Bilingual: Eating Meal In The Temple / Ăn Cơm Chùa

09/07/20234:23 SA(Xem: 1666)
Bilingual: Eating Meal In The Temple / Ăn Cơm Chùa

EATING MEAL IN THE TEMPLE

Author: Mộc Trầm
Translated by Nguyên Giác

 

 

an com chuaOur ancestors taught that you should learn to eat first, then learn to speak, or that when you enter the house of others, you have to follow their habits. So, when you go to an unfamiliar place, take some valuable time to ask, or keep an eye to pay attention, to emulate what people do, and you will follow. As a result, acting as "the mother of the world" is not advised.

Eating is an age-old problem where there are rules and rituals. Every country's eating habits, every nation's eating habits, and every family's eating habits are unique. The Vietnamese way of eating differs from the Japanese way of eating, the Kinh way of eating differs from that of ethnic minorities, the way of eating in the countryside differs from that of the city, and the way of eating in society differs from that of temples.

So, when you go to the temple, you should pay attention a little, or attempt to slow down a beat, to see what people do and then copy, so that people say Buddhists in this temple are cute. Because these things are only recorded in the Law of Monastics, lay Buddhists do not understand much. It is strange to remark on the approach to eating, yet on the off chance that not, it could be difficult to be quiet.

When it's time to eat, some temples hit a metal bar to generate sounds that echo out loud, alerting people that it's time to go to the eating hall. So, when you go to the temple to do meritorious works, and you hear the sounds calling you to eat, come promptly to the eating hall; don't be like a naive yellow deer, seeming to be lovely but deaf and waiting for others to directly invite you; that would bother people, and that is so tired.

There are many cute friends who think hearing the bell ringing or the metal striking means it's time to eat, but the bell ringing and the striking board sound dozens of times depending on the time and work, and when they heard the sound, they came to the kitchen hall, didn't see the food, then got angry, saying that life was so deceiving, even at the temples.

Monastics are seated in line from the top down after entering the eating hall, usually at the temple, and lay Buddhists will sit at the back, or if there is more space, the monastics, and laypeople will have their own dining table. So, when you come to sit, please observe that the monastics are sitting on top, then sit gently and humbly below, and don't rely on yourself to be near to this monk or that nun, and sit exactly in the middle, which is quite weird.

Some people in prominent positions in society, such as directors or whatever, simply want to eat at the abbot's table. It is up to each abbot whether or not to allow it, but you will all come to the temple to learn Buddhism, so you should attempt to humble yourself a little. When you've chosen a seat, fold your hands together to salute the abbot, even if you don't know who the abbot is; just look toward the tallest chair, even if no one is sitting in it. Because it's proper etiquette: when you enter someone's home, you must greet them.

It's fine to crave food and drink at home, but remember to calm down when you go to the temple because it's unusual to keep waving your hands, grabbing chopsticks, and chewing loudly when you sit down. You can start eating when you notice the monks eating. Remember to fold your hands, stare at the rice bowl, and lower your head slightly before eating; if you don't know what to recite, simply smile at the rice. Really, nobody says you are crazy.

Folding your palms to greet your bowl of rice has three meanings. The first is to thank the Buddha, because it is because of the Buddha's grace that you have this bowl of rice, because people will come to give rice to the temple to eat, and you do not have enough merit and virtue that they contribute. Second, you express gratitude to the farmers who plant and plow in the field to obtain the grain, and you express gratitude to the buffalo or the plow for providing rice for you to eat.

Third, you thank the folks who prepared this food because they may have sacrificed a day of practice or a day of business to go to the temple and cook for you, so you must recognize their sacrifice. Before eating, fold your palms and smile at your bowl of rice: they have many more meanings, roughly that. Don't think that a bowl of rice at the temples makes things silly. If you don't comprehend something here, you'll get a zero and the teachers will advise you to go back to your seat.

People usually serve a set of chopsticks and a spoon, and then you take up a piece of tofu and place it in a bowl, use a spoon to wrap the piece of beans in half, and add a little rice to your mouth. Don't act like you're at home by putting food in your mouth, sucking it loudly, and then using chopsticks to get more. People will faint seeing that because if you eat clean and stay clean, it will be better; if you have terrible breath or a communicable sickness, people are terrified, they can't eat, and when they are hungry, it is your fault. Who would dare to eat at that time if you were the last to eat, bringing down the leftovers, which included some remaining rice grains?

When eating, maintain mindfulness, focus on each gesture, and don't talk. Think about a situation when you suddenly laugh or choke and can't cough when you sit down to eat with the monastics. For example, if you find a long hair in a cup, remain silent, pull the hair out, and continue eating; do not raise it to inquire whether the hair belongs to a monastic or a lay Buddhist. If you do that, it's over; be careful the next time you can't eat at the temple. A person who asks a lot will do no harm, but a stupid questioner will die.

When you notice the monastery or the eldest staying silent in the dining hall, don't speak, since when everyone higher than you is silent, and you are the youngest speaking up or talking alone, that is called disrespectfully. There are a few temples, sitting and eating with the monastic Master, but the young monastics keep talking loudly, do not care what their teacher says or not. If the young monastics speak or have playful words while their Master is silent, how can they teach good manners to lay Buddhists? 

Furthermore, while you are eating and the food is slowly brought up, you should silently show your happy face. Don't be like when you see people bringing food and you get up, point your finger, and instruct them to bring it to this or that table. Such behavior is so deadly. No matter how much you crave that dish, you have to pretend that you don't want it. If they put food on your table, it's good; if not, then it's good too. Because it is critical that you have charisma, but not a flea market attitude.

There is one more thing that almost everyone has. It's a food pick-up culture; no matter how close you are, don't pick up food for others. Because you don't know what people like to eat. If they are on a diet or refrain from eating that dish, you become ungrateful; therefore they have to eat it, then in the future, they notice what you don't want to eat, they pick it up for you, then don't be upset. Unless there are certain dishes that are far away, you can pick them up if they can't reach them, but remember to pick up a little, not a lot, since if they can't eat all of it, they will become unhappy.

When you're done scooping with the rice paddle or soup ladle, remember to turn its face upside down to make it more visually appealing. People judge you for not being clean if you put the rice paddle or soup ladle floating on the rice or soup after scooping. Oh, and when you're eating, don't scratch or rub your hair because if it's clean, it's fine, but if your hair is unclean or your head has lice, scratching your head will cause dandruff to fall like Da Lat's fog, making you look lovely but dirty. Or if the wind blows dandruff from your hair into other people's bowls, with lice added, people will eat, feel salty, and declare that the temple rice was cooked unusually, rice with salt.

After you finish eating, set the chopsticks together, on the mouth of the cup, or on the table, depending on the location, and then place the spoon next to the cup, signaling that the meal is complete. If you have tissue paper, wipe your mouth softly, dot it, don't torment your lips, and after you're finished, fold the paper squarely, as is customary. When flossing, cover your mouth with your hand; it's unpleasant if you giggle while using the toothpick, pulling out a vegetable stalk, smelling it, and then placing it back in your mouth to resume chewing. When you're done flossing, split the toothpick in half, and leave it alone, because some people might assume it's still clean and reuse it, which will harm the entire temple.

Another minor point is that when you finish eating, if you stand up, leave, then return to the table when a fresh dish is brought up, and then sit down to eat again, people will remark badly on you. It is best that you eat only once, and whoever invites you to eat again, you should pretend to be full. Accepting any invitation to eat does not reflect well on a practicing Buddhist. When you finish eating first, remember that standing up, putting your palms together, saluting the abbot, and then leaving is known as the beginning is nice and the end is good as well.

When you're eating with others at a table, it's okay if your tray is missing some dishes; just don't lean over the other table's plate. Because some unpleasant people might scold you. Also, when you reach out your hand, there may be a terrible odor from your arm, which will make someone sad because they go to the temple and acquire nose cancer.

Also, anyone who believes in eating rice in the temple is in debt; you must tell them to abandon that belief instantly, on the spot, and immediately. I don't know where this idea came from. If it is said that eating rice at the temple must pay the debt, many people do not dare go to the temple to eat meals. Strictly speaking, the grain of rice is provided by people from hundreds of families and ten directions, so eating meals in the temple is a good relationship with them in the Buddhist house, so that we might meet each other in the future to practice the Way. People who bring food should not bring their hearts only to make offerings to a few monastics, but rather consider it an opportunity to sow a predestined relationship with many people in the future, to practice together, and to gain valuable merit.

There are many more things that I want to write, but I am afraid to write too long, and then the readers will feel uneasy and comment that I write as long as the devil. Well, you are a Buddhist coming to the temple; learn what you don't know, learn slowly, and no one will blame you. Eating and drinking are manifestations of each person's culture and character, so be cautious to review and leave a positive picture in the minds of others, in order to avoid the poor reputation of gluttony, of not noble behavior. In the next article, the author will find another topic to write about because if I criticize a lot, readers will stop reading my commentary. Also, I am not superior than anyone else; I simply want to write to make Buddhists more attractive when they come to the temple, more noble when they behave, and, most importantly, more amazing in their charisma.

 

 

.... o ....

 

ĂN CƠM CHÙA

Mộc Trầm

 

Ông bà mình ngày xưa dạy rồi, học ăn xong rồi mới học nói, hay là nhập gia tùy tục. Cho nên khi đi đến chỗ nào, nơi nào lạ lạ thì mình dành chút thời gian quý báu ra để hỏi han, hay tinh mắt hơn là để ý, bắt chước người ta làm kiểu gì thì mình làm theo. Chứ để một mình một kiểu, nói theo kiểu xì tin là “mẹ thiên hạ” thì không có được.

Cái chuyện ăn là cái vấn đề muôn thuở, ở đâu cũng có những quy tắc và nghĩ lễ riêng. Mỗi nước mỗi khác, mỗi dân tộc mỗi khác, mỗi nhà mỗi khác. Cách ăn của Việt Nam nó khác với cách ăn của Nhựt Bổn, cách ăn của người Kinh khác với người đồng bào, cách ăn của dân quê khác với cách ăn của thành thị, cách ăn ngoài xã hội khác với cách ăn trong chùa. Nên khi đi chùa mình để ý một chút hay cố gắng chậm lại một nhịp để thấy người ta làm rồi bắt chước đặng nhìn vô nó thấy đẹp, người ta kêu Phật tử chùa này dễ thương. Bởi mấy này chỉ có trong Luật xuất gia mới ghi, Phật tử không được tìm hiểu nhiều nên nhiều khi góp ý cũng ngại, mà không góp ý thì ngó hổng ưng cái bụng.

Khi tới giờ cơm, mấy chùa thường đánh bảng hay kiểng, miễn là cái gì kêu thành tiếng để người ta biết tới giờ cơm mà tới. Nên khi tới chùa làm công quả, nghe tiếng gõ thì tới ngay nhà ăn giùm, đừng giả lơ như nai vàng ngơ ngác, cho mình đẹp mà bị điếc rồi đợi người ta lên mời, phiền người ta, tội lắm. Có mấy bạn cũng dễ thương, cứ nghĩ chuông bảng kêu là tới giờ ăn, mà khổ nỗi, một ngày chuông bảng chùa kêu cả chục lần tùy vào giờ giấc và công việc, vậy mà cứ nghe tiếng kêu là chạy xuống bếp, xuống rồi không thấy đồ ăn, rồi hờn, thấy cuộc đời lừa nhau quá, tới chùa cũng không tha.

Vô bàn cơm rồi, thường thì mấy chùa người xuất gia theo thứ tự ngồi từ trên xuống, lần lượt mới tới Phật tử ngồi sau cùng, hay có không gian hơn thì tăng tục có bàn ăn riêng. Vậy nên khi vô ngồi, làm ơn để ý thấy các vị xuất gia ngồi trên rồi thì nhẹ nhàng khiêm tốn ngồi dưới, chớ đừng có ỷ mình quen với thầy này cô này nên ngồi chen ngay giữa, kỳ lắm. Có mấy vị làm chức này chức kia, giám đốc hay gì, vô cứ muốn ngồi trên chỗ trụ trì. Tùy vào mỗi vị trụ trìcho phép hay không thôi, chứ lớn ở đâu thì vô chùa cũng là người đến học đạo hết, nên cố gắng hạ mình xuống chút. Xác định chỗ ngồi xong thì xá thầy trụ trì, mặc dù không biết ai trụ trì thì cứ nhìn vô cái ghế cao nhất mà xá, không có thầy ngồi cũng xá, đó là cái lễ, mình vô nhà người ta mà không chào thử, coi được không.

Ở nhà mà có ham ăn hố uống thì vô chùa cố bớt bớt lại, ngồi xuống rồi, xoa xoa cái tay chép chép cái miệng, cầm đũa gắp tới tấp không để ý xung quanhchúng sinh họ dập. Ngước nhẹ lên trên thấy các vị xuất gia ăn rồi mình mới được ăn. Trước khi ăn nhớ chắp tay lại, nhìn chén cơm cúi nhẹ cái đầu xuống, hổng biết niệm cái gì thì nhìn cơm cười cũng được. Thật đấy. Không ai chửi mình khùng đâu. Xá chén cơm có 3 ý nghĩa lận, thứ nhất là tạ ơn Đức Phật, nhờ có ân đức của Phật mình mới có chén cơm này, mới có người tới cúng gạo cho mình ăn, chớ mình phước đức đâu mà họ cúng. Thứ hai, là cảm niệm công lao của người nông phu cất công gieo trồng, cày cấy ngoài ruộng để có ra đây cho mình hạt gạo, nhớ luôn tới con trâu hay cái máy cày, có nó mới có gạo cho mình ăn. Thứ ba là cảm ơn công sức người đã nấu cho mình bữa cơm này, có thể hy sinh một ngày tu tập, một ngày buôn bán để vô chùa nấu cho mình ăn, nên phải trân trọng. Xá trước khi ăn cơm là ý nghĩa vậy, còn nhiều ý nghĩa nữa lắm, đại khái là vậy. Đừng nghĩ chùa làm mấy việc ruồi bu, chén cơm mà cũng xá, coi chừng 0 điểm về chỗ.

Thường thì người ta hay dọn một đôi đũa với một cái muỗng, đũa thì gắp miếng đậu hủ bỏ vô chén, muỗng thì xắn miếng đậu ra làm đôi kèm thêm ít cơm bỏ vô miệng. Chứ đừng quen tay theo kiểu cơm gia đình, lấy đũa gắp rồi thò vô miệng, mút cái chụt rồi thò ra gắp tiếp. Mấy người xung quanh họ xỉu hết, ăn ở sạch sẽ còn đỡ, lỡ mình hôi miệng hay bị bệnh gì dễ lây người ta ngại, ăn không được, họ đói mình mang tội. Thử tưởng tượng mình là người ăn sau, bưng đồ ăn thừa xuống, trong đó có mấy hột cơm còn sót lại, dám ăn không

Khi ăn thì giữ chánh niệm, nôm na là tập trung chuyên môn, đừng nói chuyện. Lỡ cười, sặc, ngồi ăn với thầy mà không ho được thì khó chịu lắm. Ví dụ trong chén lỡ có thấy cọng tóc dài thì cũng im lặng kéo ra rồi ăn tiếp, đừng có dơ lên hỏi tóc này của thầy hay Phật tử thì xong, coi chừng lần sau không được ăn cơm chùa nữa. Hỏi nhiều không chết, hỏi ngu mới chết.

 

Trong bàn ăn thấy Thầy hay vị lớn nhất mà không nói chuyện thì cũng đừng nói, chứ ở trên ai cũng im ru, mình là nhỏ mà nói chỏng lên hay một mình mình nói thì không được, đó gọi là vô lễ. Có mấy chùa, ngồi ăn với Sư phụ mà mấy chú xuất gia cứ nói thao thao, không thèm để ý sư phụ có nói hay không, nói to nữa chứ, không ai nói mình cũng nói, mấy chú thì đùa giỡn, đó gọi là hỗn, ngồi trên mà không nghiêm thì sao nói Phật tử.

Còn nữa, khi ăn mà người ta bưng thức ăn lên chưa kịp thì cũng hoan hỷ, chứ có mấy vị, thấy người ta vừa bưng đồ ăn tới là nhảy lên, bàn này, bàn này, để bàn này nè em, là chết. Cho dù có thèm món đó tới mức nào cũng phải giả bộ ta đây không thèm, có thì ăn, không thì thôi, quan trọng là thần thái, chứ thái độ mà chợ quá thì không được.

Còn một chuyện nữa hầu như là ai cũng mắc phải. Đó là văn hóa gắp đồ ăn, có thân thiết tới mức độ nào cũng không được gắp đồ ăn cho người khác. Bởi mình có biết người ta thích ăn cái gì đâu mà gắp. Lỡ như họ đang trong chế độ kiêng cữ món đó hay kiêng kỵ thì mình thành người vô duyên, hổng lẽ họ gắp ra, nên phải ăn, mai mốt họ để ý mình ăn cái gì không được, họ gắp, đừng có thù. Trừ khi trường hợp có mấy món ở xa họ gắp không tới thì mới gắp giùm, mà cũng gắp ít ít, đừng bày đặt gắp nhiều tỏ vẻ thành ý, họ ăn không hết, cũng thù.

Vá cơm hay vá canh múc xong rồi, lật út cái mặt nó xuống, nhìn thẩm mỹ biết bao nhiêu. Chứ múc xong thả trôi lềnh bềnh trên mặt nhìn chợ gì đâu, người ta quánh giá bổn thân mình. À quên, đang ăn thì đừng có gãi đầu hay vuốt tóc, sạch sẽ không sao, xui xui ở dơ không gội đầu hay có chí, gãi đầu một cái gàu rơi như sương mù Đà Lạt, nhìn cũng đẹp mà dơ. Hay lỡ có gió gàu bay qua chén người khác kèm thêm con chí, người ta không biết ăn vô, thấy mặn, kêu cơm chùa nấu lạ, cơm mà bỏ muối.

Ăn xong thì xếp đôi đũa lại cho bằng nhau, đặt lên miệng chén hay xuống bàn tùy nơi, gác cái muống nhẹ nhẹ kế bên ra dấu là ăn xong rồi. Nếu có giấy lau miệng, lau nhẹ chấm chấm thôi, đừng dằn vặt bờ môi mình, lau xong xếp lại như cũ, vuông vức, ta kêu mình có văn hóa. Nhất là cái tăm, xỉa răng thì lấy tay che miệng lại, chứ vừa cười vừa xỉa răng, móc ra thấy cọng rau, kê lên hửi rồi bỏ vô miệng nhai tiếp, thấy ghê. Xỉa xong thì bẻ cây tăm làm đôi, chớ xỉa xong để nguyên, người ta tưởng chưa, xài lại, mốt ung thư răng cả chùa.

Còn chi tiết nhỏ nữa là ăn xong lỡ chân đứng dậy rồi thì đi luôn, đừng đứng lên rồi, chặp sau thấy có món mới bưng lên, ngồi xuống ăn tiếp, người ta biểu mình phàm ăn. Tốt nhất là ăn một lần thôi, ai mời nữa giả bộ kêu no, vậy cho sang, chứ đừng ai rủ cũng ăn, đó gọi là mâm nào cũng có, mất hình tượng. Ăn xong trước khi đứng dậy nhớ chắp tay lại xá, xá thầy trụ trì rồi mới đi, có đầu có đuôi, vậy mới đẹp. Ngồi ăn chung một bàn lỡ mâm mình không có món kia thì cũng thôi, đừng có với qua mâm người khác. Gặp mấy người khó khó, đặc biệt là miền Trung người ta kêu ăn lắm mâm thì lắm lời, chưa kể với tay đứng dậy gắp, bị viêm cánh coi như xong. Tội người ta, đi chùa bị ung thư mũi.

Còn nữa, ai mà có quan niệm ăn cơm chùa bị mắc nợ là bỏ liền, ngay và lập tức. Không biết từ đâu mà có cái tư tưởng kỳ quá. Nói vậy thôi chứ mấy người tu nợ trả chừng nào cho hết, người ta cũng hết dám vô chùa ăn cơm. Đúng ra mà nói, hạt gạo là do người dân khắp nơi đến cúng, nói cho haybá tánh thập phương cúng dường, nên mình ăn hạt gạo này là kết duyên lành với họ trong ngôi nhà Phật pháp, để sau này có duyên gặp nhautu hành, người cúng gạo cũng đừng mang tâm chỉ cúng cho mấy vị xuất gia ăn, mà phải nghĩ đây là cơ hội gieo nhân duyên gặp gỡ nhiều người trong tương lai, cùng nhau mà tu tập, phước vậy mới có.

Còn rất rất nhiều điều muốn nói nữa mà sợ viết dài rồi người đọc cũng thấy sân si, kêu viết bài góp ý mà dài như quỷ. Thôi thì mình là Phật tử đến chùa, cái gì chưa biết thì học từ từ, cũng không ai trách đâu. Việc ăn uốngthể hiện văn hóatư cách của mỗi con người nên cũng dè chừng mà kiểm điểm, để lại hình tượng tốt trong lòng người khác thì mình cũng dễ sống, để đi đâu cũng mang tiếng ham ăn hố uống, thần thái không sang thì coi như xong. Bài sau kiếm chủ đề khác để viết, chứ góp ý hoài người ta cũng sợ, riết rồi không ai dám đọc bài mình, mình cũng đã tốt hơn ai đâu, chẳng qua kiếm chuyện viết cho Phật tử đi chùa càng ngày càng đẹp hơn, oai nghi đẹp, hành xử đẹp, và quan trọng… là thần thái.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a33237/an-com-chua

 

.... o ....

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48900)
24/04/2012(Xem: 122421)
21/04/2014(Xem: 14690)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.