5- Bố Tự Pháp

14/09/201012:00 SA(Xem: 33479)
5- Bố Tự Pháp

 

KẾ NÓI BỔN TÔN ĐÀ RA NI BỐ TỰ PHÁP

Quán tưởng từ đầu đến chân, mỗi một chữ Chơn ngôn co quẹo phân minh rõ ràng, phát ra ánh sáng, chiếu soi nơi sáu đường luân hồi của bốn loài hữu tình, phát khởi lên lòng bi mẫn thâm sâu ban mọi an vui cho họ. Dùng Đà Ra Ni chính chữ bố liệt khắp nơi thân của người hành giả tức thành. Lấy Như Lai ấn mà tám vị Bồ Tát lớn đã gia trì nơi thân. Hoặc làm bốn pháp Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, Kính ái, Nghĩa là màu trắng, màu vàng, màu đen, màu đỏ, thành xong Tất Địa rồi liền kiết Bố Tự ấn. Hai tay tréo nhau bên trong, hai ngón cái, hai ngón trỏ, hai ngón út hiệp nhau đứng thẳng tức thành.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Tay kiết ấn này thành, liền tưởng tự thân mình cũng như đức Như Lai, có 32 tướng và 80 món tốt đẹp, sắc màu vàng tía nơi thân hào quang sáng suốt tròn đầy. Tưởng rồi lấy tay khế ấn ấy, chạm xúc nơi trên đầu bố chữ ÁN chạm xúc nơi bố chữu CHIẾT mỗi mỗi y chữ, thứ lớp cho đến hai chân, đều lấy khế ấn chạm xúc mà an bố.

Tưởng chữ Án an để nơi đảnh, lấy ngón tay cái chạm vẽ trên đầu (chữ Phạn ÁN) Lại tưởng chữ CHIẾT đầy đủ nơi hai tròng con mắt, tưởng chữ LỆ lấy ngón tay cái chạm vẽ trên đôi mắt trái và mặt. Tưởng chữ CHỦ an nơi trên cổ chỗ yết hầu, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ LỆ để nơi tâm giữa ngực, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ CHUẨN an để nơi hai vai trái mặt, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào . Tưởng chữ ĐỀ an đển nơi trên rún, lấy ngón tay cái chạm vẽ vào. Tưởng chữ TA BÀ an nơi hai bắp vế mặt và trái, lấy ngón tay út chạm vẽ vào. Tưởng chữ HA an trên hai cổ chân mặt và trái, lấy ngón tay út chạm vẽ vào.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Mỗi chữ đều có một bài kệ giải thích và khiến quán chữ sắc tướng rõ ràng. Song sự an bố kia cùng bản dịch này thì tóm lược, nên có khác chút ít không chép ra đây, như muốn biết, sau pháp trì minh sẽ tóm tắt chép ra.

Điều nên biết là tưởng chín chữ Phạn Chơn ngôn ấy là chữ Phạn nước Thiên Trúc, chứ không phải văn tự ở phương này. Nhứt Tự Đảnh Luân Vương Nghi Quỹ nói: Quán các chữ, chỉ là quan chiêm Phạn tự chẳng phải văn tự theo địa phương mà có sức đại thần dụng.

Hỏi: Vì sao chữ Phạn đều có sức thần dụng không thể nghĩ bàn như thế?

Đáp: Nghĩa là mỗi một chữ đương thể tức là tâm của chư Phật cho nên đương thể tức là ly tướng pháp giới, đương thể cũng là Giáo, Lý, Hạnh, Quả vì thế nên có sự thần dụng không thể nghĩ bàn vậy.

Hỏi: Chữ Phạn ở Thiên Trúcpháp nhĩ bổn hữu. Vì sao vậy? Bởi vì khi thế giới mới sơ thành, do trời Phạm Thiên truyền nói, không đồng văn tự phương này là do Thương Hiệt chế tao ra. Nếu vậy phàm là chữ Phạn Thiên Trúc đều có thần dụng không thể nghĩ bàn, sao lại được khen riêng những chữ trong Chơn ngôn ư? 

Đáp: Vì những chữ trong Chơn ngôn do thần lực gia trì của chư Phật không thể nghĩ bàn. Thể gồm nhiều nghĩa, pháp tánh như vậy, nên có thần dụng đặc biệt. Như văn tự ngôn ngữ phương pháp tuy nhiều, duy chỉ một câu chú ngữ “CẤP CẤP NHƯ LUẬT LỊNH” v.v… chú vào lửa không thiêu đốt được, chú vào nước sôi không làm nóng bỏng, chú vào dao không chém thương, chú vào độc không trúng. Do đã làm chú ngữ nên riêng có sự thần dụng ấy không phải hết thảy văn ngôn khác đều có công lực đó. Thiên Trúc cũng thế, văn tự tuy một, duy chữ trong Chơn ngôn riêng có thần dụng oai lực không phải tất cả chữ khác đều có thần dụng như vậy.

Hỏi rằng: Thần chú là pháp bí mật của chư Phật, còn chẳng phải biết chỗ biết của nhơn vị. vì sao nay giải thích nghĩa chín chữ Thánh Chuẩn Đề.

Đáp: Căn cứ Hiền Thủ Tâm Kinh Sớ và Thần Biến Sớ, cùng các kinh trong Mật Tạng giải thích chữ trong Đà Ra Ni. Ý có hai môn: 

1-Bất khả thuyết môn, nghĩa là chú pháp bí mật của chư Phật chỉ Phật với Phật truyền nhau, kẻ khác không thông hiểu. Chỉ nên trì tụng không cần phải gượng giải thích.

2-Cưỡng thuyết môn, nghĩa là trong Chơn ngôn tùy nêu cử lên một chữ, hoặc làm nhơn, hoặc tác pháp, bao gồm cả thời giankhông gian tự tại giải nói. Nói tóm lược nơi trong một chữ vô tận pháp môn, giải nói cho hết mới là chữ nghĩa của Đà Ra Ni. Nói đến đây, giả sử mười phương chư Phật, trải qua hằng sa kiếp chung nói một chữ nghĩa trong Chơn ngôn cũng không thể hết. Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Sáu chữ Đà Ra Ni là bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tátvô lượng Như Lai còn khó biết thay huống nữa ở nhơn vị Bồ Tát làm sao hiểu được ư? Phải biết, biết đó còn khó huống là thọ nhận ấy ư! Nay trong một chữ tóm lạigiải thích tức là cưỡng thuyết môn, trong một phần nhỏ ấy chỉ giải nghĩa một mặt. Nghĩa là nơi một chữ trong Chơn ngôn, hoặc hai nghĩa, năm nghĩa, mười nghĩa cho đến trăm nghĩa v.v… giải thích chỉ là thiếu phần nghĩa. Nếu giải thích một nghĩa, gọi là nghĩa một mặt. Như trên đã nói rằng: Còn chẳng phải nhơn vị có thể hiểu, đó là căan cứ Mật giáo Viên tông Bất khả thuyết môn mà nói, nghĩa bất khả thuyết môn kia phải là Mật giáo Viên tông, ly ngôn quá hải. Còn nghĩa Cưỡng thuyết môn kia là Hiển giáo Viên tông nên đem lời nóiphân giải vậy.

Do quán tưởng an bố Chơn ngôn, kiết Ấn gia trì nên thân người tu hành tức thành thân Chuẩn Đề Phật Mẫu, diệt trừ hết thảy nghiệp chướng, chứa nhóm vô lượng phước đức tốt, thân ấy thành thể Kim Cang bất hoại. Nếu thường chuyên chú quán tưởng tu hạnh, hết thảy Tất Địa đều được hiện tiền, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Tưởng niệm an bố các chữ như vậy rồi, liền thành Chuẩn Đề thù thắng pháp môn, cũng gọi Bổn Tôn chơn thật tướng, hay diệt các tội được mọi cát tường, cũng như chứa nhóm Kim Cang kiên cố, đó gọi là pháp Chuẩn Đề thắng thượng. Nếu thường như vậy tu hành, phải biết người đó mau đến Tất Địa. Cho nên kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói: Nếu như trong pháp Chuẩn Đề Bồ Tát cầu được thành tựu, trước nên quán tưởng những chữ tự luân căn bản vi diệu của Chuẩn Đề Bồ Tát, an trí nơi thân phần của mình, mỗi mỗi chữ phân minh rõ ràng, người ấy nếu thân đời trước có tạo tất cả tội nghiệp thảy được trừ diệt, phàm có mong cầu quyết định thành tựu. Thần Biến Sớ nói: Chơn ngôn người tu hành hay khiến ba nghiệp đồng với ba nghiệp của Bổn Tôn. Lại trong Chơn ngôn mỗi một chữ đều là toàn thân của chư Phật. Cho nên nói: Thân người hành giả tức thành thân Chuẩn Đề Phật Mẫu. Phải biết Thần chú Chuẩn Đề này là “Thể”, tức là pháp thân viên viên quả hải. “Dụng” tức không thể nghĩ bàn, sở dĩ nên được mau chứng Bồ đề Vô thượng.

THỨ KIẾT CĂN BẢN ẤN

(Như ứ già ấn ở trước, chép ra trong Trì Minh Tạng kinh nói: Người tu hành kiết căn bản ấn tụng căn bản Chơn ngôn thì Bổn Tôn Bồ Tát vui mừng ngó đến người tu hành.)

Tụng căn bản Chơn ngôn bảy biến rồi xả ấn lên đảnh. (Kim Cang Trí dịch dùng đệ nhị căn bản ấn, tụng căn bản Chơn ngôn.)

Tức lấy hạt Bồ đề đếm đủ 108 hột, y như pháp xâu lại thành tràng chuỗi, lấy hương thơm, thoa vào hạt châu kia, bưng châu trong hai lòng bàn tay, để ngang ngực tụng 7 biến Chơn ngôn gia trì vào tràng chuỗi.

Kinh Tô Tất Địa nói: Khi bưng chuỗi cúi đầu tâm chí thành đảnh lễ Tam-Bảo chư Phật, Bồ Tát. Nếu làm phép A Tỳ Giá Rô Ca nên dùng các hột đầu mà xâu làm tràng chuỗi, việc cầu nguyện mau thành tựu.

Chơn ngôn: Án - Phệ lô, giá na, ma la ta phạ hạ.

GIẢI: Chơn ngôn trì châu này, chữ phệ hoặc âm là phái. Kim Cang Trí dịch là Vi, nơi trên chữ ma có chữ A, còn các chữ khác đều đồng. Phệ Lô Giá Na, Tàu dịch là Biến Chiếu, cũng nói Đại Nhựt như mặt trời trong thế gian chỉ chiếu sáng ban ngày, không chiếu được ban đêm, chiếu một thế giới, không chiếu khắp các thế giới khác nên không được gọi là Đại Nhựt. Đấng Đại Nhựt Như Lai pháp thân cùng khắp pháp giới, mười phương thế giới đều chiếu diệu hết thảy. Nếu có người xưng danh quy y lễ bái sẽ được pháp giới tất cả chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh cho đến Bát Bộ hộ vệ gia trì.

Gia trì đảnh đới xong, tâm miệng bạch lời nguyện rằng: Con nay muốn niệm tụng niệm tụng, xin nguyện Bổn Tôn chư Phật, Bồ Tát gia trì hộ niệm, khiến nguyện con mau được tùy ý, sở cầu Tất Địa viên mãn, nhiên hậu lấy tay trái ngón vô danh và ngón cái nương thừa hạt chuỗi, bên tay mặt lấy ngón cái và ngón vô danh lần đưa hạt chuỗi, tay như tướng thuyết pháp.

GIẢI: Trước lấy chuỗi gia trì đảnh đới, sau mới kiết ấn trì châu: Tay bên mặt, ngón cái nắm ngón vô danh, ngón trỏ mở thẳng ngón giữa, ngón út, hơi cong, ngón trỏ sát một bên lóng đầu của ngón giữa. Đây là Phật bộ chấp số châu ấn. Kim Cang Trí dịch: Hai tay cách nhau một tấc, các ngón mở ra hơi cong .

Để nơi trước giữa ngực trì châu niệm tụng, tiếng giọng không chậm không mau.

GIẢI: Đây nói giọng tiếng trì tụng căn bản Chơn ngôn. Kim Cang Trí dịch: Không được cao giọng, cần phải xưng chữ cho rõ ràng phân minh, khiến mình tự nghe tên tiếng ấy. Nhứt Tự Phật Đảnh Luân Vương Nghi Quỹ nói: Chữ câu phân minhtụng niệm, không chậm không mau, không được cổ họng ọe ho và khạc nhổ cùng các nhiễm tâm tương ưng, cho đến tâm duyên khổ thọ, nếu có các lỗi lầm ấy thì không được thành tựu.

Tâm chuyên chú không được duyên cái gì khác, quán tưởng thân mình đồng với thân của Bổn Tôn, đầy đủ tướng tốt. Nơi trước thân ở trong đàn quán tưởng Thất Cu Chi Phật Mẫu cùng quyến thuộc đoanh vây chung quanh rõ ràng, phân minh đối diện chỗ ngồi của mình.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Đã quán tưởng đức Bổn Tôn và trên thân bố trí các chữ, niệm tụng ghi số từng mỗi một niệm. Một khi quán kiến, không được cho thiếu sót, đừng để tâm phải tán loạn. Kinh Tô Tất Địa dạy: Khi niệm tụng không được khởi dị ngữ, tưởng Chơn ngôn như trước mắt mình liên tục như vậy, không được tâm tán loạn, duyên cảnh nơi khác, thân tuy mỏi mệt, không được buông lung, ngăn các ác khí, những chuyện thế gian không nên nghĩ tưởng đến. Không quên đức Bổn Tôn, dù thấy tướng lạ cũng chẳng cho là kỳ quái.

Mỗi khi xưng chữ Ta Phạ Hạ đồng thời lần một hạt chuỗi.

GIẢI: Kim Cang Trí dịch: Tụng Bổn Tôn Đà Ra Ni một biến lấy tay mặt ngón vô minh chỉ lần qua một hạt châu, hết vòng rồi trở lại.

Một trăm lẻ tám hoặc 1080 là biến số niệm tụng, thường cần phải hạn định, nếu không mãn 108 tức không thành biến số Tất Địa mong cầu.

GIẢI: Kinh Tô Tất Địa nói: Y pháp niệm tụng rồi, nên khởi tâm cầu thỉnh: con y bổn pháp niệm tụng số mãn, xin nguyện Tôn giả lãnh thọ làm chứng cho, ở nơi trong mộng dạy dỗ con . Khi chánh thời niệm tụng, nếu có ho sặc buồn ngủ ợ ngáp, phải kiêng dè cung kính chữ Chơn ngôn. Khi ấy liền đứng dậy đi rửa mặt rửa tay sạch sẽ. Y như pháp rửa xong, trở lại từ trước mà niệm, chỗ bị cách ngại ấy cần phải bỏ mà niệm lại từ trước. Khi lần qua hết một tràng châu xong, phải lễ bái một lễ. Xong rồi trở lại niệm như trước, niệm một vòng khi thấy dung nhan đức Bổn Tôn thì liền đảnh lễ. Nếu khi chánh niệm tụng thoạt nhiên sai lầm, phải thành tâm sám hối lỗi lầm ấy, bởi do buông lung nên để vọng khởi lầm lỗi vậy. Nguyện đức Bổn Tôn bỏ lỗi cho, thân liền đảnh lễ, rồi trở lại như trước mà niệm tụng.

Niệm tụng xong rồi, nắm chuỗi nơi hai tay đảnh đới phát nguyện, nguyện công đức niệm tụng của con và tất cả chúng sanh đã tu chơn hạnh, cầu thượng, trung, hạ phẩm, Tất Địa mau được thành tựu. Rồi để chuỗi nơi trong hộp (bỏ ít bột hương vào)

GIẢI: Nói thượng, trung, hạ Tất Địa ấy, mỗi địa gồm có ba phẩm, cộng thành chín phẩm.

Hạ phẩm có ba:

1-Hạ phẩm thành tựu: Hay nhiếp phục tất cả tứ chúng, phàm có sở cầu cử ý tùng tâm, tất cả Thiên Long thường đến thăm hỏi. Lại hay hàng phục tất cả trùng thú và quỷ mị v.v…

2-Trung phẩm thành tựu: Hay sai khiến tất cả Thiên Long Bát Bộ, hay khai tất cả phục tàng, hoặc muốn vào A Tu La cung, Long cung thì liền được vào đó, đi đến tùy lòng.

3-Thượng phẩm thành tựu: Khiến được Tiên đạo thừa nương hư không bay đi qua lại khắp nơi trên trời dưới đất đều được tự tại, những việc thế gianxuất thế gian hết thảy thông đạt.

Trung phẩm có ba: 

1-Hạ phẩm thành tựu: Liền được làm vua trong các Tiên chú, trụ thọ vô số tuổi, phước đức trí tuệ ba cõi không ai sánh kịp.

2- Trung phẩm thành tựu: Liền được thần thông dạo khắp thế giới, làm Chuyển luân Vương trụ thọ một kiếp.

3-Thượng phẩm thành tựu: Hiện chứng Sơ Địa Bồ Tát vị trở lên.

Thượng phẩm có ba: 

1-Hạ phẩm thành tựu: Được đệ Ngũ Địa Bồ Tát vị trở lên.

2-Trung phẩm thành tựu: Được đệ Bát Địa Bồ Tát vị trở lên.

3-Thượng phẩm thành tựu: Tam Mật biến thành ba thân, chỉ nơi đời này chứng quả Vô thượng Bồ đề. Đây là chín phẩm thành tựu của người trì chú, nên cầu thẳng đến thành Phật chứ không cầu trung, hạ, ba phẩm v.v… tức cầu ba phẩm thành tựu ở trên, còn các việc khác sau pháp Tăng ích sẽ rõ.

Ngồi nay thẳng, kết định ấn, nhắm mắt, lắng lòng, tịnh ý. Trong thân nơi giữa ngực ánh chói hiện ra như mặt trăng tròn sáng rực rỡ, khởi đại tinh tấn, quyết định thủ chứng. Nếu không biếng trễ chuyên công tu tập quyết sẽ được thấy tâm bổn nguyên thanh tịnh, nơi trong viên minh ấy, tưởng chữ ÁN, còn tám chữ kia xoay vòng bên hữu trên viên minh ấy, trong định cần phải bố liệt thấy các chữ Chơn ngôn cho phân minh rõ ràng, không tán động được đắc định, tức cùng Bát Nhã ba la mật tương ưng, tức họa vẽ viên minh luân.

GIẢI: Kiết định ấn ấy, lấy hai tay tréo nhau bên ngoài để nơi dưới rún. Hoặc lấy hai tay để ngửa đem tay mặt để lên bàn tay trái, hai ngón tay cái giáp móng lại với nhau, để ngang nơi rún. Trong Vô Lượng Thọ Nghi Quỹ nói: Hai tay tréo nhau bên ngoài, hai ngón tay trỏ đôi lưng nhau, từ đốt giữa đứng thẳng, hai ngón tay cái nắm hai đầu ngón tay trỏ tức thành. Trong ba ấn này tùy kiết một ấn đều được. Đây là Viên minh quán pháp, cũng gọi Du Già niệm tụng. Cho nên Ngài Kim Cang Trí nói: Nếu cầu giải thoát mau ra khỏi sanh tử, tu pháp Tam ma địa Du Già quán hạnh, vô ký vô số niệm tụng, tức tưởng tự tâm như mặt trăng tròn sáng vắng lặng thanh tịnh, trong ngoài phân minh. Lấy chữ ÁN an trong Tâm Nguyệt luân ấy. Lấy chữ CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA PHẠ HA, từ trước xoay vòng bên hữu lần lượt liên tục nối nhau thành vòng tròn, quán xét nghĩa của mỗi chữ, tâm luôn luôn tương ưng không được sai khác.

TRÌ MINH TẠNG NGHI QUỸ nói: Chữ ÁN là Tỳ Lô Giá Na Phật căn bản. Chữ CHIẾT là Đại Luân Minh Vương căn bản. Chữ LỆ là Đại Phẫn Nộ Bất Động Tôn Minh Vương căn bản. Chữ Chủ là Tứ Tý Phật Thân căn bản. Chữ LỆ là Bất Không Quyến Bồ Tát căn bản cũng là Quán Tự Tại Bồ Tát căn bản. Chữ CHUẨN là Đại Tôn Na Bồ Tát căn bản. Chữ ĐỀ là Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát căn bản. Chữ TA PHẠ là Y Ca Nặc Tra Bồ Tát căn bản. Chữ HẠ là Phạ Nhựt Ra Nẵng Khư Minh Vương căn bản.

PHIẾN ĐỂ CA PHÁP

Phiến Để Ca pháp ấy, cầu diệt tội chuyển chướng, trừ tai nạn, quỷ mị, tật bịnh, tù đày, giam cầm, bịnh dịch, quốc nạn, mưa nắng không đều, trùng tổn lúa nếp, năm thứ sao tinh ép ngặp bổn mạng, thảy đều trừ diệt, phiền não giải thoát, gọi là Tức tai pháp.

GIẢI: Phiến Ca Để dịch nghĩa là dứt tai ương. Trên lại gồm có nhiều nghĩa cho nên còn để nguyên Phạn âm không phiên dịch thẳng tiếng Trung Hoa. Ba pháp sau cứ theo đây mà biết.

Khi tu phép này phải mặc áo trắng, mặt hướng về phương Bắc, ngồi cát tường tọa tréo hai cổ chân đầu gối thẳng đứng, quán tưởng đức Bổn Tôn sắc trắng, cúng dường ẩm thực, quả trái, hương hoa, đèn nến các món thảy đều sắc trắng.

GIẢI: Tréo hai gót chân đầu gối thẳng, gọi là ngồi cát tường, hương hoa dùng bạch đàn, hương đốt dùng trầm thủy, đèn dùng bơ thắp, như không có bơ, dùng dầu trà trắng. Bản dịch nói: Quán tưởng sắc trắng. Ngài Kim Cang Trí dịch: Cũng đồng là sắc trắng. Ba pháp sau cũng vậy.

Theo tháng từ ngày mùng một đến ngày mùng tám, mỗi ngày ba thời niệm tụng, đêm làm phép hộ ma.

Dứt tai Chơn ngôn rằng: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Nê … linh đệ tử … (nếu niệm tụng cho người khác thì xưng tên người kia) Phiến Để Cự Lỗ Ta Phạ Hạ.

GIẢI: Ngài Kim Cang Trí dịch: Muốn làm Phiến Để Ca các phương pháp, hoặc tự thân mình làm, hoặc vì người khác làm, tức y theo pháp đây mà niệm tụng. Nếu muốn cầu dứt tai ương, trừ tất cả quỷ thần, và cầu thông minh, sống lâu, cầu giải thoát. Tức ở trong đạo tràng, mặt hướng về phương Bắc, tréo gót chân đầu gối thẳng đứng mà ngồi, cho đến mỗi ngày ba thời niệm tụng và làm phép hộ ma, nếu khi niệm tụng, trước tụng căn bản Đà Ra Ni 21 biến, rồi nhiên hậu: Chỉ từ chữ Án mà tụng đó.

Diệu Chơn ngôn: Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề gia hộ đệ tửtrừ tai nạn Ta Bà Ha.

Khi làm pháp này đều cần phải ở trong đạo tràng, như khôngđàn tràng. Hoặc trước tượng Chuẩn Đề an để Kính đàn, lại tưởng một cái đàn tròn sắc trắng, trong đàn tròn ấy, tưởng khắp chữ Phạ hoặc chữ Vãm. Tôn trọng cúng dường đầy đủ và tự thân đều tưởng ở trong đàn tròn ấy. Hoặc trước tượng chỉ vẽ một đàn tròn cũng được, đem từ tâm tương ưng, khởi công cho đến ngày mồng tám, mỗi ngày ba thời tắm rửa, ba thời thay áo, đến ngày lúc mãn, hoặc không ăn, hoặc ăn ba thứ trắng là: sữa, sữa chín, cháo gạo gãy.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/05/2015(Xem: 13712)
25/11/2011(Xem: 73646)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.