Chút Trải Lòng Về Hành Trình Đến Chánh Niệm

15/03/20194:21 CH(Xem: 5124)
Chút Trải Lòng Về Hành Trình Đến Chánh Niệm

NẮNG MUỘN
Tác giả: Thích Chân Tính
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ

CHÚT TRẢI LÒNG VỀ “HÀNH TRÌNH ĐẾN CHÁNH NIỆM...”

Vừa đọc xong cuốn tự truyện của một nhà sư Tích Lan, sư Gunaratana. Cũng như dịch giả Diệu Lý Thu Linh, ấn tượng ban đầu của tôi không phải là tựa đề cuốn sách hay một cái gì đó hấp dẫn từ phía design, mà là một nụ cười rất đỗi từ bi và một cặp mắt sáng của tác giả cuốn tự truyện. Có cái gì đó thu hút và tôi biết mình phải đọc nó không chờ đợi.

Khép cuốn sách lại cũng là lúc hình ảnh một vị thầy hiền hậu bao dung, một bát ba y, đầu trần chân đất đã kết thúc những tháng ngày cơ cực vất vả để làm cho tròn sứ mệnh của một người con Phật: ban rải lời Phật dạy đến mọi chúng sanh đang đau khổ. Những giọt nước mắt tôi cũng rơi chan hòa theo những lúc sư không thể kiềm lòng mình vào những khi xúc động nhất. Nhưng lắng lại trong tâm tôi nhiều nhất là hình ảnh sư về quỳ bên vị thầy của mình để dâng lên ngài chiếc mâm bạc trong buổi lễ nhậm chức Trưởng Lão tông phái Siyam Nikaya. Nó làm tôi nhớ lại bức hình của một vị sư khác, người Thái, sư Luangta Maha Buwa, một người cũng thuộc hàng cao tăng của Phật giáo Thái Lan, đã về quỳ bên cạnh thầy mình là hòa thượng Ajahn Mun khi cả hai đã về già.

Có thể trên cuộc đời này không thiếu những hình ảnh như vậy nhưng với một tu sĩ, đặc biệttu sĩ nam tông, nó ấn tượng với tôi sâu đậm hơn. Tôi không hàm ý so sánh bắc nam gì cả, chỉ là những hình ảnh mà từ hồi còn lẫm đẫm biết đi của tôi cho đến lúc hết tiểu học về Phật giáo không phải là những vị thầy áo nâu, mà là hình ảnh đức Phậttăng đoàn của ngài được minh họa qua 36 bức tranh về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni treo ở nhà tôi đã lâu lắm rồi. Nó bị cháy mất khi tôi gần tốt nghiệp tiểu học, nhưng những gì in trên đó vẫn theo tôi cho đến bây giờ. Tôi thích lắm hình ảnh một vị tu sĩ áo vàng, đầu trần chân đất thong dong trên mọi nẻo đường để gieo duyên với chúng sanhgiữ gìn một đời sống phạm hạnh trong sạch. Những gì tôi tiếp xúc sau này phần lớn là hình ảnhgiáo lý đại thừa, và trong thâm tâm tôi vẫn biết ơn vì những điều tôi được học hỏi cho đến hôm nay là nhờ sự uyển chuyển của Phật giáo phát triển. Nhưng dù sao thì tôi vẫn ưu ái sự thiện cảm của mình cho những vị khất sĩ áo vàng hơn vậy. Đừng phán xét một điều gì thuộc về cảm xúc bởi dấu ấn, vì nó không có đúng sai, cũng không nói lên một sự chống đối và đả kích nào. Tất cả chỉ như một vị thầy đầu tiên đưa ta vào đạo, bất luận nó tốt hay xấu bạn đều nhớ rất lâu, có điều ta dành cho nó nhiều sự ưu ái nếu ta thật sự thích và ngược lại sẽ là những thành kiến nặng nề nếu ta thấy tổn thương vì nó dù bất cứ lý do gì. Tất cả đều là chấp niệm nhưng cũng thật ý nghĩa khi nó được nuôi dưỡng và tạo thành động cơ cho con đườngquyết định của ta sau này.

Tự truyện của sư Gunaratana đã trình bày hết sức chân thật về hành trình tìm đến chánh niệman lạc của một nhà sư nam tông. Nó chân thật không giấu giếm từ những sai lầm nhỏ nhặt. Nó không mang một chút mầu nhiệm nào ngoài sự nỗ lực trong vai trò của một người tu hành chân chánh. Nó có vẻ hơi dài dòng nhưng tuyệt nhiên không hề nhàm chán vì những gì được mô tả là cả một chặng đường dài của trải nghiệm và tu tập, giờ được phơi ra để làm động lực cho những hành giả sau này.

Cuộc đời hoằng pháptu tập của sư dường như thức tỉnh tôi rất nhiều điều. Tôi chỉ là một cư sĩ nhỏ nhoi và tôi biết trong cái hình tướng này mình chẳng thể làm gì nhiều cho Phật giáo, chỉ là bản thân tôi được an lạc, tự tại đôi chút (cũng coi như tạm ổn vì như vậy thì quý thầy quý sư cô cũng đỡ nhọc lòng vì một chúng sanh như tôi), nhưng thật sự tôi rất coi trọng những gì là điều nên làm đối với một người con Phật, một người phát nguyện sẽ làm theo lời dạy của Ngài cho đến ngày giải thoát: giữ giới và giữ chánh niệm. Bản thân tôi chưa làm được cả hai nhưng vì ý thức nó quan trọng nên tôi rất hoan hỉ khi nghe một ai đó đã và đang thực hành nó một cách trọn vẹn. Đây là một lý do nữa để tôi kính phục sư Gunaratana.

Là một người tu hành sư biết việc giữ giới và giữ chánh niệm cũng như lúc buông lung phóng túng sẽ đem lại hậu quả như thế nào nên sư luôn cẩn thận trên mỗi bước đường tu tập. Sẽ chẳng có gì đáng nhớ nếu người ta mô tả cuộc đời sư như một cuốn tiểu thuyết hay thần thoại hóa về một bậc thánh. Sư cũng mắc rất nhiều sai lầmphàm phu cực độ như bất kỳ một chúng sanh nào, nhưng sau tất cả sư luôn nhận ra và dặn lòng mình phải quán chiếu để thay đổi vì nó không đúng với cách cư xử của một người tu.

Khi đối diện với sắc dục sư không quá cố để tỏ ra mình tu hành giỏi giang, mà chỉ là những biểu cảm rất tự nhiên chân thật, phát xuất từ một cái tâm không nặng về ô trược: giận dữxấu hổ khi thấy một nữ nhân khỏa thân trên giường mình. Trong thâm tâm sư cũng chưa bao giờ cho rằng mình là một người tu thanh tịnh, đoạn tuyệt hẳn với sắc dục và coi nữ nhân là những kẻ xấu xa. Sư chỉ nhẹ nhàng nói lên suy nghĩ của mình bằng cách trích dẫn lời Phật dạy. Là một người con Phật sẽ không còn gì đúng hơn là luôn ghi nhớ những lời dạy của Ngài và áp dụng nó vào những khi cần thiết để bảo vệ bản thân cũng như hình ảnh đại diện của tăng đoàn, của những giá trị đạo đức. Xin trích dẫn nguyên văn cả lời Phật dạy lẫn những chia sẻ của sư về việc giữ giới. Nó có thể không mới nhưng nhắc lại để nhớ thêm là việc không bao giờ thừa thãi:

…Tôi tránh đụng chạm phụ nữ không phải vì tôi nghĩ họ là những sinh vật gớm ghê, xấu xa. Trái lại, phụ nữ là những sinh vật đẹp nhất trên thế giới. Và đó mới chính là vấn đề.

Có một câu chuyện về đức Phật đã giải thích điều đó rất rõ ràng. Có lần khi thị giả của đức Phật là ngài Ananda hỏi Phật, “Bạch Thế tôn, người tu sĩ chúng ta phải đối xử thế nào đối với phụ nữ?”

“Đừng nhìn họ,” là câu Phật trả lời.

“Nhưng đôi khi chúng ta không thể tránh nhìn họ,” Ananda nói. “Rồi ta phải làm sao?”

“Đừng nói chuyện với họ.”

“Nếu hoàn cảnh bắt buộc ta phải tiếp chuyện với họ thì làm sao, bạch Thế Tôn?” ngài Ananda tiếp tục hỏi.

“Chỉ nói vắn tắt, một cách đầy chánh niệm,” đức Phật trả lời.

Đức Phật là một người nam, một người đàn ông bằng xương thịt. Ngài hiểu rất rõ rằng không có hình ảnh nào có thể chiếm ngự tâm người đàn ông bằng hình ảnh của một người phụ nữ. Không có lời nói nào, không có hương nào, không có vị nào. Không có sự tưởng tượng nào có thể chiếm ngự tâm của người đàn ông giống như là ý nghĩ về một phụ nữ, họ không còn có thể nghĩ đến thứ gì khác.

Khi người nữ nhìn một người nam họ thích cũng giống như thế.

Đó là lý do tại sao đức Phật đã đề ra những giới luật khắt khe cho cả tăng và ni. Một tăng sĩ không được đụng chạm đến phụ nữ và nữ tu sĩ cũng không được đụng chạm đến người nam.

Khi họ xuất gia, giới luật của người tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy là phải nguyện sống đời độc thân. Lời nguyện đó khá khó giữ, nhưng nếu bạn bắt đầu đụng chạm đến người khác giới, thì gần như không thể nào giữ được. Một cái ôm hay một nụ hôn nhẹ cũng có thể đánh thức lòng ham muốn, sự quyến luyến. Mà đó chính là những điều mà chúng tôi cố gắng chế ngự khi chúng tôi đã chọn đi theo con đường của Phật.

Các giới luật này nhằm bảo vệ hơn là hạn chế chúng ta. Chúng bảo vệ chúng ta bằng cách loại bỏ nhiều hoạt động khiến chúng ta xao lãng việc tu thiền một cách nghiêm chỉnh…

Thực sự để vượt qua bể ái dục là một điều không hề đơn giản. Trong tất cả các dục, ái dục là một cái bẫy ngọt ngào và có sức hút mãnh liệt nhất. Có thể ngài chưa hoàn toàn gột bỏ được các cội rễ trói buộc khác nhưng có hề gì, chiến thắng được dục vọng mới là điều vinh dự nhất. Nó là cửa đưa người ta vào thánh đạo. Nếu bề ngoài điềm đạm thanh cao nhưng bên trong lại nuôi dưỡng ý niệm phá giới thì phỏng có ích gì vì khi điều kiện được hội tụ, họ sẽ phạm sai lầm như một điều tất yếu. Vì vậy tôi kính phục sư là ở chỗ không hằng ngày trữ dưỡng cái ý niệm ấy để đến khi đối diện với cám dỗ cũng không để bản thân vướng sai lầm. Có thể ai đó sẽ thắc mắc rằng làm sao tôi biết được ngài có nuôi dưỡng hay không ý niệm ấy, tôi làm sao mà đọc được ý niệm của ngài, chỉ là hành động của ngài đã nói lên tất cả. Không một sự gượng gạo che đậy nào mà lại có thể bộc lộ được cái thái độ của ngài khi ấy. Vì vậy cho dù một vị tu sĩ chưa làm gì được nhiều cho chúng sanh mà có thể chân chính giữ giới cả một đời, không để mình phạm giới dù trong ý niệm thì đã là một bậc đáng tôn kính lắm rồi. Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói dục vốn là một loại năng lượng tự hữu, và mạnh như một bản năng vì vậy chiến thắng ham muốn và đi ngược lại với cái bản năng sâu nhất ấy thì họ sẽ nhanh chóng đi vào con đường trí tuệ và rồi sẽ gột bỏ những trói buộc kia một cách nhẹ nhàng.  

Sau quá trình giữ giới nghiêm chỉnh là một cái tâm chánh niệm để kiểm soát sự ngã mạn sẽ khởi lên bất cứ lúc nào. Điều này thật khó khăn vì nó rất vi tế, và thường khởi lên vào những lúc người ta cao hứng nhất. Sư luôn luôn tỉnh thức để nhắc nhở mình trước những lời tán tụng và đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo. Nó có thể không là một trở ngại gì lớn lao nếu người ta cao hứng vui một chút nhưng sẽ là một cái bẫy đằng sau đó nếu người ta dần chấp nhận và coi nó như một điều hiển nhiên mình đáng được có sau tất cả những nỗ lực. Sư vẫn luôn thận trọng như vậy. Chỉ khi người ta biết tâm của mình đang ở đâu, sẽ khởi lên điều gì và chuyện gì sẽ xảy ra sau đó người ta mới tỉnh táo dừng lại, tách mình ra khỏi vướng mắc và những cám dỗ của danh vọng và tự ngã. Ngay cả khi được đề bạt chức trưởng lão của một tông phái sư cũng từ chối đến ba lần, đến lần thứ tư mới suy nghĩ lại. Sau đó ngài nói về việc này như sau:

…Tuy nhiên tự hào là một việc nguy hiểm. Đó là một sự bám víu mạnh mẽ và khó chế ngự. Để chiến thắng nó, tôi luôn nhắc nhở mình rằng trong suốt những năm qua, tôi chỉ cố gắng sống theo Pháp và giảng Pháp cho người khác, càng nhiều càng tốt. Vì thế, thật ra không có gì để tôi phải tự mãn…

Hành động từ chối của sư làm tôi nhớ đến đức Phật ngày xưa, đức Phật cũng thường im lặng hoặc từ chối khi các đệ tử hay tín chúng thưa thỉnh Ngài một việc gì đó. Ngày trước tôi không rõ lắm về hành động này của Phật và có khi còn cho rằng Phật hơi quá. Dẫu biết một bậc toàn trí như Ngài thì làm sao có thể rảnh rang làm những việc dư thừa không mục đích, có điều tôi chưa biết vì lý do gì nên mới khởi tâm như vậy. Hành động từ chối của đức Phật và sư Gunaratana có thể không giống nhau về mục đích nhưng thông điệp truyền tải thì có lẽ không khác. Nếu đức Phật muốn người thưa thỉnh phải thể hiện được cái tâm chân thành tha thiết cầu phápý thức được tầm quan trọng của nó rồi mới chấp nhận, thì ngài Gunaratana lại thể hiện một cái tâm không quá vướng bận với danh vọng và luôn đề phòng cái bản ngã nguy hiểm của mình nên từ chối. Cũng có thể đức Phật thông qua hình ảnh đó để nhắc nhở chúng ta làm việc gì cũng phải cân nhắc, đừng vì bất kỳ một nhu cầu cá nhân nào mà hấp tấp hỏng chuyện, và trên hết hãy coi chừng những tư tưởng của mình. Tôi không chắc suy nghĩ mình có đúng với mục đích của các Ngài hay không nhưng cũng không quan trọng. Mỗi người khi chiêm nghiệm một điều gì cũng đều có những trải nghiệm riêng tùy theo nhận thứcnghiệp lực của họ, chỉ cần không quá sai lệch khỏi các nguyên tắc đạo đức và có ích cho việc sửa đổi bản thân là được rồi. Cái hiểu của mỗi người căn bản đã không giống nhau khi ta nhìn nhận một đối tượng qua nhiều lần khác nhau, thì làm sao có sự đúc khuôn giữa những chủ thể khác nhau cho cùng một hiện tượng được.

Một ấn tượng khác về sư trong tập tự truyện này là một tấm lòng từ bi bao dung và sự nỗ lực không ngừng nghỉ cho con đường mình đã chọn. Cả một đời sư đã dành hết cho việc học hànhgieo rắc Phật pháp đến những nơi mình có thể. Giờ đây ở thế kỷ thứ tám của cuộc đời, sư biết cơ thể mình cần được nghỉ ngơi, và phục hồi sức lực cho sứ mệnh này trong những kiếp kế tiếp.

“Năm nay tôi đón sinh nhật thứ bảy mươi lăm của mình. Khi nhìn lại quãng đời mình đã trải qua, tôi bàng hoàng. Bảy mươi năm trước, tôi là một cậu bé đi chân không, sống trong một ngôi làng rậm rạp cây, trên một hòn đảo ở Ấn Độ Dương. Cậu bé đó thường ngồi vẽ tranh dưới cát bằng một que cây. Hôm nay tôi là một tu sĩtrình độ học vấn sau tiến sĩ, với hàng ngàn dặm đường bay đã được tích lũy và một chiếc máy vi tính xách tay G4 loại mạnh, xếp trong hành lý xách tay của mình.

Tôi có bạn bè và đệ tử ở khắp nơi trên thế giới và lục địa duy nhất mà tôi chưa đến là vùng Nam Cực. Quyển sách đầu tiên của tôi, Chánh Niệm Cơ Bản (Mindfulness In Plain English), đã được dịch sang tiếng Trung Hoa, Đại Hàn, Tây Ban Nha, Ý, Đức và Pháp. (ND: Sư Gunaratana chưa biết là quyển sách ấy đã được dịch sang cả tiếng Việt Nam, tựa là Chánh Niệm - Thực Tập Thiền Quán, dịch giả Nguyễn Duy Nhiên).

Tôi nói điều này không phải để khoe khoang, nhưng để chứng minh rằng người ta có thể đạt đến những mục tiêu cao xa, khi họ được trang bị với lòng quyết tâmnghiệp lành. Và tôi thực sự tin rằng rất nhiều cuộc hành trình và nhiều sự thành tựu của tôi có được là do nghiệp quả từ nhiều đời trước của tôi.

Nhưng tôi cũng luôn tự thôi thúc để hoàn thiện mình hơn. Nhìn lại cuộc đời mình, tôi cảm thấy giống như, lúc đầu tôi là một người đi đứng khó khăn. Rồi người này cố gắng một cách chậm rãi, khốn khổ để bước vài bước tới. Dần dần khi đã vững vàng hơn trên đôi chân, anh ngước nhìn lên và thấy một ngọn đồi cao ba, bốn chục mét trước mặt. Vì thế anh cố trèo lên. Rồi anh ta lại thấy một ngọn đồi khác cao hơn chút nữa, sáu chục mét. Anh cũng đã trèo lên ngọn đồi đó nữa.

Còn nhiều ngọn đồi nữa tiếp theo sau. Mỗi ngọn lại cao hơn ngọn trước đó, và anh tiếp tục leo lên tất cả, từng cái một. Dần dần anh thấy ngọn núi cao nhất chưa từng thấy trước đó -vĩ đại, hùng vĩ. Anh hít thở thật sâu vào, đặt chân này trước chân kia, rồi lần bước tới.

Khi đến trên đỉnh núi, anh nhìn quanh và thấy những đỉnh núi khác nữa. Cuối cùng, anh nhận ra rằng, mình đã không còn sức để tiếp tục trèo lên nữa.

Giờ khi đã đạt đến thế kỷ thứ tám của mình, tôi nghĩ rằng tôi sẽ nghỉ ngơi chút đỉnh. Tôi có thể đợi đến kiếp sau để trèo lên những ngọn núi còn lại.

Dĩ nhiên, tôi vẫn còn phải vượt qua ngọn núi cao nhất. Tất cả những gì tôi đã vượt qua đều không đáng kể, so với ngọn núi ở phía trước mặt, đỉnh núi vô cùng tận -sự giác ngộ viên mãn, toàn diện, siêu việt.

Còn trong lúc này đây, cuộc sống vẫn còn đầy thử thách. Một trong những bổn phận của tôi là phải giữ giới luật của một người tu khi còn sống trong thế giới phàm tục.”

Những lời tự sự vô cùng khiêm nhường và chân thật khiến tôi muôn phần kính phục. Người ta thường hay so sánh tạo sự phân biệt giữa những vị tu theo Phật giáo truyền thống và những vị theo Phật giáo phát triển. Thật chẳng hay ho gì khi lấy một vài ưu hay khuyết điểm của một tông phái ra làm mục tiêu so sánh. Phật giáo phát triển có thể rất năng động và làm được nhiều lợi lạc cho chúng sanh hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bên nguyên thủy họ không làm được điều đó và thiếu hẳn lòng từ bi. Thật không hay chút nào nếu một ông thầy đại thừa cho rằng phát triển bao giờ cũng tốt hơn nguyên thủy. Các vị nguyên thủythể không khéo trong việc làm đạo và ban rải Phật pháp nên số lượng còn hạn chế nhưng bù lại thì vị nào làm đều làm nó một cách trọn vẹnđẹp đẽ. Nếu chúng ta làm mọi việcchúng sinh với một cái tâm không cao ngạo vướng mắc thì mọi thứ sẽ tốt đẹp biết bao. Và những sự so sánh phân biệt sẽ thôi không còn nữa.

Trong cõi ta bà này vẫn còn rất nhiều lắm những bậc tu hành chân thậtphát nguyện sẽ cùng chúng sanh tiếp bước cho đến ngày giác ngộ như sư Gunaratana, chỉ là tôi biết mình chưa đủ phước phần để được gặp, được nghe, được biết về các ngài. Sự hiện diện của các ngài trên cuộc đời này như một động lực lớn để tiếp sức cho một đứa “tâm muốn tu mà thân lười biếng và ưa ngụy biện” như tôi. Thật sự như lời Phật dạy: chánh niệm, giữ giớitinh tấn là nơi an trú tốt nhất để chúng ta tìm thấy sự an lạc trên bước đường tu tập. Nếu thật sự đã có niềm tin vào chánh pháp của Đức Bổn Sư thì chúng ta nên dành thời gian để chiêm nghiệmnỗ lực để gột rửa nội tâm, đừng rao giảng mãi những triết lý về giá trị đạo đức trong khi bản thân lại tùy tiện phóng túng ra khỏi vòng giới luật. Nếu lòng từ bi trong mỗi người chưa đủ để bản thân cảm thấy nhẹ nhàng an lạc thì lấy đâu ra mà san sẻ cho chúng sanh?

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.