Những phương tiện nội tại của thiền

08/12/20143:42 SA(Xem: 6179)
Những phương tiện nội tại của thiền

NHỮNG PHƯƠNG TIỆN NỘI TẠI CỦA THIỀN

Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trốngngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệmquán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » trong bài kinh Niệm Xứ (Sattipatthana sutta) đức Phậtgiải thích thế nào là THẦN, THỌ, TÂM, PHÁP và Đức Phật nhấn mạnh nhiều lần « Vị tỳ kheo khi ấy an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời ».

Đồng thời Ngài lập đi lập lại : « Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân ; hay sống quán thân trên ngoại thân ; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. »

Rồi đức Phật cũng lập lại y như vậy cho THỌ, TÂM, PHÁP.

(Kinh Niệm xứ, TRUNG BỘ KINH,10)

NHẬN XÉT :

  1. Điều kiện bền ngoài: Khung cảnh yên tịnh.
  2. Những phương tiện bên trong: nhiệt tâm (tinh tấn cố gắng), tỉnh giác (sáng suốt), chánh niệm (chú tâm).
  3. Những đối tượng để chú tâm quan sát: THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP.
  4. Mục đích giải trừ phiền não : tham, sân, si
  5. Đem áp dụng thiền vào cuộc sống (sống thiền)

Trong định nghĩa trên, quan trọng nhất là những yếu tố nội tại : nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.

  1. 1.    Nhiệt tâm là động lực, năng lực, sự cố gắng ( l'énergie, l'effort )
  • sự cố gắng ở bên ngoài khiến chúng ta thu xếp thời giờ để có thời gian hành đạo, khiến chúng ta 5-6 giờ sáng lồm cồm thức giấc, đặt mình trong tư thế thiền, trong khi những người khác đang triền miên trong giấc điệp; nó cũng khiến chúng ta đều đặn liên tục không bỏ dỡ con đường tu tập.
  • Sự cố gắng ở bên trong là nổ lực duy trì sự chú tâm, giác tỉnh trên đề mục, không lơ đểnh phóng tâm, nó gìn giữ một mức độ năng lượng (degré énergétique) cần thiết để tâm có thể duy trì liên tục trên đề mục. Khi chúng ta bị mệt mõi tinh thần, sự chú tâm sẽ yếu kém, chúng ta trở nên lơ đễnh, hay quên, không tập trung tinh thần được. Một người bị bịnh thần kinh suy nhược (dépression nerveuse) thiếu mất hoàn toàn chức năng nầy nơi tâm.

      Để dễ hiểu chúng ta lấy một ví dụ : một người đang đọc sách trước khi ngủ, anh cảm thấy bắt đầu buồn ngủ, chữ nghĩa bắt đầu nhảy múa trước mắt, đọc câu sau quên câu trước ; nhưng vì cái chương nầy trong sách quá hấp dẫn, anh muốn đọc cho hết, lúc đó anh phải tăng cường sự cố gắng ở trong tâm để đọc cho hết chương. Đó chính là sự nhiệt tâm, nó rất cần thiết cho thiền.

  1. 2.    Niệm :

Tiếng Pali là Sati, tiếng Pháp là attention. Niệm là ý thức, nhận biết, nắm bắt một đối tượng khi nó lọt vào 6 cửa là mắt, tai, mũi, lưởi, thân và ý. Đó là 5 giác quan giúp con người tiếp xúc với thế giới bên ngoài ngay trong giây phút hiện tại và một cửa ý để mở vào thế giới bên trong, giúp ta nắm bắt các đối tượng nội tại ở 3 thời quá khứ, hiện tại, tương lai và cả những ý niệm trừu tượng như Tánh Không chẳng hạn. Đây là giác quan thứ 6 của PG, một chức năng quan trọng của Tâm, mà thiền cố gắng luyện tập và cải thiện.

      Để dễ hiểu hơn lấy một ví dụ : chúng ta đang ngồi chung quanh một bàn tròn trong một tiệc cưới, khung cảnh thật là ồn ào, náo nhiệt : người nầy nói, người kia cười. Nếu chúng ta muốn nghe được, hiểu được câu chuyện của người ngồi bên kia bàn, chúng ta phải hướng sự chú tâm, tập trung tư tưởng về phía người ấy. Thỉnh thoảng nếu chúng ta lơ đễnh hoặc đễ tâm đến việc khác, câu chuyện bị đứt khoản. Muốn cho sự chú tâm được liên tục, tâm phải giữ một mức độ năng lực nhất định.

Chú tâm hay Niệm giữ một vai trò rất quan trọng trong thiền. Không có Niệm không có thiền.

  1. 3.    Giác tỉnh (vigilance, claire compréhension)

Là sự hiểu biết rõ ràng, sáng suốt. Nó làm nền, làm khung cảnh cho Niệm làm việc. Không có nó, Niệm sẽ làm việc trong vô minh, mờ ảo. Sự giác tỉnh có 4 dạng thái, gắn liền với Niệm từ đầu cho đến cuối buổi thiền tập, hay trong trọn khoá thiền tích cực, trừ lúc ngủ, cho dù ta ở tư thế nào trong 4 tư thế : đi, đứng, ngồi, nằm hay trong bất cứ sinh hoạt nào ăn, uống, nghỉ ngơi, làm vườn, quét dọn…

  1. Giác tỉnh về mục đích (Satthaka Sampajanna) làm việc gì cũng phải có mục đích. Một người không có mục đích hay hành động mà không biết rõ mục đích là người sống trong vô minh. Đời sống con người thật ra không ngoài hai mục đích : thoả mãn những gì mình ham muốn hoặc chửa trị những gì mình đang đau đớn, khổ sở ; ngoài đó ra là thái độ chịu đựng, lẫn tránh cuộc đời. Ham muốn cũng là một điều thống khổ vì khi ta không thoả mãn được nó, điều gì sẽ xãy ra ?

      PG đưa ra giải pháp chửa trị cả hai vừa tham muốn vừa đau khổ bằng phương pháp thiền định. Mục đích của THIỀN rõ ràng là để thiêu đốt phiền não, tiêu diệt THAM, SÂN, SI.

  1. Giác tỉnh về những phương tiện thích hợp, thích nghi đúng thì (Sappaya Sampajanna)

Thông minh là gì ? nếu không phải là biết đúng phương cách, xử dụng đúng phương tiện để thực hiện mục đích.

      Trong đời sống chúng ta bị lệ thuộc bởi nhiều điều kiện : thời gian, không gian, phương tiện… Trong thiền cũng vậy : có những điều kiện về trú xứ (nơi thanh tịnh, vắng vẻ) về vật thực (thức ăn vừa đủ, nhẹ nhàng không kích thích, không làm buồn ngủ), về người hướng dẫn : có pháp học, có kinh nghiệm, có giới đức…v.v. Phải sáng suốt thích ứng với các điều kiện trong khả năng có thể làm được, biết khéo léo chọn lựa những phương tiện thích hợp, đúng lúc.

      Nhờ sự giác tỉnh nầy chúng ta mới hoàn thành được mục đích.

  1. Giác tỉnh về phạm vi của thiền (gocara Sampajanna) : các nhà chú giải xưa giải thích đó là « sự không bỏ quên đề mục thiền trong đời sống thường nhật » Theo đại đức Nyanaponika, trong quyển «cốt lõi của thiền PG» (le cœur de la méditation bouddhiste. Edition J. Maisonneuve), điều nầy có thể được hiểu bằng hai cách :

Nếu chúng ta thực hành một đề mục thiền đặc biệt, (như quán tưởng về tính cách bất tịnh của vật thực), chúng ta ráng pha trộn nó với những công việc hoặc ý nghĩ đòi hỏi bởi sinh hoạt đang có. Chẳng hạn trong khi ăn uống, vừa ăn vừa quán tưởng. Như vậy 2 phạm vi thiền tậpđời sống pha trộn lẫn nhau. Nếu giữa sinh hoạt đời sống và đề tài thiền tập không thể trộn lẫn được, thì chúng ta tạm rời bỏ đề mục thiền để sẽ lấy lại nó sau khi công việc đã xong.

Bằng cách đó có thể được kể như là không bỏ quên đề mục thiền.

Nếu chúng ta thực hành Chánh Niệm, Tỉnh Giác như được hướng dẫn trong thiền Quán (hay thiền Minh Sát) thì không cần phải gác lại đề mục thiền vì phạm vi thiền quán bao trùm mọi sinh hoạt của đời sống, gồm mọi hoạt động của thân, khẩu, ý. Chúng ta thiền trong cuộc sống hay nói một cách khác  là sống trong thiền.

      Sự thành công của hành giả đòi hỏi sự vận dụng giác tỉnh đã luyện tập được vào những hoàn cảnh đặc biệt của đời sống. Như vậy giữa thiền tậpđời sống không tách biệt nhau. Hành giả đang sống thiền. Giác tỉnh về phạm vi của thiền có thể được hiểu là biết rõ ràng lúc nào chúng ta đang ở trong thiền và lúc nào đã xuất thiền ; hay lúc nào có chánh niệm, lúc nào thiếu chánh niệm.

  1. Giác tỉnh về thực tại không ảo kiến (asammoha sampajanna) cho đến một mức độ khách quan nào đó sẽ dần dần được phát triển trong thiền tập, khi quan sát ta luôn luôn nhìn dưới lăng kính ít nhiều ngã chấp hoặc với nhãn quan tình cảm, vì tất cả mọi sinh hoạt đều bắt nguồn từ tôi : tôi thấy, tôi nghe, tôi hiểu, tôi cảm nhận…

Cái ảo kiến chấp ngã nầy đã tập nhiễm thâm sâu cùng tận trong con người. Chỉ có khi nào với sự luyện tập lâu dài bền vững, quan sát tới quan sát lui những hiện tượng ở trong thân và ở trong tâm (ngủ uẩn) và thấy rằng chúng chỉ là những diễn trình vô ngã, lúc đó ta mới dần dần bẻ gảy và loại bỏ cái quan kiến duy ngã tự kỷ trên.

Chúng ta hãy nghe nhà tâm lý học William James, cha đẻ của ngành tâm lý học hiện đại Mỹ, tự thuật về sự nội quán của ông : « riêng về phần tôi, khi thâm nhập mật thiết vào cái mà tôi gọi là « Tôi » thì luôn luôn tôi vấp phải một cảm giác đặc biệt như nóng hay lạnh, sáng hay tối, thương hay ghét, vui hoặc buồn. Tôi chưa từng bắt gặp cái “tôi” ngoài những cảm giác ấy và chưa hề chiêm nghiệm được cái gì ngoài cảm giác...”(William James, Principales of Psychology trang 351)

Nhà khoa học khi quan sát với thái độ khách quan sẽ giống với một thiền gia quan sát với tâm vô ngã. Hai vị đã cùng xử dụng sự giác tỉnh về thực tại không ảo kiến.

Trong định nghĩa trên còn một yếu tố nữa không kém phần quan trọng :

  1. 4.    Quán : (observation - quan sát)

Ngày nay Thiền đã đi vào lãnh vực của khoa học, một nền khoa học mới được gọi là khoa học trầm niệm (science contemplative), trong đó sự quan sát cũng là phương tiện chánh yếu đầu tiên.Trong khoa học tự nhiên người ta quan sát một sự vật, một hiện tượngthế giới bên ngoài bằng 5 giác quan, nhất là bằng mắt và tai với sự trợ giúp của các dụng cụ như kính-hiển-vi, kính-viển-vọng, hoặc máy chụp hình, chụp quang tuyến… Trong khi các thiền gia quan sát các hiện tượng thuộc thế giới bên trong và bằng ý thứcgiác quan thứ 6 của PG. Dĩ nhiên có rất nhiều trở ngại trong phương cách nầy và kết quả tìm thấy không ai giống ai, vì mỗi người có sự cố gắng, một hiểu biết hay phương pháp khác nhau. Ngay cả những người thực hành cùng một phương pháp, kết quả cũng không giống nhau vì còn tuỳ thuộc nhiều điều kiện nữa.

  • Trước hết phải có một sự quyết tâm sắt đá như Đức Phật và chư vị Bồ Tát (Đức Phật dưới cội bồ đề)
  • Phải có lòng tin nơi phương pháp mình đang thực hành, phương pháp phải đem đến một kết quả gì giống như kết quả của những người đi trước, phải đem đến những hiểu biết hay những kinh nghiệm nào.
  • Phải đem đến sự nhạy bén của tâm, sự hiệu nghiệm của quán niệm (observation attentive) như thế nào.
  • Phải đem đến một trạng thái định tỉnh, buông xả của tâm ra sao.
  • Phải đem đến những khám phá gì về thân tâm nầy.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG QUAN SÁT

Quan sát thì phải có đối tượng; cũng trong định nghĩa trên, Đức Phật đưa ra 4 đối tượng để quan sát :

  1. Thân : tất cả những gì thuộc về thân, đại diện bằng hơi thở và những yếu tố cảm nhận được bằng những thụ thể (récepteur) của thần kinh cảm giác (Nếu phân tích ra có tất cả 18 sắc rõ có thể cảm nhận được)
  2. Thọ : là những yếu tô thuộc tình cảm và cảm xúc : như cảm giác dễ chịu làm ta ưa thích, cảm giác khó chịu làm ta ghét bỏ, hay cảm giác trung tính làm ta dửng dưng, hay những cảm xúc : vui, buồn, tức giận, sợ hãi, lo âu…
  3. Tâm : là những trạng thái của tâm ; có tất cả 16 trạng thái diễn tả trạng thái tâm con người trong tất cả hoàn cảnh sống của nó.
  4. Pháp : là tất cả đối tượng của sự hay biết.

Trong 4 đối tượng nầy chúng ta chọn THÂN làm đối tượng chánh để làm sợi dây nối kết sự liên tục của quán niệm để mỗi khi thất niệm, chúng ta biết chỗ nào để trở về. Đây cũng là phương pháp do Đức Phật đưa ra. Chúng ta liệu với những phương tiện, phương pháp và đối tượng dạy dỗ bởi Đức Phật, chúng ta sẽ đi tới chỗ khám phá những định luật chi phối thân tâm nầy chăng? Những qui luật làm trói chặt thân tâm nầy trong cõi luân hồi chăng? Từ đó chúng ta sẽ rút tỉa những bài học gì cho cuộc sống để mỗi ngày là một ngày trong hạnh phúcgiải thoát.

NGUYỄN Tối Thiện

01/12/2014

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77871)
25/12/2015(Xem: 16960)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.