Kinh Văn

24/05/201412:00 SA(Xem: 10230)
Kinh Văn

Thích Nhất Hạnh
HƠI THỞ NUÔI DƯỠNGTRỊ LIỆU
Áp Dụng Kinh Quán Niệm Hơi Thở vào đời sống hàng ngày
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn

Kinh văn

KINH QUÁN NIỆM HƠI THỞ (Tạp A Hàm 803)
Nhất Hạnh dịch từ Hán Tạng


Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn cư trú trong vườn Cấp Cô Độc, nơi rừng cây của thái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.

Lúc bấy giờ đức Thế tôn bảo các vị khất sĩ:

Các vị nên tu tập phép quán niệm hơi thở. Nếu vị khất sĩ nào tu tập phép quán niệm hơi thởtu tập cho chín chắn thì thân và tâm vị ấy sẽ được thư thái nhẹ nhàng, có thẩm sát, có quán chiếu, tâm tư được tĩnh lặng, thuần nhất, có được những nhận thứccông năng đưa tới Minh Giác và vị ấy sẽ đưa sự thực tập của mình đến chỗ thành tựu viên mãn. Thực tập như thế nào? Vị khất sĩ sống nơi làng xóm hay thôn ấp, buổi sáng đắp y, ôm bát vào làng khất thực, biết khéo léo giữ gìn thân thể và các giác quan của mình và giữ cho chánh niệm luôn luôn có mặt. Khất thực xong, vị ấy trở về trú xứ, cất y bát, rửa chân, đi vào rừng, hoặc vào trong một căn phòng vắng, hoặc dưới một gốc cây, hoặc một nơi đất trống, ngồi xuống ngay thẳng, buộc chánh niệm trước mặt, buông bỏ mọi tham ái, buông bỏ mọi ước mong cho tâm tư vắng lặng, buông bỏ giận hờn, mê ngủ, trạo cử, ngờ vực, vượt qua mọi nghi hoặc, để cho tâm có cơ hội tương ứng với các pháp lành, xa lìa năm yếu tố ngăn che và các phiền não có thể làm cho tuệ lực mình yếu đi và gây chướng ngại trên con đường đi đến Niết bàn. Vị ấy:

1. Để ý tới hơi thở vào, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Để ý tới hơi thở ra, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
2. Để ý tới hơi thở vào dài hay ngắn, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào dài hay ngắn.
Để ý tới hơi thở ra dài hay ngắn, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra dài hay ngắn.
3. Để ý tới toàn thân, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Để ý tới toàn thân, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
4. Làm lắng dịu toàn thân, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Làm lắng dịu toàn thân, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
5. Ý thức về cảm thọ vui mừng, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Ý thức về cảm thọ vui mừng, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
6. Ý thức về cảm thọ hạnh phúc, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Ý thức về cảm thọ hạnh phúc, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra
7. Ý thức về tâm hành (đang có mặt), khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Ý thức về tâm hành (đang có mặt), khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
8. Làm lắng dịu tâm hành (đang có mặt), khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Làm lắng dịu tâm hành (đang có mặt), khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
9. Ý thức về tâm, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Ý thức về tâm, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
10. Ý thức về trạng thái vui của tâm, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Ý thức về trạng thái vui của tâm, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
11. Ý thức về trạng thái định của tâm, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Ý thức về trạng thái định của tâm, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
12. Ý thức về trạng thái giải thoát của tâm, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Ý thức về trạng thái giải thoát của tâm, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
13. Quán chiếu vô thường, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Quán chiếu vô thường, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
14. Quán chiếu buông bỏ, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Quán chiếu buông bỏ, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
15. Quán chiếu vô dục, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Quán chiếu vô dục, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.
16. Quán chiếu tịch diệt, khéo léo buộc niệm vào hơi thở vào.
Quán chiếu tịch diệt, khéo léo buộc niệm vào hơi thở ra.


Tu tập phép quán niệm hơi thở làm cho thân tâm lắng dịu, có thẩm sát, có quán chiếu, tâm tư được tĩnh lặng, thuần nhất, đạt được những tri giác sáng suốt và có thể đưa sự thực tập đến chỗ thành tựu viên mãn là như thế đó.
Bụt nói kinh này xong. Các vị khất sĩ nghe Bụt giảng hoan hỷ phụng hành.

 

Kinh Quán Niệm Hơi Thở
(Anapanasati sutta, M.118.
Tham khảo các kinh 815,803 và 810 của bộ Tạp A Hàm, 99 Tạng Kinh Đại Chánh)


Tôi nghe như sau:

Hồi đó, Bụt còn ở tại nước Xá Vệ, cư trú trong vườn Kỳ Thọ với nhiều vị đại đệ tử nổi tiếng như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Câu Thi La, A Nậu Lâu Đà, Ưu Bà Đa, A Nan Đà, v.v... Trong cọng đồng các vị khất sĩ, những vị trưởng thượng lo chăm sóc dạy dỗ các vị khất sĩ tân học, có vị chăm dạy mười người, có vị hai mươi người, có vị ba mươi người, có vị bốn mươi người... Các vị khất sĩ tân học được chăm sóc và dạy dỗ như thế dần dần thực hiện được nhiều tiến bộ...

Bây giờ đây, đã đến ngày trăng tròn tháng tư và Bụt đang ngồi ngoài trời với các vị khất sĩ. Người đưa mắt lặng lẽ quán sát đại chúng một hồi rồi lên tiếng:

"Quý vị khất sĩ! Tăng đoàn chúng ta đây quả là thanh tịnh và có thực chất tu học, không mang tính chất phù phiếmba hoa, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được gọi là phước điền, xứng đáng được kính nể.

"Này quý vị, trong đại chúng đây có những vị khất sĩ đã chứng quả La Hán, đã trừ hết mọi phiền não, đã trút bỏ được mọi gánh nặng, đã thành tựu được trí tuệgiải thoát. Lại có những vị đã cắt được năm sợi dây ràng buộc đầu, chứng được quả Bất Hoàn, sẽ không còn trở lại luân hồi; có những vị đã cắt bỏ được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Nhất Hoàn, hàng phục được phần thô của các phiền não tham, sân và si, và chỉ cần trở lại một lần; có những vị đã cắt bỏ được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Dự Lưu, đang vững chãi đi về quả vị giác ngộ; có vị đang thực tập Tứ niệm xứ, có vị đang thực tập Tứ chánh cần, có vị đang thực tập Tứ như ý túc, có vị đang thực tập Ngũ căn, có vị đang thực tập Ngũ lực, có vị đang thực tập Thất bồ đề phần, có vị đang thực tập Bát chánh đạo, có vị đang thực tập Từ, có vị đang thực tập Bi, có vị đang thực tập Hỷ, có vị đang thực tập Xả, có vị đang thực tập Cửu tưởng quán, có vị đang thực tập Vô thường quán. Lại có những vị khác đang thực tập Quán niệm hơi thở."

"Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu Bốn lĩnh vực quán niệm; Bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu Bảy yếu tố giác ngộ; Bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệgiải thoát.

"Làm thế nào để phát triển và thực tập liên tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang lại những thành quảlợi lạc lớn?

"Này đây, quý vị khất sĩ! Người hành giả đi vào rừng hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng và đặt vững chánh niệm trước mặt mình. Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy biết rằng mình thở ra.

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.
2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.
3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.
4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.
5. Ta đang thở vàocảm thấy mừng vui. Ta đang thở racảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.
6. Ta đang thở vàocảm thấy an lạc. Ta đang thở racảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.
7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.
8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.
9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.
10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.
11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.
12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.
13. Ta đang thở vàoquán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
14. Ta đang thở vàoquán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
15. Ta đang thở vàoquán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vàoquán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở raquán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.

Phép quán niệm hơi thở, theo những chỉ dẫn trên, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem đến những thành quảlợi lạc lớn.

Phát triển và thực tập liên tục như thế nào để phép quán niệm hơi thở có thể thành tựu được Bốn lĩnh vực quán niệm?

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra một hơi dài hay một hơi ngắn mà có ý thức về hơi thở và về toàn thân mình, hoặc có ý thức là đang làm cho toàn thân mình an tịnh, thì khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán thân trong thân, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Hơi thở vào và hơi thở ra có ý thức ở đây thuộc lĩnh vực quán niệm thứ nhất là thân thể.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý thức về sự vui thích hoặc về sự an lạc, về những hoạt động của tâm ý, hoặc để làm cho những hoạt động của tâm ý an tịnh thì khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán cảm thọ trong cảm thọ, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Những cảm thọ được chứng nghiệm trong hơi thởý thức ấy thuộc lĩnh vực quán niệm thứ hai là cảm thọ.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý thức về tâm ý, làm cho tâm ý an tịnh, thu nhiếp tâm ý vào định hoặc cởi mở cho tâm ý được giải thoát tự do, thì khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm tâm ý trong tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Không quán niệm về hơi thở thì sẽ không phát triển được chánh niệm và sự hiểu biết.

Khi hành giả thở vào hoặc thở raquán chiếu về tính cách vô thường hoặc về tính cách không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp, về bản chất không sinh diệt và về sự buông bỏ, thì khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm đối tượng tâm ý trong đối tượng tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời.

Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đưa Bốn lĩnh vực quán niệm đến chỗ thành tựu viên mãn.

Nhưng nếu được phát triển và thực tập liên tục, Bốn lĩnh vực quán niệm sẽ đưa Bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn. Bằng cách nào?

Khi hành giả an trú trong phép quán thân trong thân, quán cảm thọ trong cảm thọ, quán tâm ý trong tâm ý, quán đối tượng tâm ý trong đối tượng tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời, thì lúc ấy chánh niệm của hành giả được duy trì vững chãi và bền bỉ; và hành giả đạt được yếu tố giác ngộ thứ nhất là niệm. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả an trú trong chánh niệm để quán chiếuquyết trạch về các pháp, đối tượng của tâm ý, thì yếu tố giác ngộ thứ hai được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố trạch pháp. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả an trú trong quán chiếuquyết trạch về các pháp một cách bền bỉ, tinh cần, vững chãi thì yếu tố giác ngộ thứ ba được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố tinh tấn. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả đã an trú vững chãi và bền bỉ trong sự hành trì tinh tiến thì yếu tố giải thoát thứ tư được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố hỷ lạc xuất thế. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi được an trú trong trạng thái hỷ lạc rồi, hành giả cảm thấy thân và tâm của mình nhẹ nhàng và an tịnh, đó là yếu tố giải thoát thứ năm được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố khinh an. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi thân và tâm mình đã nhẹ nhàng và thanh tịnh, hành giả có thể đi vào định một cách dễ dàng. Lúc đó yếu tố giải thoát thứ sáu được sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố định. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi đã thực sự an trú trong định, hành giả không còn duy trì sự phân biệt và so đo nữa. Khi đó yếu tố giải thoát thứ bảy là buông thả được sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố hành xả. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa Bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn như thế. Nhưng Bảy yếu tố giác ngộ, nếu được phát triển và thực tập liên tục, làm thế nào để có thể đưa đến sự thành tựu viên mãn của trí tuệ và giải thoát?

Nếu hành giả tu tập theo Bảy yếu tố giác ngộ, một mình tĩnh cư, chuyên quán chiếu về tính cách không sinh diệt của vạn pháp, quán chiếu về sự tự do, thì sẽ đạt tới khả năng buông bỏ. Đó là do tu tập Bảy yếu tố giác ngộthành tựu viên mãn được trí tuệgiải thoát."

Đó là những điều đức Thế Tôn nói. Đại chúng ai nấy đều tỏ vẻ vui mừng được nghe Người dạy.

 

Năm Phương Pháp Sống Trong Chánh Niệm
(Năm Giới)

Căn bản của sự thực tập ở Làng là quy và giới. Tuy giới luật của người xuất gia có khác giới luật người cư sĩ, nhưng tất cả giới luậtuy nghi điều được phát xuất từ Tam quyNgũ giới. Thực tập theo Năm giới quý báu là ta đã thực sự thực tập Tam quy, bởi vì trong Năm giới đã có chất liệu của Bụt và của Pháp. Ta không thể thực tập Năm giới một cách hoàn hảo được nếu ta không nương tựa vào Tăng thân, tham dự pháp đàm về giới, và những buổi tụng giới. Nương tựa vào Tăng, tức đã là nương tựa vào Bụt và Pháp rồi. Tiếp nhận Năm giới để hành trì, ta đã thấy được con đường ta đi, ta không còn lưỡng lự và sợ hãi nữa. Sự thực tập Năm giới bảo vệ ta và gia đình ta, ta sẽ được Tam Bảo che chởhộ trì. Đây là nội dung của Năm giới:

Giới Thứ Nhất: Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.

Giới Thứ Hai: Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.

Giới Thứ Ba: Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chánh sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.

Giới Thứ Tư: Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thậtgiá trị xây dựng sự hiểu biếthòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.

Giới Thứ Năm: Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túyđộc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thểtâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uốngtiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đìnhxã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồngxã hội.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.