Thư Viện Hoa Sen

Trả lời những câu hỏi của độc giả (9)

25/11/20154:01 SA(Xem: 16690)
Trả lời những câu hỏi của độc giả (9)
blank

Trả Lời Những Câu Hỏi Của Độc Giả (9)

 

Bạn VŨ THANH HÀ

I- Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thểkhông gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”.

Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”

PHẦN TIẾNG PĀḶI: 
1. 
jayāsanagatā vīrā 
jetvā māraṃ savāhiṇiṃ 
catusaccāmatarasaṃ 
ye piviṃsu narāsabhā 
2. 
taṇhaṅkarādayo buddhā 
aṭṭhavīsati nāyakā 
sabbe patiṭṭhītā tuyhaṃ 
matthake te munissarā 
3. 
sire patiṭṭhitā buddhā 
dhammo ca tava locane 
saṅgho patiṭṭhito tuyhaṃ 
ure sabbaguṇākaro 
4. 
hadaye anuruddho ca 
sāriputto ca dakkhiṇe 
koṇḍañño piṭṭhibhāgasmiṃ 

moggallāno'si vāmake 
5. 
dakkhiṇe savaṇe tuyhaṃ 
āhuṃ ānandarāhulā 
kassapo ca mahānāmo 
ubho'suṃ vāmasotake 
6. 
kesante piṭṭhibhāgasmiṃ 
suriyo viya pabhaṅkaro 
nisinno sirisampanno 
sobhito munipuṅgavo 
7. 
kumārakassapo nāma 
mahesī citravādako 
so tuyhaṃ vadane niccaṃ 
patiṭṭhāsi guṇākaro 
8. 
puṇṇo aṅgulimālo ca 
upālīnandasīvalī 
therā pañca ime jātā 
Lalāṭe tilakā tavā 
9. 
sesāsīti mahātherā 
vijitā jinasāvakā 
jalantā sīlatejena 
aṅgamaṅgesu saṇṭhitā 
10. 
ratanaṃ purato āsi 
dakkhiṇe mettasuttakaṃ 
dhajaggaṃ pacchato āsi 
vāme aṅgulimālakaṃ 
11. 
khandhamoraparittañca 
ātānāṭiyasuttakaṃ 
ākāsacchadanaṃ āsi 
sesā pākārasaññitā 
12. 
jināṇābalasaṃyutte 
dhammapākāra'laṅkate 
vasato te catukiccena 
sadā sambuddhapañjare 
13. 
vātapittādisañjātā 
bāhirajjhatt'upaddavā 
asesāvilayaṃ yantu 
anantaguṇatejasā 
14. 
jinapañjaramajjhaṭṭhaṃ 
viharantaṃ mahītale 
sadā pālentu tvaṃ sabbe 
te mahāpurisāsabhā 
15. 
iccevam-accantakato surakkho 
jinānubhāvena jitūpapaddavo 
buddhānubhāvena hatārisaṅgho 
carāhi saddhammanubhāvapālito 
16. 
iccevam-accantakato surakkho 
jinānubhāvena jitūpapaddavo 
dhammānubhāvena hatārisaṅgho 
carāhi saddhammanubhāvapālito 
17. 
iccevam-accantakato surakkho 
jinānubhāvena jitūpapaddavo 
saṅghānubhāvena hatārisaṅgho 
carāhi saddhammanubhāvapālito 
18. 
saddhammapākāraparikkhito'si 
aṭṭhāriyā aṭṭhadisāsu honti 
etthantare aṭṭhanāthā bhavanti 
uddhaṃ vitānaṃ'va jinā ṭhitā te 
19. 
bhindanto mārasenaṃ tava sirasi ṭhito bodhim-āruyha satthā 
moggallāno'si vāme vasati bhujataṭe dakkhiṇe sāriputto 
dhammo majjhe urasmiṃ viharati bhavato mokkhato morayoniṃ 
sampatto bodhisatto caraṇayugagato bhānulok'ekanātho. 
20. 
sabbāvamaṅgalam-upaddavadunnimittaṃ 
sabbītirogagahadosam-asesanindā 
sabb'antarāyabhayadussupinaṃ akantaṃ 
buddhānubhāvapavarena payātu nāsaṃ. 
21. 
sabbāvamaṅgalam-upaddavadunnimittaṃ 
sabbītirogagahadosam-asesanindā 
sabb'antarāyabhayadussupinaṃ akantaṃ 
dhammānubhāvapavarena payātu nāsaṃ. 
22. 
sabbāvamaṅgalam-upaddavadunnimittaṃ 
sabbītirogagahadosam-asesanindā 
sabb'antarāyabhayadussupinaṃ akantaṃ 
saṅghānubhāvapavarena payātu nāsaṃ.

CHIẾC LỒNG CỦA ĐỨC JINA 
(Phiên bản Sri Lanka
Việt dịch: Tống Phước Khải 
PHẦN TIẾNG VIỆT 
1. 
Những vị anh hùng, ngồi trên những chiếc ghế chiến thắng, 
Đã đánh bại Māra cùng với tùy tùng của hắn, 
Những vị chúa tể nhân loại đó đã uống 
Nước cam lồ của tứ thánh đế
2. 
Những Đức Phật, Taṇhaṅkara và những vị khác, 
Hai mươi tám vị thượng thủ
Những bậc đứng đầu của những hiền nhân
Tất cả vị này, ngự vững chắc ở trên đầu. 
3. 
Phật được thiết lập trên đầu, 
Pháp thì ở trong mắt, 
Tăng được thiết lập 
Ở trong ngực, nguồn gốc của đức hạnh
4. 
Trong tim là Anuruddha, 
Sāriputta ở bên phải, 
Koṇḍañña ở phía sau, 
Moggallāna ở bên trái. 
5. 
Ở trong tai phải 
Là Ānanda và Rāhula, 
Kassapa và Mahānāma 
Cả hai ở trong tai trái. 
6. 
Ở khắp mái tóc sau đầu, 
Ánh sáng tỏa chiếu như mặt trời
Được ngự bởi vị nắm giữ vận may
Sobhita, bậc thánh thiện trong các hiền giả
7. 
Tên vị ấy là Kumārakassapa, 
Hiền giả vĩ đại, bậc đại hùng biện, 
Ở trong miệng luôn luôn 
Ngài ngự đó, cội nguồn bao đức hạnh
8. 
Puṇṇa và Aṅgulimāla, 
Upāli, Nanda và Sīvalī, 

Năm trường lão hiện ra 
Trên trán như biểu tượng cát tường
9. 
Tám mươi đại trưởng lão còn lại, 
Các bậc chiến thắng, đệ tử của Đức Jina, 
Tỏa sáng với năng lực của đức hạnh 
Ngự trên các chi khác nhau. 
10. 
Kinh Ratana trước mặt
Kinh Metta bên phải; 
Kinh Dhajagga phía sau, 
Kinh Aṅgulimāla bên trái. 
11. 
Hộ chú Khandha và Mora 
Và kinh Ātānāṭiya 
Trở thành mái che trên hư không
Các kinh còn lại tạo nên thành lũy. 
12. 
Mỗi khi làm bốn công việc, 
Đều ở trong chiếc lồng của Đức Phật
Được gia cố bằng quyền năng của Đức Jina, 
Được trang nghiêm bởi thành lũy của Pháp. 
13. 
Do năng lực của đức hạnh vô hạn, 
Những phiền não bên ngoài và bên trong 
Nổi lên bởi gió, mật… 
Đều bị vô hiệu không chút dư sót. 
14. 
Ở trong chiếc lồng của Đức Jina, 
Cư ngụ trên cõi đất, 
Mong rằng tất cả các Bậc Đại Thánh Thiện 
Hãy luôn luôn hộ trì
15. 
Vì vậy luôn luôn được hộ trì
Tai ương bị chinh phục bởi sức mạnh của Đức Jina, 
Và quân thù bị dẹp tan bởi sức mạnh của Phật, 
Sống được bảo vệ bởi Chánh Pháp
16. 
Vì vậy luôn luôn được hộ trì
Tai ương bị chinh phục bởi sức mạnh của Đức Jina, 
Và quân thù bị dẹp tan bởi sức mạnh của Pháp, 
Sống được bảo vệ bởi Chánh Pháp
17. 
Vì vậy luôn luôn được hộ trì
Tai ương bị chinh phục bởi sức mạnh của Đức Jina, 
Và quân thù bị dẹp tan bởi sức mạnh của Tăng 
Sống được bảo vệ bởi Chánh Pháp
18. 
Được bao bọc bởi thành lũy của Chánh Pháp
Tám bậc Thánh ở tám hướng, 
Giữa là tám Hộ thế, 
Phía trên là các Đức Jina, như tán cây che chở
19. 
Đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề và đánh thắng đội quân của Māra, ngự trên đỉnh đầu. 
Đức Moggallāna ngự trên vai trái và Đức Sāriputta ngự trên vai phải. 
Đức Pháp ngự ở giữa tim. 
Đức Bồ Tát, từng sinh ra làm Khổng Tước và tỏa sáng như một Đấng Bảo Hộ duy nhất của thế gian, che chắn trên hai bàn chân. 
20. 
Tất cả các điều rủi, điều hại, điềm gỡ, 
Tất cả tai ương, bệnh tật, sao hạn, và lời rủa 
Tất cả điều chướng, mối nguy, ác mộng, và khó chịu, 
Mong tất cả đều bị xua tan bởi năng lực của Đức Phật
21. 
Tất cả các điều rủi, điều hại, điềm gỡ, 
Tất cả tai ương, bệnh tật, sao hạn, và lời rủa trách 
Tất cả điều chướng, mối nguy, ác mộng, và khó chịu, 
Mong tất cả đều bị xua tan bởi năng lực của Đức Pháp. 
22. 
Tất cả các điều rủi, điều hại, điềm gỡ, 
Tất cả tai ương, bệnh tật, sao hạn, và lời rủa 
Tất cả điều chướng, mối nguy, ác mộng, và khó chịu, 
Mong tất cả đều bị xua tan bởi năng lực của Đức Tăng.

 

Đọc bài kệ trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy đây là bài kệ “hậu tác”, không có từ thời Phật, lý do là có tên những vị đại đệ tử như Anuruddha, Sāriputta, Koṇḍañña, Moggallāna, Ānanda, Rāhula, 
Kassapa, Mahānāma, Sobhita, Kumārakassapa, Sāriputta... lác đác ở nội dung. Gọi hậu tác là vì các vị kết tập sư, chư vị trưởng lão thông thạo Pāḷi sáng tác do nhu cầu tụng đọc cầu nguyện của chư tăngphật tử. Và nhan nhản kệ hậu tác như vậy tồn tại trong các thời khoá của tăng và cư sĩ khắp các nước Phật giáo Theravāda. Nếu cần tôi có thể trích dẫn hằng chục bài kệ như vậy. Có một số bài kệ hộ trì an lành đúng với chánh pháp do phát triển đức tin, tin Phật, tin Pháp, tin Tăng – do đức tin trong sạch nên phát sanh năng lực. Có một số kệ cũng đi quá xa, rơi vào van vái, cầu xin, thậm chí cả cầu mưa, cầu may, cầu đủ mọi thứ trên đời! Tôi nhận thấy như vậy và xem đây là sự “thoái hoá” chung trong các nước Phật giáo khi mà đạo Phật trí tuệ không được giáo hoá sâu rộng trong đại chúng để chỉ chú trọng vào mặt hình thức lễ bái, cầu nguyện, van xin tha lực như các tôn giáo, tín ngưỡng khác.

Điều cần xác định rõ là những bài kệ, tất cả những bài kệ có tính cầu nguyện như thế, thảy đều không thuộc phạm trù tu tập để giác ngộ, giải thoát, chúng chỉ phát triển năng lực tâm, mong cầu an lành cho mình và cho người trong tương quan sinh hoạt tại thế. Cho chí Tứ vô lượng tâm cũng vậy, những năng lực từ, bi, hỷ, xả rất cao thượng nhưng chỉ cộng trú với Phạm thiên, trời sắc giới, vẫn còn trong sinh tử luân hồi. Vậy thì câu bạn hỏi “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?” Tu tập Tứ diệu đế nhằm để thấy khổ và diệt khổ, còn tất cả các loại cầu nguyện đều không thể thấy khổ và diệt khổ được!

Trở lại với bài kệ đã dẫn. Bài kệ trên, là hậu tác, có những đoạn như sau: “Tất cả các điều rủi, điều hại, điềm gỡ. Tất cả tai ương, bệnh tật, sao hạn, và lời rủa. Tất cả điều chướng, mối nguy, ác mộng, và khó chịu...”. Còn bài kệ Paritta, hộ trì an lành thời Phật không có như vậy, chỉ nói đến ân đức cao cả, thù diệu của Tam Bảo thôi. Trọn bài cả Pāḷi và Việt là như sau:

 

RATANA SUTTA

Yān’īdha bhūtāni samāgatāni

Bhummāni vā yāni’va antaḷikkhe

Sabbe’vabhūtā sumanā bhavantu

Atho’pi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ

 

Tasmā hi bhūtāni sametha sabbe

Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya

Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ

Tasmā hi ne rakkhatha appamattā.

 

Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā

Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ

Na no samaṃ atthi Tathāgatena

Idam’pi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ

Yad’ajjhagā Sakyamunī samāhito

Na tena Dhammena sam’atthi kiñci

Idam’pi Dhamme ratanaṃ paṇītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Yaṃ Buddha-seṭṭho parivaṇṇayī suciṃ

Samādhim’ānantarik’aññam’āhu

Samādhinā tena samo na vijjati

Idam’pi Dhamme ratanaṃ panītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Ye puggalā aṭṭha sataṃ pasatthā

Cattāri etāni yugāni honti

Te dakkhiṇeyyā Sugatassa Sāvakā

Etesu dinnāni maha-pphalāni

Idam’pi Saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Ye su-ppayuttā manasā daḷhena

Nikkāmino Gotama sāsanamhi

Te patti-pattā amataṃ vigeyha

Laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā

Idam’pi Saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Yath’indakhīlo pathaviṃ sito siyā

Catūbhi vātebhi asampakampiyo

Tath’ūpamaṃ sappurisaṃ vadāmi yo

Ariya-saccāni avecca-passati

Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Ye ariya-saccāni vibhāvayanti

Gambhīra paññena sudesitāni

Kiñc’āpi te honti bhusa-ppamattā

Na te bhavaṃ aṭṭhamam’ādiyanti

Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Sahāvassa dassana-sampadāya

Tayassu dhammā jahitā bhavanti

Sakkāya-diṭṭhi vicikicchitañca

Sīlabbataṃ vā’pi yad’atthi kiñci

Catūh’apāyehi ca vippamutto

Cha c’ābhiṭṭhānāni abhabbo kātuṃ

Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Kiñc’āpi so kammaṃ karoti pāpakaṃ

Kāyena vācā uda cetasā vā

Abhabbo so tassa paṭicchādāya

Abhabbatā diṭṭha-padassa vuttā

Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Vana’ppagumbe yathā bhussit’agge

Gimhāna-māse paṭhamasmiṃ gimhe

Tath’ūpamaṃ Dhamma-varaṃ adesayi

Nibbāna-gāmiṃ paramaṃ hitāya

Idam’pi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Varo var’aññū varado var’āharo

Anuttaro Dhamma-varaṃ adesayi

Idam’pi Buddhe ratanaṃ panītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Khīnaṃ purāṇaṃ navaṃ n’atthi sambhavaṃ

Viratta-citt’āyatike bhavasmiṃ

Te khīṇa-bījā aviruḷhi chandā

Nibbanti dhīrā yathā yaṃ padīpo

Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ

Etena saccena suvatthi hotu.

 

Yān’īdha bhūtāni samāgatāni

Bhummāni vā yāni’va antaḷikkhe

Tathāgataṃ deva-manussa-pūjitaṃ

Buddhaṃ namassāma suvatthi hotu.

 

Yān’īdha bhūtāni samāgatāni

Bhummāni vā yāni’va antaḷikkhe

Tathāgataṃ deva-manussa-pūjitaṃ

Dhammaṃ namassāma suvatthi hotu.

 

Yān’īdha bhūtāni samāgatāni

Bhummāni vā yāni’va antaḷikkhe

Tathāgataṃ deva-manussa-pūjitaṃ

Saṅghaṃ namassāma suvatthi hotu.

 

KINH TAM BẢO

 

Phàm chúng thiên nhơn nào

Cư ngụ trên địa cầu

Hoặc hư không trú xứ

Đã vân tập về đây

Phát sanh lòng hoan hỷ

Chánh tâm và thành ý

Lắng nghe lời dạy này.

 

Tất cả chúng thiên nhơn

Hãy bi mẫn, đồng tâm

Lòng từ luôn rộng mở

Năng chuyên cần gia hộ

Đối với nữ, nam nào

Ngày đêm thường bố thí.

 

Phàm những tài sản

Đời này hay đời sau

Ngọc báu hoặc trân châu

Có cùng khắp thiên giới

Nhưng chẳng gì sánh nổi

Đức Thiện Thệ Như Lai

Chính Phật Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Ly dục diệt phiền não

Pháp diệu thù bất tử

Phật Thích Ca Mâu Ni

Bậc Tịch Tịnh vô vi

Trong thiền chứng ngộ Pháp

Chẳng pháp nào sánh nổi

Chính Pháp Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

Bậc Vô Thượng Chánh Giác

Hằng ca ngợi pháp thiền

Trong sạch, không gián đoạn

Chẳng thiền nào sánh nổi

Chính Pháp Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Thánh Bốn Đôi Tám Vị

Bậc thiện hằng tán dương

Đệ tử đấng Thiện Thệ

Xứng đáng được cúng dường

Chính Tăng Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Các Ngài tâm kiên cố

Ly dục, sống chánh đạo

Khéo chơn chánh thiện hành

Lời Phật Gotama

Chứng đạt được quả vị

Thể nhập đạo bất tử

Hưởng tịch tịnh dễ dàng

Chính Tăng Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Ví như cột trụ đá

Khéo y tựa lòng đất

Dẫu gió bão bốn phương

Chẳng thể nào lay động

Ta nói bậc Chơn Nhơn

Liễu ngộ Tứ Thánh Đế

Cũng tự tại, bất động

Trước tám pháp thế gian

Chính Tăng Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

Bậc Thánh Tu Đà Huờn

Thấu triệtThánh Đế

Bởi thậm thâm trí tuệ

Mà đức Chuyển Pháp Vương

Đã khéo giảng, khéo dạy

Các Ngài dù phóng dật

Cũng chẳng thể tái sanh

Nhiều hơn trong bảy kiếp

Chính Tăng Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Nhờ vững chắc Chánh Kiến

Nhờ sáng suốt Chánh Tri

Đoạn lìa ba trói buộc

thân kiến, hoài nghi

Luôn cùng giới cấm thủ

Do vậy, chính các Ngài

Ra khỏi bốn đoạ xứ

Không làm sáu trọng tội

Chính Tăng Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Bậc Thánh Tu Đà Huờn

Dẫu phạm lỗi vô tâm

Bằng ý, lời hay thân

Chẳng bao giờ khuất lấp

Bởi vì đức tính này

Được gọi là Thấy Pháp

Chính Tăng Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Ví như cây trong rừng

Đâm chồi đầu mùa hạ

Cũng vậy, Đức Thế Tôn

Thuyết giảng Pháp Siêu Việt

Pháp đưa đến Niết-bàn

Tối thượng, vô năng thắng

Lợi lạc chúng hữu tình

Chính Phật Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Đức Phật, Bậc Vô Thượng

Liễu thông Pháp Vô Thượng

Ban bố Pháp Vô Thượng

Chuyển đạt Pháp Vô Thượng

Tuyên thuyết Pháp Vô Thượng

Chính Phật Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

     Nghiệp cũ đã chấm dứt

Nghiệp mới không tạo nên 

Nhàm chán kiếp lai sinh

Chủng tử, dục đoạn tận

Ví như ngọn đèn tắt

Bậc Trí chứng Niết-bàn

Chính Tăng Bảo, như vậy

châu báu thù diệu

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

Phàm chúng thiên nhơn nào

Cư ngụ trên địa cầu

Hoặc hư không trú xứ

Đã vân tập về đây

Phát sanh lòng hoan hỷ

Chánh tâm và thành ý

Hãy đảnh lễ Đức Phật

Đã như thật xuất hiện

Được chư thiên, loài người

Thường cúng dường, tôn trọng

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

Phàm chúng thiên nhơn nào

Cư ngụ trên địa cầu

Hoặc hư không trú xứ

Đã vân tập về đây

Phát sanh lòng hoan hỷ

Chánh tâm và thành ý

Hãy đảnh lễ Đức Pháp

Đã như thật xuất hiện

Được chư thiên, loài người

Thường cúng dường, tôn trọng

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

Phàm chúng thiên nhơn nào

Cư ngụ trên địa cầu

Hoặc hư không trú xứ

Đã vân tập về đây

Phát sanh lòng hoan hỷ

Chánh tâm và thành ý

Hãy đảnh lễ Đức Tăng.

Đã như thật xuất hiện

Được chư thiên, loài người

Thường cúng dường, tôn trọng

Mong với sự thật này

Được sống chơn hạnh phúc.

 

Chúng ta hãy cùng đọc đi, đọc lại bài kệ này, hoàn toàn không có ý lạy lục, van vái, cầu xin mà chỉ nói đến ân đức thù diệu của đức Phật, đức Pháp, đức Tăng hơn tất cả châu báu trên thế gian. Nên tôi đã nói: “Trong tất cả các bài kinh có tính cầu nguyện thì kinh Paritta được xem là bài kinh có nhiều năng lực nhất. Kinh Paritta có nghĩa là “Kinh hộ trì an lành!” Hộ trì nghĩa là bảo vệ, che chở! Những người có đức tin nơi Tam Bảo, có đức tin vào năng lực kinh Paritta, tin về những đức lành của kinh Paritta dốc lòng trì tụng kinh Paritta thì có thể tiêu trừ tất cả bệnh tật, tai ương, hoạn nạn; lại có công năng hộ trì an lành, ngăn ngừa được tất thảy những hoạ hại từ xung quanh xảy đến. Như tại kinh thành Vesāli, đại đức Ānanda cùng 500 tỳ-khưu đã tụng kinh Paritta, cả đêm, trọn ba vòng thành; tất cả chư thiên trong nhiều cõi ta-bà đều hoan hỷ; và sau đó, tất cả sự kinh sợ như bệnh dịch, phi nhơn và sự đói khát của nhân dân trong thành Vesāli đều được tai qua nạn khỏi! Như vậy, tụng kinh Paritta phát sanh năng lực chính là năng lực của tâm, năng lực cả thảy 500 tỳ-khưu tụng đọc suốt đêm mới phát sanh uy lực như vậy. Chuyện mẹ ngài Moggallāna (Mục-kiền-liên) thoát khỏi cảnh ngạ quỷ cũng nhờ năng lực tâm thanh tịnh của đức Phậtđại chúng tỳ-khưu mấy ngàn vị chú nguyện - không cho chúng ta thấy rõ năng lực tự tâm cộng hưởng của 500 vị tỳ-khưu đó sao?” 

Tuy nhiên, bạn Vũ Thanh Hà lại hỏi: “Nếu Thầy đã ghi nhận, nhờ vào năng lực tâm thanh tịnh của 500 vị Tỳ Khưu đã đem lại sự an lành cho dân chúng trong thành Vesāli thì năng lực giúp cho dân chúng được an lành đó là Tự Lực của dân chúng hay là dân chúng nhờ vào Tha Lực của 500 vị Tỳ Khưu mà được an lành?”

Đây là câu hỏi hay. Tuy nhiên, không biết bạn có đủ đức tin để tôi kể chuyện lý do tại sao mà “tất cả sự kinh sợ như bệnh dịch, phi nhơn và sự đói khát của nhân dân trong thành Vesāli đều được tai qua nạn khỏi!” hay không?

Chuyện là, miền Nam sông Gaṅgā trời đổ mưa liên tục từ ngày này sang ngày khác; nhưng suốt bốn năm tháng nay, phía Bắc lại không có một giọt mưa. Thế là một thảm họa đổ xuống các tiểu bang ở đây, nhất là kinh thành Vesāli: Đất đai nứt nẻ, đồng ruộng, nương vườn khô cháy; mùa màng thất bát, lúa gạo dự trữ không đủ sức cầm hơi, rau cỏ không có mà ăn. Thế là đói khát trầm trọng (dubbhikkhan-tarakappa) xảy ra. Đó là nạn thứ nhất. Vì đói nên người chết rất nhiều, người sống không còn đủ sức mang xác ra nghĩa địa hoặc hỏa thiêu; họ chỉ việc quăng xác ra ngoại thành, mùi hôi thối tỏa khắp mọi nơi. Ác dạ-xoa lộng hành quậy phá làm khổ dân chúng. Đó là nạn thứ hai. Vì xác chết, vì hôi thối nên dịch bệnh lan tràn càng làm cho người chết nhiều thêm nữa. Đó là nạn thứ ba!

Các đức vua và hội đồng tướng lãnh các tiểu bang cộng hòa cấp tốc hội họp, đề cử một viên đại thần, tên là Mahāli - làm trưởng đoàn sứ giả, mang lễ phẩm trọng hậu đến Rājagaha, nhờ đức vua Bimbisāra giúp đỡ, trình lên đức Phật, mong ngài đến tiểu bang Licchavī, kinh thành Vesāli để cứu khổ cho muôn dân. Đức vua không dám nhận hậu tình, bảo rằng đoàn sứ giả nên đến đảnh lễ đức Phật, dâng lễ phẩm và tường trình mọi sự lên ngài, hiện ngài đang an cưTrúc Lâm với đại chúng tỳ-khưu!

Tôn giả Mahā Moggallāna đứng một bên, sau khi nghe viên đại thần Mahāli trình bày ba thảm nạn tại Vesāli, rồi khẩn cầu đức Phật giải họa, tự nghĩ: “Trong con mắt của thế gian, đức Thế Tôn không những thuyết giáo con đường giác ngộ, giải thoát – mà bây giờ ngài còn là một bậc Đại Siêu Nhân (Mahāpurisa), có thể có khả năng điều động thiên nhiên, kêu gió gọi mưa như các bà-la-môn phù thủy! Tuy nhiên, không những đức Tôn Sư làm được, mà các vị thượng thủ A-la-hán cũng làm được. Đấy chỉ là sự vận hành tâm-sinh-vật lý tương quan, tương tác lẫn nhau! Trong trường hợp này, năng lực của tâm là tăng thượng – có thể dẫn dắt, điều động các năng lực khác!”

Lúc phái đoàn sứ giả ra về rồi, Đức Phật nói với vị đại đệ tử:

- Này Moggallāna! Ông nghĩ đúng đấy! Tuy nhiên, ba thảm nạn của Vesāli xảy ra là do ba nguyên nhân tương tác lẫn nhau mà không phải ai cũng thấy rõ, biết rõ: Thứ nhất là do nắng nóng khô hạn, thứ hai là do ác pháp phát sanh từ các người lãnh đạo, thứ ba là do chư thiên, thiện thần, thiện dạ-xoa bỏ đi. Bây giờ, ông hãy gọi Ānanda đến đây!

Sau đó, đức Phật dạy cho tôn giả Ānanda bài kinh hộ trì an lành có tên Ratanasutta; rồi tôn giả lựa chọn thêm năm trăm tỳ-khưu trẻ có tri nhớ tốt cùng học thuộc...

Đúng ngày, khi đức Phật vừa đặt chân lên bờ Đông nước cộng hòa Licchavī - thì một trận mưa rất lớn, tối trời tối đất – như tự cổng trời mở ra, xối xả đổ xuống vùng đất đại hạn như đã chờ đợi đâu từ lâu lắm! (Tại nhân gian không biết, chứ lúc ấy, thiên chủ Sakka đã huy động Tứ đại thiên vương, thiên binh, thiên tướng, hội chúng rồng, hội chúng dạ-xoa cùng theo hầu đức Phật. Ác thần, ác dạ-xoa sợ hãi trốn đi nơi khác; các thiện thần, thiện dạ-xoa đồng loạt tìm về!) Trận mưa lớn kéo dài nửa ngày, bao nhiêu xú uế tan mất. Nhân dân khắp nơi tràn ra đường, vui mừng hò reo, hát ca, nhảy múa... Các đức vua, hội đồng tướng lãnh, quý tộc đến sụp lạy bên chân đức Phật - nghẹn ngào tri ân, chảy nước mắt, không nói được nên lời!

Đêm ấy, bài kinh Paritta được đọc lên...

Ôi! Bài kinh với âm giọng của năm trăm vị tỳ-khưu đồng cất lên suốt đêm trường, thật là trầm hùng khôn tả. Cả không gian rung rinh, chao đảo. Cả đất trời Vesāli như chìm ngập giữa biển âm thanh thẳm sâu, cao diệu... Chư thiên vân tập đầy đặc cả không gian, thành kính lắng nghe kinh rồi cất lên lời đại nguyện hộ trì Tam Bảohộ trì quốc độ - nếu các đức vua và hội đồng tướng lãnh bỏ ác pháp mà sống theo chánh pháp.

Ngày hôm sau, rất nhiều người không hiểu chư tăng đọc mật chú gì mà có uy lực kinh khiếp như vậy? Nó làm cho toàn bộ nhân dân kinh thành phải kính cẩn lắng nghe - tất thảy lo âu, sợ hãi đều tiêu tan – không những trong lòng người mà cả không gian xung quanh cũng cảm giác cả một bầu khí thanh bình và an lạc!

Các vị trưởng lão và các vị A-la-hán có trí, phải giải thích:

- Chẳng phải là huyền chú, mật chú gì đâu - đấy là bài kinh nói lên uy lực của Tam Bảo, ân đức của Phật, của Pháp, của Tăng làm cho chư thiên hoan hỷ, lòng người hoan hỷ. Uy lực ấy lại còn được hội tụ bởi uy lực của năm trăm vị tỳ khưu đọc tụng - tạo thành năng lực của tăng thượng tâm, có thể tác động toàn bộ nội tâmngoại giới đem đến sự bình yên và mát mẻ cho quốc độ này...

Ba thảm nạn tại kinh thành Vesāli được chấm dứt cũng do như vậy đó. Chính là do năng lực tăng thượng tâm.

II- Về các Mantra.

Sau khi tôi trả lời vẫn đi theo lập luận cũ với ý rằng: Kinh Paritta nghĩa là kinh hộ trì an lành, nó vẫn có nghĩa tự lực, khác với những Mantra của Mật tôngtha lực.

Bạn Vũ Thanh Hà vẫn không đồng ý, trong comment kế:  

Thầy MĐ nói: Mật tông còn muốn nhân cách hoá những Mantra nữa. Họ nói, những “đấng có từ tâm” đã cho thế gian những Mantra này. Ví dụ, Mantra linh diệu nhất: Úm Ma-ni Bát-mê Hồng (Mantra này là của Bà-la-môn giáo. Úm là do từ Om, Oum hay Aum có nghĩa là đặt trọn vẹn niềm tin tưởng, đặt trọn vẹn sinh mệnh của mình; Ma-ni là ngọc Maṇi; Bát-mê là âm của Padme nghĩa là trong hoa sen; Hồng là âm của Hūm có nghĩa là hoàn thành, kết quả hay thành tựu, còn có nghĩa là tự ngã thành tựu. Nếu bỏ Úm và Hồng ra ngoài thì câu này có nghĩa là ‘ngọc như ý trong hoa sen’) có mặt khắp nơi ở Tây Tạng, ở bất cứ đâu, mà Mật tông nói, nó là một trong những món quà quí báu nhất mà đức Quán Thế Âm đã bi mẫn ban cho chúng sanh. Kinh Đại Nhật nói rằng: “Nhờ sức mạnh kỳ diệu ẩn tàng trong những Mantra nên khi tụng đọc, tín đồ sẽ được công đức vô lượng”. 

Để ý đoạn văn trên: “Đọc tụng các Mantra có thể giải thoát, có thể có Phật tính, có công đức vô lượng”- thì thấy rằng, các nhà Mật tông đã đi quá xa rồi, đã đi ra ngoài biên rìa giáo pháp tinh yếu của đức Phật lịch sử.

Thì bạn VTH nói rằng, trong phương pháp tu trì Thần Chú, các vị ĐạoMật Giáo đã truyền dạy là: 

“Hình sắc của chữ biểu thị cho Thân Mật, âm thanh của chữ biểu thị cho Khẩu Mật, ý nghĩa của chữ biểu thị cho Ý Mật cho nên đã đề ra phương pháp tu hành là: “Mắt quán sát hình sắc của chữ, miệng đọc tụng âm thanh của chữ, tâm ý quán tưởng ý nghĩa của chữ” nhằm nâng cao và hợp nhất sự gia trì của 3 Mật để thanh lọc tịnh hóa Thân, Khẩu, Ý mau chóng chứng được Trí Tuệ giải thoát. Đây chính là đường nét căn bản của cách tu tập Pháp Mạn Đa La (Dharma-maṇḍala) 
Pháp tu Thiền Quán LỤC TỰ ĐẠI MINH để tịnh hóa sáu nẻo luân hồi được minh họa như sau: 

Chữ OṂ (ཨོཾ) màu trắng được an bố ở đầu, chữ MA (མ) màu xanh lục được an bố ở cổ họng, chữ ṆI (ནི) màu vàng được an bố ở trái tim, chữ PA (པ) màu xanh lục được an bố ở lỗ rốn, chữ ME (དྨེ) màu hồng được an bố ở bàn tọa, chữ HŪṂ (ཧཱུྃ) màu đen huyền được an bố ở hai gót chân.

 Các ý tưởng cầu nguyện đi kèm theo âm thanh của mỗi chữ theo Chân Ngôn là: 

OṂ (ཨོཾ): Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý ảo tưởng kiêu mạnxa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Thiên Giới

MA (མ): Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý ganh tỵ tranh đấuxa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong A Tu La Giới. 

ṆI (ནི): Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý hoài nghi tự kiêu và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Nhân Gian Giới

PA (པ): Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý trì độn mù quángxa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Súc Sinh Giới

DME (དྨེ) : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý tham dục thèm khátxa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Ngạ Quỷ Giới.

 HŪṂ (ཧཱུྃ) : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý giận dữ oán hậnxa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Địa Ngục Giới. 

Như vậy, pháp tu này là Tự Lực hay thuần túy nương vào Tha Lực?

Và bạn VTH tiếp nữa:

Thầy MĐ có nói: “Phật giáo Theravāda cũng có cầu nguyện nhưng “tinh thần” hoàn toàn khác. Cầu nguyện của các tôn giáo là nương tựa tha lực, tin tha lựcnăng lực siêu phàm, còn cầu nguyện theo tinh thần nguyên thuỷ là tự lực. Tự lực ở đây tôi muốn nói đến chính là năng lực tâm. 

Tôi xin được lặp lại: Cầu nguyện của Phật giáo Nam tôngtự lực, tức là năng lực tự tâm”. 

Rồi bạn VTH nhận xét tiếp:

Như vậy, bài ĐẢNH LỄ 2 TRIỆU 48 1 TRĂM 9 LẺ NGÀN ĐỨC PHẬT này (đã đăng trong phần ý kiến của khách trên trang Thư Viện Hoa Sen) biểu thị cho sự nương dựa vào Tha Lực, hay thuần túyTự Lực

“Con xin cúi đầu đảnh lễ 512.028 Đức Phật 

Con xin thành kính đảnh lễ Pháp BảoTăng Bảo

Do nhờ oai lực của sự đảnh lễ này,

Tất cả những điều không may được diệt trừ

Vô số sự nguy hiểm bị dẹp tan không dấu vết...”

Phần II này có 2 điểm tôi xin góp ý:

- Phương pháp tu trì thần chú mà các đạo sư Mật chú đã dạy.

- Về bài kinh Sambuddhe, đảnh lễ 2 triệu... 48..vị Chánh Biến Tri.

1- Đọc đoạn vị đạo sư dạy, chúng ta thấy rõ ngay đây cũng là một dạng của “hậu tác”, người tu tập Mật tông muốn tìm ý nghĩa chân chính cho các mật chú, là vẫn không xa rời giáo pháp của đức Phật lịch sử. Nó đúng, nó hay quá mà! Tuy nhiên, từng âm Sanskrit được tạo ra ý nghĩa để cầu nguyện là do các đạo sư sáng tạo ra. Chẳng thể nào Maṇi là ngọc Maṇi lại tách ra 2 âm để cầu nguyện rồi “tưởng” đến ý nghĩa của từng âm, Ma là, Ni là? Cũng được, và nếu được thì đây thuộc về “tưởng niệm”, kết quả miên mật của nó cũng làm lắng dịu phiền não. Tuy nhiên, theo “nguyên lý” niệm, mà niệm quá nhiều đôi tượng, quá nhiều tưởng nghĩ, cả một loạt Ma, Ni, Bát, Mê... như thế thì không bao giờ đến cận hành định. Nếu niệm một hơi, không tưởng nghĩ ý nghĩa của từng âm, mà niệm “Úm ma-ni bát-mê hồng” thì có khả năng đạt cận hành định (Tôi từng tu Mật tông: Tu niệm Án ma-ni bát-mê hồng; tu niệm chữ A tiếng S như mẫu chữ số 31 nằm nơi trán, nơi hai vai... cả thảy 7 nơi rồi tưởng 31 nằm ngược; tu “tưởng” hình ảnh đức Phật Đại Nhật trước mặt, chư thiên thần, hộ pháp ngự đầy đặc xung quanh...)

Đến chỗ này tôi cũng đồng quan điểm với VMH là cách tu, cách niệm như thế là tự lực, và ngay cả các loại tưởng niệm tiếp theo đưa đến cận hành định cũng đều là tự lực. Nhưng nên nhớ cho, các dạng giải nghĩa, giải thích này kia đều là “hậu tác”.

Trong pháp thoại 25 đề cập Mật tông, tôi đã nói khá rõ:

Khai tổ của Mật tôngđại sư Thiện Vô Uý. Mật tông là tên gọi khác của Chân ngôn tông. Mật tông thì thầy biết rất ít, vì sao vậy? Vì họ là “mật” mà. Lạ lùng, đức Phật lịch sử thì nói, Như Lai thuyết pháp với “bàn tay mở ra”, nghĩa là chỉ có Hiển giáo. Nhưng từ thế kỷ thứ 7 TL, Mật giáo ra đời, họ lại phân ra là có Mật giáo và Hiển giáo? Không biết cái “mật” này từ đâu mà có? Mật tông lại dựa vào kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Đảnh. Khi tu thì cái gì cũng mật hết. Họ có tam mật là “thân mật, khẩu mật và ý mật”. Và còn kết luận: “Nếu 3 mật này tương ưng thì thành Phật!” Điều này thì chỉ có Mật tông hiểu và tin còn chúng ta thì chịu. Những tông phái tu tập minh bạch họ cũng bó tay!

Thầy thấy rằng Mật tông không đơn giản qua một vài lời giải thích. Thầy chỉ biết rằng, họ niệm chơn ngôn thần chú. Và nếu niệm chơn ngôn thần chú thì chỉ đưa đến định. Có người đạt định thì họ luyện thêm mốt số thần thông phép lạ. Còn tuệ, có lẽ cũng có ở các bậc thượng trí nào đó, nhưng rõ ràng là không được đề cập để tu tập “rõ ràng” qua giới, định, tuệ tức Bát Chánh Đạo. Thầy rất dè dặt để nói rằng, chẳng lẽ nào Mật tông không tu tập Bát Chánh Đạo?

Mật tông thầy chỉ nói khái quát thế thôi, ai muốn xem thêm thì đọc “Sử Phật giáo Ấn Độ” thầy viết đã nhiều năm, và sau đây sẽ có một đoạn phụ chú. Các con đọc thì cứ đọc nhưng nên nhớ đây là khái quát Mật tông thuở xưa ở Ấn Độ, nó tào lao lắm, nhưng có lẽ bây giờ người ta đã canh cải rồi, thay đổi rồi, thầy không dám phê phán. Hãy đọc và xem như chỉ là tư liệu lịch sử, đã quá lâu xưa rồi.

Chỗ tôi nhấn mạnh ở đây là, niệm chơn ngôn thần chú “chơn chánh”, nghĩa là tự lực thì chỉ đưa đến cận hành định, đấy là điều chắc thật. Nhưng nếu Mật tông cổ suý, ví dụ: “Nếu 3 mật này tương ưng thì thành Phật!” thì bậc trí sẽ cười chê, bởi không có định nào, dù là định tối thượng mà có thể thành Phật được!

Và tôi cũng xin nhấn mạnh trở lại:“Đọc tụng các Mantra có thể giải thoát, có thể có Phật tính, có công đức vô lượng” thì thấy rằng, các nhà Mật tông đã đi quá xa rồi, đã đi ra ngoài biên rìa giáo pháp tinh yếu của đức Phật lịch sử.

2- Dẫn bài kinh Sambuddhe đảnh lễ mấy triệu đức Chánh Biến Tri, rồi bạn hỏi tự lực hay tha lực. Thì tôi cũng xin trả lời rằng, đoạn kinh này cũng thuộc dạng “hậu tác”. Còn tự lực hay tha lực thì tuỳ thuộc trình độ tâm, trình độ trí của người đọc tụng. Ví dụ như tôi, khi đọc tụng bài này (đôi khi tôi đọc thay cho bài kinh Tam Bảo) thì tôi chỉ đảnh lễ với lòng chí thành, chí kính, tri ân chư Chánh Đẳng Giác 10 phương mà thôi.

Điều cuối cùng trong loạt bài này, tôi xin đề cập bài viết NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP HÀNH BÍ TRUYỀN CỦA THERAVĀ của tác giả Tống Phước Khải. Quả thật bài viết rất công phu, rất có giá trị để tham khảo, nghiên cứu. Nhưng xin thưa, đây cũng chỉ là hậu tác. Nó có những giải thích do người đời sau đặt ra. Chúng ta để ý là từ Paritta phát sanh Mantra rồi Tantra, đến chỗ này là Yantra – thì quả là đáng “chau mày” cho hàng hậu tấn học Phật.

- Bài kinh niệm Phật có 9 hồng danh với những đức tính từng hồng danh 01 lại biến thành 81 yantra để luyện!

- Rồi cũng chính đoạn niệm Phật này, 9 hồng danh lại thêm OM nữa: BHAGAVĀ oṃ deva taṃ maṇḍalaṃ, ARAHAṂ oṃ rāja taṃ maṇḍalaṃ...

- Đảnh lễ Tam Bảo cũng có OM: Namo omātyāraddhassa ratanattayassa sādhukaṃ

- Còn chữ AUM lại được tách ra để hít thở:     

MA: hít vàoU: thở raA: giữ tại rốn.

MA: tạng Luật, U: tạng Vi Diệu PhápA: tạng Kinh

MA: khổ, U: vô thườngA: vô ngã

Trích dẫn đến đây tôi không biết nói sao nữa. Và sự thật lịch sử thì Mật tông lan tràn ảnh hưởng vào các kinh đọc tụng và cả tu tập của một số tông phái đại thừa. Nó cũng dễ dàng xâm nhập vào các nước Phật giáo Theravāda, và dấu ấn rõ rệt nhất là Miên và Tích Lan.

Tôi trích dẫn một đoạn trong Thắp Lửa Tâm Linh khi đức vua Sãi, là trưởng lão Som-Dach Choun-Nath nói chuyện với ngài Hộ Tông vào khoản năm 1939-1940 về tình hình xuống cấp, thoái hoá của Phật giáo Căm Bốt:

“- Hiện tại ở đây có gần ba mươi ngàn ngôi chùa khắp cả nước. Còn chư Tăng, cả tỳ-khưu và sa-di, con số mới nhất là tám chục nghìn vị. Trong đó, chùa chiền và Tăng lữ thuộc phái Mahānikāya (Phái của quần chúng, số đông, lúc ấy đang tha hóa, xem thường giới luật)  chiếm hết 94% số chùa và 90% sĩ số chư sư; còn như tôi đây thì thuộc phái Dhammayuttinikāya (Phái trí thức, lập ra sau để lấy lại kỷ cương, đề xướng cải cách Phật giáo, giới luật nghiêm túc - phần lớn là quý tộc hoặc trí thức xuất gia - được sự ủng hộ của hoàng gia. Tên gọi của 2 phái này ảnh hưởng Thái Lan, trong lúc này Thái Lan cũng muốn cải cách, chấn chỉnh lại nội bộ Tăng lữ) chiếm tỷ số khiêm tốn còn lại - Vua Sãi nói tiếp - Số lượng chư sư ở đất nước này phát triển quá nhanh, nhất là phái Mahānikāya, đời sống vật chất do cặn bã văn minh của các nước Tây phương mang đến đã làm hư hỏng đời sống thanh tịnh của thiền môn. Hằng ngàn vị sư sống theo tà mạng, bùa chú, ngãi nghệ, ru ngủ đức tin của giới Phật tử. Chúng theo phe nhóm chính trị này, phe nhóm chính trị khác; dùng những thủ đoạn trá ngụy buôn Phật bán thánh, tranh danh đoạt lợi, bạc tiền, rượu, nha phiến, nữ sắc... đã tạo nên một cộng nghiệp đại bất thiện khác nữa. Mọi nhân, mọi duyên đều là manh nha dấu hiệu xuống cấp của suy tàndiệt vong. Phái Dhammayuttinikāya chúng tôi đã cố gắng hết mình để cải cách, chỉnh đốn lại giới luật cho nghiêm minh, chư Tăng phải có thực học, thực hành nhưng đã tỏ ra như muối bỏ biển! Ông phải thấy rõ như vậy trước khi xuống Việt Nam hoằng hóa”.

Trích dẫn như vậy để thấy rằng, không phải lúc nào các nước Phật giáo Nguyên thuỷ cũng tốt, cũng chánh truyền, cũng giữ nguyên được lời dạy của đức Phật lịch sử. Chỉ mới ghi vào kinh điển đã rơi vào thế giới khái niệm rồi, huống hồ trải qua mấy ngàn năm tam sao thất bổn nữa. Sở dĩ tôi khuyên mọi người trở về tu tập Bát Chánh Đạo hay Tứ Niệm Xứ trong các Nikāya là vì đây là con đường độc nhất diệt tận khổ ưu. Phải nắm cái gốc, trở về cái gốc mới thật sự lợi lạc cho sự diệt khổ. Ý chính của tôi là vậy nhưng qua sự diễn đạt không thể tránh khỏi đụng chạm với các học phái khác. Chuyện đương nhiên là vậy!

Kinh điển càng giải thích, càng luận bàn thì càng xa cái thực, sự thực. Ngay chính tôi, trong truyền thống Theravāda tôi cũng không tin những chú giải, phụ chú giải có vẻ rất sâu sắc, rất bác học của những thế hệ tăng lữ đi sau. Ngay chính bộ Thanh Tịnh Đạo của ngài Buddhagosa rất uyên bác, rất trí tuệ mà tôi cũng tin tưởng chừng mực thôi. Tại sao vậy, vì rằng rất nhiều kiến giải ở đây, nhất là khi nói về định lại nghiêng hẳn tứ thiềnbát định ngàn xưa của Bà-la-môn giáo. Cũng dễ hiểu vì ngài cũng từ Bà-la-môn giáo mà qua tu Phật nên kiến thức cũ còn ẩn tiềm ở đâu đó! Tất cả các chú giải, các luận chỉ có giá trị tham khảo, nghiên cứu mà thôi. Còn tu tập, tôi chỉ dựa vào các Nikāya, dựa vào sự chiêm nghiệm bản thân. Và tôi không “được” ảnh hưởng bất kỳ vị thiền sư nào từ xưa đến nay, cả Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan hay Myanmar.

Bài viết này, tôi xin được mạn phép chấm dứt loạt bài hỏi và đáp trong các comment dưới bài viết của tôi trên trang nhà TVHS.

Xin trân trọngcảm ơn chư độc giả cùng thiện hữu trí thức

MỤC LỤC

Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81847)
25/12/2015(Xem: 17887)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: