Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục chia sẻ về điều tâm niệm cuối cùng trong Mười điều tâm niệm được trích từ sách Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ (寶王三昧念佛直指). Trong nguyên bản Hán văn chép rằng: Bị ức bất cầu thân minh (被抑不求申明), và sau đó có phần giải thích: Tồn nhân ngã tất oán hận tư sinh (存人我必怨恨滋生。) Lại giải thích thêm rằng: Thụ ức năng nhẫn, nhẫn ức vi khiêm, ức hà thương ngã. (受抑能忍。忍抑為謙。抑何 傷 我。)
Hòa thượng Thích Trí Quang đã dịch điều tâm niệm này sang tiếng Việt là: “Oan ức không cần biện bạch, vì làm như vậy là hèn nhát mà oán thù càng tăng thêm.”
Dịch nghĩa như thế quả thật dễ hiểu, nhưng có phần thoát xa ý nghĩa của nguyên ngữ, và do đó cũng không thực sự là những gì bản văn muốn nói. Chúng ta sẽ thử phân tích ý nghĩa nguyên tác để có một cái nhìn rõ nét hơn, từ đó có thể hiểu và thực hành điều tâm niệm này theo sát với ý nghĩa của nguyên tác hơn.
Trước hết, hai chữ “bị ức” (被抑) chỉ tình trạng bị đè nén, áp chế, tất nhiên là từ người khác. Đúng là “ức” thường đi đôi với “oan” trong “oan ức” (冤抑) với ý nghĩa bị áp chế, đè nén vì một lý do sai lệch, vô lý, không do lỗi của mình, thường do sự hiểu lầm, hiểu sai của người khác. Tuy nhiên, ý nghĩa này không tự có trong chữ “ức”. Việc hiểu “ức” thành “oan ức” có thể do hai chữ “thân minh” (申明) đi theo sau nó như sẽ đề cập dưới đây.
Chữ “thân” (申) ở đây có nghĩa là bày tỏ, nói ra điều gì. Vì thế, “thân minh” (申明) có nghĩa là bày tỏ, nói ra điều gì cho rõ ràng, minh bạch, để mọi người đều hiểu rõ. Có lẽ vì ý nghĩa phân trần, bày tỏ này mà Hòa thượng Trí Quang cho rằng chữ “ức” trước đó hàm nghĩa “oan ức”. Tuy nhiên, người bị áp chế, đè nén vì bất kỳ lý do gì khi xét thấy không hợp lý cũng đều có khuynh hướng muốn phân trần, giải bày cùng người khác, không nhất thiết đó phải là một sự oan ức, hàm nghĩa bị hiểu lầm. Do đó, xét kỹ thì chữ “oan ức” đã giới hạn ý nghĩa của chữ “ức” trở nên hạn hẹp hơn, vì oan ức chỉ là một phần trong rất nhiều phạm vi áp chế, đè nén khác mà một người có thể phải gánh chịu.
Lại xét tiếp đến hai chữ “bất cầu” (不求) thì ý nghĩa của chúng là “không mong cầu, không mong muốn” chứ không phải là “không cần”. Khi chúng ta không mong cầu một điều gì, không có nghĩa là ta không cần đến điều đó. Trên tinh thần tu học, quý vị có thể hướng đến một đời sống tri túc, đơn giản không mong cầu tiền bạc của cải, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là quý vị có thể sống mà không cần đến tiền bạc. Đó là hai chuyện khác nhhau.
Trong thực tế, nếu chúng ta bị áp chế, đè nén bởi một người hay một thế lực nào đó, thì việc sử dụng các giải pháp ôn hòa như giải thích, biện minh là cần thiết nếu có thể giúp xóa bỏ đi tình trạng này. Tuy nhiên, ta vẫn có thể làm điều đó mà không khởi tâm mong cầu, không có sự thúc bách nhất thiết phải đạt được kết quả. Và đó mới chính là ý nghĩa của lời khuyên trong điều tâm niệm này.
Lấy ví dụ, khi quý vị làm việc trong một bộ phận mà người đứng đầu có định kiến sai lầm, nhận thức không đúng về quý vị, do đó mà ông ta đã cố ý chèn ép, gây bất lợi rất nhiều cho công việc của quý vị. Trong trường hợp đó, nếu có thể trực tiếp trao đổi, giải thích để xóa tan đi những hiểu lầm về nhau, tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn, chắc chắn sẽ là điều ai cũng mong muốn. Như vậy, ta không thể nói là “không cần biện bạch”, vì thật ra điều đó là rất cần.
Nhưng phải biện bạch, phân trần, giải thích như thế nào, đó mới là vấn đề. Theo lời khuyên của điều tâm niệm này, sự biện bạch, giải thích ở đây nên được phát khởi trên tinh thần vô cầu, không mong cầu. Chỉ có như vậy, bản thân ta mới tránh được những định kiến ngược lại đối với người đang áp chế, chèn ép ta.
Lý do mà bản văn đưa ra để giải thích cho lời khuyên này là: Tồn nhân ngã tất oán hận tư sinh (存人我必怨恨滋生。) có nghĩa là: “Còn phân biệt giữa người khác và ta thì tất yếu phải tăng thêm oán hận.” Và đây mới là nguyên nhân chính yếu của vấn đề. Chính sự phân biệt “người khác” và “cái ta” là nguyên nhân dẫn đến mọi tư tưởng, lời nói cũng như việc làm mang tính vị kỷ, vun vén cho bản thân mình. Và vì thế, cũng chính sự phân biệt “nhân ngã” này là nguyên nhân dẫn đến sự oán hận người khác khi họ không chăm lo đúng mức cho “cái tôi” của mình, lại cũng là nguyên nhân khiến ta sẵn sàng gây tổn hại cho người khác, tạo ra những mối oán hận của người khác đối với mình.
Người
Phật tử học lý “vô ngã” từ
lời Phật dạy thì khi
cố gắng làm tất cả các
việc thiện, không thể làm với
động lực mang lại
danh lợi cho chính mình. Cũng từ việc học hiểu lý “vô ngã”,
chúng ta phải
nhận biết rằng không hề có một “cái ta” thực sự đáng để ta phải dành hết mọi sự
quan tâm, thậm chí sẵn sàng đạp lên những
tổn hại của người khác để
bảo vệ cho nó. “Cái ta” mà ta đang vun vén, yêu quý đó, cũng chỉ là một
thực thể giả hợp từ
nhân duyên mà thôi.
Cho nên, khi một người
tu tập chưa
hàng phục được
bản ngã, chưa dứt trừ được
tập khí phân biệt “nhân ngã” dẫn đến sự đối xử
phân biệt giữa ta và người khác, thì sự tăng thêm những mối
oán hận trong đời cũng là điều tất nhiên, nhất là khi có sự
va chạm,
mâu thuẫn giữa “ta” và “người khác”.
Bởi vậy,
lời khuyên ở đây là nếu muốn
giải quyết triệt để tận gốc của
vấn đề, ta phải hiểu ra được
nguyên nhân của nó chính là từ chỗ “tồn nhân ngã”, nghĩa là việc
duy trì và
nuôi dưỡng một
quan niệm sai lầm phân biệt giữa “ta” và “người khác”.
Khi ta đã
dẹp bỏ được
chấp ngã, có thể
khởi tâm bình đẳng trong sự ứng xử với người khác, thì dù có bị người khác
áp chế cũng
không sinh tâm
oán hận, mà có thể khách quan
xem xét vấn đề để
tìm ra giải pháp thích hợp. Chính
vì vậy mà dù có bị chèn ép,
áp chế, cũng không mong cầu sự
biện bạch,
giải thích, có thể
tùy duyên ứng xử với người, không
khởi tâm oán hận, ghét bỏ. Đây cũng chính là
ý nghĩa “không hận diệt hận thù” như trong
kinh Pháp cú đã dạy.
Thử
hình dung khi có sự
áp chế, chèn ép mà ta
khởi tâm mong cầu
biện bạch,
giải thích, thì một khi
giải pháp ấy không
đạt được kết quả gì, chẳng phải là ta sẽ sinh tâm
oán hận hoặc bực dọc,
phiền não nhiều hơn hay sao? Nếu ngay từ đầu đã không
khởi tâm mong cầu, thì sự việc có thể
tùy duyên ứng xử, cho dù có kết quả
tốt đẹp hóa giải được
mọi việc cũng tốt, mà không đạt kết quả
như ý ta
vẫn có thể giữ được tâm
an ổn.
Cho nên, để hiểu sát với nguyên văn, điều
tâm niệm này cần được dịch là: “Bị
áp chế không mong cầu
biện giải, vì chưa dứt trừ
nhân ngã chỉ làm cho
oán hận tăng thêm.”
Phần
giải thích sâu hơn
cho biết: Thụ ức
năng nhẫn, nhẫn ức vi khiêm, ức hà thương ngã. (受抑能忍。忍抑為謙。抑何 傷 我。) Tạm dịch: “Bị
áp chế mà có thể nhẫn chịu, sự nhẫn chịu đó giúp ta [có đức] khiêm hạ, vậy nên
áp chế cũng không thể làm ta
tổn hại gì.”
Chữ “khiêm” (謙) trong “nhẫn ức vi khiêm” chỉ sự khiêm hạ, nhún nhường, tự nhận phần kém cỏi về mình và
khởi tâm kính trọng người khác. Đây là đức tính
căn bản để
dẹp bỏ sự
kiêu ngạo,
ngã mạn, và là đức tính chỉ có
thể đạt được khi ta học hiểu được lý “vô ngã”, không còn
quá cố chấp và xem trọng “bản ngã”
của riêng mình. Xét như
vậy thì ý nghĩa này rất khác biệt và không
liên quan gì đến sự “hèn nhát”.
Phần
giải thích này chính là nêu rõ hơn
ý nghĩa “tu trong nghịch cảnh”, lấy sự
nhẫn nhục,
chịu đựng những
áp chế của người khác để
rèn luyện đức khiêm hạ, bẻ dẹp lòng
kiêu mạn. Người
tu tập nếu có thể xem sự
áp chế,
bức bách của người khác đối với mình chỉ như
phương tiện giúp mình
rèn luyện thêm đức
nhẫn nhục và khiêm hạ, thì sự
áp chế,
bức bách ấy làm sao có thể gây
tổn hại đến mình?
Tất nhiên,
cần phải hiểu ý nghĩa
tổn hại ở đây được xét về mặt
tinh thần là chính chứ không phải những
tổn hại về
thể chất. Nếu xét về sự
tổn hại tinh thần, thì một khi bị người khác
áp chế,
tâm lý tự nhiên là sẽ sinh tâm
oán hận,
bực tức. Khi sự
áp chế tiếp tục kéo dài, nhiều tâm trạng
phiền não cũng sẽ
dần dần sinh khởi, kể cả những
ý niệm xấu ác nhằm phản kháng lại sự
áp chế. Trong
thực tế, chính những
tâm hành phiền não như thế mới là
tổn hại lớn lao mà sự
áp chế có thể gây ra cho
chúng ta.
Tuy nhiên, với một tâm thế
nhẫn nhục và
xem thường mọi sự
áp chế, có thể sẵn lòng nhận chịu và xem đó như bài học
rèn luyện tính khiêm hạ cho mình, thì
rõ ràng những
tâm hành phiền não sẽ không thể
dựa vào đâu để
sinh khởi được.
Đến đây cần
nhấn mạnh lại sự khác biệt giữa “không cần biện bạch” với “không mong cầu biện bạch”. Một đàng là không quá xem trọng, một đàng là bất cần.
Ý nghĩa “bất cần” thật ra là không
thực tiễn và cũng không
hợp lý, nhưng
ý nghĩa “không mong cầu” chính là một
sự thể hiện của nguyên tắc “tùy duyên”. Khi sự
áp chế đến với
chúng ta mà có thể
tùy duyên nhẫn chịu, thì cho dù có thể hóa giải được hay không ta cũng đều có thể
đủ sức để
tiếp tục sẵn sàng
chịu đựng mà không
bị thương tổn về mặt
tinh thần. Và đây mới là
ý nghĩa thực sự trong
lời khuyên được rút ra từ điều
tâm niệm thứ mười: “Bị
áp chế không mong cầu
biện giải, vì chưa dứt trừ
nhân ngã chỉ làm cho
oán hận tăng thêm.”
Mong sao những chia sẻ trên đây có thể mang lại được ít nhiều
lợi lạc cho người đọc.