Trải qua bốn a tăng kỳ và 100,000 đại kiếp trái đất, Đức PhậtThích Ca đã không ngừng vun bồi ba la mật để có thể chỉ ra con đường cho những ai mưu cầu hạnh phúc. Phật pháp, khi được hiểu đúng đắn và áp dụnghợp lý vào đời sống, sẽ đem đến nhiều lợi lạc cho nhân loại.
Suốt 45 năm rong ruỗi khắp các nẻo đường, đức độ, sự tận tụy hy sinh và trí tuệ của Đức Phật làm rung động bao nhiêu trái tim. Giáo pháp mà Ngài khéo giảng đã, đang và vẫn tiếp tục đưa bao người lầm lạc về nẻo chánh, giúp bao người thoát vòng sinh tử, trở nên thánh thiện và cao thượng.
Chúng ta có thể làm nhiều điều thiện lành và hưởng được hạnh phúc trần gian ở cõi người hay chư thiên. Nhưng cao hơn hạnh phúc trần gian là loại hạnh phúc có được cái tâm tĩnh lặng (do có sự định tâm). Và cao hơn hạnh phúc tĩnh lặng là loại hạnh phúc giải thoát (do hành thiền Minh Sát). Vì thiền Minh Sát (hay Tứ Niệm Xứ) là cách thức duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứtđau khổ, khóc than và kinh nghiệmhạnh phúc giải thoát cao thượng, Đức Phật luôn hướng người nghe đến việc hành thiền trong khi giảng pháp. Ngài nói đến Bố thí- Giữ giới- Hành thiền hay GiớiĐịnh-Tuệ, và hướng người nghe đến giáo phápvi diệuthâm sâu về vô ngã, một loại trí tuệ của các bậc Thánh nhân. Do vậy, trong quyển sách này, một số bài kinh được chọn lựa theo chủ đề, sắp xếp từ căn bản lên cao dần (có kèm theo chú giải và phụ chú giải) thích hợp cho việc tự học, nhằm giúp Phật tửhiểu rõ hơn lời Phật dạy.
Phần I của quyển sách giới thiệu đến độc giả những kiến thứcPhật phápcăn bảnliên quan đếnđức tinđúng đắn về Tam Bảo, bố thí, chánh mạng, hồi hướng phước báu và luật nhân quả. Trong phần II, các thuật ngữ như “tứ đại”, “ngũ uẩn”, “ngũ uẩn thủ”, “sáu nội căn”, “sáu ngoại cảnh”, “chánh niệm”, “vô ngã”… liên quan đếnthiền Minh Sát được giới thiệu và giải thích ngắn gọn, nhằm giúp Phật tử dễ dàng lĩnh hội ý nghĩa của các bài giảng trong các khóa thiền Minh Sát.
“Như Lai chỉ là người chỉ đường”, bậc trí tuệ bậc nhất trên thế gian đã nói như thế trong kinh Ganakamoggallana Sutta (Majjhima Nikāya 107). Vậy chúng ta không thể ngồi đây cầu xin ai hạnh phúc. Chúng ta phải tự đi, đi theocon đường Ngài đã chỉ, con đường mà vô số chư Phật và các bậc Thánh nhân đã đi qua. Và chắc chắnchúng ta sẽ an vui khi khởi hành, an vui trên suốt con đường, cho đến khi tự mình chiêm nghiệmchân lý cao thượng.
Trong bối cảnh Phật tử gần xa tìm cầu hạnh phúc và khát khao giáo pháp, quyển sách nhỏ này là một sự đóng góp khiêm tốn vào đại cuộcxây đắp, vun vén những niềm vui và an bình cùng tất cả. Vì là quyển sách biên soạn đầu tay, Diệu Pháp xin chân thànhghi nhận mọi ý kiến đóng góp của quýđộc giả nhằm làm cho quyển sách được hoàn hảo hơn.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.