15. Hạnh Phúc Không Phải Là Vấn Đề Cá Nhân

24/05/201412:00 SA(Xem: 8978)
15. Hạnh Phúc Không Phải Là Vấn Đề Cá Nhân

Thích Nhất Hạnh
HƠI THỞ NUÔI DƯỠNGTRỊ LIỆU
Áp Dụng Kinh Quán Niệm Hơi Thở vào đời sống hàng ngày
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn

15. Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân

Tuệ Giác Tương Tức

Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác. Đó là giáo lý Một là tất cả, tất cả là một của kinh Hoa Nghiêm. Đó là lý Duyên khởi, là bản chất của Vô ngã, Tương tức, Tương nhập của tất cả mọi sự mọi vật (Pháp). Sự lên xuống của các con sóng không động được tới nước. Sự tan rã của thân thể ta không động được tới bản chất không sinh không diệt của ta. Theo giáo lý Trùng trùng Duyên khởi, Tương tức tương nhập, Vô ngã, thì không có gì sinh mà cũng không có gì diệt. Ta phải có khả năng thấy được sự thật mầu nhiệm ấy của thực tại mỗi khi tiếp xúc với thân thể mình. Khi đã thấy được bản chất của thực tại, ta sẽ buông bỏ được ý niệm cho rằng thân thể này là mình, là của mình... Không những ta buông bỏ ý niệm về hình hài, mà ý niệm cho rằng thọ mạng của mình chỉ giới hạn khoảng sáu mươi năm hoặc bảy mươi năm cũng cần được buông bỏ nốt. Trước khi sinh ra, ta đã biểu hiện trên nhiều hình tướng khác; sau khi chết, ta tiếp tục biểu hiện trong các hình tướng khác nữa. Ta đồng thời cũng đang có mặt khắp mọi nơi trong mọi hình tướng khác nhau. Không phải chỉ có thọ mạng của Bụt và các vị Bồ Tátvô lượng, mà thọ mạng của một chiếc lá hay của một cây nến cũng vô lượng. Vào mùa Thu, khi đi thiền trong các khu rừng, ta giẫm lên lá vàng khô; và với chánh niệm, ta tiếp xúc được với bản chất đích thực của những lá vàng khô ấy. Thoạt nhìn, ta có cảm tưởng như những chiếc lá đang chết, đang đi tới sự tàn hoại, tan rã vào lòng đất và trở thành hư vô. Thực ra, đó chỉ là tri giác sai lầm, là ảo giác của ta mà thôi; ta chỉ thấy được bề mặt thế giới hiện tượng của những chiếc lá. Nếu nhìn cho kỹ, ta sẽ thấy được bản chất của lá là Tương tức - lá và thân cây nương nhau mà biểu hiện, lá có mặt trong thân cây và thân cây có mặt trong lá; thân cây và lá không phải là hai thực thể biệt lập. Khi đi thiền trong các khu rừng vào những ngày đầu Xuân, ta thấy nhiều chồi lá non xuất hiện trên những cành cây trơ trụi và ta cho rằng chiếc lá vừa mới sinh ra, rồi nó sẽ có mặt cho tới gần cuối Thu, sau đó sẽ tàn úa và rơi rụng, ta cho đó là sự tàn hoại của chiếc lá. Thực ra, sự sinh diệt của chiếc lá chỉ là hiện tượng thuộc về thế giới tích môn. Trong thế giới tích môn, ta thấy chiếc lá có sinh có diệt, có đến có đi, nhưng nếu nhìn cho thật sâu, ta thấy rằng bản chất của lá là không sinh cũng không diệt. Khi các điều kiện (nhân duyên) hội tụ đầy đủ thì chiếc lá biểu hiện và khi có một vài điều kiện thiếu vắng thì chiếc lá ẩn tàng. Ẩn tàng không có nghĩa là không có mặt, là hư vô, là đoạn diệt; không có mặt dưới hình thức của một chiếc lá nhưng vẫn có mặt trong hình thái khác của sự sống như thân cây, rễ cây, đất đai, phân bón... Bản chất của chiếc lá chưa bao giờ từng sinh mà cũng chưa bao giờ từng diệt.

Buông Bỏ Ý Niệm

Trong kinh Kim Cương (Vajracchedika Prajnãparamita Sutra), đức Thế Tôn dạy chúng ta buông bỏ những ý niệm về ngã, nhân, chúng sanhthọ giả. Ngài dạy rằng nếu buông bỏ được bốn ý niệm này, ta sẽ chạm tới được Niết bàn, ta sẽ được giải thoát, tự do ra khỏi những lo âu, ghen tỵ, phiền muộnsợ hãi. Trong kinh Kim Cương, chúng ta tìm thấy những câu nói được lặp đi lặp lại rất nhiều lần như: ''Cái ta gọi là những hành động thánh thiện thực ra không thật sự là hành động thánh thiện, cho nên chúng mới đích thực là những hành động thánh thiện. Bồ Tát không phải là Bồ Tát, cho nên mới là Bồ Tát đích thực.'' Đây là một công thức theo thể loại biện chứng của kinh Kim Cương.

Khi nhìn vào bông hoa, ta thấy bông hoa chỉ được làm bằng những yếu tố không phải hoa, thì ngay trong giây phút ấy ta tiếp xúc được với thực tại của bông hoa. Nếu ta thấy được ''A'' không phải là ''A,'' thì ta đích thực thấy ''A'' trong bản chất chân thật của nó. Thông thường ta bị kẹt vào những ý niệm rằng ''A'' chỉ có thể là ''A,'' A không thể là ''B.'' Đó là vì ta bị kẹt vào ý niệm ngã. Nhưng theo phương thức biện chứng của kinh Kim Cương, thì không phải như vậy. Nếu nhìn thật sâu vào ''A,'' ta sẽ khám phá ra ''A'' chỉ được làm bằng những yếu tố không phải ''A.'' Phương thức biện chứng này giúp ta tiếp xúc được bản chất chân thật của thực tại mà không bị đánh lừa bởi tướng. Khi nhìn vào tự thân, ta thấy có một cái ngã và ta đồng nhất mình với cái ngã đó. Nếu biết nhìn sâu ta sẽ thấy mình được làm bằng những yếu tố không phải mình, như yếu tố: cha, mẹ, tổ tiên, không khí, đất đai, mây, sức nóng, thực phẩm, giáo dục, tâm thức cộng đồng, văn hóa, chiến tranh v.v... Thấy được như thế tức là tiếp xúc được với thực tại Vô ngã của tự thân. Lúc bấy giờ ta không ngại ngùng sử dụng danh từ ''ngã - ta - tôi'' nữa, bởi vì ta đã vượt thoát được ý niệm ngã. Đức Thế Tôn đã sử dụng những danh từ như ''Tôi,'' ''Anh,'' ''Ngã.'' Thỉnh thoảng Bụt mời thầy Ananda - thị giả của Ngài đi chơi, leo núi Linh Thứu... Ngài nói: ''Thầy Ananda, thầy muốn leo núi Linh Thứu với tôi không? Thầy trò chúng ta sẽ cùng leo núi với nhau.'' Rõ ràngđức Thế Tôn đã sử dụng những danh từ ''thầy,'' ''tôi'' và ''chúng ta'' và Ngài không bị kẹt vào ý niệm ngã. Có lần tôi cống hiến cho đại chúng bài kệ thực tập nghe chuông,

''Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe

Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.''

Chữ nhất tâm trong bài kệ này được dịch sang tiếng Anh là ''true self,'' nghĩa là chân ngã. Dịch trọn câu là ''Tiếng chuông huyền diệu đưa tôi về với cái chân ngã - con người chân thật của tôi.'' Khi nghe bài kệ này, nhiều thiền sinh Tây Phương đã hiểu lầmngần ngại sử dụng nó chỉ vì chữ chân ngã (true self). Sở dĩ họ ngần ngại là vì họ chưa hiểu hoặc còn bị kẹt vào ngôn từ và khái niệm, còn bị kẹt vào cái nhìn nhị nguyên, phân biệt. Nếu trong mỗi giây mỗi phút của đời sống hàng ngày, ta nuôi dưỡng được cái thấy Vô ngã, Tương tức thường xuyên, an trú được trong Định về Vô ngã, thì ta thấy rằng ngã chỉ được làm bằng những yếu tố không phải ngã và ta có thể mặc nhiên sử dụng những danh từ như ''ngã,'' ''tôi,'' ''anh'' và ''chúng ta,'' mà không bị kẹt vào chúng. Đó là trí tuệ vô phân biệt (Vô phân biệt trí). Có được trí tuệ này, ta sẽ vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn, sợ hãivướng mắc. Biện chứng pháp của kinh Kim Cươngphương pháp mầu nhiệmcông năng giúp ta thực tập nhìn sâu vào lòng sự vật một cách thấu đáo và trọn vẹn để không bị kẹt vào các danh ngôn, tướng trạng và ý niệm. Ý niệm đầu tiên trong kinh Kim Cương mà Bụt dạy chúng ta thực tập buông bỏý niệm ngã. Điều này có thể được thực hiện bằng cách nhìn của biện chứng pháp của kinh Kim Cương. Nếu vị Bồ Tát nghĩ rằng mình là Bồ Tát, thì vị ấy chưa phải là Bồ Tát đích thực; bởi vì nghĩ như thế tức là còn bị kẹt vào tâm phân biệt - còn bị kẹt vào ý niệm ngã, nhân và chúng sanh. Khi một vị Bồ Tát cứu độ cho chúng sanh mà thấy rằng mình đang cứu độ cho chúng sanh, thấy rằng có chúng sanh để độ, thì vị ấy chưa phải là một vị Bồ Tát đích thực. Khi mình giúp người khác mà thấy rằng mình đang giúp họ, thì mình chưa thật sự giúp họ. Mình chỉ đang giúp chính mình, mình chỉ đang tô điểm cho cái bản ngã của chính mình và có khi nó là một trạng thái trá hình của tâm. Nếu ta phát tâm cúng dường với ý niệm rằng mình là người cúng dường (thí chủ) và người kia là kẻ nhận sự cúng dường, thì đó không phải là sự cúng dường đích thực theo tinh thần bố thí ba la mật (dana paramita), một trong sáu phép thực tập để vượt qua bờ bên kia - gọi là Lục độ ba la mật. Paramita nghĩa là ''vượt qua bờ bên kia.'' Bố thí là một phép thực tập trong sáu phép thực tập ba la mậtcông năng giúp ta vượt qua dòng sông khổ đau, sinh tử để tới được bến bờ an lạc, giải thoáthạnh phúc. Vì vậy phép cúng dường (bố thí) phải được thực hiện theo tinh thần Xả, nghĩa là bố thí mà không mong cầu sự đền đáp, không mong cầu được người kia mang ơn; bố thí mà không thấy mình bố thí và người được bố thí, thì đó mới đích thực là bố thí. Đây là sự bố thí theo tinh thần Vô ngã, Không và Tương tức, nghĩa là không có sự phân biệt giữa người bố thí, vật bố thí và người tiếp nhận sự bố thí. Đó gọi là phép thực tập bố thí theo giáo lý Tam Luân Không Tịch. Người bố thí, vật bố thí và người tiếp nhận phải là một, nghĩa là chỉ có hành động bố thí mà không có chủ thể bố thí và đối tượng bố thí. Như khi tôi nói về phép trao truyền của giáo lý Tánh không giữa ta với tổ tiên ta - thấy rằng ta có mặt trong ông bà tổ tiên và ông bà tổ tiên cũng có mặt trong ta hoặc ví dụ bàn tay phải giúp bàn tay trái khi bàn tay trái bị thương là ý ấy. Trong liên hệ tình thương, những hành động hiến tặng niềm vui, hạnh phúc và giúp người mình thương chuyển hóa khổ đau đều phải được thực hiện theo tinh thần Xả - nghĩa là không phân biệt, không kỳ thị giữa ta và người; phải thấy rằng tất cả đều biểu hiện trong cùng một thực tại nhiệm mầu. Nếu ta bố thí theo tinh thần Xả, trí vô phân biệt, thì đó mới đích thực là bố thí ba la mật. Bố thí như vậy ta vượt qua được bờ bên kia liền lập tức, bởi vì Vô phân biệt trí là thứ trí tuệ siêu việt, nó giúp ta không bị vướng, không bị kẹt vào ý niệm ta và người. Ta vượt thoát được các ý niệm về ngã và phi ngã và đạt tới tự do lớn.

Các nhà tâm lý trị liệu trước hết phải tìm cách giúp các bệnh nhân trở thành một con người khỏe mạnh cả thân lẫn tâm. Nếu nhìn thật sâu, ta sẽ thấy rằng khoa tâm lý trị liệu đều có cùng một mục tiêu như thiền tập. Cả hai đều có cùng một mục đích là giúp mọi người biết rõ về chính bản thân mình. Nghĩa là ta phải thực tập có mặt đích thực và ý thức rõ ràng những gì đang xảy ra trong tự thân và chung quanh. Nếu ta không nhận diện được những gì đang xảy ra trong ta đứng về cả hai phương diện thân và tâm, thì làm sao ta có thể nhận diện được sự có mặt của người khác? Có những người trong chúng ta không có khả năng nhận diện sự có mặt của người khác vì họ không có mặt đích thực trong giây phút hiện tại. Chúng ta không có khả năng nhận diện sự vận hành của thân thể, cảm thọ, tri giác và các đối tượng của tri giác - tức là năm uẩn. Mục tiêu thứ hai của khoa tâm lý trị liệuthiết lập sự tương quan giữa mình với những người khác; mà căn bản đầu tiên là nhận diện sự có mặt của chính mình. Sau khi ta hoàn toàn có mặt, ta sẽ nhận diện được sự có mặt của người khác quanh ta. Ta không chỉ nhận diện sự có mặt của người kia qua thể xác, mà cả tâm lý vui buồn của người kia nữa, nghĩa là đồng giao đồng cảm được với người kia về cả hai phương diện thân và tâm. Biết rằng mình là người phàm phu còn mang những nỗi vui, buồn, hờn giận, khổ đau và biết rằng người khác cũng khổ đau như mình. Khi hiểu được chính mình, mình bắt đầu hiểu được người khác.

Mục tiêu thứ ba của khoa tâm lý trị liệu là làm sao để thiết lập được mối liên hệ trên căn bản của tình thương đích thực (Từ bi), chứ không phải để lợi dụng, làm tình làm tội, gây chiến hoặc hại người. Nếu mối liên hệ của quý vị được đặt trên nền tảng của Từ bi thì sẽ chuyển hóa được khổ đau, đem lại hạnh phúc cho chính mình và cho những người thương của mình. Các nhà tâm lý trị liệu đều đồng ý với ba mục tiêu, ba quan điểm này. Trong thiền tập, hành giả thực hiện ba mục tiêu này bằng nếp sống chánh niệm qua cách thở, đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm và làm việc v.v... Trong khi thực tập thở vào, thở rachánh niệm, hành giả ý thức được sự vận hành của hơi thở, thân thểcảm thọ. Hành giả ý thức được sự có mặt của những khổ đau, phiền não cũng như những thao thức, hy vọng trong thân tâm. Đây là sự quán niệm về tự thân. Chánh niệm có khả năng giúp ta tiếp xúc được với chính mình một cách sâu sắc. Chánh niệm có khả năng giúp ta nhận diện được sự có mặt của những người khác quanh ta và cảm nhận được nỗi khổ niềm đau, sự lo sợ và hy vọng của họ. Khi yếu tố hiểu có mặt thì yếu tố thương có mặt. Hiểu là bản chất của thương.

Đức Thế Tôn đã cống hiến cho chúng ta những phương pháp thực tập rất cụ thể để chuyển hóa khổ đau, vun trồng an lạchạnh phúc. Hạnh phúc có thể được diễn tả như là trạng thái sức khỏe thuộc về tâm. Khi tâm ta bị trấn ngự bởi tâm hành mặc cảm tự ti, thì ta không có hạnh phúc. Khi các bệnh nhân bị mặc cảm tự ti trấn ngự, các nhà tâm lý trị liệu phải tìm cách giúp họ phát huy ngược lại, nghĩa là làm cho tâm tự hào, tự tôn trong họ phát triển. Nhưng theo lời dạy của đức Thế Tôn, tâm hành tự hào, tự tôn cũng là một loại tâm hành mặc cảm. Mặc cảm tự tôn cũng là một trạng thái của tâm bệnh. Chúng ta đã mất đi khả năng tiếp xúc trực tiếp với thực tạichúng ta tưởng tượng, vẽ vời ra rất nhiều điều về chính ta rồi đồng nhất ta với những điều đã tạo tác ấy. Con người càng ngày càng xem thường các loài vật khác. Cho rằng các loài động vật được tạo ra là để cho loài người ăn thịt, tiêu thụ, còn chúng taloài người có đầy quyền uy trong tay để thao tác, giết hại, tàn phá đối với các loài động vật, thực vật và đất đá. Chúng ta càng ngày càng mất đi sự kính trọng đối với mọi loài chúng sanh trong đó có các loài cỏ cây và đất đá. Ngoài hai mặc cảm tự tôn và tự ti, ta có thêm một loại mặc cảm khác, gọi là mặc cảm ngang bằng. Theo lời dạy của đức Thế Tôn, loại mặc cảm này cũng là một thứ bệnh, bởi vì nó được căn cứ trên ý niệm ngã. Cho rằng: ''Tôi bằng anh ấy. Tôi không thua kém gì anh ấy cả.'' Nghe cũng có lý lắm, thấy mình không bị kẹt vào mặc cảm hơn người, không bị kẹt vào mặc cảm thua người, nhưng cho rằng mình bằng người cũng là một mặc cảm, cũng bị kẹt như thường, vì mình đang bị kẹt vào ý niệm ngã. Nói tóm lại, tất cả ba mặc cảm (ba Mạn) đều là bệnh, bởi vì chúng được căn cứ trên ý niệm ngã. Theo lời Bụt dạy, tự cho mình hơn người, thua người hoặc bằng người đều là những nhận thức sai lầm. Cái thấy đúng đắn nhất vượt ngoài những ý niệm trên, trong đạo Bụt gọi là Bình đẳng tánh trí. Đây là loại trí tuệ giúp ta thấy được rằng bản thân mình phải nương vào các hiện hữu khác, các yếu tố khác của sự sống mà biểu hiện. Nếu người này có hạt giống giác ngộ (Phật tánh), thì mình cũng có. Nếu người này có khả năng đạt tới toàn giác, thì mình cũng có khả năng đạt tới toàn giác. Nếu người này có khả năng sống an lạc, hạnh phúcthương yêu, thì mình cũng có, bởi vì mình được biểu hiện trên cùng một nền tảng. Sau khi đạt tới toàn giác, đức Thế Tôn đã tuyên bố rằng tất cả chúng sanh đều có tính Giác Ngộ (Phật tính). Người nói rằng ai cũng có khả năng giác ngộ, có khả năng thành Bụt. Vì vậy chúng ta nên lấy đi cái mặc cảm tự ti để cho tính Bụt trong ta được hiển lộ. Nếu quán chiếu cho sâu sắc ta sẽ thấy được ta cũng là một vị Bụt. Đứng trên bình diện Tích môn, ta nghĩ rằng ta không phải là Bụt; nhưng nếu đứng trên bình diện Bản môn ta sẽ thấy rằng mình đã là Bụt, mình vốn đã an trú trong Niết bàn tịch tĩnh, trong thế giới bất sinh bất diệt, không tới không đi, không có sự bắt đầu cũng không có sự chấm dứt. Trong kinh Đại Niết Bàn, Bụt có dạy rằng: ''Các pháp vốn đã an trú trong tự tính Niết bàn của nó...'' Ta biết rằng sóng cũng chính là nước. Ta không thể lấy sóng ra khỏi nước hoặc lấy nước ra khỏi sóng. Trong bình diện Bản môn, bản tính của ta đã là Niết bàn. Niết bàn là sự tắt ngấm, là sự vắng lặng của tất cả các khái niệm, ý niệm như ý niệm về sinh diệt, có không, đến đi, một khác... Niết bànbản chất của không sinh, không diệt, không có không không, không đến không đi, không một không khác, nó vượt thoát tất cả các khái niệm. Trạng thái giác ngộ đó gọi là Bình đẳng tánh trí. Bình đẳng tánh trí tức là trí tuệ không phân biệt, không kỳ thị, là trí tối thắng mà bất cứ chúng sanh nào cũng có. Bình đẳng tánh trí không phải khái niệm bình đẳng hay mặc cảm bằng người được căn cứ trên ý niệm của ngã chấp mà người ta thường nghĩ. Vô phân biệt trí chỉ có thể đạt tới được khi nào ta buông bỏ được ý niệm ngã. Nếu ý niệm ngã còn có mặt trong ta và ta bị kẹt vào nó, tức là ta chưa chạm tới được trí vô phân biệt. Trí bình đẳng trong ta vốn là bản tính vắng lặng, sáng ngời của tự tâm, của Niết bàn tối thượng.

Trí Vô Phân Biệt

Theo lời Bụt dạy, muốn chuyển hóa tất cả các triệu chứng của bệnh tâm thần, chúng ta phải nhìn sâu vào chính ta và những người khác để thấy rằng bản tính đích thực của ta là Vô ngã, thấy rằng ngã chỉ được làm bằng những yếu tố không phải ngã, thấy rằng hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, các pháp đều tương quan tương duyên với nhau. Thấy được như vậy, ta sẽ đối xử với nhau bằng tình thương chân thật, ta sẽ không có khuynh hướng loại trừ, ghét bỏ một ai và sẽ tạo dựng được một thế giới hòa bình ngay trên trái đất này.

Theo giáo lý của kinh Kim Cương, nếu kẹt vào ý niệm ngã, ta sẽ không thiết lập được truyền thông với sự sống quanh ta và như vậy tình thương sẽ không có mặt. Hiểu được bản chất của khổ đau, hạnh phúc của chính ta và khơi mở được lòng từ bi nơi tự thân, ta sẽ phá tan được ngục tù của ngã chấp và đạt tới tự do lớn. Lúc bấy giờ ta tái lập lại được truyền thông giữa ta với mọi người và mọi loài chung quanh, ta tiếp xúc được với Bình đẳng tánh, với Chân như, Niết bàn, với Bụt và chư vị Bồ Tát. Khoa tâm lý trị liệu có thể khám phá, giúp cho bệnh nhân tháo gỡchuyển hóa khổ đau, đạt tới an lạc trên căn bản của tuệ giác vô phân biệt của Bụt. Hạnh phúc chân thật chỉ có thể đạt được khi ta có khả năng buông bỏ ý niệm về ngã, thấy được liên hệ mật thiết giữa ta với mọi người và mọi loài trong ánh sáng của Tương tức, Vô ngã. Vì vậy thiền quánnếp sống rất lý thú, vì nó có thể giúp ta làm những cuộc thám hiểm, đột phá rất nhiều điều bí ẩn, mầu nhiệm của sự sống mà trong đời sống bận rộn ta không thể làm được.

Ý niệm thứ hai trong kinh Kim Cương mà Bụt dạy chúng ta thực tập buông bỏý niệm nhân. Nhân tức là người. Nhìn sâu vào con người, ta thấy rằng con người chỉ được làm bằng những yếu tố không phải người: như động vật, thực vật và khoáng vật. Thấy được điều này tức khắc ta thấy được thực tại chân thực của con người, ta không còn bị mê hoặc bởi những tri giác sai lầm (vọng tưởng) của ta nữa. Nhìn vào những yếu tố không phải người, ta thấy được ta. Nếu thấy ta đang có mặt đồng thời trong các loài động vật, thực vật và khoáng vật, ta sẽ làm đủ mọi cách để bảo vệ, thương yêukính trọng mọi loài như bảo vệ, thương yêukính trọng chính ta. Con người không thể được bảo vệ, không thể tồn tại được nếu con người không bảo vệ các loài sinh vật, động vật và khoáng vật. Kinh Kim Cương phải được xem là bản kinh cổ xưa nhất nói về vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái. Những lời dạy của Bụt trong kinh Kim Cương hướng dẫn chúng ta sống theo nếp sốngtrách nhiệm, biết kính trọng, bảo vệ tất cả mọi loài chúng sanh, bởi vì con người không thể tồn tại lâu dài được nếu các loài khác bị hủy diệt, môi trường bị ô nhiễm. ‘‘Cái này có vì cái kia có; cái này không vì cái kia không. Cái này sinh vì cái kia sinh; cái này diệt vì cái kia diệt. Cái này như thế này vì cái kia như thế kia.’’ Đó là trí tuệ Vô phân biệt, Vô ngã, Duyên sinhTương tức của kinh Pháp Hoa. Tuệ giác này giúp chúng ta thấy được nhu yếu bảo vệ môi trường sinh thái của ta, bởi vì môi trường sinh thái của ta cũng chính là ta. Khi ta thấy con người được làm bằng những yếu tố không phải người, thì ta đạt được cái thấy chân thực về thực tại.

Ý niệm thứ ba trong kinh Kim Cương mà Bụt dạy chúng ta thực tập buông bỏý niệm chúng sanh. Ở đây chúng ta cũng thấy rằng chúng sanh được làm bằng những yếu tố không phải chúng sanh. Các loài động vật được làm bằng các loài thực vật và khoáng vật. Nếu ta tiêu diệt, phá hoại thế giới thực vật và khoáng vật, thì các loài động vật cũng sẽ bị tiêu diệt, trong đó có loài người. Sự thực tập này giúp ta đạt tới cái thấy của trí vô phân biệt. Khi đứng trước một thân cây to lớn và tập thở trong chánh niệm, quý vị sẽ thấy mình và thân cây Tương tức. Biết rằng nếu thân cây không có mặt, mình cũng không có mặt. Trí tuệ vô phân biệtcông năng đưa tới sự chấm dứt chiến tranh và kỳ thị. Tất cả chúng ta - không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc... đều có thể thực tập vun trồng và phát triển loại tuệ giác này. Hẳn nhiên trí tuệ vô phân biệt không phải để cho chúng ta hý luận hay tôn thờ như một chủ thuyết, không phải để cho chúng ta sống chết với nó, mà là loại tuệ giác chúng ta có thể chứng nghiệm được trong mỗi giây phút của đời sống hàng ngày. Bằng sự thực tập nhìn sâu, bằng nghệ thuật sống chánh niệm, chúng ta có thể chạm tới được thực tại Vô phân biệt trí trong mỗi giây mỗi phút. Khi ta tiếp xúc được với thực tại Vô phân biệt trí, thì sự giận hờn, kỳ thị trong ta không còn sinh khởi nữa; lúc đó lời nói, hành động của ta sẽ có công năng xây dựng hòa bình, hạnh phúcthương yêu trong mối liên hệ giữa con người với con người, con người với mọi loài chung quanh, giữa tôn giáo với tôn giáo, giữa các quốc gia với quốc gia... Chúng ta yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo, lãnh tụ chính trị, các giáo chức, các nhà tâm lý trị liệu, các viên chức khác thực tập chiêm nghiệm về giáo lý Vô phân biệt trí và đem áp dụng vào đời sống hàng ngày của họ để xây dựng một thế giới hòa bình, thương yêu cho nhân loại. Các nhà tâm lý trị liệu có thể khám phá giáo lý sâu sắc này của Bụt và đem áp dụng cái thấy của họ vào lĩnh vực trị liệu để giúp các bệnh nhân thoát khỏi bệnh tâm thần, trầm uất. Chúng ta cần giáo dục các người trẻ để họ có thể sống đúng theo tuệ giác Tương tức của đạo Bụt. Tại học đường, học sinh phải học quá nhiều môn họctâm trí của họ luôn luôn bị căng thẳng. Học sinh bị nhồi nhét quá mức, ấy thế mà họ lại không được học những điều quan trọng nhất về cuộc sống của đời người, đó là học thương, học hiểu, học sống cuộc sống an vui, bao dungvị tha. Niềm ao ước của chúng ta là các học đường sẽ cống hiến cho các học sinh cơ hội để học những phương pháp biết điều phục thân tâm, học cách nhìn lại chính mình, nhận diện những khổ đau, thao thức, hạnh phúc nơi tự thân và nơi người khác. Vì khi thấy và hiểu được tình trạng của mình, của người, họ sẽ liên hệ được với nhau bằng trái tim từ bi, bằng lòng bác ái và biết quý trọng nhau. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nào ta đạt tới tuệ giác Tương tức, Vô ngãVô phân biệt mà thôi.

Chúng sanh được làm bằng những yếu tố không phải chúng sanh. Nếu nhìn sâu vào bản chất của đất đá, chất khoáng và các loại thực vật, ta thấy chúng không phải là những loài không có tri giác. Nhà thi sĩ người Pháp Lamartine đã đặt câu hỏi như thế này: ''Hỡi các vật vô tri vô giác, chúng bây có linh hồn hay không?'' Tôi xin trả lời với ông ta rằng: ‘‘Có!’’ Nếu nhìn sâu vào bản chất chân thực của hạt nguyên tử, ta sẽ thấy rằng hạt nguyên tử không phải là vật vô tri vô giác như ta tưởng. Nó rất sống động. Ý niệm của ta về những vật có tri giác (hữu tri chúng sinh) và những vật vô tri vô giác (vô tri chúng sinh) là một ý niệm rất sai lầm. Chúng ta phải vượt thoát những tri giác sai lầm ấy để đạt tới Vô phân biệt trí, thứ trí tuệ giúp ta chạm tới được thực tại của không sinh không diệt, không có không không, không đến không đi, không một không khác của mọi sự mọi vật.

Ý niệm cuối cùng trong kinh Kim Cương mà Bụt dạy chúng ta thực tập buông bỏý niệm về thọ giả. Chúng ta đã được học rằng thọ mạng chúng tavô lượng - không có sự khởi đầu và sự chấm dứt (vô thỉ vô chung). Cho rằng ta bắt đầu có từ giây phút sinh ra và trở thành không sau giây phút diệt đi, điều này không phù hợp đối với thực tại. Thực tại của ta là không sinh không diệt. Thọ mạng của một chiếc lá cũng vậy. Nếu tiếp xúc sâu sắc được với bản tính không sinh không diệt của một chiếc lá, ta sẽ thấy rằng những tri giác của mình về thực tại không thể tin cậy được. Thọ mạng của tất cả chúng ta cũng vô lượng như thọ mạng của Bụt, của Chúa, của Thượng Đế, bởi vì ta và Bụt, ta và Thượng Đế hay một chiếc lá đều biểu hiện trên cùng một bản chất, đó là Niết bàn, là không sinh không diệt. Chúng ta không cần tìm kiếm Niết bàn hay nhập Niết bàn, bởi vì tự thân ta đã là Niết bàn. Ta đã an trú trong tự tính của Niết bàn. Cũng như sóng và nước; sóng không cần đi tìm nước, sóng không cần nhập vào nước, bởi vì sóng chính là nước. Sóng chỉ cần tiếp xúc cho sâu sắc để tuệ giác Tương tức, không sinh không diệt, không một không khác phản chiếu ngay trong tự thân.

Quán Chiếu Về Tính Không Tham Cầu Và Vướng Mắc

Hôm nay chúng ta có cơ hội học về phép quán niệm hơi thở thứ mười bốn: quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Không tham cầu chính là bản chất của thực tại, của tự do lớn. Ta thường có những tri giác sai lầm về thực tại, nên ta không có khả năng chạm tới được với thực tại. Phép quán niệm hơi thở thứ mười ba, mười bốn, mười lăm và mười sáu có công năng giúp ta tháo gỡ những nhận thức sai lầm của ta để ta có thể chạm tới được bản chất đích thực của thực tại. Bởi vì nhận thức bao giờ cũng nhận thức về một cái gì, không thể có chủ thể nhận thức mà không có đối tượng nhận thức. Do đó ta cần phải xem xét lại ý niệm chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức.

Đức Thế Tôn dạy chúng ta nhìn sâu vào bản chất của đối tượng thèm khát, tham cầu của ta để thấy cho rõ bản chất của nó; một khi đã thấy rõ bản chất của nó rồi, ta sẽ không còn bị kẹt vào những nhận thức sai lầm của ta nữa. Chúng ta, người nào cũng có những đối tượng của sự thèm khát, của sự mong cầu. Cho rằng mình không thể hạnh phúc được nếu mình không đạt được những gì mình mong ước. Vì vậy ta bỏ hết năng lựcthì giờ để theo đuổi những đối tượng của hạnh phúc mà ta tự vẽ vời ra và nghĩ rằng chỉ khi nào có được cái đó thì ta mới thật sự hạnh phúc. Đức Thế Tôn khuyên chúng ta sử dụng năng lực chánh niệmchánh định để nhìn sâu vào bản chất của đối tượng hạnh phúc của ta để thấy cho rõ bản chất chân thực của nó. Đây là mục tiêu của phép thực tập hơi thở thứ mười bốn: ''Tôi đang thở vàoquán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Tôi đang thở raquán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp.'' Có thể chúng ta tham cầu tiền tài, nghĩ rằng nếu không có nhiều tiền thì mình không thể hạnh phúc được. Có những người có rất nhiều tiền và họ biết những thứ ấy mang lại cho họ rất nhiều khổ đau, tuyệt vọng, cô đơnxa cách. Như vậy, tiền tài không phải là yếu tố của hạnh phúc chân thật. Ta nghĩ rằng có tiền là ta có sức mạnh, có uy quyền. Thứ uy quyền ấy có thể đem lại cho ta một ít niềm vui, an ninh và niềm tự hào, nhưng chúng luôn luôn mang theo trong nó chất liệu của cay đắng, khổ đau, chia rẽ, sợ hãibất an, bởi vì chúng được phát sinh trên những ý niệm về ngã, về sự kỳ thị, ảo tưởngvô minh. Nhìn sâu vào đối tượng của sự mong cầu, thèm khát của ta, ta thấy rằng chúng thật sự không phải là đối tượng đáng để theo đuổi.

Nếu là một người nghiện rượu, ta sẽ nghĩ rằng mình không thể sống được nếu không có rượu. Ta cần phải nhìn sâu vào bản chất của rượu để thấy nó được chế tạo như thế nào. Rượu sẽ đem lại cho ta và những người chung quanh ta những kết quả gì? Nó sẽ gây tác hại như thế nào đến tim, gan, phèo, phổi... cảm thọtâm thức của ta? Nó sẽ gây tác hại gì đến môi trường sống và ảnh hưởng như thế nào đến nạn đói của con người? Nếu nhìn kỹ vào bản chất của nó, ta sẽ thấy rằng đối tượng của sự thèm khát về rượu của ta không phải là yếu tố hạnh phúc đích thực, không đáng cho ta tham cầu. Biết rằng rượu và các chất độc tố khác có thể tàn phá trầm trọng đến sức khỏetâm thức của ta, ta có thể chết vì nó hoặc gây ra thương đau cho những người khác, ấy vậy mà ta vẫn cứ chạy theo nó không biết nhàm chán. Đức Thế Tôn đã sử dụng hình ảnh của một người đàn ông thấy ly nước trong khi đang bị khát nước gần chết. Nước trong ly trông rất mát và hấp dẫn, nhưng có độc tố. Có một người cảnh báo ông ta rằng nước trong ly ấy có độc, không được uống! Người ấy bảo: ''Nếu uống nó vào, ông sẽ chết hoặc giả không chết thì cũng đau đớn gần như chết. Đừng uống! Ông nên tìm thứ nước khác để uống. Dùng thứ gì khác cũng được để giải cơn khát, hoặc để tôi đi tìm nước lành cho ông uống; tuyệt đối không được uống nước trong ly đó.'' Nhưng vì người đàn ông kia quá khát và nước trong ly ấy trông quá hấp dẫn khiến ông ta nghĩ rằng uống ly nước này vào rồi chết cũng được, cũng thỏa mãn và ông ta đã vồ lấy ly nước và uống vào. Sau khi uống rồi, ông ta quằn quại, khổ đau khôn xiết. Đối với tiền tài, danh vọng, uy quyền, sắc dụcthức ăn ngon cũng như thế. Khi thấy các thức ăn ngon, hấp dẫn chưng bày trên bàn, ta khởi tâm thèm muốn, rồi nghĩ rằng mình không thể hạnh phúc nếu không ăn được những món đó, cho dù có người cảnh báo với mình rằng anh sẽ chết hoặc sẽ đau đớn khổ sở nếu ăn những thứ đó vào. Thế mà anh ta vẫn cứ ăn. Vì quá thèm khát nên khiến ta nghĩ hạnh phúc không thể có được nếu ta không ăn được các thức ăn đó. Rồi ta nghĩ: ''Không sao! Ăn rồi chết hoặc ôm bụng mà rên cũng cam chịu hoặc sau này nếu cần thì uống thuốc xổ cũng chẳng sao; ít ra ta cũng thỏa mãn được cơn thèm khát của ta.'' Nhiều người trong chúng tathái độ như vậy. Thật là dại dột.

Tôi biết có một cô nọ đã tiếp nhận Năm Giới cách đây vài năm trong một khoá tu. Sau này cô ta gặp một người đàn ông cùng khóa học và hai người yêu nhau. Ông ta nói với cô rằng: ''Anh đã lập gia đình nhưng không cảm thấyhạnh phúc với vợ của anh. Khi gặp em, anh biết em là người mà anh yêu thương nhất, là người tâm đầu ý hợp nhất. Đối với anh, em là tất cả.'' Và ông ta khóc. Ông ta đã có vợ, có một đứa con, thế mà ông ta còn muốn gian díu với người phụ nữ này. Ông không thấy rằng nếu làm như thế, ông sẽ gây rất nhiều khổ đau cho cô, cho chính ông, cho vợ và con của ông. Nhờ bà đã tiếp nhậnhành trì Giới Thứ Ba trong Năm Giới, nên bà đã cứng rắn trả lời với ông ta: ''Không, em không thể thiết lập liên hệ tình cảm với anh được.'' Tuy nhiên trong thâm tâm, bà vẫn rất muốn tiếp tục mối tình giữa hai người. Cuối cùng, sau khi mãn khóa, ông trở về nước của ông; bà cảm thấy rất cô đơn. Vì cô đơn, bà đã sinh tâm hờn ghét Năm giới, nhất là giới thứ ba. Bà than rằng: ''Năm giới đã cản trở tình yêu của tôi. Năm giới đã cản trở tôi liên hệ với người đàn ông mà tôi yêu quý nhất. Cả hai chúng tôi đều có lương tâm, muốn sống chung với nhau. Giới thứ ba thật đáng ghét.'' Thật tội nghiệp. Tôi tin chắc là nếu bà tiếp tục tiến tớithiết lập liên hệ với ông ấy, thì bà đã tạo ra rất nhiều khổ đau cho chính bà, cho ông và cho nhiều người khác. Bà chưa bao giờ nếm cái khổ ấy nên bà ghét luôn giới thứ ba của Năm giới cũng là chuyện dễ hiểu; đó gọi là giận cá chém thớt. Chúng ta phải nhìn sâu vào đối tượng tham cầu của ta để thấy cho được nó sinh khởi như thế nào, nó sẽ có tác động lên ta và những người chung quanh ta ra sao. Nếu có được cái thấy xác thực về nguồn gốc và hậu quả của nó, ta sẽ không ưa thích nó, vì biết rằng nó sẽ đem lại rất nhiều khổ đau, sự tan nát, đổ vỡ cho ta và cho những người ta thương.

niệm thực là loại thức ăn thứ ba trong kinh Tứ Thực mà chúng ta đã được học. Đức Thế Tôn chia sẻ hình ảnh của một người đàn ông bị hai lực sĩ dìu vào hố lửa. Người đàn ông ấy rất muốn sống. Ông ta kêu la thảm thiết: ''Xin đừng, xin đừng. Xin đừng liệng tôi vào hố lửa. Tôi không muốn chết! Tôi không muốn chết!'' Thế nhưng hai lực sĩ vẫn mặc nhiên lôi kéo ông ta và liệng ông ta vào hố lửa. Đức Thế Tôn nói rằng hai lực sĩ ấy chính là sự thèm khát, là ý muốn của ta. Ta không muốn chết, không muốn khổ, nhưng vì sự thèm khát, tham cầu của ta mà bị kéo vào hầm hố của khổ đau. Nhìn sâu vào bản chất của đối tượng thèm khát, tham cầu, vướng mắc với năng lượng chánh niệmchánh định, ta sẽ khám phá ra được bản chất đích thực của nó, ta không còn chạy theo nó nữa. Đó gọi là thiền chỉ (dừng lại) và thiền quán (nhìn sâu).

Thời bây giờ người ta dùng những con mồi được chế tạo bằng nhựa để câu cá. Người ta không dùng loài côn trùng như xưa nữa. Con cá thấy con mồi rất hấp dẫn, hấp dẫn hơn cả mồi thiệt. Nhưng khi nó đớp vào thì bị dính câu. Nó không biết rằng trong con mồi nhựa được trang bị với những màu sắc rực rỡ, hấp dẫn ấy có ẩn chứa một lưỡi câu rất nhọn, sắc bén và ghê rợn. Lối hành xử của ta cũng không khác gì những con cá kia. Ta có một nhận thức rất sai lầm về đối tượng của sự thèm khát, tham cầu và vướng mắc của ta. Ta nghĩ đời sống sẽ không có ý nghĩa, rằng ta không thể hạnh phúc được nếu không có những thứ này, thứ kia; nghĩa là không có năm thứ dục lạc: tiền tài, danh lợi (quyền hành), sắc dục, thức ăn ngon và ngủ nhiều. Có hàng triệu cách để ta có thể có hạnh phúc, nhưng vì ta không biết cách mở lòng để đón nhận, để cho niềm vui và hạnh phúc đến với ta. Ta chỉ biết chạy theo những đối tượng của dục lạc, thèm khát và tham cầu mà thôi. Nhiều người trong chúng ta đã đi qua kinh nghiệm đó và thấy được sự thật là càng chạy theo đối tượng của sự thèm khát, tham cầu ta càng khổ đau da diết. Ở đây tôi xin kể một câu chuyện nói về đời sống của một dòng suối để giúp quý ví hiểu rõ về vấn đề này. Câu chuyện rất hay và có ý nghĩa. Có một cái thác nước đổ xuống từ đỉnh núi cao. Thác nước chảy rất mạnh, hào hùng, tràn đầy sức sống. Thác nước tuôn chảy liên tục và ước muốn của nó là xuôi về biển cả. Thác nước muốn ra tới biển cả càng sớm càng tốt. Khi thác nước chảy tới các vùng đồng bằng, phù sa và ruộng đất, tự dưng nó chảy chậm lại và biến thành dòng sông. Khi đã trở thành dòng sông, nó không thể chảy ào ào, hùng vĩ như khi còn là thác nữa. Trong khi vận chuyển chậm rãi như thế, dòng sông bắt đầu phản chiếu những cụm mây bay lơ lửng trên trời. Mây biểu hiện nhiều hình thái khác nhau và dòng sông bỏ hết thì giờ của nó để chạy theo chúng, chạy theo hết đám mây này đến cụm mây nọ. Nhưng những đám mây không bao giờ ở yên một nơi; chúng đến rồi đi. Dòng sông cảm thấy trống vắng, cô đơn. Nó khóc than, buồn tủi, vì không có một đám mây nào ở lại với nó mãi mãi.

Sự thực là các hiện tượng (pháp) đều Vô thường, thay đổi, biến diệt không ngừng. Dòng sông đau khổdo thái độ bám víu của nó, là do cách nhìn, cách hành xử không sáng suốt của nó.

Một hôm nọ, khi có cơn gió mạnh thổi ngang qua, đẩy đi hết những đám mâyhiển lộ một vòm trời xanh biếc. Nhìn lên trời thấy không còn một gợn mây nào, dòng sông nghĩ: ‘‘Đời sống thật vô vị, không đáng sống.’’ Dòng sông không biết cách thưởng thức trời xanh. Dòng sông thấy trời xanh như là một cái gì trống vắng, vô vị, buồn chán. Tối hôm đó, dòng sông muốn hủy diệt đời mình. Làm sao dòng sông có thể tự hủy diệt chính mình?

Không có một thứ gì mà ta có thể biến thành không, thành hư vô được. Trong suốt đêm đó, dòng sông khóc than thảm thiết. Đó là tiếng gào của nước sông vỗ bờ. Đây là lần đầu tiên dòng sông trở về đối diện với chính mình.

Từ trước tới nay dòng sông chỉ sống trong sự vọng cầu, bỏ mình để đi tìm mình. Dòng sông nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có thể được tìm thấy ở ngoài mình, nghĩa là nó phải đợi ra tới biển cả hoặc đợi khi nó làm những đám mây bay tung tăng trên trời mới hạnh phúc thật sự. Lần đầu tiên dòng sông trở về với chính mình và lắng nghe tiếng vỗ của những cơn sóng gào của chính mình, dòng sông đột nhiên khám phá ra một điều hết sức sâu sắc và quan trọng. Trước đây dòng sông không biết rằng mình được làm bằng những yếu tố không phải mình. Dòng sông đã dại dột chạy theo những đám mây, nghĩ rằng mình không thể hạnh phúc nếu không có những đám mây. Dòng sông đã không nhận ra được rằng mình được làm bằng những đám mây. Những gì dòng sông đang tìm cầu đều đã có mặt trong tự thân. Hạnh phúc chỉ đơn giản như thế. Ấy vậy mà bấy lâu nay dòng sông không biết.

Nếu ta biết cách trở về an trú trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, nhận thấy rằng những yếu tố của hạnh phúc đã có mặt trong ta và chung quanh ta, lúc ấy ta không cần chạy tìm đâu xa nữa. Ta chấm dứt được sự tìm cầu. Và hạnh phúc chân thực tự dưng hiển lộ. Trong một đêm nhìn lại, đột nhiên dòng sông nhận ra được rằng có một cái gì đó đang phản chiếu trong lòng mình, đó là bầu trời xanh. Lần đầu tiên trong đời dòng sông cảm nhận được bầu trời xanh bình an, đẹp đẽ, mầu nhiệm, vững chãithảnh thơi như chưa bao giờ từng cảm nhận. Dòng sông biết rằng hạnh phúc của mình phải được làm bằng các chất liệu của vững chãi, thảnh thơibình an. Đột nhiên dòng sông tràn ngập niềm hạnh phúc, vì đây là lần đầu tiên dòng sông cảm nhận được bầu trời xanh. Trước kia, dòng sông chỉ để ý đến những đám mâyhoàn toàn thờ ơ với bầu trời. Đây là một đêm của sự chuyển hóa thâm sâu. Những tiếng than khóc của dòng sông, những sầu muộn của dòng sông đã được chuyển hóa thành niềm vui, hạnh phúc, an lạc, vững chãithảnh thơi. Ngày hôm sau, trời yên gió lặng, mây bốn phương quay về quần tụ. Bây giờ dòng sông đã biết phản chiếu, biết thưởng thức từng cụm mây, nhưng không bị vướng mắc vào mây. Dòng sông đã biết nhìn với con mắt không phân biệt, với con mắt bình đẳngvô tướng. Mỗi khi thấy những đám mây xuất hiện, dòng sông nói với những đám mây: ''Chào các anh, các chị! Các anh, các chị rong chơi có vui không?’’ Khi những đám mây ra đi, tan biến, dòng sông không buồn tủi như trước. Dòng sông đã tìm thấy được tự do nơi chính mình. Dòng sông biết tự do là nền tảng của hạnh phúc. Dòng sông đã thực tập dừng lại và chấm dứt được sự tìm cầu. Đêm hôm ấy, có điều gì đó rất mầu nhiệm đã xảy ra; đó là hình bóng của vầng trăng tròn phản chiếu trong lòng sông. Dòng sông rất hạnh phúc được cùng mây và trăng rong chơi; dòng sông không cần đợi ra tới biển cả mới hạnh phúc, bởi vì dòng sông biết trong mình đã có biển cả và trong biển cả đã có mình. Mỗi dòng chảy đều được hòa lẫn cùng trăng, mây và gió... Vũ trụ cùng dòng sông tấu lên khúc nhạc vô sinh trầm hùng và tất cả đều đem lại cho dòng sông niềm vui và hạnh phúc. Dòng sông thấy rõ mình cũng là mây, là biển cả. Dòng sông rất hạnh phúc trên đường đi tới biển cả. Dòng sông đã giác ngộ rằng không có con đường đi tới hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường.

Nhìn kỹ lại, ta thấy mỗi người chúng ta là một dòng sông. Chúng ta bắt đầu như một thác nước đổ xuống từ đỉnh núi cao và muốn chảy nhanh về biển cả. Sau một thời gian, ta đột nhiên hoạt động chậm lại và bắt đầu chạy theo những đối tượng thèm khát của ta; và ta khổ đau. Đôi khi vì quá khổ, ta đâm ra chán chường, tuyệt vọng, không muốn sống. Song, ta có cơ hội trở về nhìn lại chính mình, đột nhiên nhận ra được rằng đối tượng thèm khát của ta chính là nguyên nhân gây ra khổ đau, tuyệt vọngphiền não cho ta. Ta bắt đầu khám phá ra được tất cả những yếu tố của hạnh phúc đều đang có mặt trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây. Những gì ta muốn tìm cầu đều đang có mặt ngay ở đây. Trong khoảnh khắc ấy, ta đạt được tự do lớn mà từ trước tới nay ta chưa bao giờ có; ta có khả năng sống sâu sắc trong từng giây phút của đời sống hàng ngày. Bây giờ ta đã trở thành một dòng sông có hạnh phúc và có thể giúp những dòng sông quanh ta sống hạnh phúc như ta.

Đức Thế Tôn có dạy rằng đối tượng thèm khát, tham cầu của ta không phải là hạnh phúc chân thật. Ngài đã dùng rất nhiều ví dụ để giúp ta thấy rõ điều này. Trước hết, Ngài nói rằng đối tượng thèm khát và tham cầu của ta được ví như bó đuốc cầm ngược gió. Ngọn lửa từ bó đuốc sẽ đốt cháy ta. Nếu ta không hiểu rõ bản chất của nó, không biết cách quản lý nó thì nó sẽ đốt cháy ta.

Ví dụ thứ hai là hình ảnh của một khúc xương trần. Khúc xương trần không còn dính chút thịt, vậy mà con chó rất ưa thích, thèm thuồng nó. Con chó ôm lấy khúc xương trần ấy mà gặm suốt ngày, nhưng không được chút bổ dưỡng nào. Nó gặm suốt ngày không bao giờ biết chán, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn; có khi khúc xương trần đó chỉ là một khúc xương bằng nhựa. Đức Thế Tôn nói rằng đối tượng của sự thèm khát của ta cũng tựa như khúc xương trần ấy.

Ví dụ thứ ba là hình ảnh của một hố lửa. Những người bị bệnh hủi, khắp mình ngứa ngáy hết sức khổ sở. Những ai bị bệnh này thường không được ở trong thôn xóm với dân làng. Họ đặc biệt được đưa vào một khu rừng hoặc một hòn đảo xa đất liền để sống với nhau như một cộng đồng của những người bị bệnh hủi. Nơi vùng họ ở có tạo dựng một hố lửa rất lớn. Mỗi ngày họ áp tay chân sát bên hầm lửa đang bốc cháy ngùn ngụt để gãi cho đã ngứa. Làm như vậy họ cảm thấy rất dễ chịu. Càng ngứa, càng gãi chừng nào, họ càng cảm thấy đã ngứa, sung sướng chừng ấy. Họ cảm thấy đó là hạnh phúc. Đức Thế Tôn nói rằng chỉ khi bị bệnh hủi, ngồi bên hầm lửa và gãi cho đã ngứa mình mới thấy đó là điều hạnh phúc nhất và cảm thấy rất sung sướng thỏa mãn. Nếu mình không bị bệnh hủi mà mỗi ngày cứ áp tay chân sát bên hố lửa, thì đó quả là một cực hình.

Ví dụ thứ tư là hình ảnh của một miếng mồi. Khi con chim nhỏ gắp được một miếng mồi, bay lên trên không, lúc ấy có con chim lớn hơn thấy được và đuổi theo con chim nhỏ. Nếu con chim nhỏ không buông miếng mồi vừa mới kiếm được thì con chim lớn sẽ tấn công và có thể giết con chim nhỏ để đoạt lấy miếng mồi. Cũng vậy, đối tượng thèm khát, mong cầu của ta có thể giết chết ta nếu ta không buông miếng mồi ra. Trong lúc thở vàothở rachánh niệm, ta thiết lập thân tâm vững chãi, có mặt đích thực trong giây phút hiện tại, đưa thân và tâm trở về một mối, rồi nhìn sâu vào đối tượng mong cầu, thèm khát của ta để thấy cho được bản chất đích thực của nó. Nếu có cái thấy sâu sắc về nó, thì nó sẽ không trói buộc, sai sử ta nữa, ta hoàn toàn được tự do. Ta sẽ chuyển ý niệm hạnh phúc của ta về hướng khác, hướng của hiện tại, của bây giờ và ở đây.

Đây là giáo lý rất cao thâm mà tất cả chúng ta đều nên thẩm định và đem ra thực tập. Chúng ta phải giúp người trẻ học hỏithực tập giáo lý cao thâm như giáo lý Hiện pháp lạc trú đức Thế Tôn đã dạy. Thế nào gọi là chân hạnh phúc? Chân hạnh phúcthể đạt tới trong hiện tại được không? Những điều kiện của hạnh phúc có thật có trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây hay không? Chúng ta có cần chạy tìm hạnh phúc ở tương lai không? Những câu hỏi này rất thực tế và giúp ích cho quá trình thiền quán của ta. Các nhà trị liệu, giáo chức, nhà chính trị và tất cả mọi người đều nên học hỏithực tập theo giáo lý này nếu ta muốn chuyển hóa khổ đau, đem lại hạnh phúc, an lạc và hòa bình chân thực cho cuộc sống. Chúng ta hãy đến với nhau để cùng thực tập như một Tăng thân, một cộng đồng, cùng nhìn sâu để cống hiến cho nhân loại, xã hội và dân tộc ta tuệ giác, nhất là tuệ giác cộng đồng. Đức Thế Tôn nói cuộc đời có khổ - Khổ đế - sự thật thứ nhất, nhưng khổ ở đây được diễn tả như một Sự Thật mầu nhiệm. Ngài cũng nói đến con đường thoát khổ - Đạo đế - Sự Thật mầu nhiệm thứ tư. Nhìn sâu vào khổ, ta thấy được những nguyên do xa gần (nội tại và ngoại tại) kết cấu thành và khi thấy được gốc rễ, nguyên do của khổ đau, thì khổ đau không còn bị tác động, không tạo tác và ta chấm dứt được khổ đau, đem lại hạnh phúc. Rõ ràng ta có cách chuyển hóa khổ đau, xây dựng an lạc và hòa bình cho ta, cho người, cho đất nước, xã hội ta. Đạo Bụt không quan niệm đời sống một cách bi quan, yếm thế như nhiều người tưởng. Theo lời Bụt dạy, nếu ta trốn chạy khổ đau, chán ghét khổ đau thì chẳng khác nào người làm vườn muốn trồng hoa mà chối từ rác, phân xanh. Chối từ rác và phân xanh thì làm sao có hoa? Nhìn cho kỹ, ta thấy rác và hoa tương tức, rác và hoa nương nhau mà biểu hiện.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.