14. Câu Hỏi & Trả Lời

24/05/201412:00 SA(Xem: 8490)
14. Câu Hỏi & Trả Lời

Thích Nhất Hạnh
HƠI THỞ NUÔI DƯỠNGTRỊ LIỆU
Áp Dụng Kinh Quán Niệm Hơi Thở vào đời sống hàng ngày
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn

14. Câu hỏi & trả lời

Hỏi: Kính thưa Thầy, có một người bị lâm bệnh ung thư đã nhiều năm, người ấy rất đau đớn khổ sở. Nếu sau khi người ấy đã bàn thảo với gia đình và Tăng thân của người ấy và được họ chấp thuận, thì người ấy có thể kết liễu cuộc đời của mình được không? Hành động ấy sẽ đưa tới những kết quả nào và có đi ngược với tinh thần Năm Giới - không sát hại, bảo vệ sự sống của giáo lý đạo Bụt không?

Thầy: Đây là một câu hỏi khó. Trong thời Bụt còn tại thế, có những thầy bị bệnh, họ rất đau đớn, khổ sở. Bụt đã hướng dẫn nhiều phương pháp tu tập cho các thầy ấy thực tập trong những ngày còn lại của đời mình. Những lời dạy ấy đã được ghi chép lại trong tạng kinh. Chúng ta có thể học hỏi các kinh ấy để giúp cho những người khổ đau, đang vướng vào những chứng bệnh nan y và đang hấp hối. Chúng ta cũng có thể học cách áp dụng những lời dạy ấy vào trong đời sống hàng ngày của mình nếu mình đang có những nỗi lo sợ, ám ảnh về cái chết của bệnh tật. Đức Thế Tôn đã hướng dẫn chúng ta những phương pháp thực tập cụ thể để làm thuyên giảm niềm đau trong thân và tâm của ta. Có những phương cách làm thuyên giảm những niềm đau về thân. Chúng ta nhận diện sự có mặt của niềm đau nhức về thể xác và ôm ấp, làm êm dịu niềm đau của ta mà không nên phóng đại nó vì nỗi lo sợ và tuyệt vọng. Đức Thế Tôn có dạy khi một người bị trúng tên, người ấy đau đớn vô cùng. Nhưng nếu có mũi tên thứ hai cũng lao trúng vào vết thương của mũi tên thứ nhất, thì cơn đau không phải chỉ tăng gấp đôi mà nó tăng lên gấp mười lần, hai mươi lần hoặc ba mươi lần hoặc nhiều hơn. Cũng thế, khi một người phóng đại niềm đau nhức về thể xác của mình bằng niềm lo sợ, giận hờn và tưởng tượng của mình, thì niềm đau ấy sẽ tăng lên gấp trăm ngàn lần. Vì vậy chúng ta cần phải trở về với hơi thở chánh niệm, thở vàothở ra thật sâu sắc và nhận diện niềm đau của thể xác như nó đang là, mà không nên thổi phồng, phóng đại nó vì nỗi lo sợ, giận hờn và tưởng tượng của mình. Cái đó gọi là nhận diện đơn thuần, không sinh tâm lo sợ, chán nản và tuyệt vọng, không suy tưởng về nó.

Nếu có một bác sĩ hoặc một người bạn biết về bệnh tình của quý vị, quý vị có thể nhờ người ấy nói cho mình biết rằng đây chỉ là niềm đau thuộc về thể xác. Bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác về bệnh tình của mình và cho mình biết để mình yên tâm mà không vì quá lo sợ, tuyệt vọng mà phóng đại, suy tưởng ra thêm. Có những phương cách thực tập khác để đối trị với niềm đau, nỗi khổ của thân và tâm. Quý vị có thể phục hồi trở lại sự thăng bằng của nội tâm để có khả năng chấp nhận và ôm lấy niềm đau của mình. Khi biết thực tập tiếp xúc, tự tưới tẩm những niềm vui, những yếu tố tích cực, những hạt giống tốt, quý vị sẽ bớt khổ rất nhiều và sẽ cảm thấy rằng mình có thể sống hòa bình và an vui với niềm đau ấy. Khi quá khổ, quá tuyệt vọng, mình có cảm tưởng rằng mình không đủ năng lực để tự chăm lo cho chính mình. Nhưng khi có một người bạn đạo đến cầm tay mình, chuyền cho mình năng lượng thương yêu, chăm sóc và khích lệ, thì mình cảm thấy dễ chịu và có đủ khả năng để chấp nhận, ốm ấp niềm đau nỗi khổ của mình và vượt thắng được. Sự thật là trong tự thân của ta luôn có sẵn tiềm năng tự chữa trị rất lớn. Nếu ta trở về với tự thân để tiếp xúc với những yếu tố lành mạnh, hiểu biết, thương yêutrị liệu, thì những năng lượng tốt đẹp trong ta sẽ có cơ hội biểu hiện và giúp ta phục hồi lại sự thăng bằng trong cuộc sống. Ta sẽ có khả năng chấp nhận và ôm ấp niềm đau nỗi khổ của ta một cách dễ dàng mà không cần phải trốn chạy, loại trừ hay tuyệt vọng về chúng.

Tôi nhớ vào năm nọ khi chị của sư cô Chân Không đang bị hấp hối trên giường bệnh tại bệnh viện ở Mỹ, cái lá gan nhân tạo của chị sư cô đã bắt đầu bị hư sau hơn ba năm hoạt động. Trong giờ phút lâm chung, bà đau đớn khôn xiết. Cuối cùng bà rơi vào cơn hôn mê; chồng bà, con cái của bà và các bác sĩ, y tá đã cố gắng làm đủ cách để làm thuyên giảm niềm đau nhức trong bà nhưng đều bó tay. Trong cơn đau quằn quại, bà vặn vẹo, rên rỉ và khóc than không ngừng. Sau đó sư cô Chân Không tới, sư cô biết mình không thể nói chuyện được với chị mình vì chị đang ở trong cơn hôn mê trầm trọng. Tuy thế, sư cô vẫn biết cách giúp chị mình. Sư cô biết chị từ nhỏ thường ưa tới chùa nghe các thầy, các sư cô tụng kinh, niệm Phật và những hạt giống ấy đã được gieo trồng trong tâm thức của chị từ nhỏ. Sư cô đã mang theo bên mình một băng cassette niệm danh hiệu của đức Bồ Tát Quán Thế Âm do các thầy, các sư cô Làng Mai niệm và mở lên cho chị nghe. Sư cô đặt ống nghe vào tai của chị rồi tăng âm thanh lên thật lớn. Mầu nhiệm thay, sau đó khoảng ba mươi giây, phép lạ đã xảy ra, chị của sư cô trở nên yên bình trở lại và từ lúc đó cho đến giây phút lâm chung, bà không còn khóc rên hoặc vặn vẹo nữa.

Tâm thức của chị sư cô đã được gieo trồng những hạt giống tốt, hạt giống tu tập, chánh pháp từ nhỏ đến lớn. Bà đã từng được nghe tiếng tụng kinh cho nên tâm thức của bà đã nhận ra được những lời tụng quen thuộc mà mình đã từng được nghe trong truyền thống tâm linh của mình. Những lời kinh tụng ấy đã trở thành nguồn suối an lạc, hạnh phúctrị liệu cho đời sống của bà trong những năm tháng qua, trong khi đó những người thân chung quanh, trong đó có cả bác sĩ, y tá đã không biết làm thế nào để giúp bà tiếp xúc với những hạt giống tốt như thế trong tâm thức của bà. Những hạt giống này đã từ lâu không được chạm đến, không được tưới tẩm mỗi ngày nên chúng đã bị hao mòn và ngủ yên trong chiều sâu tâm thức, không có cơ hội phát triển và cũng không có ai có khả năng đánh thức chúng dậy. Và trong cơn đau nhức, sợ hãi, bà đã bị trấn ngự bởi những năng lượng của sầu khổtuyệt vọng. Những lời tụng kinh, niệm Bụt và Bồ Tát đã thâm nhập vào tâm thức bà và đã chạm tới được nguồn năng lượng tâm linh trong bà. Khi nghe được những lời tụng niệm ấy, tự nhiêntiếp xúc được với nguồn năng lượng lành mạnh, mầu nhiệm của Bồ Tát Quán Thế Âm - năng lượng của tình thương, an bình trong bà. Nguồn năng lượng ấy đã cho bà đủ sức mạnh để thiết lập lại sự an bình. Nhờ vậy mà bà đã có khả năng nằm yên cho tới lúc ra đi.

Trong khi thân thể có những niềm đau nhức, chúng ta phải nhớ thực tập tiếp xúc với những yếu tố lành mạnh có khả năng nuôi dưỡngtrị liệu như năng lượng của sự vững chãi, hạnh phúcniềm tin; những hạt giống này luôn có sẵn trong mình và chung quanh mình. Ta cần phải tiếp xúc với những hạt giống ấy để có thể thiết lập sự thăng bằng, vững chãithảnh thơi trong ta. Nếu thực tập những lời dạy của đức Thế Tôn thành công, ta sẽ biết làm gì trong giây phút đó để giúp những người đang hấp hối hoặc đang khổ đau có thể phục hồi lại sự bình an hoặc giúp họ ra đi một cách nhẹ nhàng. Chúng ta đã được nghe, được đọc kinh Độ Người Hấp Hối trong cuốn Nhật Tụng Thiền Môn 2000 của Làng Mai. Kinh Độ Người Hấp Hối cống hiến cho chúng ta rất nhiều phương pháp thực tập cụ thể để ta thực tập và hướng dẫn những người đang hấp hối vượt qua giây phút khó khăn của cơn bệnh trong giờ phút lâm chung.

Mỗi khi đức Thế Tôn hoặc các đệ tử lớn của Ngài viếng thăm những người đang hấp hối, các Ngài luôn luôn biết mình phải làm gì để giúp những người đang hấp hối phục hồi lại sự thăng bằng, vững chãi để họ vượt được cơn đau nhức của thể xác và thoát được nỗi sợ hãi về tử sinh. Phép thực tập là tưới tẩm những hạt giống lành mạnh, thương yêuhạnh phúc trong người kia. Phép thực tập này luôn luôn đem lại hiệu quả tốt. Chính tôi cũng thực tập phương pháp này mỗi ngày và luôn luôn có hiệu quả, đem lại rất nhiều lợi lạc. Khi hỏi rằng nếu đời sống của mình có quá nhiều khổ đau, bế tắc, không thể chịu đựng được nữa, nhất là khi thân mình phải mang những chứng bệnh nan y, đau đớn vô cùng thì mình nên chọn cái chết hay không nếu có sự chấp thuận của những người thân trong gia đình và tăng thân? Hành động ấy sẽ đem lại những kết quả nào? Theo tôi, chúng ta nên cố gắng hết lòng tìm cách chữa trị trước. Chúng ta phải tin vào khả năng tự chữa trị của bản thân ta.

Có một hôm, sau khi giúp đỡ cho người cư sĩ đang hấp hối, đức Thế Tôn trở lại Núi Thứu để hướng dẫn, dạy dỗ cho các thầy. Ngay ngày hôm sau Ngài hay tin người cư sĩ mà Ngài cố gắng cứu giúp đã dùng con dao để tự sát. Cố nhiên ông ấy đã được bớt khổ, bớt đau nhức rất nhiều sau khi được gặp Bụt. Ông đã thực tập hết lòng theo những lời chỉ dẫn của Ngài. Trong khi ở bên cạnh đức Thế Tôn, ông ta cảm nhận được năng lượng từ binâng đỡ rất lớn của Bụt và năng lượng ấy đã giúp ông ta thiết lập được sự vững chãi và đức vô úy trong tâm, mặc dầu thân thể đang rất đau nhức. Sau khi đức Thế Tôn rời khỏi nơi ông ta cư ngụ, ông ta không thể một mình duy trì được niềm an lạc ấy, vì thế ông đã tự sát. Khi đức Thế Tôn hay được tin ấy, Ngài rất lấy làm thương tâm và Ngài đã gởi một số các thầy đến nơi ông ấy ở để chăm lo việc mai táng. Đó là tất cả những gì tôi có thể chia sẻ với quý vị trong lúc này: Hành động của Bụt chứa đầy lòng thương yêu ngay trong khi ông ấy đang còn sống và sau khi ông ra đi.

_______________

Hỏi: Kính bạch Thầy, trong khóa tu này Thầy có dạy về giáo lý tha thứ, bao dung thật thâm sâu. Những lời dạy ấy đã giúp ích cho con rất nhiều. Con vô cùng biết ơn Thầy. Kính thưa Thầy, nhiều lần con nhận thấy người mà con khó tha thứ nhất lại là chính mình. Xin Thầy ban cho con những phương pháp thực tập để con có thể thực tập tha thứ chính mình một cách hữu hiệu?

Thầy: Trong đời sống, có nhiều lúc vì thiếu chánh niệm, thiếu sự khéo léo, ta đã làm những điều gây khổ đau, đổ vỡ cho những người ta thương và nhiều người khác. Ta hối hận, cảm thấy tội lỗi và trở nên chán ghét chính ta, không có khả năng tha thứ cho chính mình. Nhưng ta không biết rằng chính mình cũng đã gây khổ đau, tàn hoại cho thân tâm mình rất nhiều. Sự thực là tất cả những khổ đau, hư hoại ta đang gánh chịu đều do chính mình tạo ra. Xin quý vị quán chiếu về điều này. Nếu nhìn kỹ lại, quý vị sẽ thấy rằng người làm mình khổ nhiều nhất lại chính là mình chứ không phải ai khác. Đây là sự thực hiển nhiên mà ta không hề hay biết. Vì vô minh, giận hờn, thù hận, kỳ thị và thiếu sự khéo léo, ta đã gây khổ đau, đổ vỡ cho chính ta và cho những người ta thương. Ta biết rằng năng lượng của tập khí chịu trách nhiệm về tình trạng khổ đau của ta. Đôi khi ta có đủ thông minh để biết rằng những lời nói hoặc hành động của ta sẽ gây khổ đau, nhưng năng lượng tập khí trong ta quá mạnh; nó sai khiến, thúc đẩy ta nói hoặc làm những điều mà ngay sau đó ta cảm thấy hối tiếc. Ta nguyện là lần sau ta sẽ không nói hoặc làm những điều như thế nữa, nhưng khi đụng chuyện, ta lại lặp lại giống hệt như lần trước. Con ma tập khí luôn mạnh hơn ta. Ta không có chủ quyền để làm chủ lấy năng lượng tập khí của ta. Đức Thế Tôn đã dạy chúng ta phương pháp thực tập nhận diện sự có mặt của năng lượng tập khí mỗi khi nó biểu hiện và làm chủ lấy nó, không để cho nó tác yêu tác quái ta, chỉ nhận diện đơn thuầnmỉm cười với nó, gọi đúng tên của nó, thì từ từ sức mạnh của nó sẽ bị yếu đi. Như chúng ta đã được học trong những lần trước, nếu ta biết cách chế tác và vun trồng năng lượng chánh niệm mỗi ngày, thì ta sẽ có khả năng nhận diện được năng lượng tập khí của ta một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi đã nhận diện được nó, ta có thể thầm nói: ''A! chào anh bạn tập khí. Tôi biết anh có mặt đó. Lần này anh không thể tác yêu tác quái được tôi đâu.'' Đó là chánh niệm, là Bụt, là năng lượng thánh thiện. Khi năng lượng chánh niệm có mặt, tức là Bụt có mặt thì ta được bảo hộ, che chở. Mỗi khi ta nhận diện được sự có mặt của năng lượng tập khí, tập khí sẽ yếu dần yếu dần đi. Nếu ta tiếp tục thực tập nhận diện đơn thuần như thế nhiều lần, thì một ngày nào đó nó sẽ không đủ sức để khống chế, sai sử ta, thúc đẩy ta nói hoặc làm những điều gây khổ đau, đổ vỡ nữa. Có thể năng lượng tập khí ấy đã được trao truyền cho ta qua nhiều thế hệ của tổ tiên. Vì vậy ta không nên tự trách mình, cảm thấy tội lỗi với chính mình; mà phải thấy rằng mình chỉ là nạn nhân của sự trao truyền. Nếu không học cách nhận diệnchuyển hóa năng lượng tập khí ấy thì ta sẽ tiếp tục là nạn nhân của nó và ta sẽ trao truyền lại cho con cháu của ta và các con em của họ trong nhiều thế hệ tương lai. Ta không phải là người duy nhất gánh chịu trách nhiệm về những năng lượng của tập khí ấy; ta phải thấy rằng nó là sản phẩm chung của rất nhiều thế hệ tổ tiênxã hội của ta. Nếu thấy được năng lượng tập khí của ta đã được trao truyền từ ông bà, cha mẹtổ tiên, ta sẽ không còn cảm thấy tội lỗi, ta không tự hành hạ, trách phạt mình nữa. Khi có cơ duyên gặp được chánh pháp và học được những phương pháp thực tập chánh niệm quý vị nên biết rằng quý vị đã được trao truyền những khí cụ có khả năng giúp mình chuyển hóa năng lượng tập khí ấy. Khi quý vị chuyển hóa được chính mình thì tất cả các thế hệ tổ tiên cũng đều được chuyển hóa, bởi vì quý vị là sự tiếp nối của ông bà tổ tiên. Làm được như thế, quý vị có thể lấy đi được mặc cảm tội lỗioán hận chính mình. Quý vị chạm tới được bản chất đích thực của mình - bản chất tương tức tương nhập, bản chất của an lạc, hạnh phúc thật sự. Khi có năng lượng của niềm vui và hạnh phúc trong lòng, quý vị tự khắc có đủ sức mạnh để tiếp tục làm công việc chuyển hóatrị liệu. Quý vị biết rằng năng lượng tự trách phạt, hối hậnchán ghét chính mình đã được trao truyền lại từ ông bà, cha mẹtổ tiên. Khi thấy năng lượng tập khí này cũng thuộc về họ, quý vị có thể nói: ''Chào bà nội! Cháu biết bà đang có mặt đó.'' Ngay lúc đó mình và bà nội đều được cứu thoát. Quý vị đang làm công việc chuyển hóa không phải cho bản thân mà cho tất cả dòng họ tổ tiên và cho các thế hệ tương lai của quý vị nữa.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, khi lạy xuống, con có thể tiếp xúc được với tất cả các thế hệ tổ tiên của con và hòa nhập vào dòng sinh mạng của tổ tiên con. Nhưng khi thực tập như vậy đối với mẹ chồng của con, con cảm thấy không thành công lắm. Xin Thầy giúp con?

Thầy: Tôi nghĩ cái cảm nhận ấy xuất phát từ sự thật là quý vị vẫn xem mẹ chồng của mình không phải là một người trong gia đình. Nếu quý vị không thay đổi cái nhìn ấy thì khó có thể chấp nhận, ôm ấp mẹ chồng của mình như đã làm đối với những người thân trong gia đình, dòng họ của mình. Phải thấy rằng dù muốn hay không, người ấy vẫn là mẹ chồng của mình, đó là một sự thật. Chồng của mình là một phần của bà và của dòng họ bà. Khi lập gia đình, quý vị đã cam kết sẵn sàng chia sẻ tất cả những hạnh phúc và khổ đau của chồng hay vợ mình; và mẹ chồng hay mẹ vợ mình là một phần của hạnh phúc và khổ đau ấy. Vì vậy, là vợ chồng, quý vị phải có khả năng chấp nhận, ôm lấy tất cả những hạnh phúc và khổ đau của mẹ vợ hay mẹ chồng mình với tâm không phân biệt. Đó là thực tập thương yêu theo tinh thần Xả, tức là tình thương độ lượng, bao dungvô phân biệt. Hạnh phúc của chồng mình hay vợ mình tùy thuộc rất nhiều nơi hạnh phúc của mẹ chồng hay mẹ vợ mình. Nếu chồng hay vợ quý vị không hạnh phúc, thì quý vị không thể hạnh phúc được. Vì vậy chăm sóc, thương yêu mẹ chồng hay mẹ vợ mình tức là chăm sóc cho hạnh phúc của chính mình và của chồng mình hay vợ mình. Khi người Phật tử có người yêu khác tôn giáo, ví dụ như người Ki Tô giáo chẳng hạn, thì anh ta hoặc chị ta cần phải tìm hiểu, học hỏi về truyền thống Ki Tô giáo, phải tôn kính đức Ki Tô và vị Cha đạo của người ấy như mình tôn kính Bụt và thầy Bổn Sư tâm linh của mình. Bởi vì tình bạn rất quý giá và cần thiết cho hạnh phúc của ta và ta muốn trân quý, gìn giữ nó. Những gì thuộc về bạn mình cũng là thuộc về mình. Đó là điều tất nhiên. Những gì bạn mình yêu thích thì mình cũng yêu thích. Tình thương và sự cam kết lâu dài rất quan trọng trong liên hệ vợ chồng, bè bạn hay thầy trò v.v... Quý vị phải thực tập chăm lo tất cả những gì thuộc về người bạn hôn phối của mình đứng về mọi phương diện, bởi vì quý vị quan tâm đến niềm vui và hạnh phúc của người ấy. Phải nhìn cho thật sâu và thấy cho được rằng tất cả mọi người, mọi sinh hoạt đều có liên hệ mật thiết tới mẹ chồng hay mẹ vợ của mình để quý vị có thể thật sự sống an lạc, hòa bình và hạnh phúc với bà; hạnh phúc của quý vị tùy thuộc vào hạnh phúc của mẹ chồng hay mẹ vợ của quý vị. Trước hết ta phải đối xử tử tế với bà. Mỗi khi quý vị tới nhà mẹ chồng, quý vị phải tử tế chào hỏi mẹ chồng và tất cả mọi người trong gia đình, bởi vì họ là những người thân của chồng mình. Dù bà có đối xử hơi lạnh lùng hoặc dễ thương hay không dễ thương, điều đó không quan trọng; quan trọng là mình vẫn giữ thái độ niềm nở, tôn kính, ôm ấp, chấp nhận và giúp đỡ mẹ chồng của mình với tâm độ lượng, bao dung, bởi vì điều ấy có liên quan đến hạnh phúc của mình và chồng. Càng nhìn sâu, càng hiểu và càng bao dung, độ lượng bao nhiêu thì cái bức tường ngăn cách giữa quý vị và mẹ chồng sẽ được xóa đi và quý vị sẽ có khả năng chấp nhận bà như một thành phần quan trọng trong dòng họ tổ tiên của chồng quý vị.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, câu hỏi của con có liên quan đến Giới Thứ Nhất của Năm Giới Quý Báu, nhất là về vấn đề giết hại để nghiên cứu - giết những con động vật làm thí nghiệm để mang lại lợi ích cho con người. Con đã ăn chay từ lúc mười tám tuổi và con thấy xót thương cho các loài động vật. Con không ăn mặc những sản phẩm làm bằng da thú và con cố gắng làm bất cứ điều gì có thể trong đời sống hàng ngày của mình để bày tỏ lòng thương đối với các loài động vật. Nhưng con là một nhà khoa học, con phải nghiên cứu để mong tìm ra được những phương thuốc giúp con người chữa trị những căn bệnh như bệnh hủi và bệnh lao v.v... Bởi vì những căn bệnh này không đem lại lợi tức cho các hãng bào chế thuốc men, là một nhà khoa học làm việc cho chính phủ, con có trách nhiệm phụ trách một chương trình lớn để tìm ra những loại thuốc mới chữa trị bệnh lao, một loại bệnh nan y đang gây thiệt mạng cho khoảng ba triệu người mỗi năm. Khi cần thử nghiệm thuốc mới, chúng con phải cho những con thú uống những loại thuốc này trước xem có an toànhiệu nghiệm không trước khi áp dụng cho con người. Con nghĩ rằng đây là vấn đề không tương đồng đối với những điều mà cô Val đã chia sẻ với chúng con vào tuần đầu về sự khổ đau không cần thiết của các loài động vật khi dùng chúng để bào chế các chất mỹ phẩm, trang sức và dầu gội. Những loại thuốc trị bệnh lao này sẽ được cung cấp cho con người. Con có thể tự mình thử nghiệm thuốc trước, nhưng con chỉ là một người thôi và điều này sẽ không cho con đủ dự kiện. Chúng con đã thử nghiệm vài loại thuốc tới mức được coi như an toàn cho con người. Tuy nhiên muốn đạt tới phẩm chất cao và có tự tin để cung cấp cho con người, muốn đảm bảo chắc chắn, con phải thiết kế những cuộc thử nghiệm bằng cách cho những con động vật uống trước. Đối diện với vấn đề này, trong lòng con cảm thấy có sự xung đột, mâu thuẫn và bất công đối với các loài động vật và đối với loài người đứng về phương diện tình thương yêu đồng loại, tình thương không phân biệt! Con xin thầy cống hiến cho con một cái nhìn khác về nếp sống từ bi, một cách nhìn khác về vấn đề này trong khi vẫn ý thức rằng mình không có tâm ý muốn giết hại bất cứ một loài sinh vật nào.

Thầy: Điều đầu tiên tôi muốn khuyên là ông nên tiếp tục làm công việc mà ông đang làm, nhưng hãy làm trong chánh niệm. Tôi tin rằng tới một lúc nào đó ông sẽ đạt được những cái thấy và những cái thấy ấy sẽ giúp ông cải thiện công việc của ông theo hướng mà các loài động vật cũng sẽ được bảo hộ, tôn trọng. Cách đây mười lăm năm, có một thiền sinh khách tới thăm tu viện Làng Mai. Ông ta cho tôi biết rằng ông chịu trách nhiệm về việc chế tạo bom nguyên tử và ông đã không có ý thức trong sáng về sự việc chế tạo một loại vũ khí có chức năng tàn phá kinh khủng này. Ông ta cũng đã nói với tôi rằng nếu ông rời bỏ nghề nghiệp này cũng không giúp ích được gì, bởi vì người khác sẽ thay thế ông và tiếp tục công việc của ông. Tôi im lặng một hồi thật lâu, sau đó tôi đã khuyên ông ta nên tiếp tục với nghề nghiệp của ông, nhưng phải làm trong chánh niệm. Làm việc trong chánh niệm sẽ giúp ta phát khởi sự hiểu biết (trí tuệ) và sự hiểu biết ấy sẽ cống hiến cho ta những phương cách hay để cải thiện nghề nghiệp của mình. Nếu ông chỉ làm công việc với tính cách máy móc, ông sẽ tiếp tục làm theo cái lề lối ấy. Giết hại các loài cầm thú cũng vậy. Con người có vị thế lớn mạnh hơn. Nếu các loài cầm thú có khả năng tổ chức biểu tình, chắc chắn chúng sẽ tổ chức những cuộc biểu tình chung quanh văn phòng thí nghiệm của ta. Nhưng vì con người có vị thế mạnh hơn, thông minh hơn nên con người đem chúng ra làm vật thử nghiệm để tìm tòi, khám phá những phương cách cải tiến tốt hơn cho vấn đề điều trị tình trạng sức khỏe, đời sống của con người. Theo tôi, ông nên tiếp tục công việc nghiên cứu và thử nghiệm của ông, nhưng phải hết sức cẩn trọng về những hành động này. Ông đại diện chúng tôi và đang làm công việc ấy trên danh nghĩa của phụng sự. Và chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi cũng chịu trách nhiệm với ông về hành động này. Chúng tôi cũng khổ tâm như ông. Chúng tôi cũng mong tìm ra được những phương cách điều trị mà có thể không cần sử dụng tới những loài động vật khác để thử nghiệm, nhằm giảm bớt những niềm đau nỗi khổ của các loài cỏ cây, cầm thú và đất đá. Bởi vì theo giáo lý của kinh Kim Cương, con người được làm bằng những yếu tố không phải người trong đó có những yếu tố cỏ cây, cầm thú và đất đá. Điều quan trọng là ông phải luôn luôn tìm cách truyền thông tin cho chúng tôi biết chuyện gì đang xảy ra và cuộc thử nghiệm của ông đã đi tới những kết quả đáng kể nào, có những thiệt hại trầm trọng nào... bởi vì rất nhiều người trong chúng tôi còn mù mờ về sự kiện này. Chúng tôi không ý thức được các loài động vật đau khổ đến mức nào khi bị đem ra làm thử nghiệm. Ông là người bị ép phải làm những công việc như vậy; ông là ngọn lửa ở trên chóp của cây nến. Ông gánh chịu nỗi khổ cho tất cả chúng tôi. Ông phải luôn tỉnh thức và cho chúng tôi biết về những gì ông đang làm. Chúng tôi có thể giúp ông sống sâu sắc, chánh niệm hơn và sẽ cùng quán chiếu để giúp ông mau chóng đạt được vài cái thấy (tuệ giác) để cùng nhau làm vơi nhẹ những nỗi khổ niềm đau của các loài cầm thú. Đây là những lời chia sẻ được phát xuất từ kinh nghiệm khổ đau và tuệ giác của bản thân tôi. Vấn đề không phải là được hay không được; chúng tôi chỉ có thể khuyên ông là hãy làm công việc ấy với chánh niệm và chia sẻ với chúng tôi về tình trạng khổ đau của các loài cầm thú để chúng ta cùng gánh chịu trách nhiệm chung. Chúng tôi có thể cống hiến cho ông một vài cái thấy thực tiển để giúp ông thực hiện công việc ấy theo chiều hướng đạo đứctừ bi. Hạt giống của từ bi có thể sẽ càng ngày càng bị teo dần khi chúng ta bị kẹt vào những vấn đề trong đời sống hàng ngày như thế. Chúng ta không thể có hạnh phúc được nếu trong lòng ta không có chất liệu của thương yêu - từ bi. Chúng ta phải thấy rằng những gì mình đang làm đều phát xuất từ tình thương; ta không nên biến mình thành một dụng cụ có tính cách máy móc. Ta không phải là một dụng cụ máy móc, ta là một con người; vì vậy phải luôn luôn bồi đắp và gìn giữ cho tình thương yêu trong ta được sống mãi. Ta phải tỉnh thức và giúp người khác tỉnh thức về điều ấy. Ông đang làm công việc đó cho tất cả chúng tôichúng tôi đồng chịu trách nhiệm về mọi hành động mà ông đang làm.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, chúng con rất mến mộ đức trầm tĩnh của Thầy, nhưng con xin phép được hỏi Thầy: Thầy cảm thấy như thế nào khi có rất nhiều người nhìn chăm vào Thầy, quay phim, chụp hình và bị những luồng ánh sáng từ bóng đèn của máy chụp hình, quay phim chiếu thẳng vào mắt v.v... Khi có người sùng bái thầy, tôn kính thầy thì thầy cảm thấy như thế nào? Tâm của thầy có bị ràng buộc, giao động không? Có khi nào thầy cảm thấy bực bội, giận hờn, lạnh lùng khi phải đối diện với vấn đề này không? Thầy thực tập như thế nào đối với vấn đề danh vọng? Đối trước những vấn đề như thế, làm sao thầy giữ được tâm mình cho bình lặng và vững vàng? Có khi nào Thầy thực tập thiền ôm với những người Thầy rất thân, gần gũi không?

Thầy: Có chứ! (đại chúng cười ầm lên). Nếu mình là người mới xuất gia, mới được thọ giới, ban đầu có thể mình sẽ cảm thấy khó chú tâm, cảm thấy khó chịu khi có người tới lễ bái để bày tỏ lòng cung kính của họ đối với Tam Bảo. Nhưng đất nước của tôi đa phần dân chúng đều theo đạo Bụt; họ đã quen nhìn thấy hình ảnh của các thầy và các sư cô trong chiếc áo tràng, hay chiếc áo nhật bình nâu. Khi họ thấy bóng dáng của các thầy và các sư cô trong chiếc áo tu màu nâu, họ liền tưởng nhớ đến đạo Bụt, đến đức Thế Tôn và họ luôn luôn bày tỏ lòng tôn kính đối với các thầy, các sư cô. Họ muốn được lễ bái trước mặt các thầy, các sư cô, nhất là đối với các vị đã tu hành lâu năm để cầu phúc. Nếu mình vừa mới được xuất gia, thọ lãnh giới pháp, thì mình sẽ cảm thấy khó chịu, áy náy khi có người tới lễ báicung kính mình. Trong trường hợp này, ta không thể bảo họ: ''Xin quý vị đừng làm như thế. Tội nghiệp con. Con chỉ là một sư chú, một sư cô mới xuất gia thôi. Quý vị làm như thế thì con sẽ bị tổn phước.'' Theo tôi, các sư chú, sư cô không nên khước từ như thế. Họ phải thực tập ngồi cho thật yên, theo dõi hơi thởthiết lập chánh niệm vững chãi trước mặt mình. Họ nên thực tập quán tưởng để thấy rằng người ấy đang cung kínhlễ bái Bụt, Pháp và Tăng qua mình. Mình là một biểu tượng đại diện cho Tam Bảo. Là một vị sa di mới được thọ mười giới, quý vị phải học phép thực tập này ngay từ những ngày đầu mới xuất gia. Đối với Phật tử cư sĩ, lễ bái Tam Bảo là để cầu Tam Bảo gia hộ, che chở cho thân tâm họ, gia quyến của họ được an ổn, đời sống được hạnh phúc. Họ lễ bái không phải để tôn vinh cái bản ngã của mình mà để bày tỏ niềm cung kính đối với Bụt, Pháp và Tăng nơi mình mà thôi. Nếu nghĩ rằng người ta lễ bái, cung kính cái bản ngã của mình, thì lầm rồi vậy. Đời tu của ta có thể bị hư hỏng nếu ta có những ý nghĩ sai lầm như thế. Ngay từ giây phút mới xuất gia, sư chú hoặc sư cô phải học cách ngồi yên, thiết lập sự vững chãi, thảnh thơi và cứ mặc nhiên cho người ta lễ lạy, vì họ lễ lạy Tam Bảo qua cái thân tướng người tu của mình. Cũng giống như khi quý vị đứng nghiêm trang chào lá cờ Mỹ; hẳn nhiên quý vị không phải đứng chào cái mảnh vải đang bay phất phới trên cái cột, mà thật sự quý vị đang chào, đang tưởng niệm đến đất nước, con người, các anh hùnglịch sử của đất nước quý vị, có phải vậy không? Vậy chiếc áo nâu sòng cũng chỉ là một biểu tượng như lá cờ mà thôi. Nếu bị kẹt vào tướng, quý vị sẽ đánh mất bản chất đích thực của mình. Tôi luôn thực tập an trú vững chãi trong chánh niệmbảo hộ tâm ý mình để tâm hành tham lam danh vọng không động được tới tôi. Chỉ khi nào mình bị thất niệm thì mình mới bị mất mình. Nếu quý vị an trú vững vàng trong chánh niệm, có khả năng gìn giữhộ trì tâm ý, thì danh vọng, uy quyền sẽ không động được tới quý vị. Tuy nhiên không phải thầy nào, sư cô nào cũng làm được điều đó một cách dễ dàng. Có rất nhiều thầy và sư cô bị vướng vào cạm bẩy của danh lợi, của uy quyền, của sự hưởng thụ, ... họ trở thành những nạn nhân của nếp sống thỏa mãn ngũ dục, đời tu của họ đã bị hư hỏng, tâm Bồ Đề bị hủy hoại. Nhìn lại chính mình, tôi thấy tôi chưa bao giờ bị vướng vào những thứ ấy. Hạnh phúc của tôi được làm bằng những yếu tố khác như yếu tố của an lạc, vững chãi, hiểu biết, thương yêutự do. Khi có điều gì vừa bắt đầu trở thành chướng ngại, làm vướng bận thân tâm mình, tôi có khả năng quán chiếu, buông bỏ liền lập tức và làm được một cách dễ dàng. Tôi gọi đó là sự thực tập thả bò. Buông bỏ được những con bò của danh lợi, uy quyền, nếp sống hưởng thụ dục lạc... đạt được tự dotình thương lớn là sự thắng lợi lớn nhất của người tu. Ví dụ tôi muốn thành lập một trung tâm tu học và công việc này có thể là một công việc cần thiết. Nhưng nếu trong quá trình xây dựng trung tâm tu học, xây dựng tu viện mà tước đoạt mất niềm vui, hạnh phúc và sự thảnh thơi của tôi thì tôi phải buông bỏ. Tôi không cần có một trung tâm tu học nếu công việc xây dựng ấy tước đoạt mất niềm an lạc, hạnh phúctự do của mình. Điều đó không có nghĩa rằng tôi thất bại, không thành công trong công trình xây dựng một trung tâm tu học, nhưng vì thấy rằng buông bỏ là một thắng lợi, nghĩa là tôi đã gìn giữ, bảo hộ được tự do của mình. Đó là gia tài quý giá nhất của người tu. Đối với danh vọng cũng vậy. Quý vị có thể đánh mất tự dohạnh phúc nếu quý vị bị vướng vào danh vọng. Nhìn vào cách sống của một người xuất gia hay tại gia, ta có thể biết ngay được người đó đang có tự do hay không. Dầu quý vị là một nhà triệu phú hay một ông chủ của một công ty lớn hoặc đang giữ một chức vụ cao trong chính phủ, quý vị vẫn không thể gọi là người hạnh phúc nếu quý vị không có tự do nội tâmkhông gian chung quanh. Tự do nội tâmtình thương chính là chất liệu làm cho đời sống của ta trở nên hạnh phúc thật sự, chứ không phải uy quyền, danh lợi, địa vị, nói cho đủ là ngũ dục: tài, danh, sắc, thực và thụy. Đây là những điều ta sẽ được học trong phép quán niệm hơi thở thứ mười bốn của kinh Quán Niệm Hơi Thở: ''Tôi đang thở vàoquán chiếu về tính không đáng tham cầu của vạn pháp. Tôi đang thở raquán chiếu về tính không đáng tham cầu của vạn pháp.'' Khi đi, tôi trân quý và tận hưởng từng bước chân của tôi. Khi thở vào thở ra, tôi tận hưởng từng hơi thở vào ra của tôi. Mỗi khi ngồi uống trà với đệ tử, tôi tận hưởng từng chén trà tôi đang uống và trân quý sự có mặt của các đệ tử của tôi. Tôi biết tiếp xúcthưởng thức cái đẹp nhiệm mầu của trời xanh, mây trắng, núi rừng. Tôi sống được như thế là nhờ tôi có tự do và biết trân tự do. Là một người tu, một người thầy, tôi phải có tự do; nếu không, tôi không thể làm thầy được. Nếu tôi bị ảnh hưởng hay vướng vào sự tôn vinh, danh vọng và tài vật thì tôi không xứng đáng là thầy của các đệ tử tôi. Đề tài này không phải để chúng ta bàn luận mà chính là để chúng ta thực tập nhìn sâu và tự mình khám phá. Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể thực tập theo tinh thần này. Nếu chúng ta không có tự do nội tâm, nếu còn bị ràng buộc bởi những con bò của danh vọng, uy quyền và tài vật, chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới được chân hạnh phúc, không bao giờ đạt tới được tự do lớn. Điều này được áp dụng cho tất cả mọi người trong Tăng thân.

_______________

Hỏi: Câu hỏi này phát xuất từ sự thắc mắc trong nhóm pháp đàm của chúng con. Chúng con không nghe Thầy nhắc đến tầm quan trọng của sự tích lũy phước đức trong đời hiện tại hoặc tránh tạo ra những nghiệp xấu ác; sự thực tập này có liên hệ tốt xấu như thế nào đối với vấn đề tái sinh trong tương lai. Với tuổi của con, con không biết là mình có nên cố gắng tích lũy phước đức bằng cách thực tập ''an trú trong hiện tại'' thêm gấp đôi hay không, nghĩa là con có nên khẩn trương thực tập tích lũy phước đức càng nhiều càng tốt để được tái sanh về hướng an lành trong tương lai hay không?

Thầy: Khi quý vị thực tập thở vào, thở ra, an tịnh thân tâmmỉm cười là quý vị đang tích lũy được rất nhiều phước đức. Quý vị trở nên một người có hạnh phúc. Tự thân của quý vị tỏa ra được phong thái của một người tự do, thanh thản, nhẹ nhàng và hạnh phúc. Cho dù quý vị không cố gắng làm cho những người chung quanh mình hạnh phúc, nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc được sống gần gũi với quý vị. Quý vị cũng làm cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên và con cháu của quý vị được hạnh phúc. Quý vị có thể tích lũy phước đức như thế ngay trong mỗi giây phút của đời sống hàng ngày.

Tái sinh là quá trình xảy ra trong từng giây từng phút, trong từng sát na của sự sống. Chúng ta chết đi và sinh ra trở lại trong từng phút giây. Có thể quý vị nghĩ rằng mình đã già, kỳ thực quý vị còn trẻ lắm; quý vị vừa mới sinh ra. Khi nhìn vào chính mình, tôi không cần phải hỏi là sau khi chết tôi sẽ như thế nào? Tôi sẽ đi về đâu? Tôi sẽ sinh ra, sẽ tái sinh dưới hình thức nào? Bởi vì bằng sự quán chiếu sâu sắc trong giây phút hiện tại, tôi thấy tôi đã tái sinh dưới muôn ngàn hình thức của sự sống. Nhìn vào đại chúng, quý vị sẽ thấy sự có mặt của tôi trong các thầy, các sư cô, sư chú, các đệ tử cư sĩ, và có mặt luôn trong từng cọng cây ngọn cỏ... Tôi đã tái sinh trong mỗi quý vị. Quý vị là sự tiếp nối của tôi. Tôi đang có mặt trong từng tế bào cơ thể quý vị đứng về phương diện trí tuệ, tình thươngtâm linh. Tôi là quý vị, quý vị là tôi. Tôi không cần phải chết đi mới bắt đầu tái sinh. Trong giây phút này đây, tôi không cần vội vàng, khẩn trương để thực tập tích lũy phước đức. Có người nói với tôi rằng nếu ba năm đầu làm sa di của Thầy thành công, thì Thầy có thể trở thành một người hạnh phúc trong suốt đời tu. Điều này rất đúng đối với trường hợp của tôi. Phước đức lớn nhất mà mình có thể thực hiện được là đừng bao giờ nghĩ tới chuyện tích lũy nó. Quý vị chỉ cần sống đời sống của mình cho thật chánh niệm, sâu sắc, vun trồng tình thương mỗi ngày, thì hạnh phúc sẽ đến với quý vị liền lập tức ngay trong phút giây của sự thực tập. Đức Thế Tôn có dạy: ‘‘Giáo lý của ta nói ra mầu nhiệm, đẹp đẽ ở chặng đầu, ở chặng giữa và ở chặng cuối.’’ Điều này có nghĩa là quý vị không cần phải thực tập mười năm, hai mươi năm hay ba, bốn mươi năm sau mới có kết quả. Đức Thế Tôn có nói: ‘‘Giáo pháp của ta có tính cách vượt thoát thời gian (akalika); là giáo pháp hiện pháp lạc trú - nghĩa là những lời dạy nếu đem ra thực tập đúng mức thì quý vị có thể đạt tới an lạc, hạnh phúcgiải thoát ngay trong kiếp sống hiện tại. Giây phút mà quý vị bắt đầu thở vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười, là quý vị nếm được an lạc, giải thoáthạnh phúc ngay trong sự thực tập, chứ không phải là vấn đề thời gian, năm tháng.’’ Trong khi thực tập, ta chỉ cần thực tập, sống với pháp lạc, không khởi tâm mong cầu phước đức thì phước đức tự khắc được tích lũy. Sự thật là tôi đã tái sinh trong rất nhiều hình tướng khác nhau mà có thể quý vị chưa nhận ra. Quý vị nghĩ rằng tôi đang ngồi đây với cái thân tướng có chiều cao một thước mấy này, lớn cỡ chừng này là quý vị lầm rồi. Tôi đang biểu hiện khắp mọi nơi và trong nhiều hình thức khác nhau ngay trong giây phút này. Chúng ta phải tập nhìn để thấy sự thật mầu nhiều của thực tại, của thế giới không sinh không diệt, không một không khác, không đến không đi... mà đừng để bị đánh lừa bởi tri giác sai lầm, bởi các tướng trạng bên ngoài. Trong kinh Bụt có nói rằng chổ nào còn có tướng là chỗ đó còn có sự lường gạt. Chúng ta phải tu tậpquán chiếu để đạt tới cái thấy vô tướng.

_______________

Hỏi: Kính thưa thầy, thế nào gọi là nhìn sâu? Có phải có công thức chăng? Xin Thầy dẫn chứng cho chúng con biết một vài phương cách nhìn sâu, ví dụ như đối với cơn giận, niềm đau và lòng thiếu kiên nhẫn. Sau khi đã thực tập nhận diện, ôm ấp và làm lắng dịu những tâm hành ấy, chúng con phải thực tập như thế nào với những bước kế tiếp?

Thầy: Nhìn sâu là động từ tôi thường sử dụng trong quá trình tu tập và giảng dạy. Chúng ta không phải chỉ thực tập nhìn sâu bằng mắt mà còn thực tập nhìn sâu bằng tai nữa. Sử dụng tai để lắng nghe, gọi là lắng nghe sâu. Nhìn sâu sẽ đưa tới cái thấy sâu, gọi là tuệ giác, tức là sự hiểu biết lớn; lắng nghe sâu sẽ giúp cho cái thấy của ta sâu hơn, phù hợp với thực tại. Chúng ta người nào cũng có hai con mắt và hai lỗ tai, nhưng nếu không có ánh sáng của chánh niệm soi chiếu vào thì không thể thực tập nhìn sâu và lắng nghe sâu được. Ví dụ, muốn nhìn sâu vào bản chất của hơi thở vào, ta không cần sử dụng đến nhãn cănnhĩ căn, ánh sáng chánh niệm trong vùng ý thức (thức thứ sáu) của ta sẽ làm công việc ấy. Nhìn sâu nghĩa là có mặt đích thực và ý thức sâu sắc với đối tượng ấy, tâm ý ta không bị tán loạn, an trú vững vàngtrở thành một với đối tượng; trạng thái đó gọi là Định. Có khi ta sử dụng mắt, có khi ta sử dụng tai, có khi ta sử dụng tâm thức của ta để nhìn sâu. Thế nhưng Niệm và Định là hai nguồn năng lượng mà ta phải thường xuyên sử dụng để làm nền tảng cho sự thực tập nhìn sâu. Không có Niệm và Định, ta không thể có mặt lâu bền với đối tượng quán chiếu được.

Đôi khi ta cũng có thể vận dụng sự suy tư của ta. Tuy nhiên suy tư có hai loại: Tầm (vitarka) và Từ (vichara). Trong nhiều trường hợp, suy tư có thể dẫn đến sự lầm lạc, ảo giác và dễ bị đánh mất mình. Nhưng thỉnh thoảng, nếu ta biết điều phục những dòng suy tư của ta một cách khéo léo, thì suy tư có thể giúp ta thấy sâu và rõ hơn. Đức Thế Tôn dạy rất rõ về phép thực tập nhìn sâu. Ngài nói rằng ta phải tập nhìn để tiếp xúc cho được với bản chất Vô thường về đối tượng đang được quán chiếu. Chúng ta học giáo lý Vô thường không phải để đem ra bàn luận hoặc nói suông: “Cái này vô thường. Cái kia vô thường. Đời là Vô thường cho nên khổ...” mà phải thật sự tiếp xúc với bản chất Vô thường của mọi sự mọi vật. Chúng ta có thể sử dụng trí năng để nói rằng: ''Tôi biết bông hoa này Vô thường'', nhưng đó có thể chỉ là trên bề mặt ý thứ thôi. Chúng ta phải chạm cho được thực tại của Vô thường trong chiều sâu của nó để vượt thắng ý niệm về Vô thường. Ý niệm về Vô thường không phải là thực tại của Vô thường.

Nếu ta thật sự tiếp xúc được với bản chất của Vô thường, ta cũng đồng thời tiếp xúc được với bản chất của Vô ngã, Tương tứcNiết bàn. Vô thường, Vô ngãNiết bàn là ba cánh cửa giải thoát - Tam Giải Thoát Môn; có khi gọi là Tam Pháp Ấn. Phần đông chúng ta đã có một ít kinh nghiệm qua sự học hỏi từ kinh sách về giáo lý Vô thường, Vô ngãNiết bàn rồi tự cho là mình đã hiểu, đã nắm bắt được thực tại. Coi chừng! Có thể mình đang tự đánh lừa mình đấy. Khi đọc lại những lời kinh và quán chiếu lại, ta thấy rằng thực ra mình chưa hiểu, chưa thực nghiệm chút xíu gì về thực tại Vô thường cả. Khi nhìn vào bông hoa này, ta có thể thấy ngay được bông hoa này là Vô thường. Ta chấp nhận sự Vô thường của bông hoa. Nhưng khi va chạm với đời sống thực tế, nhất là đối với bản thân ta, thì hình như cái thấy ấy không dính líu gì đến ta cả; lý do là vì ta chưa thật sự trực nhận, chưa thật sự sống một cách sâu sắc với thực tại của vô thường, ta chỉ thấy một cách hời hợt trên bề mặt của trí năng mà thôi. Nếu sống sâu sắc với thực tại của vô thường, ta sẽ tiếp xúc được với thực tại của vô ngã và của Tương tức - thế giới không sinh không diệt của mọi sự mọi vật. Nếu ta thật sự tiếp xúc được với bản chất không sinh không diệt của mọi sự mọi vật, thì tất cả các phiền não, sầu đau, sợ hãi sẽ tan biến hết. Chừng nào nỗi u sầu, sợ hãi, ghen tỵthèm khát còn có mặt, thì ta biết rằng ta chưa thật sự tiếp xúc sâu sắc với thực tại Vô thường, Vô ngãTương tức của mọi sự mọi vật.

Phép thở thứ mười bốn của kinh Quán Niệm Hơi Thở giúp ta nhìn sâu vào đối tượng của sự tham đắm, thèm khát của ta và nếu nhìn cho thật thấu đáo, ta sẽ giác ngộ rằng những thứ ấy không phải là đối tượng của chân hạnh phúc. Ta có cái ảo tưởng về hạnh phúcảo tưởng ấy thường đem lại cho ta rất nhiều khổ đau. Nếu thật sự hiểu được bản chất của đối tượng ấy không phải là đối tượng đích thực của ước muốn sâu kín của ta, ta sẽ buông bỏ và đạt tới tự do lớn. Những đối tượng mà ta đang chạy theo, đang tìm cầu có thể chỉ là sự thèm khát về danh, lợi, quyền hành và sắc dục. Nếu nhìn thật kỹ vào bản chất của năm dục ta sẽ thấy được tính chất tàn phá và nguy hại của chúng; nếu sa lầy vào chúng ta sẽ đau khổ cực kỳ. Năm dụccạm bẫy. Nếu vì tri giác sai lầm, ta tiếp tục bám chặt vào cái ước muốn, bám sát vào sự thèm khát của ta, tin rằng những thứ này sẽ đem lại cho ta chân hạnh phúc thì ta sẽ khổ và sẽ làm cho những người thương của ta khổ theo. Hạnh phúc chân thật không thể có được nếu ta không thấy rõ được bản chất đích thực của đối tượng thèm khát, ước muốn của ta. Bản chất đích thực của thực tại chỉ có thể đạt được bằng sự thực tập nhìn sâu - quán chiếu.

Khi đức Thế Tôn dạy về giáo lý Vô thường, Vô ngã, Không, Tương tức, không sinh không diệt v.v… và gợi ý cho ta thấy bản chất của những giáo lý này không phải là những đối tượng của sự tìm cầu, không phải là những đối tượng của sự nắm bắt và bám víu, tức là Ngài đang giúp ta nhìn sâu. Nếu quý vị nhìn vào những đặc tính này của thực tại - Vô thường, Vô ngã, Không, Tương tức, không sinh không diệt - không phải như là những đối tượng của sự tìm cầu, thèm khát, nắm bắt để đàm luận, quý vị mới thật sự được tự do, giải thoát. Có khi vận dụng sự suy tư nhưng có khi quý vị chỉ cần ôm ấp đối tượng của sự quán chiếu. Có rất nhiều cách để thực tập nhìn sâu, nhưng mục đích của ta là để chứng nghiệm thực tại, thâm nhập vào sự sống và trở thành một với sự sống. Đây là điểm then chốt của sự thực tập nhìn sâu, gọi là thiền quán, tiếng Phạn là vipashyana. Muốn thực tập thành công, quý vị phải tinh tấn vun trồng năng lượng của Niệm và Định, vì hai nguồn năng lượng này sẽ giúp quý vị thể nhập sâu sắc vào lòng sự vật và đạt được tuệ giác Vô thường, Vô ngãTương tức, an trú được vào cảnh giới của Niết bàn tịch tĩnh. Niết bàn là sự vắng lặng của tất cả các khái niệm.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, trong liên hệ tình yêu, muốn cho tình thương được vững bền, hai người phải trở thành một. Điều này nghĩa là thế nào? Tầm quan trọng của nó ra sao? Làm sao chúng ta có thể bảo đảm trong hai người, người mạnh sẽ không chế ngựđàn áp người yếu?

Thầy: Khi khái niệm một (nhất) bắt đầu sinh khởi, thì khái niệm khác (dị) cũng sinh khởi theo. Cũng giống như phải và trái. Thực tại vượt thoát khái niệm một và khác, phải và trái. Nếu hết lòng áp dụng những lời dạy ấy vào đời sống tu tập hàng ngày, chắc chắn quý vị sẽ tự tìm ra được câu trả lời cho chính mình. Tôi nghĩ rằng câu hỏi này được phát xuất từ trí năng, mà không phải từ kinh nghiệm tu tập. Điều căn bản của sự thực tập là đạt tới tâm hành Xả - tức là Trí vô phân biệt. Hôm trước tôi có đưa ra một ví dụ rất dễ hiểu về tính Tương tức, Vô ngã của bàn tay trái và bàn tay phải. Bàn tay phải không bao giờ nói với tay trái rằng: ''Mày là đồ vô tích sự.'' Bàn tay phải không bao giờ kỳ thị bàn tay trái và cũng không tự hào với những tài năng của mình, vì bàn tay phải biết rằng mình với bàn tay trái không phải là hai thực thể riêng biệt, mình và bàn tay trái không phải một cũng không phải khác. Mỗi khi bàn tay trái cần sự giúp đỡ của bàn tay phải, bàn tay phải đến giúp, chăm sóc mà không nói rằng: ''Này bàn tay trái, tao là bàn tay phải. Tao đến đây để giúp đỡ mày. Mày phải ghi nhớ để sau này trả ơn cho tao.'' Trong mối quan hệ, nếu quý vị hành xử trên căn bản của trí tuệ vô phân biệt thì khổ đau và giận hờn sẽ được chuyển hóa. Khi quý vị có khả năng sống theo tuệ giác của vô phân biệt, thì vấn đề người mạnh uy hiếp, đàn áplợi dụng kẻ yếu chắc chắn sẽ không xảy ra. Nếu ta có khuynh hướng muốn lợi dụng, đàn áp nhau, điều đó chứng tỏ rằng ta chưa có trí tuệ vô phân biệt.

_______________

Hỏi: Kính thưa Thầy, sức khỏe của con rất kém và nó trở thành sự chướng ngại, thử thách trong đời sống của con. Các bác sĩ của con đã phác thảo một phương cách trị liệu mà con thấy rằng con không thể thực hiện được. Vì thế, con đã suy nghĩ rất nhiều về những phương pháp điều trịtính cách tự nhiên căn cứ trên các loại dược thảo. Một người bạn học về siêu nhiên học tiên đoán rằng con sẽ không thực hiện được sự trị liệu thật sự cho tới ngày 24 tháng Năm, tức là ngày đầu của khóa tu này. Người bạn của con không hay biết gì về sự kiện con đi tham dự khóa tu này cả. Mầu nhiệm thay. Con vô cùng biết ơn Thầy đã từ bi dạy dỗ, hướng dẫn cho con trong những ngày qua và con cảm nhận rằng con có thể chăm sóc, điều trị được tình trạng sức khỏe của con theo những lời chỉ dạy và sự thực tập mà con đã tiếp nhận được từ Thầy. Con không ngờ rằng con có thể tìm thấy những phương pháp trị liệu mầu nhiệm như thế ngay tại khóa tu này. Những phương pháp tu tập chánh niệm mà con đã tiếp nhập được, con tin chắc sẽ cứu mạng sống của con và giúp con đối diệntiếp xúc với những vấn đề thật của con. Trong văn chương, có nhiều câu chuyện rất hay, rất hấp dẫn nói về những người được cứu độ sau khi họ được các bác sĩ cho biết rằng họ chỉ còn hai tuần nữa để sống. Ở trong khóa tu này con thấy có rất nhiều thông điệp mầu nhiệm, sâu sắc có thể giúp người ta đối trị với những căn bệnh thập tử nhất sinh, những căn bệnh đang đi tới cửa ngõ của cái chết để họ có thể vượt qua được sự sợ hãi về bệnh và chết một cách dễ dàng. Con thấy rằng những thông điệp ấy đang được phổ biến rộng rãi đến với nhiều dân chúng của nước Mỹ. Không biết Thầy có ý định viết một cuốn sách đặc biệt nói về vấn đề xây dựng, chăm sóc về sức khỏephương cách điều trị theo nếp sống chánh niệm hay không? Thầy có bao giờ nghĩ về sự thực hiện một cuốn sách như thế để giúp cho những người mang những căn bệnh nan y trầm trọng không? Cuốn sách đó có thể mang tựa đề là ''Hơi Thở Đưa Ta Trở Lại Với Sự Sống- Breathing Took Me Back to Life.''

Thầy: Cám ơn cô. Tôi nghĩ tôi sẽ trông cậy vào ở cô. Nhờ cô viết cuốn sách đó giùm tôi - (đại chúng cười). Theo tôi, mỗi người trong chúng ta phải là một cuốn sách sinh động. Mỗi chúng ta mang theo ngọn đèn trong lòng và ta đã tiếp nhận ánh sáng từ đức Thế Tôn. Ta phải mang cây đèn ấy về nhà, về trú xứ của ta, cố gắng tiếp tục thắp sáng cây đèn ấy để soi chiếu vào thế gian và cứu giúp mọi người chung quanh mình. Xin quý vị hãy viết cuốn sách đó bằng sự sống hàng ngày của chính mình, mà không phải chỉ bằng chữ nghĩa. Quý vị đã được tắm trong dòng sông của chánh pháp, đã tiếp nhận những giáo pháp mầu nhiệm và đã biết giá trị của sự thực tập. Chúng tôi trông cậy nơi quý vị. Mong quý vị cố gắng thực tập để giúp cho chính mình và cho những người chung quanh.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.