Mẹ Ơi, Con Mệt Rồi!

15/03/20194:23 CH(Xem: 6562)
Mẹ Ơi, Con Mệt Rồi!

NẮNG MUỘN
Tác giả: Thích Chân Tính
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ

 

MẸ ƠI, CON MỆT RỒI!

Bà đến thăm tôi vào một buổi chiều buồn. Cặp mắt đã thôi không còn sưng húp mà thay vào đó là một nỗi buồn đau và hối tiếc đến vô tận khi nhận ra mình đã đánh mất thứ quý giá nhất đời mình bằng thứ tình thương nặng mùi ích kỷsĩ diện. Để rồi giờ ngồi ngơ ngẩn gặm nhấm một sự thật đau lòng là đứa con gái duy nhất của mình không còn nữa.

Vợ chồng bà vốn là dân tri thức và có địa vị trong xã hội. Họ có với nhau độc nhất một cô con gái nhưng chẳng may cô bé chỉ ở mức bình thường, thậm chí có phần hơi chậm so với các bạn cùng trang lứa. Quãng đời đi học và các kỳ thi cử là nỗi ám ảnh lớn nhất cuộc đời cô. Sợ và thương mẹ nên cô gắng hết sức để học, chỉ mong mọi thứ nhanh chóng kết thúc rồi cô sẽ tìm một việc gì đó nhẹ nhàng và an phận phù hợp với khả năng của mình. Tất cả chưa kịp bắt đầu thì đã vĩnh viễn chấm dứt.

Bà ngồi đó nhớ lại những gì mình đã làm với đứa con bé bỏng chưa một lần dám phản kháng qua trang nhật ký viết dở:

“Người mẹ thông minh sinh ra đứa con gái ngốc nghếch thật đáng thương.

Đứa con gái ngốc nghếch có một bà mẹ thông minh, luôn yêu cầu cao cũng thật đáng thương”.

Đâu phải bà không biết về khả năng có hạn của con bé nhưng bản chất háo thắng và sĩ diện không cho phép bà để con mình thua kém trong mắt thiên hạ. Và rồi bằng mọi giá bà hạ quyết tâm đào tạo nó thành một đứa con xuất sắc cho xứng tầm với cha mẹ. Cô bé tội nghiệp phải vắt kiệt sức lực để chạy theo tất cả các khóa học cua lẫn kèm cặp tại nhà từ hồi còn tiểu học.

Tốt nghiệp tiểu học rồi trung học cơ sở và trung học phổ thông, cô được đậu vớt vào một trường đại học hàng đầu trong nước. Học gì thi gì tất cả đều do mẹ quyết định. Suốt quãng đời đi học cô cứ lầm lũi nghe theo mọi sự sắp đặt của mẹ đến nỗi chẳng còn sức lực để phản kháng.

Vào đại học mọi thứ càng trở nên cam go. Cô xin mẹ nghỉ học ngay từ tuần đầu tiên nhưng chẳng nhận được gì ngoài những lời la mắng pha lẫn nước mắt của mẹ. Cô nghĩ mẹ cũng chẳng sung sướng gì khi phải kèm sát cô từng ấy năm học, thế là cắn răng tiếp tục học. Ở cái trường danh tiếng này, cô dù có vắt cạn sức lực cũng chỉ để khỏi bị nợ môn chứ mơ gì tới cấp bậc và thứ hạng như hồi còn trung học. Vật vã bốn năm trời rồi cũng đến ngày tốt nghiệp, chấm dứt khoảng thời gian cả đầu óc và sức lực đều bị tra tấn. Mười sáu năm đi học đối với ai đó có thể là quãng đời đẹp đẽ thơ mộng và đầy kỷ niệm, với cô chỉ toàn là áp lực và nước mắt. Cô không thông minh nhưng cũng thừa hiểu những ao ướctham vọng của cha mẹ thật quá đáng. Ai bảo cứ cha mẹ thông minh thì con cái phải xuất chúng, và cũng đâu có chuyện cha mẹ thất học không thể sinh ra những đứa con thiên tài! Cô gần như khôngtuổi thơ để chơi đùa hay thư giãn. Ngày nào cũng phải học, phải nhồi nhét những gì cô còn yếu kém để cha mẹ không phải mất mặt với địa vị của mình trong mắt người khác.

Vừa tốt nghiệp xong mẹ lại chạy chọt cho cô được vào làm ở một công ty hàng đầu cả nước vì cô bị rớt lúc phỏng vấn thử việc. Nhận việc được gần 3 tháng thì cô nhảy lầu tự tử, để lại những phút trải lòng đau nhói và bế tắc của giai đoạn làm người ngắn ngủi qua những trang nhật ký.

Ngày…

Con ước mình được sinh ra trong một gia đình bình thường, có cha mẹ không quá giỏi giang để mình được thoải mái và không phải chịu quá nhiều áp lực…”

Ngày…

Tốt nghiệp rồi! Thật là chẳng còn chút sức lực nào. Mình biết để theo kịp bạn bè ở ngôi trường chuyên này mình phải nỗ lực gấp trăm lần để bù lại. Nhiều khi muốn xin mẹ chuyển qua một ngôi trường bình thường để học, ở đó sẽ hợp với mình hơn nhưng mẹ luôn la mắng rồi chuyển sang năn nỉ mình hãy cố gắngdanh dự của ba mẹ. Mình cố vậy, ai bảo mình làm con của ba mẹ chứ!

Ngày…

Đại học với mình là cả một trời ác mộng. Một trường bình thường cũng đã ngoài tầm tay với của mình huống hồ một trường danh tiếng. Sốc nặng ngay từ tuần đầu tiên mình xin mẹ cho đi học điều dưỡng hoặc làm một cô giáo mầm non. Mẹ gầm gừ, “con đã phải vất vả thế nào mới lọt được vào đây, giờ lại muốn bỏ cuộc. Con muốn đem công sức của mẹ đổ xuống sông biển hết sao?” Mình lại gồng lên để học…

Ngày…

Tốt nghiệp đại học rồi. Ngày nhận bằng ai cũng hân hoancảm thấy vinh dự, chỉ có mình là không cảm thấy chút vinh dự nào, chỉ là trút bỏ được gánh nặng học hành nên có phần nhẹ nhõm.

Ngày…

Mẹ lại chạy chọt cho mình vào làm ở một công ty danh tiếng bậc nhất nước. Tấm bằng của mình đủ sức thuyết phục nhưng để tồn tại được ở đây mình không biết có làm được hay không? Khổ thân mình quá.

Ngày…

Một tháng trôi qua rồi, cấp trên của mình quá giỏi, lại có chút tiếng tăm trong ngành nên đòi hỏi khắt khe quá. Tưởng thoát được áp lực học hành giờ chỉ cần làm thôi, nhưng môi trường này áp lựccạnh tranh còn hơn lúc học hành. Giá mà mẹ hiểu và thương mình thêm chút nữa, cho mình làm ở một công ty bình thường chắc sẽ đỡ hơn…

Ngày…

Thêm một hợp đồng kiện tụng bên hàng hải. Nó vượt quá khả năng của mình rồi. Quản lý bảo phải tìm thông tin trong vòng một tháng. Với mình thì bao lâu cũng là vượt ngoài khả năng, ngoại ngữ lại yếu kém làm sao mà hiểu được hết đây.

Ngày…

Mọi người đã dần nhận ra sự yếu kém của mình rồi. Những cái nhìn khinh miệt đã bắt đầu xuất hiện. Ngày ngày vào công ty phải chịu đựng sự khi dễ ngầm của mọi người mình gần như muốn gục ngã và bỏ chạy thật xa…

Ngày…

Mẹ ơi, hôm nay con thật sự bị chị quản lý mắng: “Tôi không hiểu sao một đứa kém cỏi như cô lại có thể vào được công ty này. Nếu khôn ngoan hơn một chút cô sẽ hiểu vị trí mình cần đứng chứ không nên ở đây!”

Con mệt mỏikiệt sức rồi mẹ ạ. Con nghĩ mình sẽ cố thêm chút nữa để có thể đền đáp công ơn nuôi dưỡng của ba mẹ nhưng chắc con trụ không nổi nữa rồi.

…Trước ngày từ bỏ cuộc sống,

Hai mươi hai năm nay con chưa một lần làm ngược lại lời ba mẹ nhưng hôm nay con không còn sức để tiếp tục nữa, con mệt, thật sự rất mệt rồi. Con muốn nghỉ ngơi mẹ ạ.

Buông rơi những trang nhật ký của con gái, bà chết lặng. Một đời mình ép con phải đạt được cái này cái kia mà dường như chưa bao giờ cho nó một cơ hội để chọn lựa. Cái mà bà gọi là danh dự giờ đây đã trực tiếp giết chết đứa con bé bỏng của bà thật là đau đớn.

Hơn một tháng trời sau đám tang con gái ngày nào bà cũng đi lang thang để tìm cách xóa đi cái tội lỗi được gây ra bởi lòng ích kỷmù quáng của mình. Nhưng xóa làm sao được, có lăn ra chết ngay bây giờ thì con bà cũng đâu có sống lại được.

Bà đến chùa tìm tôi vì mẹ tôi nói tôi ở chùa. Nhìn tình cảnh của bà tôi, chỉ còn biết im lặng vì mọi lời an ủi hay rao giảng lúc này đều vô nghĩa, nó như vết dao cứa thêm vào nỗi đau đớn vì mất mát và hối hận trong bà. Tôi ngồi bên bà suốt cả buổi chiều mà chẳng nói câu gì. Có những lúc trong cuộc đời không cần người ta phải nói. Chỉ cần ngồi bên nhau, cùng nhau cảm nhận những vụn vỡ mất mát, lòng người ta cũng nhẹ được ít nhiều.

Việc nuôi dạy con cái trong thời hiện đại là một thử thách lớn đối với bậc làm cha mẹ. Nếu chỉ lo thỏa mãn nhu cầu vật chất mà không dành thời gian bên con cái thì mặt tình cảm chúng sẽ bị thiếu thốn. Để giải tỏa chúng sẽ sa ngã vào những cám dỗ của cuộc sống hiện đại để khỏa lấp sự thiếu thốn ấy. Thời gian trước có một cậu bé phải vào tù khi đang học cấp ba vì tội cướp giật và sử dụng ma túy. Ngày nhận lãnh bản án cậu đi ngang mặt mẹ mình khi bà đang vật vã khóc lóc, cậu nói: “Nếu biết bà thế này tôi nên phạm tội sớm hơn!”

Lời nói như nhát dao cứa vào lòng người mẹ. Bà cũng là người thành đạt, chỉ mải mê kiếm tiền mà quên mất đứa con. Khi người ta thiếu thốn vật chất thì mới thấy nó trân quý, còn với cậu thì muốn gì được nấy, chỉ tội không có được sự quan tâm của cha mẹ. Nổi loạnphạm tội là một trong những cách lớp trẻ muốn thu hút sự chú ý của người lớn. Vì vậy cậu bé đã trách móc rằng nếu biết mẹ quan tâm cậu như vậy thì lẽ ra nên làm điều này sớm hơn chứ không phải đến lúc chịu đựng không nổi nữa mới làm. Có lẽ đó cũng là một bài học đắt giá cho những bậc làm cha mẹ.

Xã hội phát triển thì mọi thứ cũng thay đổi để thích nghi. Con cái thời nào cũng cần được dạy dỗ và yêu thương đúng cách, vì vậy bậc làm cha mẹ nên để tâm một chút trong việc giáo dưỡng và nuôi nấng. Ai làm cha mẹ cũng muốn đem lại hạnh phúc cho con cái mình nhưng nếu tình thương ấy không có sự cân bằng giữa vật chấttinh thần thì rất dễ làm con cái ấp ủ và nuôi dưỡng những ý niệm tiêu cực. Giàu nghèo không phải mấu chốt quyết định mà là cách bậc làm cha mẹ nuôi dưỡng con bằng những ý niệm tự do trong giới hạn và phải luôn bên con lúc con cần. Ngoài vai trò làm cha mẹ, hãy là những người bạn của con để lắng nghe và chia sẻ cho đến khi con đủ lớn để quyết định cuộc đời mình. Nếu tình thương của mình không đem lại hạnh phúc cho con thì chắc bạn đã sai.

Tiễn bà về tôi gửi tặng bà cuốn sách “Xin hãy lắng nghe con” như một lời nhắc nhở về trách nhiệm của người làm cha mẹ. Đủ duyên làm người một nhà thì hãy mở rộng lòng mình để tình thương được ban trải đúng cách, đem lại hạnh phúc cho nhau trên cuộc đời này, đừng mê muội nuôi mãi điều phù phiếm để rồi oán hận nhau cả một đời. Hãy cho nhau cơ hội để hiểu, đừng cứ mãi áp đặt những gì mình muốn lên vai người khác. Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ có một câu như thế này: “Thượng đế đều sẽ vì mỗi một con chim ngốc mà chuẩn bị một cành cây thấp”. Muốn làm những người cha mẹ tốt trước hết hãy học cách hiểu con mình thay vì lấy nó làm tấm bình phong để thõa mãn danh vọng cá nhân. Trong vai trò làm cha mẹ hãy dạy dỗ và hướng dẫn con mình đi trên con đường hạnh phúc chứ có đâu lại đưa nó vào ngõ sâu tuyệt vọng ngay từ lúc khởi đầu!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.