Đơn GiảnThuần Khiết

18/04/201112:00 SA(Xem: 121890)
Đơn Giản Và Thuần Khiết

ĐƠN GIẢNTHUẦN KHIẾT
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

dongianvathuankhiet-bia_0Cư sĩ Upasika Kee Nanayon (1901-1978), còn được biết đến qua bút danh Khao Suan Luang, là một trong những nữ giảng sư nổi tiếng của Thái Lan ở thế kỷ XX. Bà cũng là tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng.

Năm 1945, bà thành lập một trung tâm thiền nhỏ tại một vùng núi thuộc ngoại ô Bangkok. Phật tử từ khắp nơi trên đất nước Thái Lan tụ về đó để nghe bà giảng pháp, cho đến khi bà mất năm 1978.

Vào tháng 6-1973, Cộng đồng Khao Suan Luang làm lễ thượng thọ cho Upasika Kee khi bà được 72 tuổi - một bước quan trọng trong một nền văn hóa mà mỗi thế hệ là 12 năm - bằng cách cho in cuốn sách tập hợp những lời trích ra từ các bài pháp của Upasika Kee. Dưới đây là bản trích dịch từ tuyển tập đó.

Muốn tu tập, trước hết bạn phải là người yêu chân lý - và bạn cần phải biết chịu đựng, kiên nhẫn để làm những gì bạn Muốn tu tập, trước hết bạn phải là người yêu chân lý - và bạn cần phải biết chịu đựng, kiên nhẫn để làm những gì bạn cho những uế nhiễm và tâm tham ái của bạn giống như trước đó.

Khi không thực tập quán chiếu, là bạn đã tự tạo cho bản thân bao khổ đau, đã tạo cho tha nhân bao khổ đau. Đây là những điều mà chúng ta cần phải quán chiếu càng nhiều càng tốt. Nếu không, chúng ta cứ muốn có thêm, có thêm nữa. Chúng ta không cố gắng buông bỏ, không cố gắng gạt bỏ mọi chuyện qua một bên, không muốn hy sinh bất cứ thứ gì. Chúng ta sẽ cứ tiếp tục gom góp thêm, vì càng có nhiều, ta càng muốn nhiều hơn nữa.

Nếu bạn tham lam, bủn xỉn, thì dầu bạn có bao nhiêu tiền của, Đức Phật vẫn coi bạn là người nghèo: nghèo các tài sản cao thượng, nghèo các tài sản tâm linh. Dầu bạn có nhiều của cải vật chất bên ngoài, khi bạn mất đi, tất cả đều sang qua tay người khác, tất cả trở thành tài sản chung, chỉ có bản thân bạn bị bỏ rơi trong sự nghèo nàn đức hạnh, nghèo giáo pháp.

Tâm không có mái nhà - tâm không có pháp làm nơi nương tựa - phải chung sống với các uế nhiễm. Khi một uế nhiễm phát khởi, tâm liền chạy theo nó. Khi uế nhiễm đó biến mất, thì một uế nhiễm khác lại khởi lên và tâm lại chạy theo uế nhiễm này. Vì tâm khôngnơi nương tựa của riêng mình, nó phải chạy lăng xăng khắp chốn.

Tu tập để chấm dứt các uế nhiễm và khổ đau là một hình thức tu tập cao cấp. Vì thế trước hết, bạn cần phải dọn dẹp, chuẩn bị một cái nền, sắp xếp cho nó thứ tự. Chớ nghĩ rằng bạn có thể tu tập mà không cần bất kỳ sự chuẩn bị nào. Nếu bạn sống vì dục lạc, thì bạn chỉ luôn nghĩ đến việc làm thế nào để có thể thỏa mãn các ham muốn của mình. Nếu bạn không phát triển tâm biết đủ, hay biết hổ thẹn từ lúc ban đầu, thì càng về sau, bạn sẽ càng khó tu tập lên cao.

Quán chiếu là một phần thực hành quan trọng. Nếu bạn không thực hành quán chiếu thì trí tuệ không thể phát sinh. Đức Phật dạy chúng ta phải quán chiếu và thử nghiệm sự vật đến mức độ mà chúng ta có thể tự mình thấy rõ ràng như thế. Chỉ đến khi đó chúng ta mới có sự nương trú đích thực. Đức Phật chẳng bao giờ dạy ta nương trú vào những thứ mà bản thân ta không thể nhìn thấy hay thực hành.

Nếu bạn thực sự muốn thoát khỏi khổ đau, thì bạn phải thực sự thực hành, phải có nỗ lực chân chánh. Bạn phải tập buông bỏ, bắt đầu với những thứ ở bên ngoài và dần đi vào bên trong. Bạn phải tự giải thoát mình khỏi những ảo tưởng do các dục lạc quyến rũ tạo ra.

Điều quan trọng trong việc buông xả là bạn phải thấy được mặt tiêu cực của những gì bạn buông xả. Chỉ khi đó bạn mới có thể thực sự buông xả một lầnmãi mãi. Nếu bạn không thấy được sự tiêu cực, thì bạn vẫn bám víu và tiếc nuối, dù là đã buông xả.

Nếu bạn muốn buông xả điều gì đó, bạn phải thấy được mặt tiêu cực của nó. Nếu bạn chỉ tự nhủ mình: "Hãy buông xả, hãy buông xả", thì tâm bạn sẽ không dễ dàng nghe theo. Bạn phải thực sự nhìn thấy mối hiểm họa trong cái mà bạn đang bám víu vào, sau đó thì tâm sẽ tự buông xả vào lúc thích hợp. Cũng như khi chạm vào lửa, khi cảm thấy nóng, thì bạn tự động rút tay ra và chẳng bao giờ chạm vào nó nữa.

Rất khó nhận ra được những mặt tiêu cực của sự đam mê dục lạc, và càng khó hơn đối với những thứ vi tế hơn, như là cảm giác về ngã.

Lúc mới bắt đầu tu tập, bạn phải rèn luyện cách nào để kiềm chế lời nói và hành động của mình - tiêu chuẩn của đức hạnh - để bạn có thể giữ cho lời nói và hành động của mình ở mức độ bình thường, điềm tĩnh và có kiểm soát. Nhờ đó, tâm sẽ không chạy theo uy lực của các uế nhiễm thô tháo. Khi sân giận, hung bạo sắp phát khởi, thì trước hết phải dừng chúng lại bằng sức mạnh của kham nhẫn. Sau khi bạn đã có thể tập kham nhẫn một thời gian, thì nội tâm của bạn sẽ đạt được sức mạnh mà nó cần để phát triển sự cảm nhận về đúng, sai, và qua đó bạn sẽ nhìn ra được giá trị của sự kham nhẫn. Đó thực sự là một điều tuyệt vời!

 

Khi bạn hành thiện, hãy để cái thiện đó hòa đồng với thiên nhiên. Đừng bám vào ý nghĩ rằng bạn tốt. Nếu bạn bám víu vào ý nghĩ rằng bạn là người tốt, nó sẽ khiến rất nhiều thứ chấp khác phát khởi.

Khi tâm không tự ái hay ngã mạn bị khiển trách, nó sẽ co mình lại giống như một con bò bị đánh bằng gậy. Cảm giác về ngã sẽ biến mất ngay trước mắt bạn. Một con bò được huấn luyện tốt, dầu thấy bóng của cây roi vẫn đứng yêntự tại, sẵn sàng hoàn thành những gì nó đã được chỉ dạy. Một thiền sinh nếu có thể giảm thiểu ngã mạntự ái thì chắc chắn là người đó sẽ tiến bộ và sẽ không có gì đủ sức mạnh để trì kéo tâm người đó xuống. Tâm sẽ được yên tĩnh và trống không - thoát khỏi bất cứ mọi sự bám víu vào "tôi" hay "cái của tôi". Đó là cách tâm phát triển để trở nên trống không.

Nếu bạn là loại người cởi mở, chân thật, bạn sẽ thấy cánh cửa để loại bỏ khổ đau và uế nhiễm ngay khi bạn đang chân thật với bản thân, ngay khi bạn tỉnh giác. Bạn không cần phải đi giải thích pháp cao siêu với bất cứ ai. Tất cả những gì bạn cần là sự chân thật ở một mức độ bình thường với bản thân về khổ đau và những lỗi lầm trong hành động của bạn, để bạn có thể dừng chúng lại, để bạn có thể phát triển sự cảm nhận về lòng hối hận, cảm giác hổ thẹn. Điều đó còn tốt hơn là nói về những pháp cao siêu, nhưng rồi thì cứ tỏ ra bất cần, dễ dãi và không biết hổ thẹn.

Khi thực sự quán chiếu, bạn sẽ nhận ra tất cả sự phóng dật của mình. Dầu bạn có hiểu biết về giáo lý của Đức Phật và có thể giảng giải chúng đúng đi nữa, thì tâm trí bạn vẫn phóng dật. Thực ra, những người biết nhiều về pháp và thường khoe khoang về sự hiểu biết của họ, có thể còn phóng dật, vô tâm hơn những người chỉ biết chút ít Phật pháp. Những người chưa từng đọc sách Phật thường có khuynh hướng chú tâm hơn vì họ khiêm cung hơn và biết rằng họ cần phải đọc chính tâm của mình. Trong khi những người đã đọc nhiều sách hay đã nghe nhiều bài pháp thường tỏ ra dễ dãi. Do đó họ trở nên lơ là, và bất kính đối với Phật pháp.

Chúng ta cần phải biết làm thế nào để sử dụng tâm chánh niệm tỉnh giác của mình, để luôn nhìn vào nội tâm, vì không có ai khác có thể biết hay nhìn thấy được những điều này thay cho chúng ta. Chúng ta phải tự mình biết lấy.

Khi một vật thể yếu ớt và lỏng lẻo, thì nó chảy. Khi cứng chắc, thì nó không chảy. Khi tâm yếu đuối, thiếu sức mạnh, thì nó luôn sẵn sàng để chảy đi như nước. Nhưng khi tâm đầy chánh niệmsáng suốt, khi nó vững chãi và chân chánh trong nỗ lực của mình, nó có thể chống cự dòng chảy của uế nhiễm.

Khi bạn mới bắt đầu hành thiền, thì cũng giống như bạn đang bắt một con khỉ để xích lại một chỗ. Lúc đầu khi mới bị cột lại, nó sẽ vùng vẫy với tất cả sức lực để chạy thoát. Tương tự, khi tâm mới bắt đầu bị cột vào đối tượng thiền quán, thì nó không thích điều đó. Nó sẽ vùng vẫy nhiều hơn bình thường, khiến ta cảm thấy mỏi mệt và chán nản. Vì thế ở giai đoạn bắt đầu, chúng ta chỉ cần sử dụng sự kham nhẫn của mình để chống lại khuynh hướng muốn bỏ ngang để chạy theo những đối tượng khác của tâm. Với thời gian, tâm sẽ dần dần được kiềm chế.

Bạn muốn tâm yên tĩnh nhưng nó không yên. Vậy thì bạn phải làm gì, bạn phải chú tâm vào điều gì, biết điều gì, để nhìn thấy sự phát khởihoại diệt của các pháp? Hãy cố gắng quán sát kỹ càng, chắc chắn rồi chính bạn sẽ hiểu, vì ở đây không có điều gì là bí mật hay bị che giấu cả. Nó là một cái gì đó mà chính bạn sẽ nhìn thấy những nguyên tắc căn bản của nó.

Chúng ta có thể làm gì để cho tâm không phóng dật theo các định kiến hay vọng tưởng của nó? Chúng ta phải đặt sự chú tâm vào một đối tượng nào đó, vì nếu tâm không trụ vào một đối tượng nào đó, thì nó sẽ lang thang để tìm biết những thứ khác, những vấn đề khác. Đó là lý do tại sao chúng ta thực hành đặt sự chú tâm vào thân, hay vào hơi thở, đem hơi thở làm cái trụ để cột con khỉ tâm của mình vào đó. Nói cách khác, chúng ta dùng chánh niệm để giữ tâm trụ vào hơi thở. Đó là bước đầu tiên trong pháp hành.

Rèn luyện để tâm trụ vào hơi thở là điều chúng ta phải liên tục thực hiện với mỗi hơi thở vào - ra, trong mọi tư thế - ngồi, đứng, đi hay nằm. Bất cứ bạn đang làm gì, hãy chú tâm vào hơi thở. Nếu muốn, có thể bạn không cần chú tâm vào bất cứ thứ gì khác ngoài sự cảm nhận về hơi thở, không cần phải xác định là nó dài hay ngắn. Chỉ cần thở bình thường. Đừng gò ép hơi thở, đừng giữ hơi thở hay ngồi với thân quá căng. Ngồi thẳng và hướng về phía trước một cách thoải mái. Nếu bạn sắp quay sang trái, hãy chắc chắn rằng bạn vẫn chú tâm vào hơi thở khi bạn quay. Nếu bạn quay qua phải, cũng chú tâm vào hơi thở khi bạn quay người.

Bạn muốn giữ tư thế nào là tùy bạn, nhưng phải luôn chú tâm vào hơi thở. Nếu sự chú tâm bị gián đoạn, hãy đem nó trở về với hơi thở. Bất cứ bạn đang làm gì trong lúc này, hãy quán sát hơi thở với mỗi hơi thở vào - ra thì bạn sẽ phát triển chánh niệm và tỉnh giác - tự nhận thức về thân - đồng thời bạn cũng ý thức đến hơi thở.

Khi đi, bạn không cần phải chú ý đến những bước chân. Hãy chú tâm vào hơi thở và để bàn chân tự bước tới. Hãy để mỗi bộ phận của thân thể vận hành theo nhịp độ riêng của nó. Bạn chỉ cần chú tâm vào hơi thở mà vẫn ý thức được toàn thân.

Dầu mắt đang nhìn cảnh vật hay tai đang lắng nghe âm thanh, hãy vẫn chú tâm vào hơi thở. Khi bạn nhìn một quang cảnh, hãy chắc chắn rằng cái biết về hơi thở nằm dưới cái nhìn đó. Khi bạn lắng nghe một âm thanh, hãy chắc chắn rằng cái biết về hơi thở tiềm tàng trong cái nghe. Hơi thởphương tiện để làm cho tâm tĩnh lặng, vì thế trước hết bạn phải luyện tập hơi thở. Không cần phải vội vã mong được những kết quả tốt hơn. Hãy luyện tâm để nó ở trong vòng kiềm chế của chánh niệm liên tục, suốt ngày đêm - đến điểm mà tâm không còn để sự chú ý của nó bị gián đoạn. Càng lúc nó càng trụ lâu hơn trên hơi thở, chú tâm vào cái biết hơi thở liên tục và rồi mọi thứ khác sẽ tự động dừng lại: suy tư dừng lại, nói năng dừng lại. Bất cứ công việc gì bạn phải làm, bạn vẫn làm, đồng thời bạn vẫn để tâm vào hơi thở trong từng giây phút. Nếu có bất cứ sự gián đoạn nào, bạn sẽ lại trở về với cái biết hơi thở một lần nữa. Bạn không cần phải suy nghĩ về bất cứ điều gì khác. Hãy ý thức đến hơi thở khi bạn ý thức tâm bình thường.

Khi tâm có thể duy trì nhịp độ của nó một cách bình thường, bạn có thể quán sát hơi thởnhận ra rằng nó cũng bình thường. Khi mức độ bình thường của chúng cân bằng, bạn chú tâm vào cái biết rằng hơi thở đơn giản chỉ là một hiện tượng tự nhiên - thuộc yếu tố gió. Thân là tổng hợp của bốn yếu tố: đất, nước, gió, và lửa. Ở đây chúng ta chú tâm vào yếu tố gió. Yếu tố gió là một hiện tượng tự nhiên không phải là "ta" hay "của ta". Lúc đó tâm bình thường, không suy tư hay vọng tưởng bất cứ điều gì, không khuấy động sự việc lên. Khi ấy nó cũng là một hiện tượng tự nhiên, đơn giảnthuần khiết. Nếu tâm không dính mắc vào bất cứ điều gì khác, nếu nó không bị thiêu đốt bởi các uế nhiễm, thì nó có thể duy trì sự tĩnh lặng, bình ổn.

Khi bạn duy trì được sự chú tâm vào hơi thở trong mọi tư thế, đó là một phương tiện để ngăn cản tâm không chạy theo tư tưởng và đặt tên chúng. Bạn phải cố gắng luyện tâm trụ vào hơi thở trong mọi tư thế, đó là cách giúp bạn hiểu tâm giống như thế nào khi nó có được hơi thở chánh niệm như là nơi nương trú của nó.

Trụ vào hơi thở giúp tâm trở nên bình lặng hơn bất cứ phương pháp nào khác - mà nó cũng không đòi hỏi sức lực. Chúng ta chỉ cần thở một cách bình thường. Nếu bạn để hơi thở vào - ra mạnh mẽ, nó sẽ giúp cho năng lực của hơi thở và sự lưu thông của máu đi khắp châu thân. Nếu bạn thở thật sâu để các cơ bụng thư giãn, thì nó sẽ giúp bạn tránh bị táo bón.

Khi bạn rèn luyện hơi thở, đó là một hoạt động của cả thân và tâm, và với cách đó mọi thứ sẽ được lắng dịu một cách tự nhiên, dễ dàng hơn là khi chúng ta cố gắng để lắng đọng mọi thứ bằng sức lực hay đe dọa. Bạn có đe dọa tâm đến thế nào, nó cũng sẽ không đầu hàng. Nó sẽ chạy tứ tán. Vì thế ta nên luyện tâm theo nhịp độ tự nhiên - vì suy cho cùng, hơi thở cũng là một yếu tố, một khía cạnh của tự nhiên. Dầu ta có ý thức về điều đó hay không, thì hơi thở cũng ở cùng với thiên nhiên của nó. Ngược lại, chỉ khi nào chú tâm đến, ta mới ý thức về điều đó. Thân là một phần của tự nhiên. Tâm cũng là một phần của tự nhiên. Khi chúng được huân tập đúng cách, thì bạn không còn phải giải quyết nhiều vấn đề nữa. Sự luân chuyển của máu và năng lượng của hơi thở trong thân sẽ tốt cho các dây thần kinh của ta. Nếu ta rèn luyện chánh niệm và tỉnh giác để cảm nhận toàn thân, đồng thời ta cũng ý thức đến hơi thở, thì hơi thở sẽ ra - vào không cần cố sức.

Nếu bạn ngồi thiền một thời gian dài, sự rèn luyện này sẽ giúp làm cho máu và năng lượng hơi thở chảy một cách tự nhiên. Bạn không cần phải điều khiển hơi thở hay giữ nó lại. Khi bạn đặt chân và tay trong tư thế tọa thiền thì đừng làm cho chúng căng thẳng. Nếu bạn có thể thư giãn chúng để cho máu và năng lượng của hơi thở có thể chảy dễ dàng thì điều đó rất ích lợi.

Giữ vững chánh niệm vào hơi thở thích hợp cho tất cả mọi thứ - thích hợp cho thân, thích hợp cho tâm. Trước khi đạt được giác ngộ, khi vẫn còn là vị Bồ tát, Đức Phật thường chánh niệm về hơi thở nhiều hơn bất cứ phương pháp nào khác, xem đó là nơi nương trú của tâm Ngài. Vì thế, khi bạn thực hành điều đó, bạn cũng sẽ có chánh niệm về hơi thở làm nơi nương trú của tâm. Bằng cách đó tâm không chạy lang thang theo vọng tưởng, để rồi bị chúng kích động. Bạn cần phải kiềm chế tâm, giữ cho nó yên. Ngay khi có bất cứ điều gì khởi lên, hãy tập trung vào hơi thở. Nếu ngay từ đầu, bạn đã cố gắng trụ ngay chính nơi tâm, điều đó có thể quá khó để bạn kiểm soát, nếu bạn chưa vững vàng.

Nếu bạn muốn trụ ngay nơi tâm, điều đó cũng tốt thôi, nhưng bạn phải ý thức về nó với mỗi hơi thở vào - ra. Hãy giữ cho sự tỉnh giác của bạn liên tục trong một thời gian dài.

Hãy thực hành điều này với tất cả mọi tư thế và xem kết quả gì sẽ phát sinh. Lúc đầu bạn phải tổng hợp tất cả các nguyên do - nói cách khác, bạn cần phải nỗ lực để nhìn và biết cho đúng. Còn việc buông bỏ, điều đó sẽ đến sau này.

Đức Phật đã so sánh việc rèn luyện tâm với việc giữ một con chim trong tay. Tâm giống như một chú chim nhỏ, và vấn đề là làm sao để giữ cho nó không bay đi. Nếu nắm quá chặt, thì nó sẽ chết trong tay bạn. Nếu nắm quá lỏng thì chú chim nhỏ sẽ vuột khỏi bàn tay bạn. Vậy bạn phải nắm giữ nó như thế nào để nó không chết mà cũng không bay đi mất? Việc luyện tâm của bạn cũng giống như thế, sao cho nó không quá căng thẳng, mà cũng không quá dễ duôi, chỉ vừa đúng.

Có nhiều điều bạn cần biết trong việc rèn luyện tâm, và bạn phải làm đúng theo như thế. Về phương diện cơ thể, bạn phải thay đổi tư thế làm sao cho nó cân bằng và vừa đúng để tâm có thể ở mức bình thường, để nó có thể ở một mức độ tĩnh lặng hay trống không tự nhiên một cách liên tục.

Tập thể dục cũng cần thiết. Ngay chính các vị du già thực hành nhiếp tâm cao cũng phải vận động cơ thể bằng cách co kéo, uốn lượn nó trong nhiều tư thế khác nhau. Chúng ta không cần phải cực đoan như họ, nhưng chúng ta có thể tập vừa đủ để tâm có thể duy trì được sự tĩnh lặng của nó một cách tự nhiên, trong một cung cách mà nó có thể quán sát những hiện tượng tâm sinh lý và coi chúng như vô ngã, vô thường và khổ.

Nếu bạn o ép tâm quá nhiều, nó sẽ chết giống như chú chim bị nắm quá chặt. Nói cách khác, nó sẽ trở nên đờ đẫn, vô cảm và sẽ chỉ đông cứng trong sự tĩnh lặng mà không có sự quán chiếu để xem vô thường, khổ và vô ngã là như thế nào.

Sự tu tập của chúng ta là làm cho tâm đủ tĩnh lặng để có thể quán chiếu về vô thường, khổ và vô ngã. Đó là mục đích của việc tu tập, quán chiếu của ta, và nó giúp cho sự tu tập trở nên dễ dàng. Còn về việc thay đổi thế ngồi hay vận động, tập thể dục, chúng ta làm những việc này với tâm buông bỏ.

Khi bạn tu tập ở nơi hoàn toàn vắng vẻ, bạn cần phải vận động thân thể. Nếu bạn chỉ ngồi và nằm, sự luân chuyển của máu và năng lượng hơi thở sẽ trở nên bất bình thường.

Upasika Kee Nanayon (Lý Thu Linh dịch)


Xem bài Giới Thiệu sách: ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT

Xem toàn bộ nội dung sách online: ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Thanissaro - Diệu Liên Lý Thu Linh

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77572)
25/12/2015(Xem: 16914)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.