Bilingual: Cherish Every Breath / Trân Quý Từng Hơi Thở

04/05/20235:08 SA(Xem: 2158)
Bilingual: Cherish Every Breath / Trân Quý Từng Hơi Thở

Bilingual: Cherish Every Breath / Trân Quý Từng Hơi Thở

 

 CHERISH EVERY BREATH

Author: Thích Phước Tịnh

Translated by Nguyên Giác

 Transcribed from a Dharma talk at Chùa Phật Tổ on May 11, 2008.

 

thich phuoc tinhThe Collections of Minor Discourses provides an excellent tale about spiritual practices that can help us live happy and tranquil lives.

There was an ascetic residing near a seashore. Because of his intense practice, the locals gave him complete offerings, leaving nothing out. He thought he must have attained arahantship.

Fortunately for him, a heavenly being, who was a relative of his in his past life, came down and said, "Dear Master, you have not yet witnessed a stage of enlightenment."

The ascetic heard that, startled, and asked, "Dear heavenly being, who in this world has already obtained or is now pursuing arahantship?"

The heavenly being replied, "There is such a person. It was the World-Honored One of Savatthi, who had attained Arahantship. You should go there to study with him."

So the ascetic took his bowl and went to the city of Savatthi.

At that time, the Blessed One was entering the village for alms. Bahiya, the ascetic, followed the Buddha because he couldn't wait any longer and pleaded with the reverend, "Venerable Sir, please kindly teach me how to practice."

The Buddha said, "It is not yet time to speak the Dharma, Bahiya." Yet, Bahiya still followed the Buddha's feet.

The second time he said, "Please kindly teach me the method of cultivation." Again the Buddha replied, "Bahiya, it is not time to speak the Dharma."

The ascetic again pleaded the third time, "Please, teach me the cultivation method so that I may achieve the fruit of arahantship."

This time, the Buddha said, "The time is right, Bahiya, I will teach you." And the Buddha gave a very short sermon as follows.

"Bahiya, you should practice as follows. There must only be what is seen in the seeing. There must only be what is heard in the hearing. There must only be what is sensed in the sensing. There must only be what is cognized in the cognizing. If you practice like that, you will see the end of suffering in this life and witness the fruit of arahantship."

The Buddha only taught such a short discourse. Bahiya, a very diligent practitioner, listened to the Buddha's teachings and then promptly went to sit in meditation under the cover of a tree by the road. Understanding the Buddha's teaching, Bahiya's mind became luminous. Bahiya took his bowl home with him. However, a cow gored him and killed him on the way back.

After his alms round, the Buddha returned to the vihara and found Bahiya's body by the roadside. The Buddha said to the monks, "Put Bāhiya's body on a bamboo mat. After cremating the corpse, scatter the ashes. This is your companion, your holy companion who has just passed away."

After performing Bahiya's funeral, the monks said to the Buddha, "World-Honored One, this person has just arrived, studied with the Tathagata for a few sentences, and then left, so can he enter Nirvana?"

The Buddha confirmed, "Bhikkhu Bahiya has completely cut off all taints, attained arahantship and entered Nirvana."

This short story tells us something about Dharma practice. After hearing a short discourse from the Buddha, Bahiya contemplated and practiced successfully. We need to heed this very important teaching to practice as the Buddha taught.

While seeing, there must be only what is seen. While hearing, there must be only what is heard. While sensing, there must be only what is sensed. While cognizing, there must be only what is recognized. If you practice like that, you will see the end of suffering in this life and witness the fruit of arahantship.

The experience of Nirvana may be still far away. The experience of Liberation may be still far away. In order to avoid sadness, suffering, and anger... we must practice the Dharma in everyday life. With such practice, we can live in the midst of life, in the midst of people who are full of difficulties, troubles, and imperfections... with a happy and peaceful mind.

Let's practice it in our daily life. On your free days, take a moment to sit still, relax, and pay attention to your breathing. Pay attention to each in-breath and out-breath. The simplest method of practice is to notice the breath coming in and going out inside the nostrils. Be simply aware. Pay close attention to the in-breath and out-breath like that, without being consciously critical of the breath.

All material enjoyments that give us comfort and pleasure are frivolous feelings on the outside. Let's go back to enjoying what is available to us, like breathing. When we return to the practice of observing the breath, the first benefit is that we can make our breath more and more gentle and gentle, and thanks to that, the body and mind are nourished, and diseases are repelled. In the end, we will reach the most wonderful function which is to purify and transform our minds.

When your mind agitates, you just need to do one thing to calm your racing mind: pay attention and rest your mind in breathing. While clearly recognizing the breath coming in and going out, you can regain balance and relaxation of body and mind.

If someone gives you trouble, sadness, or anger, you are completely capable of doing two things at the same time: the first thing is to sit quietly and keep your mind very calm to listen; secondly, let all those words flow and vanish with the wind. That is the way to practice the bodhisattva path. Think, if someone listens to your complaint and lets you vent all your suffering and pain, the burden in your mind would be lighter or even vanishes. This is a common problem in our families.

While practicing the bodhisattva path, sitting still, and listening to what others want to say to you, you are also truly listening to every breath, every feeling that is manifesting within you. At that time in your mind, the awareness is mindfully and luminously present. You should not be led astray or absorbed in someone's anger or sadness that you are hearing.

We listen to others in a way that we can both protect our body and mind and deeply sympathize with the suffering and pain of the other person. It was an elaborate practice. Thus, you have a wonderful method: that is, both to help the other person relieve sadness and anger and at the same time to let the positive energy uplift your body and mind and neutralize all the negative mental formations. Thus, you hear and there must be only what is heard. Thus, you see and there must be only what is seen. Thus, you sense and there must be only what is sensed. Thus, you cognize and there must be only what is cognized. Don't add anything from your consciousness to anything. This is a very sublime practice. Just practicing this method is enough to make ourselves, our family life, and those around us peaceful and happy.

There was an old Buddhist woman who deeply believed in the Three Jewels. She entered the US when she was old, so she couldn't do anything. The old woman spent several decades relying on the temple to both practice and do meritorious deeds, as well as do social charity work. Suddenly she had a cerebrovascular accident. Her children took care of her wholeheartedly until the day she could walk again. But in the last days of her life, her character completely changed. The old woman became very often angry, and spat out harsh words; no one could give her any advice. She is no longer the person of her days in the temple.

The above case proves to us one thing the karma of a person is hard to be transformed if he or she does not know how to practice properly. The seed of karma is still with us until it has enough conditions to appear for an ambush. The seeds of disorder, desire, and anger hidden in harsh words and thoughts have long been planted in your mind. It's still there if you don't know how to change the karma seed right now. Thus, you can still be dominated by old habits, still speak harsh words, still bring anger and disorder to yourself and to others.

So let's practice healing right now by directing our attention to the breath. Be deeply aware of each in-breath and out-breath, making all feelings of joy, sadness, and displeasure gradually disappear with the breath, until they have no place in the mind. We need to practice while we are healthy.

Everyone in life comes and goes like a dream. If we do not practice well, in a lifetime we will take on many sufferings and troubles and continue to pour more polluted and toxic drops of water into our bodies and minds. Just follow the steps of Bahiya. Just practice successfully the brief teaching of the Buddha, "Let seeing be just seeing, let hearing be just hearing, let sensing be just sensing, and let cognizing be just cognizing." In the past, many ancient masters practiced this method and attained the fruits of noble awakening.

By concentrating on our own breath, let's practice to achieve serenity in our seeing, hearing, feeling, and cognizing. Practice joyfully breathing deeply day by day. You will see what is seen in your body and mind, and what life is giving you, all are gifts of happiness. Therefore, every minute, every second, let's cherish our breath.

 

_____________________ 

 

Trân Quý Từng Hơi Thở

 Thích Phước Tịnh

 Pháp Thoại Tại Chùa Phật Tổ Ngày 11-05-2008

 

thich phuoc tinhCó một câu chuyện rất hay trong Tiểu Bộ Kinh đề cập về các pháp môn tu có thể giúp chúng ta thực tập để cuộc sống của mình được hạnh phúcan lạc.

 

Có một vị sa môn cư trú gần bờ biển, thầy tu tập rất tinh chuyên nên được cả thôn làng cúng dường đầy đủ không thiếu một vật gì. Thầy nghĩ chắc mình đã chứng được Thánh quả (A la hán). May mắn cho thầy, có một vị Thiên nhân trong kiếp quá khứ từng là bà con với thầy, hiện xuống cho biết: "Thưa thầy, thầy chưa chứng quả gì hết". Vị sa môn kia nghe vậy giật mình, bèn hỏi: "Thưa Thiên nhân, ai trên cõi đời này đã từng chứng quả A la hán, hay đang trên đường chứng Thánh quả?" Thiên nhân trả lời: "Có một người, đó là đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ, người đã thành đạt Thánh vị A la hán. Thầy nên đến đó tham học với ngài". Vậy là thầy ôm bát tới thành Xá Vệ.

 

Lúc ấy, đức Thế Tôn đang đi vào làng khất thựcsa môn Bāhiya kia rất nôn nóng nên theo bên cạnh đức Thế Tôn thưa: "Bạch đức Thế Tôn, xin ngài từ mẫn dạy cho con tu học". Đức Phật nói: Chưa phải thời, Bāhiya". Thế nhưng thầy Bāhiya vẫn đi theo bên chân đức Phật. Lần thứ hai thầy thưa: "Xin ngài từ bi dạy cho con phương pháp tu học". Đức Phật lại bảo: "Bāhiya, chưa phải thời". Lần thứ ba cũng thế, thầy năn nỉ: "Xin ngài từ bi dạy cho con phương pháp tu học, để con có thể chứng đạt Thánh quả A la hán". Lần này, sau khi thọ trai xong, đức Phật bảo: "Đúng thời rồi, Bāhiya, ta sẽ dạy cho ông". Và đức Phật thuyết một thời pháp rất ngắn:

 

"Này Bāhiya, thầy nên tu tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong các cảm thọ, sẽ chỉ là cảm thọ. Trong thức tri, sẽ chỉ là thức tri. An trú được như vậy thì đoạn dứt được sầu khổ, bất an hiện đời và chứng quả A la hán".

 

Đức Thế Tôn chỉ dạy một bài pháp ngắn như thế, nhưng thầy Bāhiya là một người rất ham tu, nên nghe lời Phật dạy xong liền đến dưới bóng mát của một cội cây bên đường thiền tọa. Sau đó thì tâm thầy bừng sáng vì đã thấu tỏ được lời dạy của đức Thế Tôn. Thầy ôm bát đi về, trên đường về chẳng may bị bò húc chết.

 

Đức Thế Tôn sau khi khất thực xong, trên đường trở về tịnh xá, thấy xác của thầy Bāhiya, ngài bảo các vị tỳ kheo: "Các ông hãy để xác thầy Bāhiya lên chõng tre, hỏa thiêu xong thì rải tro đi. Đây là bạn đồng hành, người đồng phạm hạnh của các ông vừa mới ra đi". Sau khi làm tang lễ cho Bāhiya xong, các thầy vân tập lại bên cạnh đức Thế Tôn, thưa: "Bạch Thế Tôn, vị tỳ kheo này vừa mới đến, học với Như Lai một vài câu rồi ra đi, vậy có thể nhập Niết bàn được không?: Đức Phật xác nhận: "Tỳ kheo Bāhiya đã dứt sạch hết lậu hoặc, chứng Thánh quả A la hán và đã vào Niết bàn".

 

Câu chuyện ngắn này cho chúng ta đôi điều về bài học của sự thực tập. Thầy Bāhiya chỉ trong một lần nghe bài pháp ngắn của đức Thế Tôn mà đã quán chiếu, tu tập thành công. Nội dung này rất quan trọng và rất cần cho chúng ta trong việc học hỏithực tập lời Phật dạy.

 

"Cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cảm thọ chỉ là cảm thọ, thức tri chỉ là thức tri. An trú nơi pháp quán ấy thì có thể đoạn dứt sầu khổ, thành tựu an lạc". Có thể an lạc của sự chứng nghiệm Niết bàn, chứng nghiệm giải thoát vẫn còn xa, nhưng điều chúng ta cần thực hiện trong đời sống bình thường là làm sao cho sầu khổ, buồn giận... rụng rơi. Thực tập được như vậy thì chúng ta có thể sống giữa cuộc đời, giữa lòng người vốn đầy khó khăn, phiền trược, bất toàn... mà vẫn có thể an nhiên, tự tại. Chúng ta hãy thực hành ngay trong cuộc sống thường nhật. Vào những ngày rảnh rổi, hãy dành một ít thì giờ để ngồi yên, toàn thân thư giãn và chú ý đến hơi thở của mình - chú tâm trên mỗi hơi thở vào, mỗi hơi thở ra. Phương pháp thực tập đơn giản, gần nhất là nhận biết hơi thở đi vào, đi ra bên trong cánh mũi. Chỉ đơn thuần nhận biết, quán sát hơi thở vào, hơi thở ra như vậy mà không để ý thức nhận xét gì về hơi thở.

 

Mọi thưởng thức về phương diện vật chất cho ta sự thoải mái, thích thú đều là những cảm giác phù phiếm ở bên ngoài. Ta hãy biết quay về thưởng thức cái sẵn có trong mình, như hơi thở chẳng hạn. Khi biết quay về thực tập quán sát hơi thở, lợi lạc đầu tiên là chúng ta có thể làm cho hơi thở mình càng ngày càng êm dịu, nhẹ nhàng, khiến cho hơi thở mình trở nên có phẩm chất, nhờ đó mà thân tâm được nuôi dưỡng, tật bệnh được đẩy lùi, và cuối cùng đạt đến công năng kỳ diệu nhất đó là thanh lọc, chuyển hóa được tâm mình. Khi tâm mình xao xuyến bất an, ta chỉ cần làm một việc đem tâm về an trú nơi hơi thở, nhận biết rõ ràng hơi thở đi vào - đi ra là ta có thể lấy lại được sự cân bằng, thư thái của thân và tâm. Nếu có người đưa đến cho ta chuyện phiền não, buồn giận, ta hoàn toàn có khả năng làm được hai điều cùng lúc: việc đầu tiên là ngồi yên lặng, giữ tâm thật bình tĩnh để nghe; thứ đến, ta hãy để tất cả những lời nói kia đi qua đi lại như gió đi ngang qua mành lưới. Đó là cách tu hạnh Bồ tát. Thử nghĩ, nếu có một người chịu khó nghe ta chia sẻ, cho ta trút hết nỗi khổ niềm đau thì ta đâu cần làm gì nhiều mà vẫn giúp cho tâm tư nhẹ lại, nỗi khổ dần vơi đi hoặc thậm chí tan biến. Đây là vấn đề thường xảy ra trong gia đình của chúng ta.

 

Thực tập hạnh Bồ tát để có thể ngồi yên lắng nghe được những gì người kia muốn nói với mình là ta cũng đang thực sự lắng nghe từng hơi thở, từng cảm thọ đang biểu hiện trong mình. Lúc bấy giờ trong ta "sự nhận biết tỉnh sáng" đang có mặt, chứ không đánh mất mình hay bị cuốn hút theo những buồn phiền, giận hờn... mà người kia đang biểu lộ với mình. Chúng ta nghe như thế nào để vừa có thể phòng hộ được thân tâm mình, vừa cảm thông sâu sắc được với nỗi khổ, niềm đau của người đối diện, đó là cả một sự thực tập công phu. Thế thì chúng ta đã có một phương pháp tuyệt vời đó là vừa giúp người kia giải tỏa được nỗi buồn giận và đồng thời làm cho năng lượng thực tập tích cực của mình được thăng tiến, hóa giải được những tâm hành tiêu cực trong đời sống: "Hãy nghe như chỉ là nghe, thấy như chỉ là thấy, cảm thọ vui buồn chỉ là cảm thọ vui buồn", mà đừng tưới thêm gì từ ý thức vào nữa cả. Đây là phương pháp tu tập rất mầu nhiệm và chỉ cần thực tập ngần ấy thôi cũng đủ làm cho chính ta, đời sống gia đình ta, người thân xung quanh ta trở nên an vui, hạnh phúc.

 

Có một bà cụ Phật tử tín thuận Tam Bảo rất sâu sắc. Khi qua Mỹ, vì lớn tuổi không làm gì được nên bà bỏ thời gian mấy mươi năm nương vào chùa để vừa được tu tập vừa làm công quả, cũng như làm những việc từ thiện xã hội. Nhưng bất ngờ bà bị tai biến mạch máu não. Con cái lo chăm sóc tận tình cho đến ngày bà đi đứng lại được, nhưng những ngày gần cuối đời, tánh tình bà thay đổi hoàn toàn. Bà trở nên rất hay nóng giận, vung vãi những lời thô ác, không một ai khuyên nhủ gì được. Bà không còn là con người của những ngày được ở trong chùa nữa. Trường hợp kể trên chứng tỏ cho chúng ta biết một điều rằng nghiệp thức của con người nếu không biết tu tập đúng cách thì không phải dễ chuyển hóa; nó có thể vẫn còn nằm yên đấy do vì chưa đủ điều kiện biểu hiện. Những hạt giống bất an, buồn giận, những lời nói thô ác đã gieo vào trong tâm thức mình, nếu ngay lúc này mình không biết nhận diện để chuyển hóa thì nó vẫn còn nằm nguyên ở đó; và rồi ta vẫn còn có thể bị chi phối bởi những tập khí xưa cũ, vẫn nói ra những lời thô tháo, vẫn đem đến buồn giận, bất an cho mình và cho người. Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy thực tập trị liệu bằng cách đem tâm về an trú ngay nơi hơi thở, ý thức sâu sắc mỗi hơi thở vào, hơi thở ra, làm cho tất cả những cảm thọ vui buồn, bực bội theo hơi thở mà dần tan biến, đến lúc chúng không còn chỗ trong tâm thức. Chúng ta cần thực hành ngay khi chúng ta còn khỏe mạnh.

 

Ai ở trong đời cũng đến rồi đi như giấc mộng. Nếu không khéo tu tập thì trong giấc một đời người chúng ta sẽ chuốc lấy bao khổ đau, phiền lụytiếp tục rót thêm vào thân tâm những giọt nước ô nhiễm, độc hại. Chúng ta hãy nghe như thầy Bāhiya ngày xưa, chỉ nghe một lời dạy ngắn của đức Phật: "Hãy để cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cảm thọ chỉ là cảm thọ, thức tri chỉ là thức tri", mà ứng dụng thành công trong sự thực tập. Pháp môn này ngày xưa các bậc thầy đã từng thực tậpchứng nghiệm được Thánh quả.

 

Chúng ta hãy thực tập để chứng nghiệm được sự an lạc ngay trong cái thấy, cái nghe, cái nhìn... bằng sự quay về an trú trong hơi thở của chính mình. Khi thực tập thưởng thức hơi thở của mình từng ngày một cách sâu sắc; ta thấy những gì có mặt trong ta, những gì cuộc sống đã ban cho ta, tất cả đều là quà tặng hạnh phúc. Do vậy, từng phút, từng giây ta hãy biết trân quý hơi thở của mình.

 

Source:

https://thuvienhoasen.org/p26a28455/tran-quy-tung-hoi-tho-phap-thoai-tai-chua-phat-to-ngay-11-05-2008

 

.

 

.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48572)
24/04/2012(Xem: 122106)
21/04/2014(Xem: 14455)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.