14. Cấu trúc căn bản của học phái dịch thuật xưa trong phép Đại hoàn thiện.

17/01/20182:59 SA(Xem: 2669)
14. Cấu trúc căn bản của học phái dịch thuật xưa trong phép Đại hoàn thiện.
TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH
Khám phá tâm thức thần bí nhất
Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
Hoang Phong chuyển ngữ

Phần thứ tư

Đối chiếu giữa hai học phái
dịch thuật xưa và dịch thuật mới


14. Cấu trúc căn bản của học phái dịch thuật xưa trong phép Đại hoàn thiện.

 

Đến đây chúng ta hãy bàn luận về hai chủ đề trong Đại hoàn thiện cùng gặp nhau ở một số điểm chung, trước hết là [chủ đề về] hai sự thật: tối thượng (ultimate) và quy ước (conventional). Sau đó chúng ta sẽ đề cập đến chủ đề thứ hai về ba thể dạng: "căn bản", "các con đường" và "quả mang lại từ các con đường".

 

HAI SỰ THẬT

 

            Bản chất của ánh sáng trong suốt, mang tính cách nền tảng và rạng ngời, là cội nguồn tối hậu của tất cả mọi cấp bậc tri thức, bất hoại và rắn chắc như kim cương. Đối với Phật giáo, thể dạng tâm thức đó được xem là trường tồn, với ý nghĩa là dòng tiếp nối của nó không bao giờ bị gián đoạn - nó không hề được sinh ra sau này (not newly produced) từ bất cứ một nguyên nhân hay điều kiện nào cả (có nghĩa là nó hiện hữu từ nguyên thủy). Bản chất tâm thức kim cương (vajra spirit/diamond mind) đó tinh khiết từ khởi thủy và hàm chứa bản chất tự phát (spontaneous/đột khởi, tự nhiên), chính là căn bản mang lại mọi hình thức phát triển tâm linh (sự tu tập). Dù cho tâm thức kim cương đó [là nguồn gốc] tạo ra vô số các khái niệm (concepts/nói chung là tư duy, xúc cảm, tác ý) tốt cũng như xấu, chẳng hạn như các sự thèm khát, hận thù hay hoang mang, nhưng chính nó thì không hề bị hư hoại hay lầm lẫn, tương tự như vòm trời vượt cao hơn các áng mây.

           

            Nước có thể đục ngầu, nhưng bản chất [nguyên thủy] của nó vẫn là sự trong suốt. Xúc cảm đớn đau cũng vậy, dù là dưới hình thức nào, cũng chỉ là các sự lừa phỉnh (artifice/giả tạo) phát sinh từ tâm thức kim cương. Dù sức tác động của chúng có hung hãn đến đâu cũng không thể tạo ra bất cứ một ảnh hưởng nào đối với tâm thức thần bí nhất. Tâm thức đó tốt một cách tự nhiên qua thời gian không khởi thủy cũng không chấm dứt.

 

            Các phẩm tính tâm linh thật tuyệt vời, chẳng hạn như tình thương yêu và lòng từ bi vô biên đều hiện hữu ở thể dạng nguyên sinh trong tâm thức kim cương. Sự hiển lộ của các phẩm tính ấy chỉ có thể bị ngăn chận bởi một số các điều kiện mang tính cách tạm thời. Dưới một góc nhìn nào đó thì ngay từ lúc khởi thủy chúng ta cũng đã giác ngộđạt được một tâm thức căn bản hoàn toàn tốt (vô minh chỉ là yếu tố ô nhiễm chi phối bởi các thứ bản năng phát sinh sau này).

 

            Đối với học phái Nyingma/Ninh-mã của Phật giáo Tây Tạng (xin nhắc lại: đó là học phái thuộc truyền thống dịch thuật xưa), tâm thức kim cương được xem là sự thật tối thượng (tối hậu). Sự thật tối thượng đó không mang cùng một ý nghĩa nêu lên bởi học phái gọi là Con đường ở giữa (tức là học phái Madhyamaka/Trung quán của Nagarjuna/Long Thụ) cho rằng sự trống không/Tánh không của một vật thể là sự thật tối thượng một khi tri thức đã nhận biết được nó, mà đúng hơn sự thật tối thượngtâm thức thần bí nhất, là ánh sáng trong suốt không khởi thủy cũng không chấm dứt, và [đồng thời] cũng là nền tảng chuyển tải (the basis) của tất cả mọi hiện tượng, từ sự hiện hữu chu kỳ (cõi luân hồi) cho đến nirvana/niết-bàn. Vì nó vượt lên trên tất cả mọi hiện tượng phụ thuộc (adventitious phenomena) nên người ta gọi nó là "sự thật tối thượng". Các trò chơi (sport, plays), các sự hiển lộ, phát sáng (effervescence), cũng như tất cả các biểu hiện thô thiển phát sinh từ sự thật tối thượng đó đều [đơn giản] là các sự thật quy ước.

            Ngay cả đối với các học phái thuộc truyền thống dịch thuật mới, tâm thức nền tảng cũng được xem là nền tảng (the basis/căn bản) của tất cả mọi hiện tượng, từ samsara/cõi luân hồi cho đến nirvana/niết-bàn. Tâm thức nền tảng đó được xác định như là sự thật tối hậu, là thể dạng hiện thực tự nhiên của mọi hiện tượng. Đôi khi người ta còn gọi nó là "ánh sáng trong suốt phi-cấu-hợp" (uncompounded). Đối với truyền thống dịch thuật xưa thì người ta gọi nó là tâm thức kim cương (esprit vajra/diamond mind) nhưng không xem nó là tâm thức thần bí nhất (tiếng Tây Tạng là rigpa –gcts) với chủ đích phân biệt nó với tâm thức [thông thường] (tiếng Tây Tạng là sems - gcts). Thế nhưng thật ra thì nó cũng chính là tâm thức thần bí nhất, là yếu tố sâu xa của sự trong sánghiểu biết, là cội rễ tối thượng của tất cả mọi thể dạng tâm thức, không hề bị hư hoại hay thoái hóa, và dòng luân lưu (continuum) của nó cũng sẽ không bao giờ bị gián đoạn (unbreakable/không hề bị gãy vụn) tương tự như kim cương.   

            Cũng vậy, các học phái thuộc truyền thống dịch thuật mới cũng nêu lên tâm thức nền tảng tự tại (fundamental innate mind) của ánh sáng trong suốt, không khởi thủy cũng không chấm dứt, tương tự như các học phái thuộc truyền thống dịch thuật xưa nêu lên thể dạng tâm thức kim cương, không khởi thủy cũng không chấm dứt, xuyên qua một quá trình chuyển hóa liên tục đưa đến Phật quả (Buddhahood) là sự Giác Ngộ. Tâm thức đó mang tính cách trường tồn (permanent), có nghĩa là dòng luân lưu (continuum) của nó sẽ không bao giờ bị gián đoạn bên trong chúng ta. Theo Maitreya/Di Lặc (còn gọi là Maitreyanatha, là thầy của Asanga/Vô Trước, thế kỷ thứ IV, đã được nói đến trong chương 11), trong tập luận "Ca ngợi/xiển dương những sự thực hiện trong sáng" (Abhisamaya alankara nama prajnaparamita upadesa sastra/L'Ornement des réalisations claires/Ornament of the Clear Realisations/Hiện quán trang nghiêm luận tụng/Một trong năm tập luận giải của Maitrayanatha. Theo ghi chú trong bản dịch tiếng Pháp thì đây là một tập luận giải về Kinh Hoàn thiện trí tuệ/Bát-nhã-ba-la-mật, gồm 8 chương nêu lên các giai đoạn trên con đường Giác Ngộ và cách thức vượt thoát sự hiện hữu chu kỳ nhờ vào cách phân tích bản chất của thân xác, giác cảm, tâm thức và mọi hiện tượng) thì các sự sinh hoạt nhiệt tâm (exalted/hân hoan, phấn khởi, hăng say) của một vị Phật được xem là trường tồn (permanent), không hề khô cạn, có nghĩa là không bao giờ ngưng nghỉ (broken). Tương tự như các sự sinh hoạt nhiệt tâm của một vị Phật hiện hữu một cách thường xuyên, ánh sáng trong suốt cũng vậy, luôn ở thể dạng nguyên sinh không khởi thủy, không hề được thiết lập muộn sau này (not newly fabricated). Ánh sáng đó hiện hữu một cách liên tục, tàng ẩn thường xuyên bên trong chúng ta. Tâm thức nền tảng và tự tại của ánh sáng trong suốt cũng mang tính cách phi-cấu-hợp (uncompounded), có nghĩa là không mang tính cách phụ thuộc (not adventitiously), cũng không sinh ra sau này từ một nguyên nhân hay điều kiện nào cả.

            Một cách tổng quát, thuật ngữ "không mang tính cách cấu hợp" (non composé/ uncompounded/ phi-cấu-hợp, tức mang bản chất đơn thuần) được hiểu theo hai cách khác nhau: theo cách thứ nhất thì ánh sáng trong suốt tuyệt đối không mang tính cách cấu hợp tức không cần phải dựa vào bất cứ một nguyên nhân hay điều kiện nào cả [để hình thành]; theo cách thứ hai thì ánh sáng trong suốt không hề được tạo tác về sau này (not newly fabricated) bởi các nguyên nhânđiều kiện đã hiện hữu từ khởi thủy (từ trước), và do đó dòng luân lưu của nó sẽ mang tính cách trường tồn (permanent). Vì thế phải hiểu thuật ngữ này theo từng bối cảnh một. Chẳng hạn như một số các nhà hiền triết uyên bác (các vị đại sư trong quá khứ) từng nói rằng bất cứ một thứ gì hiện hữu đều bắt buộc phải ở thể dạng "cấu hợp" (composé/compounded). Điều này cho thấy các vị hiền triết đó không thể nào chấp nhận được sự hiện hữu trường tồn của các hiện tượng khi chúng vẫn còn mang bản chất cấu hợp, hoặc được tạo tác bởi các nguyên nhânđiều kiện. Tuy thế các vị này cũng cho biết thêm là trên thực tế, bất cứ một hiện tượng nào, kể cả các hiện tượng trường tồn, tất cả đều phải được tạo dựng bằng cách tương liên (dependence/tức là nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo giữa mọi hiện tượng), bởi vì chúng được tạo dựng (set up/thiết lập, hình dung, nhận định) nhờ vào tư duy (thế giới hiện tượng chỉ có thể hiện hữu xuyên qua tư duy của một cá thể mà thôi, điều đó cho thấy dù là một hiện tượng trường tồn đi nữa thì nó cũng sẽ phải trở nên vô thường khi nó lệ thuộc vào sự nhận thức của một cá thể: thí dụ Thượng đế là một "thực thể trường tồn" thế nhưng khi liên đới với tư duy - tức là khả năng tưởng tượng - của một cá thể thì dù là Thượng đế cũng sẽ trở thành một hiện tượng tâm thần mang tính cách cấu hợp, vì thế Thượng đế cũng biến dạng để trở thành nhiều hình thức Thượng đế, sẽ trở nên hữu hạn và lệ thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện khác. Hãy liên tưởng đến học thuyết duy thức của Asanga/Vô Trước về quan điểm này). Đối với các vị uyên bác trên đây thì qua góc nhìn đó tất cả mọì hiện tượng đều bắt buộc phải là các cấu hợp.

            Hơn nữa người ta cỏn cho rằng tâm thức thần bí nhất hiển lộ một cách tự nhiên còn vượt cao hơn cả tri thức tỉnh giác và cả tâm thức. Chúng ta nên hiểu rằng sự tạo tác hay chấm dứt (đình chỉ), các hình thức cấu hợp hay phi-cấu-hợp, v.v., tất cả đều nhất thiết nằm bên trong khuôn khổ của các khái niệm tâm thần, chính vì thế nên tâm thức thần bí nhất sinh ra một cách tự nhiên phải ở vào một cấp bậc cao hơn tâm thức, và do đó cũng có nghĩa là vượt ra ngoài phạm vi ngôn từ và khái niệm. Chính vì vậy mà người ta bảo rằng tâm thức thần bí nhất vượt lên trên tư duy và mọi sự diễn đạt.   

             

CĂN BẢN, CÁC CON ĐƯỜNG VÀ QUẢ

 

            Đến đây tôi cũng xin mạn phép cố gắng trình bày với quý vị về căn bản (basis), các con đường (paths) và quả (fruits) của phép Đại hoàn thiện. Và đây cũng là những gì thật phức tạp, vì thế cũng xin quý vị đừng quá khắt khe với tôi đấy nhé.  

 

"CĂN BẢN" LÀ MỘT THỰC THỂ TINH KHIẾT TỪ NGUYÊN THỦY

VÀ MANG BẢN CHẤT TỰ PHÁT

 

            Đối với phép Đại hoàn thiện, "cấu trúc căn bản" gồm có ba thể dạng: "tinh khiết" từ nguyên thủy, mang bản chất "tự phát" (spontaneous/phát sinh hay hình thành một cách tự nhiên) và "từ bi".

            Thực thể (entity) của tâm thức thần bí nhất tinh khiết một cách tự nhiên và từ nguyên thủy không hề bị một chút vướng mắc nào (devoid of problems). Nếu hiểu theo học phái Con Đường ở Giữa (tức học phái Madhyamaka/Trung quán của Nagarjuna/Long Thụ) thì thực thể đó, tự nhiên và từ nguyên thủy không hề mang một sự hiện hữu nội tại nào (điều này cho thấy thực thể của tâm thức thần bí nhất là kết quả của một quá trình hình thành). Trong bầu không gian của bản thể (nature) mang tính cách trong sáng và khả năng nhận thức không sai lầm đó (tức là thực thể của tâm thức thần bí nhất), tất cả mọi hiện tượng tinh khiết cũng như ô nhiễm đều hiện lên như là các trò chơi (jeu/sport) hay những sự hiển lộ của hiện thực tự phát (réalité spontanée/spontaneous nature). Tất cả các hiện tượng đó hiện ra và sinh sôi, cùng mang một đặc tính chung là sự tự phát tự nhiên. Sự tỏa sáng không bị cản trở của tâm thức thần bí nhất còn được gọi là "lòng từ bi" (compassion, trong bản dịch tiếng Pháp thì gọi là "lòng từ bi nhân ái"/compassion aimante) vì các tác động của nó phản ảnh các sự sinh hoạt mang tính cách từ bi, sinh ra từ bản thể (entity) tinh khiết thật chủ yếu của bản chất tự phát (spontaneous nature) của tâm thức kim cương (diamond mind).

 

            "Thực thể tinh khiết từ nguyên thủy" và "bản chất tự phát" là hai thành phần tạo ra "căn bản" (the basis) hay "nền tảng" (fondement/foundation/cơ sở tồn tại hay chuyển tải), và cả hai đều giữ một vai trò thật then chốt. Nếu hoán chuyển ý nghĩa của các thuật ngữ này từ các học phái thuộc truyền thống dịch thuật xưa sang các học phái thuộc truyền thống dịch thuật mới thì sự "tinh khiết chủ yếu" (trong truyền thống dịch thuật xưa) sẽ là sự "trống không"/Tánh không (trong truyền thống dịch thuật mới) và sự "tự phát" (spontaneity) là sự "hiển hiện" (appearance). Do đó, đối với học phái dịch thuật xưa, thì "căn bản" sẽ là "sự tinh khiết chủ yếu bản chất tự phát", và đối với các học phái khác (thuộc truyền thống dịch thuật mới) thì "căn bản" sẽ là "sự trống không/Tánh không sự hiển hiện".

            Dù rằng một mặt người ta có thể nêu lên tính cách tương đồng giữa sự "tinh khiết chủ yếu" và sự "trống không"/Tánh không, và một mặt giữa sự "tự phát" và sự "hiển hiện", thế nhưng cũng nên hiểu rằng khi nêu lên "tâm thức thầnnhất sinh ra một cách tự nhiên" thì đấy cũng chỉ là cách chỉ định "sự thật tối hậu". Thật vậy, "sự thật tối hậu" mang một ý nghĩa thật cá biệt trong học phái Nyingma/Ninh-mã. Đối với học phái này, "sự thật tối hậu" được định nghĩa một cách thật chuyên biệt là "sự trống không về tất cả mọi hiện tượng phụ thuộc" (adventitious phenomena), và trong truờng hợp này thì "sự thật tối hậu" đó cũng sẽ đồng nghĩa với "sự trống không về mọi sự khác biệt" (vacuité d'altérité"/"emptiness of otherness/an "other-emptiness"). Điều đó có nghĩa là "sự thật tối hậu" hay "sự tinh khiết chủ yếu" là tâm thức nền tảng tự tại của ánh sáng trong suốt, mang tính cách nguyên sinh và căn bản. Các "sự thật quy ước" gồm tất cả các hiện tượng còn lại, mang tính các tương đốiphụ thuộc (adventive/phát sinh từ các thứ khác). Sự thật tối hậu hoàn toàn trống không về các thứ này và được gọi là "sự trống không về mọi sự khác biệt" (trong bản tiếng Pháp là vacuité d'altérité, trong bản tiếng Anh là other-emptiness, nói một cách khác dễ hiểu hơn là các hiện tượng đa dạng nhất thiết không phải là sự thật tối hậu).

            Qua tầm nhìn đó, sự thật tối hậu tự nó là một sự kết hợp giữa "sự trống không về sự hiện hữu nội tại" và "tâm thức thần bí nhất", do đó cũng có thể xảy ra trường hợp khi cách diễn đạt "sự tinh khiết chủ yếu" được sử dụng để chỉ định "tâm thức thần bí nhất", và trong trường hợp này thì nó sẽ phản ảnh sự trống không của sự hiện hữu nội tại, được nêu lên trong Giáo Huấn của Đức Phật khi Ngài chuyển động bánh xe Đạo Pháp lần thứ hai (chuyển Pháp Luân lần thứ hai).

             (Theo Phật giáo Tây Tạng thì Đức Phật chuyển bánh xe Đạo Pháp - còn gọi là chuyển Pháp Luân - làm ba lần tất cả: lần thứ nhất tại Sarnath/Lộc Uyển gần thị trấn Varanasi/Ba-la-nại, Ngài thuyết giảng về Bốn Sự Thật Cao Quý; lần thứ hai tại Gijjhakuta/đỉnh Linh Thứu gần thị trấn Rajagrha/Vương Xá, Ngài thuyết giảng các kinh Prajnaparamita/Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nêu lên khái niệm về Sự trống không/Tánh không, các kinh này vì quá khúc triết nên đã được "cất dấu" và sau đó vào khoảng thế kỷ II và III Nagarjuna/Long Thụ đã phát hiện ra các kinh này; sau hết bánh xe Đạo Pháp lại được khởi động lần thứ ba tại thị trấn Vaisali/Xá Vệ, tại đây Đức Phật thuyết giảng về Alayavijnana/A-lại-da thức, Tathagatagarbha/ Như-lai Tạng..., với các kinh như Lankavatara-sutra/Kinh Lăng Già , Tathagatagarbha-sutra/ Kinh Như-lai Tạng, v.v. Các kinh thuộc vòng quay thứ hai và thứ ba của bánh xe Đạo Pháp sở dĩ được khám phá ra là nhờ vào các cảm ứng thiêng liêng của các vị đại sư sau này, và các kinh "xuất hiện muộn" đó được xếp vào thể loại "văn-bản-kho-tàng").

            Thuật ngữ "tự phát" (spontaneity/đột khởi, hiển hiện một cách tự nhiên) có thể được xem như nói lên mục đích đích tối hậu trong giáo huấn của hai vòng quay thứ hai và thứ ba của bánh xe Đạo Pháp, dù rằng mục đích này chỉ được triển khai sâu rộng trong kinh điển của Du-già Tan-tra Tối thượng (Highest Yoga Tantra) (cấp bậc cao nhất trong phép thiền định Tan-tra, mang một số ảnh hưởng từ Ấn giáo). Sự hiển hiện mang tính cách tự phát là ý nghĩa  sâu sắc nhất nêu lên trong những lời giảng dạy về bản thể của một vị Phật, những lời thuyết giảng này chỉ được đưa ra trong lần khởi động thứ ba của bánh xe Đạo Pháp và cũng là lần sau cùng. Bản thể đó của một vị Phật cũng là tâm thức đột khởithần bí nhất của ánh sáng trong suốt. Dưới góc nhìn đó thì "thực thể tinh khiết từ khởi thủy" và sự "tự phát" sẽ kết hợp với nhau để tạo ra phần căn bản (basis) hay nền tảng (foundation) (của sự Giác Ngộ, và cũng là Phật tánh hay Bản thể của một vị Phật).

            Nếu khôngtác động của sự tinh khiết từ nguyên thủy thì sẽ không thể nào biến cải hay loại bỏ được các sự biến thể xảy ra sau này. Tuy nhiên, dù cho sự tinh khiết đã có sẵn từ nguyên thủy, thế nhưng nếu không có sự đột khởi (tự phát), thì cũng sẽ không thể nào trở thành một vị Phật được (Phật tánh hay Bản thể của Phật là một sự thừa hưởng, kết quả của một quá trình hình thành xuyên qua không gianthời gian, nhưng sự đột khởi hay tự phát của Phật tánh hay Bản thể của một vị Phật là kết quả của một quá trình tu tập). Chính vì vậy, căn bản của con đường tâm linh phải gồm chung cả sự tinh khiết chủ yếu và cả sự đột khởi (spontaneity) (Bản thể của một vị Phật - tức là căn bản/basis luôn hiện hữu bên trong chúng ta thế nhưng nếu nó không đột khởi thì chúng ta vẫn tiếp tục là một chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi).

 

CON ĐƯỜNG "ĐỘT PHÁ" VÀ CON ĐƯỜNG "VƯỢT LÊN ĐỈNH CAO"

 

            Tu tập tâm linh là phải dựa vào "căn bản" đó, tức có nghĩa là sẽ gồm có hai thứ: "nền tảng của sự tinh khiết chủ yếu" và sự "đột khởi". Nếu tu tập dựa vào "sự tinh khiết chủ yếu" thì đó là con đường "đột phá" (breakthrough), và nếu tu tập dựa vào sự "đột khởi" tức là sự "hiển hiện tự phát" thì đó là con đường "vượt lên đỉnh cao" (leap over).

            Khi đã phân biệt được giữa "nền tảng" và sự "hiển hiện của nền tảng" thì người ta cũng sẽ hiểu được "sự tinh khiết nguyên sinh" và "sự đột khởi", cả hai thứ đều là tâm thức thần bí nhất hiện hữu từ nguyên thủy, và cũng là căn bản của toàn thể samsara/luân hồi và nirvana/niết-bàn, trong đó kể cả thể dạng của nền tảng (basis/Phật tánh hay Bản thể của một vị Phật). Sau đó trên con đường [tu tập nói chung], nếu phương pháp "đột phá" được mang ra luyện tập thì đấy sẽ là cách thiền định hướng vào chủ đích thực hiện “sự tinh khiết nguyên sinh", và nếu phương pháp "vượt lên đỉnh cao" được mang ra luyện tập thì đấy sẽ là cách thiền định hướng thẳng vào chủ đích phát huy các cấp bậc hiển hiện đúng theo sự mong muốn, (unadjusted/không cần đến các thể dạng trung gian hay các sự lèo lái) không giả tạo (non-artificial) đúng với ý nghĩa của sự đột khởi (hướng thẳng vào sự giác ngộ để đạt được Giác Ngộ, không cần đến các hình thức tu tập "giai đoạn" hay "thiện xảo" nào cả).     

 

QUẢ MANG LẠI TỪ CÁC CON ĐƯỜNG: ĐÓ LÀ

SỰ TRONG SÁNG TỪ BÊN TRONG VÀ CẢ BÊN NGOÀI TÂM THỨC

 

            Khi nào quả chín muồitrở thành hiện thực (actualized/hiện lên một cách thực tế)  trên đường "đột phá" và "vượt lên đỉnh cao", thì Dharmakaya/Thân Đạo Pháp sẽ là sự hiển lộ bên trong của sự tinh khiết nguyên sinh và Sambhogakaya/Thân thụ hưởng (còn gọi là "Báo thân" hay "Thụ dụng thân", là "Thân xác hưởng thụ sự hân hoan hoàn hảo", sinh ra từ sự gom góp đạo hạnh và sự khởi động Dharmakaya/Thân Đạo Pháp với mục đích giúp đỡ chúng sinh - gcts) sẽ là sự hiển lộ bên ngoài của sự tinh khiết nguyên sinh ấy, và  [cả hai] sẽ cùng trở thành hiện thực ("trở thành hiện thực" là cách tạm dịch từ chữ "actualized" trong nguyên bản. Chữ  này có thể dịch là "hiển hiện", "hiển lộ" hay "phát lộ", tuy nhiên các chữ này có thể hiểu như là một thứ gì đó mới mẻ được hiện ra, thế nhưng Phật tánh hay sự tinh khiết nguyên sinh là một cái gì đó có sẵn nơi mỗi chúng sinh, nó chỉ trở thành "hiện thực" khi quả đã chín muồi trên đường tu tập. Khi Phật tánh đã được "hiện thực hóa" có nghĩa là "trở thành một vị Phật", thì Phật tánh hay sự "tinh khiết nguyên sinh" có sẵn bên trong mỗi chúng sinh sẽ hiển hiện dưới hai thể dạng: bên trong là Dharmakya/Thân Đạo Pháp, và bên ngoài là Sambhogakaya/Thân thụ hưởng). Cũng vậy, nếu "căn bản" gồm có hai khía cạnh là "sự tinh khiết" và "sự đột khởi" (giúp một chúng sinh trở thành một vị Phật), thì con đường cũng sẽ gồm có hai thứ là "đột phá" (làm hiển lộ sự tinh khiết nguyên sinh) và "vượt lên đỉnh cao" (giúp trực tiếp đạt được sự Giác Ngộ). Vì thế, khi quả mang lại từ sự tu tập bắt đầu hiển lộ trên cả hai con đường "đột phá" và "vượt lên đỉnh cao" đó, thì đấy cũng là lúc mà Dharmakaya/Thân Đạo Pháp rạng ngời bên trong và Sambhogakaya/Thân thụ hưởng tỏa sáng bên ngoài sẽ cùng nhau hiển hiện (sự Giác Ngộ hiện lên qua hai thể dạng: bên trong là sự bừng sáng của Trí tuệlòng Từ bi, và bên ngoài tức là trên thân xác là sự An vui hoàn hảo, thanh thoáttrọn vẹn của kiếp nhân sinh cuối cùng của một vị Phật).

            Sự tinh khiết nguyên sinh hiện lên bên trong [tâm thức] dưới thể dạng Dharmakaya/Thân Đạo Pháp và cũng chỉ có chư Phật mới nhận biết được thể dạng đó qua một sự cảm nhận đột khởi mang tính cách trực giác, đối với những người còn đang luyện tập thiền định (apprentis méditants/apprentice meditators) thì sẽ không thể nào cảm nhận được một cách trực tiếp sự tinh khiết nguyên sinh đó. Người ta gọi điều ấy là một sự "thành đạt tự mình mang lại cho mình", từ bên trong chính mình, trên dòng luân lưu (continuum) của tri thức mình, và duy nhất cũng chỉ có những người đã thành công trong việc luyện tập thiền định mới thực hiện được sự thành đạt đó mà thôi, đối với những người còn đang luyện tập thì họ chỉ cảm nhận được sự tinh khiết đó qua các cảm nhận [hời hợt] bên ngoài (thật hết sức rõ ràng: con đường Phật giáocon đường nội tâm, sự Giác Ngộ nằm thật sâu bên trong tâm thức mình, do đó chỉ có mình mới thực hiện được sự Giác Ngộ đó cho mình nhờ vào sự luyện tập thiền định. Vậy đôi khi chúng ta cũng nên giảm bớt các hình thức tu tập "thiện xảo" đầy màu sắc và nghi thức, các hình thức sinh hoạt đó có thể thích hợplợi ích ở các cấp bậc trung gian nào đó, thế nhưng chúng cũng có thể thu hút và mê hoặc mình khiến mình chỉ biết hướng ra bên ngoài và quên mất đi mục đích của việc tu tập là phải khám phá ra sự tinh khiết nguyên sinh của mình, ẩn chứa thật sâu kín bên trong chính mình). Thật vậy, đặc tính thứ hai của Dharmakaya/Thân Đạo Pháp - mà người ta còn gọi là "Trí tuệ của Dharmakaya/Trí tuệ của Thân Đạo Pháp " - nhất thiết chỉ vận hành trong lãnh vực của tâm thức thần bí nhất mà thôi.

            Sự đột khởi hiển lộ ra bên ngoài dưới hình thức Sambhogakaya/Thân thụ hưởng của một vị Phật. Vì trực tiếp liên hệ đến sự hiển lộ đột khởi (tức là thuộc thể dạng của một vị Phật), nên các sự hiển lộ hướng ra bên ngoài đó nhất thiết phải là các hình thức [sinh hoạt] nhằm mục đích mang lại sự tốt lành cho kẻ khác. Đôi khi người ta cũng cho rằng các sự  hiển lộ đó cũng có sẵn nơi những người còn đang tập sự (debutant, beginner) nhưng chỉ nằm sâu (ngủ yên) trên dòng luân lưu của tri thức họ mà thôi (có nghĩa là lòng từ bi của họ chưa phát lộ được ra bên ngoài để trở thành Thân thụ hưởng của một vị Phật). Trên căn bản của sự đột khởitrình độ tu tập liên quan đến con đường "vượt lên đỉnh cao", các trò hiển hiện (le jeu/the sport) tinh khiết và không tinh khiết sẽ phát lộ tùy thuộc vào sự mong cầu và khả năng của những người còn đang tập sự, dưới hình thức các cảm ứng đa dạng và khác biệt nhau về Sambhogakaya/Thân thụ hưởng và Nirmanakaya/Thân biến hóa (corps d'émanation/ emanation bodies, tức là các hình thức hiển hiện khác nhau hầu giúp đỡ kẻ khác được hữu hiệu hơn).

 

"THIỀN ĐỊNH" HIỂU THEO MỘT Ý NGHĨA THẬT CÁ BIỆT

 

              Đối với học phái Nyingma/Ninh-mã, thiền định về tâm thức sâu xa có nghĩa là cách giúp cho tâm thức tự nhận biết được bản thể sâu kín của nó bởi chính nó và duy trì được nó trong lúc đang hành thiền, nhưng tuyệt nhiên không phải là cách thiền định hướng vào bất cứ một chủ đề nào cả. Ngay trong lúc tâm thức sâu kín đó tự nhận biết được chính nó thì nó cũng tự hiển lộ [một cách tự nhiên] (bởi chính nó). Thật vậy, trước khi có thể tiếp xúcnhận diện được thực thể tâm thức sâu kín, thì người ta cũng đã phải nhận biết được sự trống không/Tánh không của tâm thức nhờ vào phép luyện tập "đột phá" giúp mình xác định được tâm thức hiện lên từ đâu, thường trú nơi nào và xu hướng của nó là gì. Đấy là cách cho thấy tâm thức hiện ra với các đặc tính của sự trống không/Tánh không về sự hiện hữu nội tại (tâm thức là kết quả mang lại bởi sự vận hành tổng hợp của sáu tri thức - năm tri thức giác cảm và tri thức tâm thần - tạo ra tư duy, xúc cảm và tác ý. Các thứ này không mang một sự hiện hữu nội tại nào.  Tâm thức phát sinh lệ thuộc vào các thứ ấy như là các nguyên nhânđiều kiện tạo ra nó, do đó tâm thức bắt buộc phải là một sự cấu hợp, tương tự như các thành phần -  gồm tư duy, xúc cảm và tác ý - tạo ra nó, vì thế từ bản chất tâm thức cũng sẽ trống không về sự hiện hữu nội tại của chính nó. Người hành thiền phải nhận biết được điều này trước khi tâm thức thần bí nhất có thể hiện lên với mình, nếu không thì có thể lầm lẫn tâm thức cấu hợp đang vận hành bên trong nội tâm mình với tâm thức thần bí nhất).

            Dù rằng tâm thức đó có thể xem như tinh tế (sâu sắc) hơn so với sự nhận biết về sự vắng mặt đơn giản của sự hiện hữu nội tại, thế nhưng dầu sao thì nó cũng không hề là một thể dạng cấu hợp gồm sự hiển hiện và sự trống không/Tánh không (đó là thể dạng tâm thức đã loại bỏ sự hiện hữu nội tại chống đỡ cho sự hiển hiện của một vật thể mà người ta còn gọi là một "sự hiển hiện tương tự như ảo giác" - gcts) - sự trống không/Tánh không ở đây có nghĩa là đã loại bỏ được sự hiện hữu nội tại bảo vệ sự hiển hiện của một vật thể, sự hiển hiện đó cũng còn được gọi là "sự hiển hiện tương tự như ảo giác" - sự nhận biết đó là nhờ vào một phép thiền định ở một cấp bậc thô thiển của tri thức. Trái lại, mọi sự sẽ trở nên khác hơn khi chúng được nhận biết bởi một tâm thức tinh tế hơn. Khi sự nhận diện tâm thức thần bí nhất trở nên ngày càng vững chắcquen thuộc với mình hơn, thì sự phức tạp của các khái niệm theo đó cũng sẽ dần dần giảm xuống, tri thức [nhờ đó] cũng sẽ dần dần trở nên tinh tế hơn, và ánh sáng trong suốt cũng hiển lộ toàn vẹn hơn (sự nhận thức về sự trống không/Tánh không của sự hiện hữu nội tại cũng chỉ cần đến một cấp bậc thiền định thô thiển là cũng đủ. Qua sự nhận thức đó các khái niệm - chẳng hạn như sự trống không, sự hiển hiện, tính cách nội tại, ảo giác, v.v. - vẫn còn ngưyên. Trái lại khi đã thực hiện được một thể dạng thiền định tinh tế hơn và đã nhận diện được tâm thức thần bí nhất một cách minh bạch hơn thì các khái niệm sẽ trở nên lu mờ dần, chẳng hạn như không còn cần phải tự nhắc nhở mình về sự trống không của sự hiện hữu nội tại của các hiện tượng nữa, hay phải nhìn vào tính cách ảo giác của chúng, mà chỉ cảm nhận được tất cả các hiện tượng và các sự sinh hoạt khái niệm cũng chỉ duy nhất là những thoáng rung động thật nhẹ nhàng và yên lặng trên dòng luân lưu của tri thức mình, hoặc chúng chỉ đơn giản là các trò chơi phát lộ từ ánh sáng trong suốt mà thôi)   

            Đối với các học phái của truyền thống dịch thuật mới cũng vậy, khi ánh sáng trong suốt hiển lộ thì sự trống không/Tánh không của sự hiện hữu nội tại cũng sẽ hiện ra (khi ánh sáng trong suốt hiện lên với mình thì mình cũng sẽ nhận thấy tất cả mọi hiện tượng bên ngoài, trên thân xác cũng như trong tâm thức mình, tất cả đều "tương tự như ảo giác"). Theo cách giải thích của Norsang Gyatso (còn gọi là Khedrup Norsang Gyatso, 1423-1513, là đệ tử của vị Đạt-lai Lạt-ma thứ I và sau đó đã trở thành thầy của vị Đạt-lai Lạt-ma thứ II), một học giả uyên bác đứng về phía các học phái thuộc truyền thống dịch thuật mới, thì trong quá trình của cái chết lúc ánh sáng trong suốt hiện lên, thì sự trống không/Tánh không cũng sẽ hiển hiện đối với một người bình thường (tức chưa hề biết tu tập là gì) nhưng rất mơ hồ (trong lúc còn sống nhiều người cũng không hiểu sự trống không về sự hiện hữu nội tại của mọi hiện tượng là gì, huống hồ trong khi quá trình của cái chết đang diễn tiến. Ánh sáng trong suốtmột thể dạng của tâm thức mà bên trong nó tất cả mọi khái niệm - phát sinh từ cuộc sống vừa trải qua - đã tan biến hết, và đó cũng là  thể dạng xảy ra khi quá trình của cái chết vừa chấm dứt, chưa kịp chuyển sang quá trình của sự sinh. Thể dạng đó không còn cất chứa một khái niệm nào, do đó nó sẽ "trống không", tức không còn vướng mắc vào bất cứ một sự ô nhiễm mang tính cách khái niệm, thế nhưng chỉ có người tu tập mới ý thức được sự "trống không" đó để thường trú bên trong nó, trong sự tinh khiết của nó, mà không chuyển sang giai đoạn hình thành với sự phát sinh tuần tự của các cảm nhận và khái niệm mới, đưa đến sự tái sinh và một kiếp sống mới). Thật ra, cái chết đối với tất cả chúng sinh (tất cả mọi hình thức của sự sống) trong đó kể cả côn trùng, đều tạo ra sự biến mất của tri thức liên quan đến sự hiển hiện thô thiểnnhị nguyên (vậy thì tri thức liên quan đến các sự hiển hiện thô thiểnnhị nguyên - consciences des apparences grossiers et dualistes/ consciousness of coarse dualistic appearances - là gì? Chúng ta được biết con người có sáu thể loại tri thức giúp mình tham gia vào các sinh hoạt khái niệm. Đối với thú vật, kể cả côn trùng, cũng có các "tri thức khái niệm" giúp chúng sống còn. Thí dụ một con bướm "trông thấy" một cánh hoa, một con ruồi "ngửi thấy" một cục đường, một con sâu biết bò đến gần một chiếc lá non, v.v. Khi cái chết xảy ra với chúng thì cũng sẽ xảy ra sự biến mất của các thể loại tri thức thô thiển ấy của chúng). Không những chỉ có sự hiển hiện bên ngoài (ảo giác) của sự hiện hữu nội tại và sự hiển hiện quy ước (tên gọi hay sự hiểu biết) tan biến hết, mà cả các thứ hiển hiện thô thiển hơn cũng sẽ bị xóa bỏ (xin trở lại với thí dụ trên đây: một con bướm/chủ thể trông thấy một cánh hoa/đối tượng. Con bướm và cánh hoa chỉ là những sự hiện hữu quy ước tức là bề ngoài, tự chúng không hàm chứa bên trong chúng một sự hiện hữu trường tồn, bất biến, tự tại hay nội tại nào cả. Khi con bướm chết - vì một lý do nào đó, chẳng hạn như bị một con chim hay một con thằn lằn cắn và nuốt chửng nó khi nó vừa đậu lên cánh hoa - thì không những sự hiển hiện nhị nguyên - chủ thể/con bướm và đối tượng/cánh hoa - bị xóa mất bên trong con bướm mà cả thân xác thô thiển của nó cũng sẽ bị "tiêu hóa" và cả cánh hoa tuy có mùi thơm và màu sắc với hình dáng xinh đẹp nhưng cũng chỉ là vật chất thô thiển, cũng sẽ héo tàn và bị xóa mất. Đối với con người khi chết cũng vậy, không những sự sinh hoạt khái niệm gồm tư duy, xúc cảm, tác ý sẽ tan biến/"hòa tan" mà cả chủ thể tức là mình hay cái tôi của mình và cả các đối tượng của sự sinh hoạt khái niệm trước đây của mình cũng sẽ bị "hòa tan" hết. Các sự "hòa tan" đó sẽ tạo điều kiện giúp cho ánh sáng trong suốt phi-khái-niệm có thể hiện lên).

            Trong lúc ánh sáng trong suốt hiện lên thì sự trống không/Tánh không cũng sẽ hiển lộ [một cách tự nhiên], thế nhưng người quá cố - trừ trường hợp của những người tu tập du-già lão luyện - không thể duy trì được nó bởi vì nó không phát lộ (hiển hiện) nhờ vào sự loại bỏ [tự nhiên] của sự hiện hữu nội tại (sự bám víu sẽ vẫn còn nguyên đối với một người bình thường chưa hề biết tu tập là gì, sự bám víu đó là nguyên nhân chuyển quá trình của cái chết sang quá trình của sự sinh). Dầu sao đi nữa, nếu tâm thức tự nhận biết được chính nó và đã ý thức được sự trống không/Tánh không của chính nó một cách minh bạch, thì các sự hiển hiện nhị nguyên cũng sẽ tan rã hết và tâm thức khi đó cùng với sự trống không/Tánh không sẽ trở thành một thực thể duy nhất không còn bị phân hóa. Đấy cũng là cách mà sự hiển hiện nhị nguyên đã bị hoàn toàn hoà tan hết bên trong thể dạng trống không/Tánh không (đánh dấu sự chấm dứt của nguyên nhân đưa đến sự hình thành hay tái sinh).

 

SỰ THU HẸP DẦN CỦA SỰ SINH HOẠT KHÁI NIỆM

 

            Đối với phép Đại hoàn thiện, khi người du-già đã quen dần với việc luyện tập thiền định về sự cấu hợp giữa sự "trống-không" và sự "hiển-hiện", nhờ vào tâm thức tinh tế (tức là "tâm thức tinh tế mang khả năng ý thức được sự trống không của mọi hiện tượng", trong khi đó thì "tâm thức mang khả năng ý thức được sự hiển hiện của mọi hiện tượng" chỉ là một thể dạng tâm thức thô thiển còn vướng mắc trong sự nhận biết khái niệm), thì sự tạo tác khái niệm và các sự sinh sôi của chúng sẽ dần dần thu hẹp bớt bên trong bầu không gian của tâm thức thần bí nhất, điều đó sẽ giúp cho ánh sáng trong suốt thật tinh tế có thể hiển lộ (trong chiều ngược lại, nếu các sự sinh hoạt và sinh sôi mang tính cách khái niệm gia tăng quá độ trong tâm thức thì sẽ đưa đến tình trạng điên loạn ở các mức độ khác nhau. từ các thể dạng hoang mang, lo sợ, cho đến si mê, giận dữ, hung bạo, v.v., hoặc hoàn toàn bị tách rời ra khỏi hiện thực. Đối với những người "bình thường" như chúng ta thì các sự sinh hoạt khái niệm dù có sinh sôi thế nhưng vẫn giữ được một mức độ hợp lý tương đối nào đó giúp mình thích ứng và hòa nhập với thế giới trong một số bối cảnh và các điều kiện nào đó).  Chính vì vậy nên thật hết sức rõ ràng là tất cả mọi yếu tố giúp vào việc tìm hiểu quan điểm về sự trống không/Tánh không nêu lên trong các học phái dịch thuật mới đều nhất thiết hàm chứa bên trong phép thiền định của Đại hoàn thiện.

 

CÁCH NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG TRONG SUỐT

BÊN TRONG BẤT CỨ MỘT THỂ DẠNG TRI THỨC NÀO

 

            Theo các học phái thuộc truyền thống dịch thuật mới thì không thể nào khởi động tâm thức căn bản tự tại của ánh sánh trong suốt đồng loạt với sự hoạt động của sáu thể loại tri thức - gồm tri thức thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giáctâm thần. Vì thế trước hết phải làm tan biến tất cả các thể loại tri thức thô thiển, tức là phải hóa giải chúng, nếu có thể nói như thế. Bởi vì chỉ có cách đó mới có thể giúp cho tâm thức nền tảng hiển hiện với tất cả sự trần trụi của nó. Chẳng qua vì tri thức thổ thiển và tri thức tinh tế không thể nào cùng hiển hìện và vận hành chung với nhau được.

            Trái lại, đối với phép Đại hoàn thiện thuộc truyền thống dịch thuật xưa thì lại khác, người ta có thể làm hiển hiện ánh sáng trong suốt mà không cần phải làm cho các thể loại tri thức ngưng hoạt động. Kể cả đối với trường hợp một xúc cảm đớn đau phát sinh khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó mà người ta áp đặt cho nó một cách sai lầm là tốt hay xấu, tức là vượt ra ngoài hiện thực của nó, thì xúc cảm đớn đau đó từ bản chất vẫn là một thực thể tinh khiết mang tính cách trong sáng và khả năng nhận thức. Nếu cho rằng tâm thức của ánh sáng trong suốt hàm chứa bên trong nó đặc tính chung của tâm thứcthực thể trong sáng thật tinh khiết và sự nhận thức, thì ánh sáng trong suốt đó cũng có thể được nhận biết bên trong tất cả các thể dạng tri thức kể cả đớn đau, chẳng hạn như sự thèm khát hay hận thù (nên hiểu sự thèm khát hay hận thù cũng là các hình thức xúc cảm đớn đau/afflictive emotions. Và câu trên đây có thể hiểu như sau: nếu ánh sáng trong suốt tự nó hàm chứa bên trong nó đặc tính trong sáng thật tinh khiết và khả năng nhận thức, thì qua một góc nhìn mở rộng hơn tất cả các thể dạng tâm thức nói chung - dù là dưới các hình thức đớn đau cũng vậy - đều có thể nhận diện được thể dạng ánh sáng trong suốt ẩn chứa kín đáo bên trong chúng)     

            Theo Dodrubchen (còn gọi là Kyabjé Dodrupchen Rinpoché, 1927-, là một vị đại sư nổi tiếng nhất hiện nay của học phái Nyingmapa/Ninh-mã đã có dịp nói đến trong các chương  5, 7, 8 và 9) thì sự trong sáng tinh khiết và sự nhận thức tinh khiết [cả hai] đều thấm sâu vào tất cả mọi thể loại tri thức và người ta có thể nhận biết được chúng ngay cả trong lúc các xúc cảm đớn đau thật mạnh đang hiển hiện, tức là không bắt buộc phải làm cho sự vận hành của sáu thể loại tri thức dừng lại. Sự khác biệt giữa hai truyền thống dịch thuật xưa và mới là ở chỗ đó, tức là mỗi khi khởi sự hành thiền để nhận biết tâm thức thần bí nhất thì đối với phép Đại hoàn thiện sẽ không cần làm cho sự vận hành của sáu thể loại tri thức phải dừng lại. Nói cách khác là người hành thiền cứ để mặc sáu thể loại tri thức nguyên trong tình trạng [hoạt động] của chúng nhưng [đồng thời] vẫn nhận biết được ánh sáng trong suốt

            Sau khi đã thực hiện được sự nhận thức đó thì sẽ không còn phải tìm cách loại bỏ các khái niệm nữa, dù là tốt hay xấu cũng vậy (tức là đã vượt thoát khỏi sự vận hành của cả sáu tri thức). Trái lại, dù cho bất cứ một khái niệm nào hiện lên thì nó cũng không thể nào đánh lừa được người hành thiền, [bởi vì] người này đã hội đủ khả năng tập trung vào một điểm (một đối tượng duy nhất) là thể dạng của sự trong sáng tinh khiết và sự nhận thức tinh khiết. Vì vậy các điều kiện (yếu tố) tạo ra một sự sinh hoạt tâm thần kém thích đáng (improper/kém thích nghi, không phù hợp) che lấp một cách sai lầm phẩm tính của các hiện tượng, sẽ mất đi sức mạnh của chúng. Do đó sự sinh hoạt khái niệm cũng sẽ không còn đủ sức để tự khởi động được nữa, và sức tác động của nó cũng sẽ giảm dần. Đấy là cách mà giáo lý Đại hoàn thiện tạo ra một tầm nhìn thật độc đáo về sự "quán thấy", "thiền định" và "hành động" cho bất cứ ai mà tâm thức thần bí nhất đã được đưa vào bên trong chính mình và mình đã nhận diện được nó.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/03/2019(Xem: 27948)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.