Các Tỳ Kheo Có Ghét Bỏ Cha Mẹ Mình?

26/07/20225:24 SA(Xem: 4191)
Các Tỳ Kheo Có Ghét Bỏ Cha Mẹ Mình?

CÁC TỲ KHEO CÓ GHÉT BỎ CHA MẸ MÌNH?
(Trích từ bài kệ (160) trong Kinh Pháp  Cú)
Tâm Anh chuyển ngữ

 

kinh phap cu (2)“Tự mình y chỉ mình
Nào có y chỉ người khác
Nhờ khéo điều phục mình
Được y chỉ khó được”
(Trích lời dịch của Cố HT Minh Châu)

Bài kệ Pháp Cú (160) dạy rằng: Khi một người đạt được cứu cánh cõi trời hay đạo quả, thì thành quả ấy không thể trở thành sở hữu của người khác, do đó mình là nơi nương tựa của chính mình. Làm sao một người có thể làm nơi nương tựa cho người khác được?

Câu chuyện về người mẹ của Kumarakassapa

Trong khi cư trú tại tu viện Jetavana, Đức Phật đã thốt ra bài kệ (160) của Kinh Pháp Cú này. Câu chuyệnliên quan đến người mẹ của Kumarakassapa.

Một lần nọ, có một người phụ nữ trẻ đã kết hôn, xin phép chồng xuất gia để trở thành Tỳ kheo ni.

Do thiếu hiểu biết, mẹ của Kumarakassapa đã đến tu tập với một số Tỳ kheo ni, mà những Tỳ kheo ni này là đệ tử của Devadatta (Đề Bà Đạt Đa). Người phụ nữ trẻ này đã mang thai trước khi trở thành một Tỳ kheo ni, nhưng thời điểm đó, cô không biết mình đã có em bé trong bụng. Theo lẽ tự nhiên, thai nhi ngày càng lộ rõ, trong ni chúng các Tỳ kheo ni khác đều biết việc này. Các Tỳ kheo ni khác đã đưa cô đến gặp thầy Đề Bà Đạt Đa của họ. Đề Bà Đạt Đa yêu cầutrở lại đời sống gia đình, cô nói với các Tỳ kheo ni khác rằng: “Tôi không có ý định trở thành Tỳ kheo ni dưới sự dạy bảo của  thầy Đề Bà Đạt Đa. Tôi đã đến đây bởi tội lỗi. Làm ơn dẫn tôi đến Kỳ Đà Tinh Xá (hoặc còn có tên khác là Kỳ Đà Viên hoặc Cấp Cô Độc Viên), đến chỗ của Đức Phật. Nói xong, cô ấy chạy đến đó. Đức Phật biết rằng cô đã mang thai trước khi trở thành một Tỳ kheo ni vì vậy mà vô tội nhưng Ngài sẽ không xử lý vụ việc này. Đức Phật đã gửi cho vua Pasenadi (vua Ba Tư Nặc) của nước Kosale, Anathapindika - người giàu có nổi tiếng và Visakha – nhà tài trợ nổi tiếng của tu viện Pubbarana và nhiều người khác. Sau đó, Đức Phật nói với Trưởng lão tăng Upali để giải quyết vụ việc trước công chúng.

Nhà tài trợ Visakha dẫn người phụ nữ trẻ lui sau một căn phòng có tấm màn che. Sau khi kiểm tra, báo với Trưởng lão tăng Upali rằng, người phụ nữ trẻ đã mang thai trước khi trở thành Tỳ kheo ni. Rồi Trưởng lão tăng báo lại với công chúng rằng, cô này hoàn toàn do vô minh và vì thế việc mang thai của cô không làm vấy bẩn đạo đức của cô ấy (cô ấy không phạm giới). Tất nhiên rồi, sau chín tháng mười ngày một bé trai được sinh ra. Đứa bé được vua Pasenadi (vua Ba Tư Nặc) nhận làm con nuôi và được đặt tên là Kumarakassapa.

Khi cậu bé lên 7 tuổi, mới biết rằng mẹ mình là một Tỳ kheo ni, cậu bé cũng trở thành một Sa di (Samanera) dưới sự dạy dỗ của Đức Phật.

Khi đến tuổi trưởng thành  chú Sa di đã được thọ giớitham gia giáo đoàn với tư cách là một Tỳ kheo tăng. Thầy Tỳ kheo lấy đề tài thiền định từ Đức Phậtđi vào rừng tu luyện. Ở đó, thầy thực hành thiền định một cách hăng say và siêng năng cần mẫn, nên chỉ sau một thời gian ngắn, vị Tỳ kheo này đã chứng được quả vị A la hán. Tuy nhiên, vị Tỳ kheo ấy vẫn phát nguyện tiếp tục sống thêm trong rừng mười hai năm. Và vị Tỳ kheo ni, mẹ Thầy rất mong gặp mặt con trai mình.

Một ngày nọ, nhìn thấy Tỳ kheo tăng Kumarakassapa, bà mẹ chạy theo con trai khóc lóc và gọi tên con trai. Thấy mẹ, vị Tỳ kheo tăng nghĩ rằng nếu nói chuyện vừa lòng mẹ thì vị Tỳ kheo ni mẹ này sẽ còn gắn bó với thầy mãi và tương lai của mẹ sẽ bị hủy hoại. Vì vậy, vì lợi ích tương lai (chứng ngộ Niết Bàn) của mẹ, Tỳ kheo tăng cố tình nghiêm khắc và nói chuyện cộc cằn với mẹ: “Thế nào? Bà là một thành viên của tăng đoàn, thậm chí cũng không thể cắt đứt tình cảm với một đứa con trai của mình hay sao? Bà không bỏ được tình cảm thế tục à? ” Người mẹ chới với, không ngờ đứa con bà đã mang nặng đẻ đau lại nói với bà những lời lẽ như một tên cướp. Bà nén lòng, kìm những giọt nước mắt hỏi thêm: “Con yêu của mẹ, con nói gì vậy???” Nhưng Tỳ kheo Kumarakassapa vẫn chỉ lập lại những lời cộc cằn, khó nghe. Sau khi nghe câu trả lời của con, người mẹ đã phản ứng dữ dội: “Vâng, 12 năm qua mẹ đã rớt nước mắt vì đứa con trai này của mẹ, vậy mà con lại nói nặng lời với mẹ như vậy sao? Tình cảm mẹ dành cho con nào có ích lợi gì?” Sau đó, bà nghĩ rằng  sẽ gạt bỏ những vô ích của quảng thời gian 12 năm bà đã dành cho con trai, rồi bà quyết định cắt đứt sợi dây ràng buộc của bà với đứa con đứt ruột đẻ ra. Sau đó bà hiểu ra rằng, chỉ vì thương con bà đã không ngăn những dòng lệ suốt 12 năm xa cách. Đáp lại tình yêu thương của mình bà nhận lại sự cứng cỏi, cộc cằn từ đứa con bà ngày đêm thương nhớ, vậy hà cớ gì bà cứ thương tưởng? Ngay lúc bà cắt bỏ hoàn toàn sự chấp trước của mình, cắt đứt cội rễ luyến ái, mẹ của Tỳ kheo tăng Kumarakassapa đã đạt được quả vị A La Hán.

Một ngày nọ, có sự bàn tán trong pháp đường, một số Tỳ kheo bạch với Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu mẹ của thầy Kumanakassapa nghe lời của Đề Bà Đạt Đa, thì bà cũng như con trai mình đã không thể trở thành A La Hán. Chắc chắn  Đề Bà Đạt Đa muốn trừ khử Kuramakassapa, người có khả năng chứng quả Dự lưu và cả Tỳ kheo ni (mẹ). Nhưng Thế Tôn đáng kínhnơi nương tựa cho họ, đã che chở họ, lòng từ bi của Đức Thế Tôn đối với họ to lớn biết bao!”.

Đức Phật trả lời: “Này các Tỳ kheo! Đây không phải là lần đầu tiên ta là chỗ dựa và bênh vực họ. Ở kiếp trước cũng đã như thế”.

Sau khi ca tụng Tỳ kheo ni (mẹ) đã cắt đứt sợi dây luyến ái với con mình, lấy chính mình làm nơi an trú cho mình, Thế Tôn dạy thêm:

“Này các Tỳ kheo, để cố gắng đạt đến thế giới của Chư Thiên, hoặc cố gắng đạt quả vị A La Hán, các ngươi không thể phụ thuộc vào người khác, các ngươi phải tự thân nổ lực”.

Rồi Đức Phật nói bài kệ Pháp Cú (160) sau:

Tự mình y chỉ mình
Nào có y chỉ khác
Nhờ khéo điều phục mình
Được y chỉ khó được”

 

Đọc thêm sách:
https://thuvienhoasen.org/a22120/kinh-phap-cu  

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/04/2014(Xem: 15768)
03/09/2016(Xem: 12101)
13/04/2013(Xem: 54885)
02/07/2015(Xem: 17490)
18/03/2017(Xem: 10923)
08/03/2019(Xem: 30397)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :