Cửu Phẩm Vãng Sanh A-di-đà Tam-ma-địa Tập Đa-ra-ni Kinh

01/10/201112:00 SA(Xem: 40116)
Cửu Phẩm Vãng Sanh A-di-đà Tam-ma-địa Tập Đa-ra-ni Kinh

CỬU PHẨM VÃNG SANH
 A-di-đà tam-ma-địa tập đa-ra-ni kinh

* Đời nhà Tấn, tại chùa Hưng Thiện, ngài Tam tạng sa-môn Đại Quảng Trí Bất Không dịch từ Phạn ra Hán văn.
* Việt Nam, chùa Thiền Tịnh, sa-môn Thích Viên Đức dịch thành Việt văn.

Bấy giờ, đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai ở nơi Đại Tam-ma-địa môn tịnh xá cùng với các bậc đại Tỳ-khưu gồm tám vạn chín ngàn người đều câu hội đầy đủ, toàn là bậc đại A-la-hán, huệ thiện đầy đủ, việc cần làm đã làm xong, các vị ấy là: Thần lực Trí Biện Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Thần Thông Tự Tại Vương Bồ-tát, Tĩnh Quang Vô Cấu Đà La Ni Bồ-tát, Đại Lực Phổ Văn Bồ-tát, Đại Trang Nghiêm Lực Bồ-tát, Vô Lượng Quang Bồ-tát, Huệ Thiện Huệ Phổ Quang Vương Bồ-tát. Những vị Đại Bồ-tát và đại chúng Thanh văn như vậy đi đến chỗ Phật, bạch rằng: "Tại Vô Lượng Thọ quốc có chín phẩm Tịnh Thức Tam-ma-địa. Đây tức là cảnh giới của chư Phật, nơi Như Lai đang an ở. Chư Phật ba đời đều y theo đó mà thành Chánh giác, cụ túc tam minh, tăng trưởng phước huệ. Chín phẩm ấy là:

* Thượng Phẩm Thượng Sanh Chân Sắc Địa.

* Thượng Phẩm Trung Sanh Vô Cấu Địa.

* Thượng Phẩm Hạ Sanh Ly Cấu Địa.

* Trung Phẩm Thượng Sanh Thiện Giác Địa.

* Trung Phẩm Trung Sanh Minh Lực Địa.

* Trung Phẩm Hạ Sanh Vô Lậu Địa.

* Hạ Phẩm Thượng Sanh Chơn Giác Địa.

* Hạ Phẩm Trung Sanh Hiền Giác Địa.

* Hạ Phẩm Hạ Sanh Lạc Môn Địa.

Đây gọi là Chín phẩm Tịnh Thức chơn như cảnh. Trong ấy có bảo tượng Nội tọa gồm 12 mạn-đà-la Đại Viên Cảnh Trí. Đó là:

1 - Nhất Thiết Tam Đạt Vô Lượng Quang Phật
2 - Biến Giác Tam Minh Vô Biên Quang Phật
3 - Trí Đạo Tam Minh Vô Ngại Quang Phật
4 - Lục Chơn Lý Trí Tam Minh Vô Đối Quang Phật
5 - Sắc Thiện Tam Minh Quang Viêm Vương Quang Phật


6 – Nhứt Giác Tam Minh Thanh Tịnh Quang Phật
7 - Phổ Môn Tam Minh Hoan Hỷ Quang Phật
8 - Nhập Huệ Tam Minh Trí Tuệ Quang Phật
9 - Quang Sắc Tam Minh Bất Đoạn Quang Phật
10 - Minh Đạt Tam Minh Nan Tư Quang Phật
11 - Ngũ Đức Tam Minh Vô Xứng Quang Phật
12 - Trí Lực Tam Minh Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật.

Chư Phật Như Lai như vậy là Chơn sắc cụ túc, là Bi tướng sở y của tất cả ba đời Như Lai. Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy, xưng tán danh hiệu của 12 vị Quang Phật, tức vĩnh viễn ra khỏi nhà lửa trong ba cõi, quyết định sanh Chơn như, xa lìa Hữu lậu, vĩnh nhập Vô lậu.

Nếu có người muốn nhập cảnh Tam-ma-địa ấy, để được đầy đủ Phật huệ, thân tâm trong sạch, thì hãy quán niệm Đại Tam-ma-da Phật tướng chơn ngôn thần chú:

Án, A mật lật đá Đế tế Già lam Hùm.

Thiện nam tử, chơn ngôn Phạm chú nầy là tòa ngồi cứu cánh lý trí của tất cả mười phương ba đời Như Lai, là căn bản của 12 Không nguyện. Nếu đệ tử của ta muốn làm lợi lạc cho ba cõi nhơn thiên, hãy viết chép Kinh này mà thọ trì, đọc tụng sẽ tăng trưởng phước lạc, tăng ích trí tuệ, biện tài tăng trưởng, thọ mạng sắc lực, tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu diệt vạn bệnh, tăng trưởng bi ái,sắc thiện đều đầy đủ. Huống là chí tâm biên chép, đọc tụng sẽ độ cho ba đời vô sanh thay đổi nhà lửa trong Tam giới. Đã tụng trì nhứt định vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ của cõi Cực Lạc.

Bấy giờ, đại chúng nghe được lời Đức Phật đều đại hoan hỉ, tin thọ phụng hành.

CHUNG 

(Sa-môn Thích Viên Đức dịch vào năm 1976, bản đánh máy lưu hành nội bộ.)

Ví tính: Chúc Huy Nguyễn Minh Hoàng
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/05/2015(Xem: 13627)
25/11/2011(Xem: 73467)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.