Cám Ơn Ngục Tù

15/03/20194:19 CH(Xem: 5162)
Cám Ơn Ngục Tù
NẮNG MUỘN
Tác giả: Thích Chân Tính
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ
 
CÁM ƠN NGỤC TÙ

Tôi được trả tự do vào một buổi chiều mưa tháng Bảy. Bước chân ra khỏi trại giam không một người thân chờ đón. Trước mắt chỉ là con đường dài hun hút mưa tầm tã. Mặc kệ tôi cứ lầm lũi bước tới. Mưa cũng tốt, nó sẽ gột rửa phần nào sự dơ uế ở thân tâm tôi sau mấy năm ngồi tù.

Đi chừng hơn mười phút thì tôi gặp một ông già lái chiếc công nông, cũng cỡ ông già tôi ở nhà. Thấy bộ dạng tôi ông hỏi có muốn đi nhờ ra đường lộ hay không, tôi có chút ngạc nhiên vì vùng này dân cư thưa thớt, và hầu hết họ đều biết những người lạ mặt xuất hiện ở đây không ai khác đều là những kẻ mới ra tù. Thái độ thường tình của mọi người là khinh bỉ và quay lưng. Ông cụ thì khác, ông niềm nở như thể không quan tâm mấy về việc anh vừa từ chỗ nào ra vậy.

Tôi ngồi lên xe và ông bắt đầu nói chuyện. Ông nói mình không phải dân ở đây, chỉ là xuống thăm đứa con gái rồi tiện thể giúp nó làm ít việc vặt vì ông vốn là một nhà nông chính hiệu ở Đăk Lăk. Tôi đang thầm nghĩ vì không phải dân ở đây nên chắc ông không biết tôi mới ra tù. Nhưng điều đó càng khiến tôi khó chịu hơn. Thà rằng người ta biết mà vẫn cảm thông cho mình thì vẫn tốt hơn khi họ nghĩ mình là một người bình thường tốt đẹp như bao người. Cảm giác lừa dối người khác cứ quanh quẩn trong đầu tôi.

Đang vẩn vơ thì ông đánh thức tôi quay về thực tại khi bắt đầu kể về cuộc đời mình. Ông nói mình đã từng vào tù vì một vụ tranh chấp đất đai không thành nên lỡ tay đánh người khá nặng và không có tiền để đền bù hòa giải nên phải đi tù. Ông nói nhìn tôi thì đã biết mới ở chỗ ấy ra vì con gái ông đã kể trong vùng này có một trại giam. Tôi ngồi im như phỗng vì hóa ra ông đã biết nhưng vẫn cho tôi đi nhờ. Nhưng cảm giác có người cùng cảnh ngộcảm thông cho mình khiến tôi thấy vui trở lại. Tôi không có cái quyền đòi hỏi người thân hay xã hội phải bao dungtha thứ cho mình nhưng trong thâm tâm mình, tôi rất mong họ sẽ làm như vậy.

Ông kể ngày trước mình đi tù vì cái chuyện không quá to tát nhưng mãn hạn về nhà thì gặp phải sự ghẻ lạnh của bà con xóm làng. Có lẽ trong thâm tâm họ vào tù dù bất cứ lý do gì cũng là điều không thể chấp nhận được. Cũng có vài người giữ mối quan hệ xã giao với ông nhưng vô cùng gượng gạo, như thể họ miễn cưỡng vì sợ ông sẽ lỡ tay đả thương họ như đã từng làm với gã hàng xóm. Ông thực sự rất sốc và buồn, dù người thân có an ủi, xoa dịu, nhưng cái cảm giác lạc lõng bơ vơ giữa bà con lối xóm khiến ông chịu không nổi và phải dọn nhà vào Đăk Lăk. Đi như một sự trốn chạy cái nơi không thể chấp nhận mình.

Vào Đăk Lăk ông vẫn cứ thấp thỏm sợ người ta sẽ biết chuyện mình đã từng đi tù nên cứ canh cánh trong lòng một nỗi lo. Khi ta cứ cố tâm che giấu một điều gì thì quả thật rất khổ sở. Biết thì đã sao, mình đâu có sống nhờ bát cơm của họ cả đời đâu mà lại phải như vậy! Tranh đấu với chính mình đã bao nhiêu lần nhưng ông vẫn chưa bao giờ thắng được cái nỗi sợ hãi ấy.

Một lần đứa con gái ông theo mấy người hàng xóm đi chùa. Thấy hay và vui nên nó đi mỗi ngày. Rồi những khi chùa giảng kinh cả ngày thì nó cũng nghỉ việc để tham dự. Đi chùa và nghe những lời dạy của các thầy, nó về cũng khuyên ông nên sống bình thản và vui vẻ, đừng nặng nề nhiều chuyện quá khứ. Bất luận người ta biết hay không biết việc ba làm cũng không quan trọng, vì từ sau khi ra tù ba đã hoàn toàn làm một người lương thiện, không cố tình gây gổ với ai thêm lần nào. Rồi nó nói mấy thầy dạy trên đời chỉ có hai loại người mạnh nhất, đáng được tán thánhọc hỏi: một là người không phạm lỗi lầm, hai là người phạm lỗi nhưng biết sửa và sẽ không bao giờ phạm vào điều đó nữa. Người không phạm lỗi chỉ có hàng thánh nhân, còn lại đa phần chúng ta đều phạm sai lầm từ trong lời nói, hành động lẫn ý niệm. Nhưng chúng ta không biết điều đó, chỉ nghĩ rằng giết người cướp của mới là tội. Vì vậy ba là một kẻ mạnh, đã không lặp lại lần thứ hai cho cùng một lỗi lầm. Ba nên vui vì điều đó mới phải, mặc kệ thiên hạ nghĩ gì.

Nghe con gái nói vậy ông cũng có phần thư thả vì nghĩ mình thật sự cũng không đáng phải chịu khổ mãi như vậy. Nhưng sự thực thì cái rễ lo sợ kia chỉ là tạm thời nằm yên trước lời rao giảng và giải thích của đứa con chứ chưa bao giờ bị đánh bật cả. Thế nên thỉnh thoảng ông vẫn cứ giật mình khi thấy người ta tụm lại nói chuyện với nhau, ông cứ sợ họ biết quá khứ của ông.

Mọi việc đã hoàn toàn thay đổi khi đứa con gái mang về cho ông một cuốn sách nhỏ, nó bảo hôm nay khi giảng xong, thầy phát quà cho mọi người, đó là một câu chuyện ghi lại lời dạy của Phật về cái ngắn ngủi tạm bợ của đời sống. Nó nói ba có rảnh thì coi đi, biết đâu nó có ích.

Tôi hoàn toàn quên mất mình là ai, vừa từ đâu tới chỉ chăm chú nghe chuyện đời ông. Khi nghe đến điều làm ông thay đổi và xóa được hẳn cái mặc cảm tù tội và lo sợ sự ghẻ lạnh của người đời, tôi hỏi dồn: “Sách gì vậy ông?” Ông cười hề hề rồi nói tốt nhất tôi nên về nhà chơi, ông sẽ cho tôi một quyển. Rồi ông tiếp tục kể điều gì trong đó làm ông thay đổi. Xin trích dẫn nguyên văn bài Kinh ấy (lúc đầu tôi chẳng biết lời Phật dạy phải gọi là Kinh):

Đời Là Cõi Tạm

Ngày xửa ngày xưa, này các Tỳ Kheo, có vị thầy tu tên là Araka, người mà không còn ham muốn nhục dục. Ông có hàng trăm đệ tử, và đây là giáo lý mà ông đã dạy cho họ:“Ngắn ngủi thay cho kiếp người, này Bà La Môn, kiếp người thì có hạn và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người thì không ai thoát khỏi cái chết”.

Giống như giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ, rồi tan biến vội vàng dưới tia nắng ấm áp của mặt trời; này Bà La Môn, kiếp người thì có hạn và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người thì không ai thoát khỏi cái chết”.

“Giống như những giọt mưa từ trên trời rơi xuống, nặng hạt, va chạm vào nhau vỡ thành bong bóng nước, rồi chúng tan biến vội vàng; này Bà La Môn, kiếp người thì có hạn và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người thì không ai thoát khỏi cái chết”.

“Giống như những giọt mưa từ trên trời rơi xuống, nặng hạt, va chạm vào nhau vỡ thành bong bóng nước, rồi chúng tan biến vội vàng; này Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mỏng manh như bong bóng vỡ. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”.

“Giống như ta cầm nhánh vẽ hình trên mặt nước, hình vẽ tan biến vội vàng; này Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mỏng manh như bong bóng nước. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”.

“Giống như ta cầm nhánh cây vẽ hình trên mặt nước, hình vẽ tan biến vội vàng; này Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì nhạt nhòa như hình vẽ loang ra trên mặt nước. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”.

“Giống như dòng suối trên núi, xuất hiện từ phương xa, nhanh chóng đổ xô xuống từ trên cao, cuốn theo nhiều xác lá vụn rồi vun vút lao về phía trước, không có lúc nào ngừng nghỉ; này Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mỏng manh như bong bóng nước. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người thì không ai thoát khỏi cái chết”.

“Giống như người lực sĩ dùng lưỡi trong miệng, gom một mảng nước bọt vào đầu lưỡi, rồi nhổ nó ra dễ dàng; này Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mỏng manh như bong bóng nước. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”.

“Giống như miếng thịt bị ném vào một cái chảo sắt đã bị đốt cháy suốt ngày, miếng thịt sẽ bị nướng cháy hoàn toàn; này Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mỏng manh như bong bóng nước. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”.

“Giống như con bò bị dẫn ra lò sát sinh để làm thịt, mỗi bước chân bò bước tới là tiến đến gầnsát sinh hơn, đưa cổ gần kề cái chết; này Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mỏng manh như bong bóng nước. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”.

Này các Tỳ Kheo, vào lúc đó tuổi thọ của con người là 60.000 năm. Vào thời kỳ này các thiếu nữ chờ đến 500 tuổi họ mới bắt đầu lập gia đình. Trong những ngày này con người chỉ có sáu sự phiền não: sự lạnh lẽo, sự nóng bức, sự đói ăn, sự khát nước, đi cầu và đi tiểu. Mặc dù mọi người sống rất lâu và chịu rất ít phiền não, thầy Araka vẫn giảng dạy cho các đệ tử rằng: “Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”.

Này các Tỳ Kheo, ngày nay chúng ta có thể nói một cách đúng đắn, “Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều này một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”; bởi vì con người ngày nay chỉ sống thọ đến một trăm năm hoặc là hơn một chút. Và khi sống một trăm năm, chúng ta chỉ có ba trăm mùa: một trăm mùa đông, một trăm mùa hè, và một trăm mùa mưa. Khi sống một ngàn hai trăm tháng, chúng ta chỉ có số lần cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần là hai ngàn bốn trăm lần: tám trăm lần mùa đông cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần, tám trăm lần mùa hè cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần, và tám trăm lần mùa mưa cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần.

Và khi sống hai ngàn bốn trăm lần cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần (nghĩa là 100 năm), chúng ta chỉ có 36.000 ngày: 12.000 ngày mùa đông, 12.000 ngày mùa hè, và 12.000 ngày mùa mưa. Và khi sống 36.000 ngày, chúng ta chỉ có 72.000 bữa ăn: 24.000 bữa ăn vào mùa đông, 24.000 bữa ăn vào mùa hè, và 24.000 bữa ăn vào mùa mưa.

Và chuyện ăn uống này bao gồm việc bú sữa mẹ và những lần không ăn. Và đây là lý do cho những lần không ăn: khi bị khó chịu, khi bị buồn phiềnđau khổ, hoặc khi bị đau ốm, và khi không ăn uốnglý do tôn giáo hoặc khi chúng ta không kiếm được thức ăn.

Này các tỳ kheo, ta đã ước lượng đời sống của một người đến trăm tuổi: sự giới hạn về tuổi thọ của họ, tổng kết các con số mà họ đã sống như: số mùa, số năm, số tháng, số lần cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần, số ngày đêm, số bữa ăn, và số bữa không ăn.

Vì ta có lòng từ bi, vì ta muốn các đệ tử có sự phước lợi, nên những gì cần phải làm từ một vị thầy từ bi, ta đã làm xong. Này các Tỳ Kheo, hãy nhìn xem, nơi đây là gốc rễ cây; nơi kia là những túp lều trống. Này các Tỳ Kheo, hãy chú tâm thực tập thiền định, không được lơ là, cẩu thả, kẻo mà hối tiếc về sau. Đây chính là bài giảng của ta cho các ông.”[1]

Ông nói khi đọc xong bản kinh cảm thấy như thể nó dành cho mình nên ngồi lại và bắt đầu suy nghĩ. Như đức Phật nói thì ông sinh ra vào lúc tuổi thọ chỉ còn có mấy mươi, mà ông lại đang gần chạm đến cái giới hạn của nó, tức gần đất xa trời rồi, vậy thì có uổng phí hay không khi cứ mãi ôm cái nỗi lo sợ vô cớ ấy mỗi ngày đến nỗi ăn ngủ gì cũng cứ canh cánh không biết lúc nào người ta sẽ biết. Ngồi nhìn lại thì cuộc đời ông chả có gì gọi là sung sướng từ tấm bé: sinh ra trong thời loạn lạc, mọi nhu cầu đều thiếu hụt, đến tuổi lập gia đình thì lại phải làm thuê làm mướn để nuôi vợ nuôi con. Bao nhiêu là nỗi vất vả từ vật chất đến tinh thần ông đã phải nếm trong suốt mấy mươi năm, vậy còn chưa đủ hay sao mà cứ phải ôm thêm cái cục lo sợ những lỗi lầm quá khứ mãi vậy! Đức Phật chẳng phải đã dạy rất rõ ràng là phải tranh thủ những tháng ngày ngắn ngủi của kiếp người để làm thiện và tích đức đó sao? Nếu ông buông ra từ sớm và chăm chỉ vun bồi nghĩ thiện làm thiện chắc ông đã thoải mái lắm trong hai mươi mấy năm trời chứ không phải luống uổng tháng ngày vào cái nỗi sợ vô bổ không hình tướng này. Ông thú thật chẳng hiểu gì lời dạy cho các vị Tỳ Kheo ở đoạn sau, ông chỉ cảm thấy mấy phần đầu là hợp với mình vì nó làm ông dễ hiểu, và lời Phật dạy còn sâu sắc hơn thế nhiều chứ không đơn thuầnviệc làm thiện tích đức. Nhưng với ông bấy nhiêu cũng đủ rồi, vì kể từ ngày ông có được cuốn sách nhỏ ấy, người ta bắt đầu thấy ông thay đổi. Ông vui vẻ cởi mở hơn với xóm giềng, tham gia vào các việc công ích xã hội như phụ xây đường bê tông, phụ người ta phát rẫy, dọn cỏ lúc ông không bận việc nhà. Hơn hết là ông dành thời gian cho việc tìm hiểu thêm về lời Phật dạy. Không thể kể hết nhưng đại khái là ông dường như đã rũ bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi. Lúc trước ông không cho phép mình quá thân cận với mọi người, vì sợ họ bắt chuyện rồi sẽ vô tình moi móc được cái quá khứ tù tội của mình. Ngay cả vợ con, ông cũng hạn chế việc giao tiếp của họ. Ông làm cho mình và người thân bị giam lỏng trong cái nỗi sợ vô hình hơn hai chục năm trời.

Đó là lý do giờ đây ông có thể chấp nhận và chuyện trò với tôi như một người bình thường. Sau khi biết được giá trị của đời người, ông không để thời gian của mình luống uổng vào những điều nhỏ nhặt không đáng nữa. Ông nhận ra một cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi ta sống trọn vẹn và hết mình trong khả năng và giới hạn của ta. Nói cách khác, sống sao để khi buông tay nhắm mắt lòng thanh thản không hối hận, đừng để đến lúc hấp hối lại khởi niệm “giá như mình có thể làm lại…”. Và hơn ai hết ông hiểu cái cảm giác mặc cảmlo lắng của một kẻ lầm lỗi nay muốn hòa nhập với cộng đồng như thế nào, nên ông đã xóa ngay cái ranh giới ấy ngay khi vừa thấy bóng dáng lầm lũi của tôi.

Xe dừng trước nhà con gái ông, tôi được chào đón như một người khách quá bộ lỡ đường. Trong đêm đó tôi nhắc ông nhớ cho tôi cuốn sách nhỏ ấy vì nó chắc chắn sẽ giúp tôi tìm thấy sức mạnh của sự sửa đổi và làm cho người khác chấp nhận con người mới của mình thay vì ngồi chờ lòng thương hạitha thứ của họ. Lúc chúng ta làm điều sai trái bằng tất cả sự hùng hổ can đảm, thì bây giờ cũng hãy lấy sự dũng cảm ấy để chịu đựng sự khi dễ của mọi người. Con người chắc chắn sẽ mạnh mẽ và có ích hơn nếu họ biết nhân quả công bằng như thế nào. Vì vậy thay vì buông lời trách móc thái độ của người khác, hãy dành thời gian để làm mới thân tâm của mình. Nhìn sâu vào nhân quả thì người ta không thực sự muốn đối xử với những người phạm lỗi như vậy, nhưng đó là những gì họ phải gánh chịu vì đã làm người khác khổ. Mình không thể oán trách rằng “tôi đã phải chịu cảnh tù tội ngần ấy năm vậy còn chưa đủ hay sao? Sao lại không cho tôi một cơ hội làm lại chứ?” Họ đâu phải là người xúi mình làm bậy đâu mà bảo họ cho mình cơ hội làm lại. Giải pháp tốt nhất là tự mình quyết tâm sống thiện, làm thiện, nghĩ thiện để chuộc lại lầm lỗi trước đây với bản thâncuộc đời, dù có phải chịu nhiều cay đắng và tủi nhục, dù phải chịu sự ghẻ lạnh quay lưng của người đời. Chỉ là nhân quả tự thân gây ra nên nếu can đảm đón nhận và thay đổi thì quả ngọt sẽ lại tìm về.

Nhưng tiện đây tôi cũng muốn nói vài lời về sức mạnh của lòng bao dung. Trong cuộc đời, những người lầm lỗi chẳng mấy ai hiểu được cái gọi là tự thân sửa đổi để được chấp nhận, phần lớn họ đều rất cần một vòng tay bao dung của cộng đồng. Có mất mát gì đâu nếu ta cho họ một nụ cười ấm áp, một cái nhìn cảm thông hay một sự giúp đỡ chân tình dù chỉ là điều nhỏ nhặt! Tất cả với ta sẽ chẳng mất gì, nhưng bù lại những người lầm lỗi sẽ tìm thấy cả bầu trời bao dung hạnh phúc. Phật dạy chúng sanh thiện tâm ai cũng có, chỉ là bị che khuất bởi tham lamích kỷ nhất thời. Vì vậy khi họ đã phải trả giá và mong muốn được làm lại thì tiếc gì mà không chìa cho họ một bàn tay. Bao dung với người cũng là tạo cơ hội cho mình. Nhân quả tuần hoàn, ai biết mình sẽ gặp phải tai bay vạ gió lúc nào, cho nên nếu đã có duyên gặp nhau trên cõi đời ngắn ngủi tạm bợ này thì hãy cho nhau nụ cười thay vì quay lưng bỏ mặc. Khi bạn làm người khác thấy bình yên và đón nhận, bạn đang hành pháp bố thí vậy. Nếu ai đó nói rằng “hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy cả thế giới” thì bạn hãy “cho người khác một cơ hội”, vì họ có thể sẽ thay đổi cả lịch sử cuộc đời mình.

 

[1] Đời Là Cõi Tạm, Kinh Tăng Chi Bộ, Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến (Life’s Brevity, Anguttara Nikaya Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.