Chuyện Cô Tư

15/03/20194:20 CH(Xem: 5165)
Chuyện Cô Tư

NẮNG MUỘN
Tác giả: Thích Chân Tính
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ

 

CHUYỆN CÔ TƯ

Người tham đắm ái dục
Tự lao mình xuống dòng
Như nhện sa lưới dệt.

Nằm nhẩm lại những câu kinh Pháp Cú mà cô Tư thấy buồn đến lạ. Buồn vì mình đã không biết đến Phật pháp sớm hơn một chút thì có lẽ đã không phải chịu nhiều đau khổ đến vậy. Song ít nhiều thì bây giờ cô cũng đã bớt khổ não và có cơ hội buông hết để làm lại từ đầu. Còn chồng cô chắc vẫn còn xa lắm khi ngày ngày vẫn đắm mình trong bể ái dục.

Cô Tư đến với người chồng hiện tại trong sự ngăn cản của gia đình vì họ cho rằng anh không đem lại hạnh phúc cho cô. Người lớn tuổi với kinh nghiệm sống phong phú và nhiều trải nghiệm, thoạt nhìn đã có thể nắm bắt được phần nào tâm tính của một con người, huống hồ anh tới nhà cô thường xuyên như vậy làm sao họ không thấy tính cách thật của anh. Có điều khi người ta còn trẻ thì luôn có quan niệm yêu hết mình và không hối hận. Đắm chìm trong đó họ cơ hồ chẳng còn nhận ra điều gì nữa. Phương Tây có câu “Follow your heart but take your brain with you” có nghĩa là hành động theo trái tim nhưng nhớ đem theo bộ não. Để làm gì vậy? Não bộ tượng trưng cho lý trí. Với bất kỳ hành động tạo tác nào cũng đừng chỉ làm theo cảm tính mà phải vận dụng cả khối óc để tránh ăn nhầm quả đắng cả đời. Nhưng người ta thường nói khi yêu chẳng ai còn lý trí, vì vậy mới có những người bất chấp tất cả, miễn là được ở bên nhau.

Cô Tư đã vượt qua tất cả những rào cản gia đình để đến với anh. Những tưởng anh sẽ cảm kích và bảo bọc cô cả đời, ai ngờ chỉ sau một thời gian ngắn ngủi là anh bỏ lại cô đi tìm người mới. Trong mười hai nhân duyên đức Phật dạy có ái thì chấp thủ sẽ sinh. Không đơn thuần chỉ là ái dục mà cơ bản là mọi thứ mình yêu thích và cảm thấy vừa mắt thì sẽ cố tâm để có được. Trong tất cả tham ái, ái dục là thứ người ta cam tâm tình nguyện lao đầu vào và bất chấp tất cả, vì nó có một sức hút vô cùng mãnh liệt. Đức Phật nói không có một trói buộc nào mạnh mẽ bằng ái dục. Xiềng xích có thể chỉ đủ sức trói buộc người ta một đời nhưng ái dục sẽ trói người ta trong luân hồi vạn kiếp. Và nó có thể coi là cội gốc của sinh tử trầm luân.

Chính vì vậy nên khi thứ mình yêu thích nhất tuột khỏi tầm tay thì sẽ đau khổ biết chừng nào. Cô vật vã đau đớn vì không thể chấp nhận tình yêu của mình bị sẻ chia cho bất kỳ một ai khác. Chồng cô chẳng những không hối lỗi mà còn quay sang đánh đập và đuổi cô ra khỏi nhà cho đỡ chướng mắt, rồi lại tiếp tục tìm vui bên những người khác nữa.

Giá mà ngày đó cô hiểu Phật pháp có lẽ cô sẽ buông tay anh ra để giải thoát cho mình. Khi hai người không còn thấy hứng thú khi ở bên nhau nữa chắc duyên nợ đã cạn. Hiểu và buông sớm thì đau khổ cũng nhanh thôi sẽ lành. Đằng này cô không biết cái gì gọi là duyên nợ, nghiệp chướng nên cứ lao đầu ra mà giành lại cho bằng được cái kẻ bội tình bạc bẽo đó. Không đuổi được cô anh quay ra hành hạ cho bõ ghét. Những tháng ngày bất hạnh từ đó cứ kéo dài. Giờ ngồi nghĩ lạicảm thấy thương cho cái thân phận đàn bà ghê gớm. Vì yêu mà ngay cả chút tự tôn cũng không còn. Nếu quả thực còn chút lòng tự trọng thì chỉ với những sai lầm đầu tiên của anh, cô nên dừng lại. Đằng này cô cứ lao đầu vào làm một con thiêu thân ngu xuẩn. Anh ngoại tình chỗ nào là cô nhào tới chỗ ấy khóc lóc giành giật, lôi về, rồi chăm sóc, rồi thương yêu, lo lắng để khi tỉnh dậy lại nếm mùi bị đánh đập hành hạ. Ngày cô tìm đến cái chết để giải thoát cho mình cũng chỉ vì chịu đòn hết nổi rồi chứ không phải vì hết thương anh. Có lẽ nghiệp duyên vẫn còn nên sau hai lần tự tử mà cô vẫn không chết.

Sau đó chẳng những không oán giận chồng mà cô còn tin lời ngon ngọt của anh để đưa hết tiền của cho anh đi nuôi người khác với danh nghĩa làm ăn. Kết cục là họ say sưa hưởng thụ cho đến khi vỡ nợ thì cô phải vào tù vì giấy tờ đứng tên cô. Khi cô phải chịu cảnh tù tội thì anh lại thỏa thuê ở với người đàn bà khác. Nghiệp chướng cũng thật trớ trêu khi cô đối với anh chẳng có chút mảy may thù giận. Sau tất cả những bi kịch đó cô vẫn quay về với anh khi mãn hạn tù, và lại tiếp tục đi bắt ghen trong tột cùng của sự đau khổ.

Tức nước vỡ bờ, trong một lần bắt ghen cô quyết định mang theo dao để kết liễu cuộc đời kẻ làm cô đau khổ, nhưng con cái đã ngăn lại và họ đưa cô đi du lịch với bạn bè để giúp cô bình tâm lại. Đây cũng là khoảng thời gian cô được gặp “Phật và những lời dạy của Ngài”. Theo chân cô bạn đến chùa, cô được sống với những giây phút bình an đến lạ. Không còn ghen tuông đau khổ, không còn khổ não lụy tình. Rồi cô được ở lại nghe thầy giảng và tu tập.

Qua những bài giảng của thầy, cô đã nhận ra những gì mình gánh chịu bao gồm cả nhân trong những đời quá khứcả đời hiện tại. Lúc tuổi trẻ cô đã vì sự đùa cợt háo thắng của mình mà làm người khác phải chết vì đau khổ, nên cái giá cô phải trả cũng không phải nhẹ nhàng gì. Với chồng, có lẽ trong những kiếp sống trước chắc cô cũng đã từng đối xử với anh như vậy nên giờ đây mới điên cuồng yêu không thể bỏ được. Rồi câu chuyện thầy kể cô cũng nhớ để nhắc nhở bản thân rằng mình với anh ta chắc duyên nợ cạn rồi.

“Có một chàng trai bị người yêu bỏ đi lấy chồng, anh ta đau khổ tìm lên chùa tìm gặp sư thầy để giải khuây.

- Tại sao con yêu cô ấy nhiều như vậy mà cổ vẫn bỏ con đi lấy người khác?

Sư thầy chẳng nói gì chỉ đưa cho anh ta một chiếc gương, trong đó có hình ảnh một cô gái đẹp nằm chết bên đường không ai đoái hoài.

Mọi người đều đi qua…

Rồi có một anh chàng dừng lại và đắp cho cô ta chiếc áo, rồi cũng bỏ đi.

Một hồi lâu sau có một chàng trai khác đem cô ấy đi chôn.

Sư thầy nhìn anh và nói:

- Kiếp trước anh chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi, còn người chồng hiện tại là người kiếp trước đã chôn cô ấy. Anh với cô ta chỉ là có chút duyên mà thôi”.

Câu chuyện là một bức tranh hư cấu phác họa chút phân đoạn ngắn ngủi trong mối quan hệ duyên nợ nhân quảchúng ta mỗi ngày gieo trồng và tạo tác. Kinh Tứ Thập Nhị Chương dạy rằng con người ta khi đến với thế giới này vốn đã mang trong mình năng lượng của dục, đặc biệtái dục. Hiểu nôm na thì dục là những đam mê mang tính chất vật lý bên ngoài, ái là thứ vướng mắc, đam mê phát sinh từ cảm thọ, ý thứcnghiệp lực. Chúng ta cứ mãi loanh quanh lăn lộn trong cõi nhân gian là do ý dục làm chủ. Chỉ những bậc thánh vì bổn nguyện tái sanh thì họ mới không đi vào con đường của dục tưởng. Vì khởi dục nên tái sanh lại trong ba cõi sáu đường, vì vậy Kinh Tứ Thập Nhị Chương mới nói rằng “năng lượng của dục là một năng lượng tự hữu”.

Nói như vậy để thấy thoát khỏi sự chi phối của ái dục không phải chuyện giản đơn nếu không biết đến lời Phật dạy. Hệ thống triết học Ấn Độ ngày xưa cũng đã tìm ra luật nhân quả và sự tái sinh cũng như thuyết luân hồi, nhưng không ai thoát khỏi sự chi phối của sinh tử cho đến khi đức Phật giác ngộ. Vì vậy chỉ duy nhất lời dạy của Phật mới có khả năng đưa người ta thoát khổ. Dù chưa phải là giải thoát thật sự nhưng chí ít hành theo lời Phật người ta sẽ học cách buông bỏ, giảm thiểu sự ham mê dính mắc vào ngũ dục lục trần. Hãy thực hành “cầm được thả được, nắm được thì buông được” để tâm được nhẹ nhàng. Bớt gieo thì bớt dính, bớt dính thì bớt khổ. Khi hạt giống thiện được gieo trồng, hạnh phúc sẽ có mặt. Nước mắt cô giờ đây rơi mỗi ngày sau khi nghe thầy giảng nhưng đó không còn là những giọt nước mắt của ghen tuông bất lực, hay sự buồn khổ của một kẻ lụy tình. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc khi tìm về với Phật.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.