người tiếp nhận ra khỏi nhau, vì người trao truyền đã trao hết con người của họ cho quý vị. Bản thân quý vị (người tiếp nhận) là một với đối tượng của sự trao truyền và vì thế, quý vị cũng là một với người trao truyền. Cả ba đều tương tức, đều có mặt trong nhau, cùng nương nhau mà biểu hiện.

Khi nhìn sâu vào bản chất chân thực của sự trao truyền, quý vị sẽ chạm tới được thực tại vô ngã của mọi sự mọi vật. Khi nhìn vào cái mà quý vị cho là ''tôi, là tự ngã,'' quý vị sẽ thấy mình chính là sự tiếp nối của ông bà, tổ tiêncha mẹ mình. Quý vị sẽ tiếp xúc được sự thật rằng tất cả thế hệ tổ tiên đều đang còn sống và đang có mặt trong mình. Mỗi khi ta nở được nụ cười, thì tất cả ông bà, tổ tiên, cha mẹ của ta đều cùng cười với ta. Đó đích thực là giáo lý Vô ngã. Vô ngã không có nghĩa là không có mặt, là hư vô, là đoạn diệt. Cái mà ta cho là ngã chẳng qua chỉ là yếu tố được làm bằng những chất liệu không phải ngã, tức là vô ngã mà thôi; giống như một bông hoa, bông hoa là một hợp thể kết tụ từ nhiều điều kiện, nhiều yếu tố khác nhau; bông hoa không thể tự mình mà có được. Vì vậy quý vị không thể cho rằng bông hoa này không có mặt; sự thật là bông hoa đang có mặt, nhưng bông hoa có mặt trong thực tại tương tức, vô ngã của nó. Bông hoa được làm bằng những yếu tố không phải bông hoa như yếu tố mây, mưa, yếu tố ánh sáng mặt trời, yếu tố đất, yếu tố chất khoáng và phân xanh, yếu tố thời gian, không giantâm thức v.v... Bông hoa là một sáng tạo phẩm của nhiều yếu tố, điều kiện nhân duyên, nhưng không có kẻ sáng tạo. Đứa bé bị thương tích trong ta cũng là một sáng tạo phẩm chung của tất cả các pháp. Nếu trong tuần qua ta thực tập chuyên chú, có chánh niệmchánh định, thì ta đã có thể thấy được em bé bị thương trong ta cũng chính là em bé bị thương của cha ta hoặc mẹ ta. Có lẽ có rất nhiều đứa bé bị thương khác đang có mặt ngay trong đứa bé bị thương của ta. Nếu biết cách ôm ấp, chăm sóc và chữa trị em bé bị thương trong ta, thì ta sẽ chữa trị được nhiều em bé bị thương khác đã được trao truyền cho ta bởi các thế hệ tổ tiên.

Vô ngã cũng có thể trở thành một ý niệm, vì vậy chúng ta không nên bị kẹt vào nó. Kẹt vào ý niệm ngã còn dễ tháo gỡ, chứ một khi đã bị kẹt vào ý niệm vô ngã thì khó gỡ vô cùng. Vô ngã không có nghĩa là không có, không có nghĩa là hư vô, là đoạn diệt. Vô ngã nghĩa là không có những thực thể biệt lập, không có tự tính. Khi tiếp xúc được với thực tại của chính mình, thì quý vị đồng thời cũng tiếp xúc được với cha mẹ, con cháu, tổ tiên, ánh nắng mặt trời, đám mâyđại địa v.v..., bởi vì tất cả vạn vật của vũ trụ đều hội tụ đầy đủ để làm cho ta biểu hiện. Mình được làm bởi những yếu tố không phải mình, điều đó không có nghĩa là mình không có mặt. Mình có mặt rất đầy đủ, chỉ thiếu một yếu tố thôi, đó là yếu tố ngã, là tự tính. Cái ngã mà ta cho là một thực thể biệt lập cũng chỉ là ý niệm, khái niệm và ta đang ôm chặt khái niệm, ý niệm đó như là một thực thể hiện hữu ngoài những điều kiện khác. Với sự thực tập nhìn sâu, ta có thể làm cho ý niệm đó bốc hơi và đạt tới được tự do lớn. Tự do, giải thoát nghĩa là buông bỏ được, dập tắt được những khái niệm, ý niệm về thực tại. Đó là ý nghĩa của danh từ niết bàn. Niết bàn nghĩa là sự dập tắt và trước hết là sự dập tắt của tất cả các ý niệm, khái niệm về ngã. Nếu quý vị kẹt vào nhận thức cho rằng Vô ngã là một ý niệm đối lập với ngã, thì Niết bàn là sự dập tắt ý niệm về Vô ngã. Thực chất của Niết bàn vượt thoát cả hai ý niệm ngã và vô ngã hay phi ngã.

_______________

Hỏi: Câu hỏi này của con có liên quan đến sự tưới tẩm những hạt giống xấu và về những con bò của sự ràng buộc. Cách đây không lâu những hạt giống tiêu cực trong con bị tưới tẩm. Câu hỏi đầu tiên của con có liên quan tới vấn đề đồng tính luyến ái và con chưa được nghe Thầy đề cập đến hoặc giải đáp về vấn đề này. Vì vậy con tự nói với chính mình rằng: ‘‘Những hạt giống đồng tính luyến ái trong mình bị tưới tẩm trở lại. Mình phải làm gì với nó hay mình chỉ ngồi và thở với nó?’’ Con thấy rằng con đã sống như vậy trong suốt cuộc đời của con. Con cũng ý thức rằng những hạt giống trong những người đồng tính luyến ái đã bị tưới tẩm trong suốt cuộc đời của họ, bởi vì họ không được công nhận. Con theo đạo Xu-Fi (thuộc truyền thống đạo Hồi) đã nhiều năm và học với vị thầy rất được nhiều người kính trọng. Một trong những hạt giống mà con phải đối trị là trước đây con nghe vị thầy ấy nói rằng sự đồng tính luyến ái là điều ghê tởm. Hôm ấy con phải ngồi đó chịu khổ và tự hỏi rằng mình nên tiếp tục tu học với thầy hay mình nên rời bỏ thầy. Đó là một khó khăn rất lớn đối với con. Con là người mới đối với cộng đồng này và với truyền thống tu tập này. Con đến đây để tìm sự khuây khỏa cho tâm hồnhọc hỏi thêm từ Tăng thân, nhưng những hạt giống khổ đau trong con bị tưới tẩm như bất cứ nơi nào khác trong cuộc đời con vì con thấy trong buổi vấn đáp hôm nay con không thấy có người đồng tính luyến ái nào hỏi và chia sẻ về vấn đề này. Con rất ngạc nhiên. Con ở đây đã một tuần rưỡi của khóa tu, nhưng con chưa bao giờ nghe Thầy đề cập đến vấn đề đồng tính luyến ái và con cảm thấy rất khó chịu, con phải ôm nỗi khổ đó một mình.

Phần thứ hai của câu hỏi là về vấn đề thả bò. Con là một chuyên gia về y học lâm sàng và là nhà lãnh đạo về một tổ chức cho những cuộc hội thảo. Con đã đi nhiều nơi trên thế giớithuyết giảng về phương pháp trị liệu dưới lăng kính của y học. Năm nay, con có tham dự một cuộc hội thảo với các chuyên gia y học lâm sàng và khi con cảm nhận được có chứng bệnh sợ hãi về đồng tính luyến ái trong cộng đồng, con đã tự ý đứng dậy trước mặt mọi người và nói ra những gì mà con cảm nhận đối với cộng đồng kia. Vì vậy hôm nay con ngồi đây và tự hỏi: ''Mình có nên làm lại như trước kia mình đã làm với cộng đồng kia hay không? Và đó có phải là con bò mà con cần buông bỏ hay không?''

Ngày hôm nay chúng con có một buổi họp mặt trong giới thuộc những người đồng tính luyến ái và có rất ít người đến tham dự. Con tôn trọng những người đã không đến tham dự được vì họ đang trong giờ thực tập im lặng hùng tráng hoặc họ đang kẹt vào một chương trình sinh hoạt đặc biệt nào đó, nhưng con cũng nghe báo cáo rằng một số người không đến vì họ sợ bị lộ diện. Khi con thấy sự việc này không được đề cập đến trong các buổi pháp thoại hoặc trong các buổi câu hỏi và trả lời hoặc trong Tăng thân, con nghĩ điều đó làm cho họ sợ, làm cho họ không có đủ can đảm để cho người ta biết mình là đồng tính luyến ái. Con rất quan tâm cho những người trẻ đang có mặt ở đây vì con sợ rằng con, là người lớn tuổi, xác nhận điều đó. Vậy thì đó có phải là bò của con không? Và nếu phải, thì con nên làm gì với nó? Con muốn nghe cái thấy của thầy về vấn đề đồng tính luyến ái, kể cả sự luyến ái trong liên hệ được coi là chính đáng.

Thầy: Đám mâyđám mây. Nhìn sâu vào bản tính của đám mây, ta thấy được vũ trụ. Cũng như một đóa hoa, nếu nhìn sâu vào bản chất của đóa hoa, ta thấy được cả thiên hà đại địa. Mọi vật đều có vị trí của nó. Bản chất của mọi sự mọi vậtvô ngã, tương tức. Khi nhìn vào biển cả, quý vị thấy có nhiều con sóng khác nhau - hình dáng và tầm cỡ của mỗi con sóng đều khác, nhưng tính chất của các con sóng là nước. Nếu quý vị biểu hiện như là một người đồng tính luyến ái thì tuy sự biểu hiện của quý vị và tôi có khác, nhưng bản chất của chúng ta là một. Nhà thần học đạo Tin Lành tên là Paul Tillich có nói rằng Thượng Đế là nền tảng của hiện hữu. Quý vị phải là quý vị. Nếu Thượng Đế đã tạo ra tôi là hoa hồng, thì tôi phải chấp nhận tôi là hoa hồngliên hệ của tôi với Thượng Đế sẽ là với Thượng Đế của hoa hồng. Nếu quý vị sinh ra là một người nữ đồng tính luyến ái, thì quý vị hãy chấp nhận mình là người nữ đồng tính luyến ái và sự liên hệ của quý vị với Thượng Đế sẽ là Thượng Đế của giới đồng tính luyến ái. Qua quá trình thực tập nhìn sâu, quý vị thấy rằng một khi đã tiếp xúc được với bản tính chân thực của mình, thì bao nhiêu lo buồn, sợ hãi sẽ tan biến và quý vị sẽ chạm tới được trạng thái bình antự do thật sự.

Nếu quý vị là nạn nhân của sự phân biệt, kỳ thị, thì con đường đi tới giải thoát không phải chỉ có than khóc về sự bất công và sự bất công ấy không thể được hồi phục bằng sự công nhận của mọi người, mà chính nhờ khả năng tiếp xúc được với bản chất đích thực của chính mình. Tôi có kinh nghiệm rất sâu sắc về điều này. Sự kỳ thị, sự thiếu bao dung, độ lượng và sự đàn áp là do tri giác sai lầm, thiếu hiểu biết, thiếu từ bi đưa tới. Nếu quý vị có khả năng tiếp xúc được với bản chất đích thực của mình, thì quý vị có thể tự giải phóng mình ra khỏi vũng lầy của khổ đau, của sự phân biệt, kỳ thị và đàn áp. Có lẽ quý vị bị đàn áp, kỳ thị do sự khác biệt về màu da hoặc chủng tộc hoặc giới tính, và người ta kỳ thị, đàn áp quý vị là vì họ chưa hiểu được mình, chưa có cái thấy đúng như pháp, cái thấy sai lạc đó danh chuyên môn trong đạo Bụt gọi là vô minh - không có trí tuệ. Người đó không thấy được cái bản chất đích thực của người đó và không nhận ra được rằng tất cả chúng ta đều phát xuất từ một bản chất. Vì vậy cho nên người đó mới kỳ thị và đàn áp mình. Những người thiếu trí tuệ (vô minh) nên mới thường sinh tâm kỳ thị và họ làm cho người khác đau khổ; họ cũng là những người không có hạnh phúc trong lòng, cũng đang đau khổ cực kỳ. Tuy quý vị là nạn nhân của sự kỳ thị, của sự bất công, nhưng nếu quý vị có khả năng tiếp xúc được với bản chất chân thực của mình - bản chất của không sinh không diệt, không một không khác..., thì quý vị là người có trí tuệ, có từ bi và có thể nói với Thượng Đế rằng: ''Thượng Đế ơi! Xin Ngài tha thứ cho họ vì họ không biết là họ đang làm gì. Vì vô minh nên họ đã sinh tâm kỳ thị và phạm nhiều lầm lỗi như thế. Xin Ngài thương xót họ, tha thứ cho họ.''

Mỗi khi đã chạm tới được bản tính không sinh không diệt, không một không khác, bản tính tương tức, vô ngã của chính mình thì quý vị sẽ được trang bị bằng chất liệu của hiểu biết; chất liệu của hiểu biết làm phát khởi chất liệu thương yêu và quý vị có thể tha thứ, bao dung được những người đang làm khổ quý vị, đàn áp và kỳ thị quý vị. Nếu quý vị bị kỳ thị, thì chớ ngây thơ nghĩ rằng xã hội sẽ làm sáng tỏ sự bất công cho mình và trả lại sự công bằng cho mình. Giải thoát chân thực tùy thuộc vào khả năng nhìn sâu của mình, chứ không phải tùy thuộc vào các điều kiện ở bên ngoài (ngoại cảnh). Một khi đã chạm tới được chiều sâu của bản chất không sinh không diệt, không một không khác của mình thì quý vị sẽ được tự do, giải thoát. Lúc ấy quý vị sẽ có khả năng ôm lấy tất cả và giúp đỡ những người hoặc những nhóm người đã có cái nhìn sai lạc về chính họ và về mình, kỳ thị mình mà không một lời oán trách, thù hận. Cố nhiên khi quý vị đau khổcảm thấy mình là đối tượng của sự kỳ thị thì trong lòng luôn luôn có sự thôi thúc muốn nói ra sự bất công ấy. Nhưng dù có bỏ ra một ngàn năm để nói lên sự bất công, thì niềm đau nỗi khổ của quý vị vẫn chưa chắc được giải tỏa hoàn toàn. Chỉ có sự hiểu biết thâm sâutự do khỏi vòng vô minh thì nỗi khổ của quý vị mới có thể được chuyển hoá hoàn toàn và đạt tới giải thoát. Chúng tôi đã đau khổ rất nhiều trong cuộc chiến Việt Nam. Nếu nhìn kỷ lại về cái bản chất của chiến tranh, quý vị sẽ thấy rằng giá trị mạng sống của người dân Việt Nam không là gì so với mạng sống của một người lính Mỹ. Khi người phi công Mỹ nhận lệnh thả bom vào một vùng quan trọng nào đó mà họ cho là có kẻ địch, người phi công đó đã mường tượng được cái gì sẽ xảy ra sau khi anh ta thả bom. Tuy nhiên, anh ta không cần phải quan tâm đến điều đó vì nhiệm vụ của anh là thả bom, chỉ có thế. Anh phải phục tùng mệnh lệnh. Đối với những người ra lệnh thả bom, thì hàng ngàn, hàng triệu sinh mạng vô tội ở dưới những vùng ấy không có giá trị gì cả. Họ chỉ muốn đạt được mục tiêu. Đương đầu với nỗi khổ lớn lao như vậy thì tiếng nói nào có thể làm vơi được nỗi khổ của quý vị? Khi quý vị thấy được sự thật và chọc thủng được nó, thì tình thương sẽ tuôn chảy như dòng suối mát. Với tình thương ấy, quý vị có thể ôm lấy được những người đã làm khổ quý vị, đã kỳ thị, đàn ápkhủng bố quý vị. Khi trái tim của quý vị được thúc đẩy bởi ước muốn giúp đỡ những người đã và đang là nạn nhân của sự vô minh, thì lúc ấy quý vị mới thật sự thoát ra khỏi nỗi khổ và cảm giác bị xúc phạm của quý vị. Đó là sự khuyên nhủ của tôi. Đừng trông đợi nơi sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài. Đừng nghĩ rằng phải lên tiếng kêu gọi công bằng tháng này qua năm nọ thì niềm đau nỗi khổ của mình sẽ được thuyên giảm, giãi bàychuyển hóa. Không đâu! Quý vị phải thực tập nhìn sâu để tự cởi trói chính mình, hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài chỉ là điều kiện phụ trợ. Thực tập nhìn sâu, quý vị sẽ chế tác và trang bị cho mình bằng chất liệu hiểu biếtthương yêu - loại năng lượng có khả năng chuyển hóa tình trạng của sự kỳ thị và bất công. Quý vị phải trở thành một con ngườitrí tuệtừ bi, một đại trượng phu, một người có thể thể hiện được năng lượng của sự bao dung, hiểu biếtthương yêu. Quý vị chuyển hóa tự thân thành pháp khí để có khả năng chuyển đổi tình trạng xã hộitâm thức cộng đồng của nhân loại.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, làm sao con có thể buông bỏ được tính đam mê muốn thành đạt của con. Con biết sự thành đạt chỉ là ảo giác, là sự tô điểm cho bản ngã. Con ý thức rất rõ bản chất của nó là vô thường. Nhưng mỗi khi con hoàn tất một dự án nào đó, thì tâm con liền nghĩ đến một dự án kế tiếp. Con biết trong con có chứa đựng những hạt giống của các thế hệ ông bà tổ tiên của con, những người đã từng tin rằng siêng năng làm việc, thành đạt công danh là hợp thời hợp đạo; họ cho rằng tính lười biếng, ăn không ngồi rồi là con quỷ của sân chơi. Vì vậy đối với con, buông bỏ tập khí đam mê thành đạt công danh này là một sự tranh đấu, thử thách hàng ngày của con. Thầy có cách nào giúp con hiểu và giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng chăng?

Thầy: Theo tôi thì anh không nên từ bỏ những công việc mà anh đang thích làm, nhưng hãy tập làm trong chánh niệm. Khi làm những công việc ấy có chánh niệm, anh sẽ từ từ khám phá ra những điều anh đang làm có thật sự là những công việc có ý nghĩa nhất mà anh có thể làm cho chính anh và cho thế giới hay không. Chánh niệm giúp anh nhận thức được bản chấtmục tiêu của công việc mình đang làm. Nếu công việc ấy chỉ để thỏa mãn sự thèm khát về dục lạc như danh, lợi, quyền hành, tính chất khoe khoang v.v..., thì anh biết rằng nó không xứng đáng để cho anh đeo đuổi. Nhưng nếu làm trong chánh niệm và anh nhận thấy công việc mình đang làm là sự biểu lộ của lòng từ bi, thì công việc ấy sẽ làm tăng trưởng thêm chất liệu thương yêu và niềm vui trong anh và anh sẽ đem lại nụ cười, niềm vui và hạnh phúc cho nhiều người khác. Làm việc trong tinh thần ấy sẽ đem lại rất nhiều lợi lạc cho mọi người.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, trong các buổi pháp đàm, chúng con đàm luận rất nhiều về vấn đề làm thế nào để đi sâu vào sự thực tập. Có một người đặt câu hỏi như sau: Làm sao chúng ta có thể đi sâu vào sự thực tậpnuôi dưỡng tâm thương yêu mỗi ngày?

Thầy: Theo tôi, đi sâu vào sự thực tập nghĩa là làm thế nào để sự thực tập phải có thực chất, mà không rơi vào cái bẫy của sự thực tập hình thức. Khi sự thực tập của quý vị có thực chất, thì nó sẽ đem lại cho quý vị và những người chung quanh niềm vui, an lạc và sự vững chãi thật sự. Tôi thích cách nói 'thực tập thiệt'. Theo tôi, sự tu tập phải đem lại an lạc ngay trong giây phút mình thực tập. Sự thực tập chân thật có thể đem lại cho ta sự sống liền lập tức. Khi quý vị thực tập hơi thởý thức, quý vị trở nên tỉnh thức, sống động và có thực, chứ không phải sống như một bóng ma. Điều này không phải chỉ xảy ra trong khi thực tập ngồi thiền hay đi thiền, mà nó còn xảy ra ngay trong khi quý vị đang làm thức ăn sáng. Nếu quý vị biết cách thở vào, thở ra trong chánh niệmmỉm cười trong khi làm thức ăn sáng, quý vị sẽ chế tác được chất liệu tự do, nghĩa là tâm quý vị không bị lôi kéo bởi những nuối tiếc về quá khứ hoặc lo lắng tới tương lai, hoàn toàn tự chủ. Làm được như thế, quý vị trở thành người có nhiều sức sống, niềm vui và tình thương trong lòng. Trong khi làm thức ăn sáng, quý vị có thể chế tác ra chất liệu an vui, tình thương và sự sống thật sự. Đó là sự thực tập chính thống, chân thật và quý vị có thể nếm được hoa trái của sự thực tập ngay trong khi thực tập.

Phần thứ hai của câu hỏi là làm sao để nuôi dưỡng Tâm Bồ Đề - tức là tâm thương yêu rộng lớn. Nuôi dưỡng tâm thương yêu là loại thực phẩm thứ ba trong kinh Tứ Thực - tức là Tư niệm thực - là ước muốn sâu sắc nhất của ta. Tất cả chúng ta đều được tồn tại bởi những yếu tố của dục (những ước muốn), đó là sức sống của ta. Có những loại ước muốn có thể đưa ta tới cảnh giới của khổ đau, tuyệt vọng, và có những loại ước muốn có thể đưa ta tới cảnh giới của an lạc, hạnh phúctự do. Ước muốn được sống, muốn đem niềm vui tới cho người và giúp người bớt khổ là loại ước muốn chúng tôi gọi là Bồ Đề Tâm - tâm thương yêu. Uớc muốn đó là nguồn năng lượng vô biên làm cho ta có thêm sức sống. Ước muốn sâu sắc, cao cả đó làm cho hai mắt ta sáng rực lên, làm cho bước chân ta trở nên vững chãi hơn. Khi học hỏithực tập sâu sắc theo tinh thần Năm Giới, ta nhận thấy rằng ta có rất nhiều năng lượng để sống, để thương. Nhìn sâu vào bản chất của Năm Giới, ta thấy Năm Giới là nền tảng của hạnh phúc, chúng có công năng bảo hộ ta, gia đình ta và xã hội ta, ngăn ngừa ta để ta không bị rơi vào hầm hố của khổ đau và tuyệt vọng. Năm Giớicông năng đem lại cho ta chất liệu bình an, niềm vui, tình thươnghạnh phúc. Cái thấy sâu sắc về bản chất của Năm Giới có thể đem lại cho ta ước muốn muốn sống theo tinh thần của chúng để biến ta thành một khí cụ của an lạcthương yêu.

Theo tôi, Năm Giới là chất liệu thương yêu của một vị Bồ Tát. Bồ Tát tức là người được thúc đẩy bởi ước muốn rất lớn muốn giúp mọi người tỉnh thức, muốn làm vơi bớt khổ đau của người và đem lại cho người thật nhiều an vui và hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng nếu ta phát nguyện thọ trì Năm Giớiquyết tâm sống theo tinh thần Năm Giới, ta sẽ trở thành một vị Bồ Tát và ta sống an vui và hạnh phúc không phải chỉ cho riêng ta mà cho rất nhiều người trong xã hội; đời sống phụng sự của ta như một nguồn năng lượng của hạnh phúc cho nhân loại. Học hỏi và nhìn sâu vào bản chất của Năm Giới, ta sẽ gặt hái được nhiều cái thấy. Những cái thấy ấy sẽ làm phát sinh lòng từ bi trong ta và thúc đẩy ta phát nguyện thọ trì Năm Giới và biến chúng thành lẽ sống trong đời sống hàng ngày của ta.

Khi quý vị học hỏi về Mười Bốn Giới Tiếp Hiện, quý vị cũng sẽ tiếp xúc được với nguồn sức mạnh của tình thương lớn như quý vị đã học hỏitiếp nhận Năm Giới. Đời sống tu tập hàng ngày của ta có thể được thúc đẩy bởi ước muốn độ đời, muốn tạo dựng hòa bình cho thế giới, cho nhân loại. Bụt đã được thúc đẩy bởi ước muốn như thế nên Ngài đã để rất nhiều thì giờ trong việc tu tậptìm ra con đường giải thoát. Sau khi giác ngộ, Ngài đã hành đạo trong suốt bốn mươi chín năm, xả thân cứu độ mọi người, mọi loài không phân biệt một ai. Đời sống tu tập và sự thành đạt của Ngài đã xuất phát từ sức mạnh của Bồ Đề Tâm - ước muốn thương yêu sâu của Ngài. Tôi tin chắc rằng nếu quý vị có ước muốn cao sâu ấy thì quý vị sẽ có rất nhiều năng lượng và nó sẽ thể hiện qua cách sống và cách nhìn của quý vị đối với cuộc đời; năng lượng thương yêu ấy sẽ thể hiện cụ thể qua nụ cười, cách đi, cách đứng, nói năng, hành xử và làm việc của quý vị. Quý vị sẽ không còn sợ hãi về những thử thách, chướng ngại và khổ đau của cuộc đời nữa. Với nguồn năng lượng thương yêu vô biên ấy, quý vị có thể vượt qua tất cả những khổ đau ách nạn, bởi vì trái tim của quý vị có không gian vô biên để ôm lấy tất cả thế gian này. Quý vị sẽ không còn có khuynh hướng muốn loại trừ. Quý vị chỉ muốn ôm trọn thế gian này và không muốn loại trừ một ai, dù họ là kẻ thù của mình. Và trong đời sống tu tập hàng ngày, các hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi và thở đều thể hiện được chất liệu an lạc, thảnh thơi, hiểu biết, thương yêubao dung.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, Thầy thường dạy rằng quay về nương tựa Tăng thân, tu tập với Tăng thân là điều hết sức quan trọng và thiết yếu. Con công nhận điều đó đúng. Con đã được nuôi dưỡng rất nhiều bởi năng lượng tu tập của Tăng thân. Hoàn cảnh của con bây giờ là con sẽ đi làm việc ở miền Tây nước Phi Châu trong thời gian khoảng một hoặc hai năm và là một đất nước có thể nói rất khó để con có thể tạo dựng một Tăng thân. Xứ Phi Châu là xứ Công Giáo. Con thật sự không muốn sự thực tập của con sẽ bị mai một, vậy thì làm thế nào con có thể tổ chức sự thực tập để tiếp tục tự nuôi dưỡng mình? Con biết tu tập một mình rất khó. Xin thầy chỉ dạy cho con làm thế nào để sự thực tập của con vẫn giữ được mức bền vững và sâu sắc khi mình thực tập một mình, không có thầy và Tăng thân bên cạnh yểm trợ?

Thầy: Tôi nghĩ chúng ta có thể tạo dựng một Tăng thân tu học bất cứ nơi nào ta đang sinh sống. Thế giới đang cần sự vững chãi, bình anchánh niệm của ta. Cái khó có lẽ là vì ta chưa biết làm cách nào để chia sẻ sự tu tập chánh niệm của ta với môi trường và con người ở bản xứ nơi mà ta sẽ cư trú, nhất là những vùng ấy chưa có khái niệm gì nhiều về truyền thống tu tập đạo Bụt. Theo tôi, quý vị nên tránh sử dụng những danh từ đạo Bụt thì sự áp dụng đạo Bụt ở các vùng ấy sẽ dễ dàng. Lúc khoảng bốn mươi tuổi, tôi đã viết được thành công cuốn sách về cách thực tập những lời dạy của Bụt mà không cần sử dụng đến một danh từ giáo lý đạo Bụt nào cả. Khi tổng thống Nam Phi Nelson Mandela viếng thăm nước Pháp, các phóng viên nhà báo đến tiếp kiến ông. Họ hỏi tổng thống một câu rằng: ‘‘Thưa tổng thống, tổng thống muốn làm gì nhất bây giờ?’’ Tổng thống trả lời: ''Điều tôi mong muốn nhất là được ngồi yên mà không cần phải làm gì hết. Từ khi tôi được trả lại tự do sau nhiều năm tù, tôi nhận thấy mình vô cùng bận rộn. Tôi làm việc không hở tay. Được có cơ hội ngồi yên mà không cần phải làm gì hết, là điều tôi ao ước nhất.'' Thỉnh thoảng trong các buổi pháp thoại tôi đem câu chuyện này kể cho các thầy, các sư chú các sư cô và các đệ tử cư sĩ nghe. Trong số các sư chú, có một sư chú trẻ pháp tựChân Pháp Châu người Nam Phi và tôi thường nói với sư chú rằng: ''Sư chú hãy ngồi yên giùm cho tổng thống của sư chú đi.'' Không phải chỉ có tổng thống Nelson Madala mới có ước mong đó, mà có rất nhiều người trên thế giới đều có ước mong đó. Có rất nhiều người chỉ muốn được ngồi xuống thật yên mà không cần phải làm gì hết. Họ chỉ muốn được ngồi yên tĩnh và thảnh thơi trong từng giây từng phút của đời sống hàng ngày của họ. Lời khuyên của tôi là cô nên tránh sử dụng những danh từ có tính cách Phật giáo; chỉ thể hiện chánh pháp qua cách sống chánh niệm của mình, nghĩa là sống làm sao cho tươi mát, sâu sắc và ôn hòa trong cách tiếp xử, hành xử của mình với người bản xứ. Tập lắng nghe mọi người với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái. Như thế cô có thể làm bạn với họ một cách dễ dàng. Ngoài ra cây cỏ, sông hồ, khe suối, sỏi đá và chim chóc cũng là những thành phần thuộc Tăng thân của cô. Không khí trong lành cô hít vào mỗi ngày cũng là một thành phần thuộc Tăng thân. Con đườngsử dụng để thực tập thiền đi cũng là một phần thuộc tăng thân. Những em bé mà cô trò chuyện cùng cũng là một thành phần thuộc Tăng thân. Cả danh từ Tăng thân - sangha cũng nên tránh sử dụng. Nếu cô mời những người bạn đã quen biết tới nhà chơi, uống trà, thì thay vì cô nói: ‘‘Mời các bạn uống trà trong chánh niệm;’’ cô có thể nói: ‘‘Mời các bạn uống trà trong bình aný thức rằng chúng ta đang hạnh phúc được ngồi thưởng thức từng tách trà bên nhau trong giây phút này.’’ Tôi nghĩ nếu cô sử dụng loại ngôn ngữ bình thường như thế, cô sẽ dễ dàng và mau chóng tạo dựng được một Tăng thân tại địa phương của cô. Nếu cô sử dụng ngôn ngữ của đạo Bụt ngay từ lúc đầu khi người ta chưa biết gì về đạo Bụt thì cô sẽ làm cho họ bị dội và việc dựng Tăng sẽ không thành công. Có lẽ sau này khi họ đã nếm được mùi vị của an lạchạnh phúc trong sự thực tập rồi, thì cô có thể nhẹ nhàng và khéo léo sử dụng ngôn từ của đạo Bụt. Chúc cô thành công. Tôi biết cô có thể làm được. Tất cả chúng ta đều có thể tạo dựng được một Tăng thân để tu tập ngay tại trú xứ của mình.

Chúng ta sẽ có cơ hội viếng thăm đạo tràng Thanh Sơn, một trung tâm tu học thuộc đạo tràng Làng Mai mới được thành lậpchúng ta sẽ có một ngày tu chánh niệm ở đó. Chúng ta sẽ thực tập ngồi thiền trên xe buýt trên đoạn đường từ trường (địa điểm khóa tu) đến đạo tràng. Chúng ta sẽ ngồi trên xe buýt, tập thở và mỉm cười trong chánh niệm, thưởng thức phong cảnh núi rừng thiên nhiên xanh tươi, xinh đẹp của tỉnh Vermont. Khi tới Thanh Sơn, chúng ta sẽ có cơ hội đi thiền chung. Phong cảnh của Đạo Tràng rất đẹp và thanh bình. Sau đó chúng ta sẽ quy tụ tại thiền đường Phật Mã để nghe một bài thuyết giảng ngắn và chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị vài nét về đạo tràng Thanh Sơn nơi các sư cô cư trú, tu viện Rừng Phong là nơi các thầy cư trú và Trung Tâm Tu Học Chánh Niệm - là một cánh cửa tu tập mới sáng tạo dành cho những người cư sĩ chưa quen với ngôn ngữ đạo Bụt hoặc chưa có một ý niệm gì về đạo Bụt. Nói cách khác là những người đã có gốc rễ tâm linh khác rồi, nhưng vẫn muốn tới để học hỏi từ đạo Bụt. Chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta có thể sống nếp sống chánh niệm dù mình đã có gốc rễ sâu sa từ một tôn giáo nào đó; nếp sống chánh niệm, tỉnh thức có thể được tổ chức có tính cánh không mang màu sắc tôn giáo - phi tôn giáo. Tại trung tâm tu tập chánh niệm, chúng ta không cần phải có những hình thức lễ nghi hay lối tu tập có tính cách tôn giáo. Như vậy người ta sẽ không mang cảm giác tội lỗi khi đến tu tập nếp sống chánh niệm, họ sẽ không có cảm giác hy sinh, bỏ đạo gốc của mình để theo một đạo khác, một tôn giáo khác. Tôi không bao giờ khuyên người ta bỏ đạo gốc của họ để theo đạo của mình, ngược lại tôi luôn luôn khuyên họ rằng sau khi học những cái hay cái đẹp của đạo Bụt rồi, họ có thể trở về để giúp làm mới lại đạo gốc của mình để tinh thần giảng dạy và thực tập trở nên thực dụng hơn, đáp ứng được với nhu cầu của thời đại. Vì vậy, chúng tôi đã đi tới cái thấy là phải mở con đường phụng sự, độ đời trong thế kỷ 21 với những hệ thống tổ chức tu tập chánh niệm theo từng nhóm Tăng thân trong những trung tâm tu tập chánh niệmtính cách phi tôn giáo, nghĩa là không mang màu sắc lễ nghi, thờ phụng, cúng bái và không sử dụng ngôn từ đạo Bụt. Chúng ta phải tìm cách chế tác ra loại ngôn ngữ mới để chuyên chở được tinh ba của đạo Bụt mà không cần sử dụng cứng nhắc những ngôn từ đạo Bụt. Chúng tôi đã thử nghiệm và thấy có nhiều tiến bộ khả quan và có thể rất được hưởng ứng và thành công trong thời đại bây giờ. Những trung tâm tu tập chánh niệm như thế được các vị cưgiáo thọ, các thành phần tiếp hiện và Tăng thân của họ chăm lo.

Tại đạo tràng Thanh Sơn có chương trình đào tạo cho sự thực tập chánh niệm. Chương trình đào tạo này có thể kéo dài hai tuần liên tiếpchúng tôi sẽ kêu gọi quý vị đóng góp ý kiến để làm sao kiến thiết những ngày tu chánh niệm theo tinh thần ấy được phong phú và đem lại nhiều lợi lạc cho mọi người. Quý vị không cần phải trở thành một vị giáo thọ mới có thể thành lập một Tăng thân tu tập chánh niệm. Như tôi đã có đề cập đến lần trước, chúng ta ước mong các học sinh trong trường và sinh viên đại học bắt đầu thành lập các nhóm Tăng thân tu tập chánh niệm để nâng cao phẩm chất đời sống của họ. Các giáo viên có thể thành lập nhóm tu tập chánh niệm để nâng đỡ, yểm trợ nhau và để thưởng thức một đời sống ý vị, sâu sắc và thư thái hơn. Các vị tù nhân cũng có thể thành lập nhóm tu tập chánh niệm ngay ở trong trại tù để nâng đỡ nhau, như vậy họ sẽ bớt khổ hơn và sống an lạc, hòa bình ngay trong trại tù. Có nhiều người tù đã thành lập Tăng thân tu tập ngay trong trại tù và họ có báo cáo rằng pháp môn tu tập chánh niệm đã làm cho đời sống của họ thoải mái và an vui hơn rất nhiều. Tất cả chúng ta đều có thể dựng được một Tăng thân tu học nhỏ ngay tại tư gia của mình. Quý vị không cần phải được đào luyện nhiều năm mới có thể làm được việc dựng Tăng. Chỉ cần có tấm lòng, ước muốn tu tập và tâm thương yêu rộng lớn là quý vị có thể làm được. Nếu cần, chúng tôi sẽ cố gắng gởi người có nhiều kinh nghiệm tu tập, có khả năng dựng Tăng để giúp quý vị công việc đào tạo và giúp đỡ tài chánh cho những người muốn đến để được đào tạo. Chúng tôi cần tuệ giác chung để thực hiện công trình kiến thiết những trung tâm tu tập chánh niệm như thế để làm phẩm vật cống hiến cho nhân loại trong thế kỷ 21 này.

Trung tâm tu tập chánh niệm theo tinh thần phi tôn giáo đầu tiên được thành lậphoạt động tại thành phố Woodstock trong sáu tháng nay. Là một Tăng thân, chúng ta có thể đóng góp tuệ giác của ta để làm cho sự tu tậpsinh hoạt càng ngày càng thêm phong phútốt đẹp. Sư cô Chân Đức - người đã thuyết giảng sáng nay về cương yếu của kinh Quán Niệm Hơi Thở, cùng với một số các thầy lớn hiện thời là những vị đảm trách cho hai trung tâm tu học, đó là đạo tràng Thanh Sơn và tu viện Rừng Phong. Hai trung tâm tu học nầy gồm có mười bốn vị tu sĩ đang thực tập rất miên mật trong đó có một số các vị cư sĩ đang cùng tu tập với các thầy, các sư cô và cùng yểm trợ các thầy, các sư cô xây dựng tu viện. Chúng tôi hy vọng các thầy và các sư cô gốc người Mỹ sẽ sống, tu tập và được đào tạo tại đó và tại tu viện Làng Mai, để sau này họ có thể đảm trách sự nghiệp hoằng pháp tại vùng Bắc Mỹ. Tôi hy vọng trong tương lai mỗi thành phố sẽ có một trung tâm tu tập chánh niệm để mọi người tại địa phương đó có thể tới để tu học. Đó là mong ước sâu sắc của tôi. Chúng ta cần phải giúp đào tạo những người có lý tưởng, phát nguyện đi trên con đường phụng sự và hướng dẫn sự tu tập ở các trung tâm tu học ấy và chúng ta nên tổ chức một ban thiết kế để giúp tạo dựng những trung tâm ấy. Tăng Thân Tiếp Hiện sẽ là những tác viên, những pháp khí rất tốt để thực hiện tạo dựng những trung tâm tu tập theo tính cách phi tôn giáo này. Xin quý vị yểm trợ chúng tôi để xây dựng những trung tâm tu tập chánh niệm như thế tại vùng Bắc Mỹ để cho nhiều người có nơi nương tựa. Chúng tôi tin là quý vị có thể giúp chúng tôi thực hiện được công trình lớn lao và đầy ý nghĩa này.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.