Bilingual: Social Insensitivity and Buddhist Attitudes / Vô Cảm Xã HộiThái Độ Của Người Phật Tử

13/06/20233:13 CH(Xem: 1535)
Bilingual: Social Insensitivity and Buddhist Attitudes / Vô Cảm Xã Hội Và Thái Độ Của Người Phật Tử

 

Bilingual:
SOCIAL INSENSITIVITY AND BUDDHIST ATTITUDES /
VÔ CẢM XÃ HỘITHÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

Author: Chúc Phú

Translated by Nguyên Giác

 

 

lotus-hoa senWhether it's a small thing or a big one, don't be afraid. Picking up a nail that could damage the tires, making a phone call when seeing someone in need of an emergency on the road, and offering protection and support in appropriate situations in everyday life... are all things that must be done to demonstrate a layperson's practical conduct in today's era...

When I saw the austere face and eyes appealing for a driver's license of the young man who was snatched up by robbers on the bus, as the press has often reported in recent days, I was overcome with choking emotion and compassionate affection. Going back to old information from domestic newspapers, the story of the Minh Tiến knight who wanted to catch robbers so his car was stolen, the story of children fighting and adults just watching, the story of people looting from traffic accidents... has shown an indifference, which today's language calls an attitude of social insensitivity, which has been and is present in today's lively lifestream. Within the framework of a Buddhist practitioner, we would like to share more about the attitudes and behaviors required of Buddhists in general, before these phenomena.

To live means to live with.

It must be understood that to live is to live with, for no one can live alone. With a view of the relationship of dependent origination, the existence of any person, object, phenomenon, etc. is closely related to many others. Since this one exists, the other comes up. Because this one arises, the other appears. In the same way that a mosquito fluttering its wings in the Amazon jungle causes a rainstorm in the Philippines, modern Buddhist literature has globalized this fact of interconnectedness. In a miniature social space, with that look of engagement and connection, it is easy to clearly perceive someone's suffering or misery, with the responsibility associated to each person's attitude toward life and behavior, including ourselves. As a result, do not turn a deafening blind eye to the evil that is occurring in society because you believe it has nothing to do with you. It must be understood that the evil and the wicked have a basis to rise up, also thanks to our way of thinking, our outlook on life, and our selfish behavior.

Not only in terms of the dependent origination link, but also in the interaction, the impact of many people's common karma (combined karma) and each person's unique karma (separate karma) has led to unfortunateness, ugliness, and wickedness. We have met in this world, in this life, in this space, and in this social setting because of such causes and conditions. We cannot single-handedly blame life, the people, or the authorities in the form of Mr. Chí Phèo today. Here, we must recognize that living habits, space, and social context are all inextricably linked to merit, as well as each person's karma and activities.

Scientific research on criminal psychology demonstrates that there is a profound influence and connection intermixing with childhood imprinting, family space, educational context, living environment, and so on, which have a significant impact on an individual's illegal misconduct. The goal of seeing the relationship and the specific life context clearly is for us to make efforts to develop ourselves, contribute to the progress of society, and, especially, always keep our hearts moving in the face of the specific sufferings of every human being.

Emotions in the face of suffering

Love is considered a basic human attribute. Where there are people, there is love. To be a true human being, love for other human beings is a mandatory requirement. One is not yet a standard and authentic human being if he does not love his fellow man and is not moved by the sufferings of others.

Buddhism is a religion that embodies love. Of course, a Buddhist's love for people is always higher than that of regular people. As a result, a Buddhist's true love includes not only the love of other people but also the love of all living things. In the face of other people's misfortunes and afflictions, as well as observing evil seeping into this live reality, a Buddha's child must keep his heart moving as if it were his own. Contemplating life with love is the vow of the Buddhas of the ten directions, represented by the vow of the Bodhisattva Avalokitesvara. Every Buddhist must endeavor to follow and put that loving promise into action.

First and foremost, Buddhists must maintain a heartbeat that is not rigid or indifferent to the suffering of others. Even understanding that maintaining a vibrating heart is a challenging task in the intricate flow of our existence. Because, as long as the authorities' capacity for protection and management remains limited, when greed takes the throne and the habit of enjoyment grows, when evil surrounds and appears every day, when intrigues and deceptions appear everywhere, and trust between people falls even in relationships with relatives... the insensitive attitude will silently appear and create bad consequences in this life.

Here, the central point of Buddhism states that a true Buddhist is one who is moved by other people's suffering. It is a crime not to be moved by human misery. As a result, Buddhists must see keeping their hearts moving in the face of human suffering and sadness as a practice, with a constructive and proactive attitude. Once this practice is mature, when the predestined conditions are ripe and the living situations are adequate, Buddhists can easily translate the noble ideal of a spiritual practice into concrete acts, contributing to the resolution of all suffering, specifically in life.

Serving and engaging: a spiritual practice at all times.

With Buddhism, serving others is considered the practice of all times. Even the Buddha himself is a shining lesson in serving and engaging actions. Reading through the heroic Buddhist history, it is apparent that the pledges to save people and help societies of the forefathers in Buddhism have always been revered and respected by posterity.

Naturally, in secular thought, we are still a long way from becoming Buddha, and on that lofty path, we have not yet reached the final stage of the journey. However, as Buddha's children, we are learning to have some of Buddha's qualities, one of which is the spirit of voluntary serving and engagement. What needs to be clarified first is serving and engaging based on each person's own life condition and karma.

We can select an appropriate form of engaging and serving work based on our individual circumstances. That attitude ought to act like rescuing someone from a river. Be aware of your own strength as well as the weight of the other to avoid sinking into the water. To be more specific, serving others requires wise observation. Because, with the living situation of an ordinary Buddhist, there are certain risks and limitations in serving and engaging others.

Think clearly about this so that you can choose for yourself a suitable way of life of serving and engaging. Whether it's a small thing or a big one, don't be afraid. Picking up a nail that could damage the tires, making a phone call when seeing someone in need of an emergency on the road, and offering protection and support in appropriate situations in everyday life... are all things that must be done to demonstrate a layperson's practical conduct in today's era... Above all, as a lay person, a Buddhist must live in a way that is meaningful to one's spouse, children, and relatives, as well as to others in need.

In a country with over 45 million Buddhists, such as Vietnam, if every Buddhist lay follower is aware of and moved by the sufferings of their fellow human beings, and makes every effort to participate and assist, that would be a positive indicator for today's social morals. Within the context of the immediate efforts, lay people should live in such a way that they never allow the following situation to occur: going to the temple every day to chant sutras and turning their backs on people's tragedies. We can meet Buddhist scriptures in real life and those sutras have significance not only for you, for me, and for all those who are practicing for some relief from suffering.

(All the notes were removed for the audio version.)

 

.... o ....

 

VÔ CẢM XÃ HỘITHÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

 Chúc Phú

 

Đừng e ngại việc nhỏ hay việc to. Nhặt một cây đinh có khả năng phá hỏng ruột xe trên quốc lộ, gọi một cú điện thoại khi thấy ai đó cần cấp cứu trên đường, ra tay chở che và hỗ trợ trong những tình huống phù hợp ở đời thường… là những việc cần làm, thể hiện cho hạnh tu thiết thực của một người cư sĩ trong thời đại hôm nay...

Nhìn dáng mặt khắc khổ và ánh mắt khẩn cầu xin lại bằng lái xe của chàng thanh niên bị kẻ gian móc túi trên xe buýt [i], mà báo chí đã liên tục thông tin trong những ngày gần đây, trong tôi chợt dâng lên một cảm xúc uất nghẹn và thương cảm đến nao lòng. Lần ngược lại những thông tin cũ từ các báo trong nước, chuyện hiệp sĩ Minh Tiến ham bắt cướp nên bị mất trộm xe; chuyện những đứa trẻ đánh nhau và người lớn chỉ đứng nhìn, chuyện những người hôi của từ những tai nạn giao thông thương tâm…đã cho thấy một sự dững dưng, không động lòng, mà ngôn ngữ ngày nay gọi là thái độ vô cảm xã hội, đã và đang hiện diện trong dòng sống sinh động của xã hội hôm nay. Trong khuôn khổ của một người học Phật, chúng tôi muốn sẽ chia thêm về thái độ cũng như cách hành xử cần có của người Phật tử nói chung, trước những hiện tượng này.

Sống là sống với

Cần phải thấy rằng, sống là sống với, không thể ở đâu bạn có thể sống một mình. Với cái nhìn liên hệ duyên sinh, sự hiện hữu của mỗi con người, của mỗi sự vật, hiện tượng … có quan hệ và liên hệ thâm thiết đến nhau. Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh[ii]. Chân lý liên hệ duyên sinh này đã được văn học Phật giáo hiện đại khái quát hóa theo kiểu văn chương như: một con muỗi đập cánh ở rừng rậm Amazon thì ở Philippine có gió mùa. Bằng cái nhìn tương tứcliên hệ đó, trong một không gian xã hội thu nhỏ, có thể thấy rõ sự khổ đau hay bất hạnh của ai đó, có sự liên đới trách nhiệm đến thái độ sống cũng như hành vi của mỗi người, trong đó có bản thân ta. Do vậy, đừng bàng quan giương mắt làm ngơ trước cái xấu, cái ác đang diễn ra trong xã hội, vì tưởng rằng chuyện đó không liên quan đến bản thân mình. Cần phải hiểu rằng, cũng do tư duy của mình, do thái độ sống của mình, do cách hàng xử ích kỷ của mình… mà cái xấu, cái ác đó có cơ sở để nảy sinh.

Không chỉ trên phương diện liên hệ duyên sanh, trong mối liên hệ, tác động giữa nghiệp chung (cộng nghiệp) của nhiều người và nghiệp riêng (biệt nghiệp) của từng người, đã góp phần tạo ra những nỗi bất hạnh hoặc cái xấu, cái ác. Vì lẽ, do nhân như vậy, duyên như vậy nên ta đã gặp nhau trên cõi đời này, trong cuộc sống này, tại không gian này, với bối cảnh xã hội như vậy. Không thể đơn phương trách đời, trách người, trách nhà chức trách theo dạng thức Chí Phèo thời nay. Ở đây, cần phải thấy rằng, tập tính sinh hoạt, không gian và bối cảnh xã hội có sự liên hệ sâu xa đến phước báo cũng như dẫn nghiệp, hành động của mỗi con người. Ngành khoa học nghiên cứu về tâm lý tội phạm cho thấy, có sự ảnh hưởngliên hệ sâu xa về dấu ấn tuổi thơ, không gian gia đình, bối cảnh giáo dục, môi trường sống…có tác động rất lớn đến hành vi phạm tội của một cá nhân. Thấy rõ mối liên hệ và bối cảnh sống cụ thể, để chúng ta nỗ lực để hoàn thiện mình, góp phần hoàn thiện xã hộiđặc biệt trước mắt, là luôn giữ tâm rung cảm, trước những khổ đau cụ thể của mỗi con người.

Sự rung cảm trước khổ đau.

Lòng thương được xem là thuộc tính cơ bản của con người. Ở đâu có con người, nơi ấy có tình thương. Làm người đúng nghĩa, yêu cầu bắt buộc là phải có tình yêu thương đồng loại. Không có tình yêu thương đồng loại và không rung cảm trước nỗi khổ đau của tha nhân, thì chưa phải là một con người đúng chuẩn và đúng nghĩa.

Đạo Phậttôn giáo tiêu biểu cho tình thương. Là một người Phật tử, lẽ tất nhiên tình thương dành cho con người bao giờ cũng lớn hơn người bình thường. Vì lẽ, tình thương của một người phật tử đúng nghĩa không chỉ dừng lại ở tình thương đồng loại, mà còn mở rộng thương cả vạn loại sinh linh. Trước những bất hạnh, khổ đau của tha nhân, cũng như khi đối diện với cái xấu, cái ác đã và đang len lõi xuất hiện trong hiện thực sống này, người con Phật cần phải giữ tâm rung cảm như là chuyện của chính bản thân mình. Mắt thương nhìn cuộc đờihạnh nguyện của mười phương chư Phậttiêu biểuhạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm. Hạnh nguyện đó, đã là người phật tử thì phải nỗ lực noi theo và thực hiện.

Trước mắt, phải giữ tâm rung cảm, không xơ cứng, chai lỳ trước nỗi khổ đau của đồng loại, tha nhân. Dẫu biết rằng, chỉ giữ được tâm rung cảm như thế thôi cũng đã là một điều rất khó, trong dòng chảy phức tạp của đời sống này. Bởi lẽ, một khi năng lực bảo hộquản lý của nhà chức trách vẫn tồn tại những giới hạn, một khi tham dục lên ngôithói quen thụ hưởng tăng dần, một khi cái xấu, cái ác luôn đoanh vây và xuất hiện hằng ngày, một khi sự mưu mô, lừa lọc hiện diện khắp nẽo và niềm tin giữa con ngườicon người đang tụt hạng ngay cả trong những mối liên hệ, quan hệ với người thân…thì thái độ vô cảm sẽ lặng lẽ, âm thầm xuất hiện và tạo nên những hệ lụy kéo theo trong cuộc sống này.

Ở đây, theo quan điểm xuyên suốt của Phật giáo, không rung cảm trước nỗi khổ đau của đồng loại, tha nhân thì chưa phải là người phật tử đúng nghĩa. Vì lẽ, không rung cảm trước đau khổ của con người, đó chính là tội ác. Do đó, với cái nhìn tích cực và chủ động, người phật tử phải xem việc giữ con tim rung cảm trước nỗi khổ đau và bất hạnh của con người là một hạnh tu. Một khi hạnh tu này thuần thục, khi nhân duyên chín muồihoàn cảnh sống đủ điều kiện, người phật tử dễ dàng biến lý tưởng sống cao đẹp của hạnh tu trở thành hành động hiện thực, góp phần giải quyết từng nổi khổ đau cụ thể trong đời.

Phụng sự và dấn thân, hạnh tu ở mọi thời đại.

Với Phật giáo, phụng sự tha nhân được xem là hạnh tu của mọi thời đại. Ngay bản thân Đức Phật là cả một bài học sáng ngời về hạnh phụng sự, dấn thân. Đọc lại trang sử Phật hào hùng qua các thời đại, có thể thấy rõ hạnh nguyện cứu người, giúp đời của các thế hệ tiền nhân trong Phật giáo luôn được hậu thế ngưỡng vọng và tôn xưng.

Trong tư duy tục đế, lẽ tất nhiên, chúng ta còn rất lâu mới thành Phậtcon đường cao tột đó, ta chưa thể bước vào chặng cuối của hành trình. Mặc dù vậy, đã là con Phật, ít nhiều chúng ta cũng hội tụ những tố chất như Phật, và một trong những tố chất đó, chính là tinh thần tự nguyện phụng sựnỗ lực, dấn thân. Ở đây, điều cần phải minh định trước tiên là sự phụng sự và dấn thân trên cơ sở hoàn cảnh sống và nghiệp lực của riêng mỗi con người.

Tùy theo điều kiện của mình mà ta có thể lựa chọn một sự phụng sự, dấn thân thích hợp. Thái độ đó cần phải hành xử như việc cứu người đuối nước. Phải ý thức rằng năng lực của mình ra sao và sức nặng của kẻ kia thế nào để cả hai không bị chìm xuống nước. Nói rõ hơn, phụng sự tha nhân phải có sự quán sát của trí tuệ. Bởi lẽ, với hoàn cảnh sống của một người phật tử bình thường, có những rũi ro và hạn chế nhất định, trong sự dấn thân và phụng sự tha nhân.

Tư duy rõ ràng về điều này để có thể lựa chọn cho mình một phương cách sống dấn thân và phụng sự phù hợp. Đừng e ngại việc nhỏ hay việc to. Nhặt một cây đinh có khả năng phá hỏng ruột xe trên quốc lộ, gọi một cú điện thoại khi thấy ai đó cần cấp cứu trên đường, ra tay chở che và hỗ trợ trong những tình huống phù hợp ở đời thường…là những việc cần làm, thể hiện cho hạnh tu thiết thực của một người cư sĩ trong thời đại hôm nay. Hơn đâu hết, đã là một cư sĩ trong đời, phải sống làm sao để sự hiện hữu của mình ngoài ý nghĩa với người thân, vợ con, còn phải có ý nghĩa với những hoàn cảnh thương tâm khác.

Với một đất nước có trên 45 triệu người theo đạo Phật như đất nước Việt nam [iii], nếu như mỗi người cư sĩ phật tử đều ý thức và rung cảm trước khổ đau của đồng loại, tha nhânnỗ lực dấn thân, phụng sự, thì đó là một tín hiệu đáng mừng cho đạo đức xã hội hôm nay. Trong khuôn khổ những nỗ lực trước mắt, người cư sĩ phải sống làm sao đừng bao giờ để xảy ra tình trạng, ngày đến chùa tụng kinh đều đặn, nhưng khi gặp chuyện bất hạnh của người thì ngoãnh mặt, quay lưng. Kinh Phật, ta có thể bắt gặp ở thực tế đời thường và bản kinh đó có ý nghĩa không những cho bạn, cho tôi và cho tất cả những ai đang cầu mong vơi khổ.

Chúc Phú

Thư Viện Hoa Sen

[i] Xem clip trên youtube tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=JDO8MhAifig

[ii] Kinh Tiểu Bộ, kinh Phật tự thuyết, chương 1, phẩm Bồ đề.

[iii] Theo, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Báo cáo của Ban thường trực Hội đồng trự sự trung ương giáo hội Phật giáo Việt nam, mục Hướng dẫn Phật tử, năm 2007.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a13419/vo-cam-xa-hoi-va-thai-do-cua-nguoi-phat-tu

 

.... o ....

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48900)
24/04/2012(Xem: 122421)
21/04/2014(Xem: 14690)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.