Chương Tám Những Chốn Ẩn Tu

23/09/201012:00 SA(Xem: 17365)
Chương Tám Những Chốn Ẩn Tu

CHƯƠNG TÁM
NHỮNG CHỐN ẨN TU

Bấy giờ Retchung hỏi, “Bạch Đạo sư, không có cái gì kỳ diệu hơn tinh túy cuộc đời Thầy, nó thật là một chất liệu cho hoan hỷ và an vui. Nhưng hình thức bên ngoài của nó lại gây ra đau thương và nước mắt. Xin Thầy nói cho chúng con về những mặt của cuộc đời Thầy đem lại nụ cười hoan hỷ.”

Đạo sư trả lời, “Hình thức của đời thầy gây ra nụ cười hoan hỷnỗ lực kiên trì của thầy trong thiền định đưa đến sự phụng sự của thầy cho Pháp bằng cách hướng dẫn những chúng sanh người và chẳng-phải-người đến giải thoát.”

Retchung hỏi, “Bạch Đạo sư, ai là những đệ tử người và chẳng-phải-người đầu tiên ấy ?”

Đạo sư trả lời, “Trước hết, là những chúng sanh chẳng-phải-người đến quấy phá thầy và sau họ là những đệ tử người đầu tiên. Rồi thì thiên nữ Tseringma(1) đến gặp thầy trong hình thức con người. Cuối cùng những đệ tử người khác xuất hiện. Bây giờ thầy thấy trước rằng thiên nữ Tseringma và đệ tử Upa Tonpa (Gampopa) từ vùng UŠ sẽ truyền rộng giáo pháp của thầy.” Đạo sư nói như vậy.

Repa xứ Seban bấy giờ thưa hỏi, “Bạch Đạo sư, những chỗ ẩn tu chính yếu là Lachi và Chuwar. Ngoài những hang núi Thầy đã nói ở trước, Thầy còn thiền định ở những chỗ nào khác ?”

Milarepa trả lời, “Núi Yolmo Gangra ở Nepal ; sáu ngoại động nổi tiếng ; sáu nội động vô danh, sáu động bí mật, và hai cái khác, tất cả là hai mươi hang động. Ngoài ra có bốn động lớn nổi danh và bốn động lớn vô danh. Đó là tất cả chỗ thiền định của thầy, trừ một số nhỏ hơn nhưng điều kiện thì tiện lợi. Một kết quả của thiền định là thầy đã hoàn thành sự thức tỉnh toàn triệt, trong đó đối tượng để thiền định, hành động thiền định và chủ thể người thiền định tan hòa thành một, đến độ bây giờ thầy không biết làm sao thiền định nữa.”

Bấy giờ Retchung nói, “Bạch Đạo sư, bởi vì Thầy đã hoàn toàn xóa sạch những nhiễm ô của phân biệt, những đệ tử tầm thường này của Thầy biết ơn Thầy sâu xa vì niềm vui do đã thành tựu cái hiểu chân thậtkinh nghiệm đích thực. Vì lợi lạc tâm linh của những đệ tử đời tương lai, xin Thầy kể cho từng hang động thuộc loại nổi danh, ít nổi danh, và vô danh cũng như những động lớn.”

Đạo sư trả lời :

“Sáu ngoại động nổi danh là : động loại trung Dakar Taso Umadzong (Núi Răng Ngựa Trắng), Minkyud Dibma (Bóng Thất Tinh), Lingpa Dakmor Dzong (Núi Đỏ), Ragma Jangchub Dzong (Động Ragma của Giác Ngộ), Kyangphen Namkha Dzong (Cờ của Bầu Trời), Dagkya Dorje Dzong (Kim Cương Núi Xám).

“Sáu nội động vô danh là : Chonglung Kyung (Kên Kên xứ Chonglung), Kyipuh Nyima Dzong (Lâu Đài Trên của Niềm Vui), Khujuk Enpa Dzong (Chim Cu Cô Đơn), Shelpunhk Chushing Dzong (Cây Tre Pha Lê), Betse Doyon (Lạc Thú Giác Quan xứ Betse), Tsikpa Kangthil Dzong (Nền Tường).

“Sáu động bí mật là : Gyadak Namkha Dzong (Núi và Trời), Takpuhk Senge Dzong (Sư Tử và Cọp), Beypuhk Mama Dzong (Động Bí Mật của Thiên Nữ), Lapuhk Pema Dzong (Hoa Sen của Động), Lango Ludu Dzong (Cửa Voi của chư Long), Trogyel Dorje Dzong (Vua Kim Cương Hung Nộ).

“Hai động khác là : Kyipušhk Nyima Dzong (Lâu Đài Mặt Trời của Niềm Vui), và Potho Namkha Dzong (Bầu Trời của những Chót Đỉnh).

“Bốn động lớn nổi danh là : Nyanang Dopa Puhk (Động Nyanang như cái Bao Tử), Lachi Dudal Puhk (Người Chinh Phục Ma xứ Lachi), Dringi Diche Puhk (Lưỡi Dri vùng Drin). Tisi Dzutrul Puhk (Động Phép Lạ của Núi Kailas). Bốn động vô danh là : Tsai Kangtsuk Puhk (Động Gốc Rễ Kiên Cố), Rongi Osey Puhk (Tịnh Quang của Ron), Ralai Zaok Puhk (Động Lụa của Núi Dê), Kuthangi Puhkron Puhk (Động Bồ Câu xứ Kuthang).

“Nếu các con thiền định trong những hang động này các con sẽ có được hoàn cảnh hoang vắngthuận lợi. Hãy đến đấy và thiền định, các con sẽ có những ban phước của dòng phái.”

Khi Đạo sư nói vậy, mọi đệ tửtín đồ cảm thấy một ghê sợ đối với sanh tử và một sự khẩn thiết cần giải thoát, và xúc động sâu xa bởi niềm tin và lòng bi không bờ bến.

Vì một sự chán ghét sâu xa đối với những phù phiếm của Tám Phản Ứng Thế Gian, họ hồi hướng toàn thể thân, ngữ, tâm mình cho Phật pháp và sự lợi lạc của chúng sanh. Họ thệ nguyện dừng những chuyến đi đây đó và thiền định trong núi hoang vu với quyết tâm, kiên trìkhổ hạnh mãnh liệt. Những vị thần hộ pháp hứa bảo vệ giáo pháp.

Những người thiện căn nhất trong hàng tại gia từ bỏ cuộc đời thế gian, và nhiều người nam nữ theo Đạo sư thiền địnhtỉnh ngộ bản tánh chân thật của thực tại. Những tín đồ kém hơn thì nguyện thiền định vài tháng hay vài năm. Ngay cả những người mới tu cũng phát nguyện từ bỏ ít nhất một tật xấu và thực hành ít nhất một đức hạnh trong quãng đời còn lại của họ. Mọi người đều hoàn thành những lời nguyện của mình.

Tôi đã ghi chép lại đúng những lời Đạo sư đã nói, tỏ bày Ngài đã làm lợi lạc lớn lao cho tất cả những người theo con đường thiền định như thế nào.

Bây giờ tôi sắp mở rộng ra một ít về cuộc đời của Đạo sư.

Có ba nhóm lớn những tín đồ : những chúng sanh chẳng phải người hung ác mà Đạo sư đã hàng phục ; những đệ tử hành giảĐạo sư đã dẫn dắt đến giải thoát và những tín đồ tại gia ở mọi cấp độ từ những vùng khác nhau mà vì họ Đạo sư đã chuyển Bánh Xe Pháp.

Thứ nhất, về sự thu phục những chúng sanh chẳng phải người : Đạo sư đã ban cho Quỷ Vương Binakaya ở Núi Đỏ miền Chonglung giáo pháp Sáu Cách Thức Giác Lama Của Mình.(2) Theo những chỉ dạy của Lama Marpa, Đạo sư đã đi Lachi để thiền định. Khi đại Thần Ganesha (Vua của những Lực Lượng Ngăn Ngại) chấp nhận những điều luật, Đạo sư hát về Lachi Chuzang. Năm sau, khi Ngài đi đến Neti ở Lachi, Ngài hát Bài Ca Tuyết nổi tiếng. Thuận theo những chỉ dạy của Lama, và muốn đến núi Peybar ở Mangyul và đến Yolmo Gangra ở Nepal, Ngài đi qua Gungthang. Thấy Động Lingpa hấp dẫn, Ngài ở lại đó một thời gian và hát một bài ca cho Nữ Quỷ của Động Lingpa. Ở Ragma, Động của Giác Ngộ, sát núi Peybar, Ngài hát bài ca làm bình lặng Nữ Thần Trái Đất và một thần linh địa phương ở tại Động Ragma.

Khi sống ở Kyangphen Namkha Dzong (Cờ của Bầu Trời), Đạo sư đã làm việc cho lợi lạc của nhiều chúng sanh người và chẳng-phải-người. Từ đây, Ngài đi đến Núi Yolmo Gangra và sống trong Động Takpuhk Senge Dzong (Động của Sư Tử và Cọp) trong rừng của Singala, làm lợi lạc cho nhiều chúng sanh người và chẳng-phải-người. Thời gian đó Ngài nhận được một dấu hiệu bảo Ngài trở lại Tây Tạng, để thiền định trong núi vắng và làm việc cho lợi lạc của chúng sanh. Trở lại Tây Tạng, Ngài ở trong một cái Động ở Gungthang và hát Bài Ca của những Chim Bồ Câu.

Thứ hai, về việc Ngài gặp những đứa con tâm linh : Khi Đạo sư đang sống ở Động Dagkya Dorje Dzong (Kim Cương Núi Xám) và thiền địnhlợi lạc của chúng sanh, yidam báo trước cho Ngài biết tất cả những đệ tử sẽ đến, đặc biệt là Retchung Dorje Drakpa, người có sứ mạng đem về giáo pháp truyền khẩu của những dakini từ những địa điểm đặc biệt. Và khi Đạo sư ở Ralai Zaok Puhk (Động Lụa của Núi Dê) ở Gungthang, Ngài gặp đứa con tâm linh Retchung. Về sau Retchung đi Ấn Độ để chữa một bệnh và khi trở về, Đạo sưđệ tử đã gặp lại nhau.

Trong Động Ronpuhi Osey Puhk (Động Tịnh Quang) Ngài gặp Tsakuph Repa, và khi đi đến Ragma Jangchub Dzong (Động Giác Ngộ), Ngài gặp Sangye Kyab Repa (Người Che Chở Giác Ngộ). Rồi ngài đến Động Nyanang, nơi đó Ngài gặp Shakyaguna xứ Kyo, người trước kia đã là một tín đồ, và đưa ông vào con đường giải thoát bằng cách ban cho quán đảnhgiáo huấn.

Trên đường đến Tago phía bắc, Ngài gặp một phụ nữ là Pey Dar Bum (Trăm Ngàn Ngọn Cờ Vinh Quang) ở Losum phía dưới Chung.

Trên đường trở về Ngài gặp Repa xứ Seban ở Yeru trong vùng bắc.

Khi đến Gyalgyi Sri xứ Latoš, Ngài gặp Repa xứ Digom.

Khất thực trong mùa thu, Ngài gặp Shiwa OŠ Repa (Ánh Sáng Bình An) ở Chumig Ngulchu Bum (Một Trăm Ngàn Chuỗi Hạt Thủy Ngân).

Rồi, ở Bachak Gora xứ Chenlung, Ngài gặp Repa xứ Ngan-dzong (Động Ác).

Khi sống ở Lachi, những dakini yêu cầu Ngài thực hiện một lời tiên tri của lama. Trên đường đến Núi Kailas, Ngài gặp Dampa Kyakpuhwa. Khi đến Núi Lowokere, Ngài gặp Repa xứ Karchung. Khi trải qua mùa đông trên những sườn tuyết của Ditse (Đỉnh Di) ở Purang, Ngài gặp Darma Ouangchuk Repa. Trong mùa xuân, đi đến Núi Kailas, Ngài hát về Kailas, nơi Ngài hàng phục tu sĩ đạo Bošn Naro Bošnchung trong một cuộc so tài về thần thông.

Rồi Ngài trở về Dagkya Dorje Dzong (Kim Cương Núi Xám) nơi Ngài Gặp Repa xứ Rongchung. Trên đường đi được những dakini hướng dẫn, Ngài đến Beypuhk Mamo Dzong (Động Bí Mật của các Thiên Nữ). Ở đó vài ngày, một người chăn cừu tên là Lukdzi Repa tìm ra Ngài, người này về sau trở thành một nhà hiền triết. Rồi Ngài gặp Repa Ẩn Giả xứ Shen ở Lapuhk Pema Dzong (Hoa Sen của Động). Hai người này về sau phục vụ Ngài, khi Ngài sống ở Động Lango Ludu (Cửa Voi của chư Long) và ở Động Bí Mật của các Thiên Nữ.

Khi du hành đến Chorodig, Ngài gặp một phụ nữ tên là Retchungma. Và ở Nyishang Gurta xứ Mon, Ngài gặp Repa Người Thợ Săn. Chính ông là người đã làm cho Đạo sư nổi danh ở Nepal. Do một thông điệp của thiên nữ Tara,(3) Vua xứ Khokhom tôn vinh Ngài.

Khi đi đến Chuwar, Ngài dạy những đệ tử về ba nghi thức làm lành để triệu thỉnh thiên nữ Tseringma. Đi xuống Drinding, Ngài gặp Dorje Ouangchuk Repa. Khi Đạo sư và những đệ tử ở trong Động Beypo ở Nyanang, Ngài gặp vị thánh Ấn Độ Dharma Bodhi, vị này tôn kính Ngài. Bởi vì danh tiếng của Milarepa tăng trưởng, Darlo, một pháp sư về giáo nghĩa ganh tỵ và thách Ngài tranh luận. Đạo sư đã trả lời trong chiến thắng với trí huệ cao cả và với sự thực hiện những việc thần thông. Sau đó Ngài hát những bài ca về Retchung và Tibu. Trong thời gian này Ngài gặp Repa xứ Megom ở Động Như Cái Bao Tử. Ở Naktra (Những Dãi Đen), một động của xứ Nyanang, Ngài gặp một thiếu nữ trẻ tên là Sallay OŠ Rema (Ánh Sáng Chiếu Soi).

Rồi Đạo sư rút về Động Núi Đỏ trên một gờ núi cao. Ngài đã biết trước Retchung đang về từ Ấn Độ và đi gặp ông. Đây là một dịp đặc biệt cho Bài Ca Sừng Trâu Yak và Bài Ca Con Lừa Hoang Dã.

Rồi khi đến Chuwar, Ngài gặp Repa Ẩn Sĩ xứ Len đến từ Dagpo. Trên ngọn đồi Trode Tashigang (Hạnh Phúc Được Ban Phước), Ngài gặp Gampopa Dao Shonnu, nhà sư không gì sánh làm y sĩ ở Dagpo, vị này là một Đạo sư của Kim Cương thừa. Là một Đại Bồ tát, ngài tái sanh trong hình thức con người cho lợi lạc của chúng sanh, như đã được đức Phật huyền ký. Gampopa trở thành đệ tử vĩ đại nhất của Đạo sư.

Đạo sư đang ở Omchung (Cây Thánh Liễu Nhỏ) vùng Chuwar, Ngài gặp nhà sư Lotošn, vị này ban đầu chống đối Ngài và sau trở thành đệ tử của Ngài. Rồi khi sống ở Động Kyipušhk Nyima Dzong (Lâu Đài Mặt Trời của Niềm Vui), Ngài gặp Dreton Trashibar. Trong thời gian Đạo sư đi vào thực tập những thần lực yoga vĩ đại, một nhà sư tên là Charuwa xứ Likor theo hầu hạ Ngài.

Như đã được những dakini tiên tri, Đạo sư đã có trong hàng đệ tử tám đứa con tâm linh, mười ba đệ tử thân thiết và bốn nữ đệ tử. Tất cả hai mươi lăm vị này trở thành những Đạo sư Giác Ngộ. Có một bản liệt kê nói rộng về những cuộc gặp gỡ của Ngài với mỗi người trong số này, rất phong phú về trao đổikinh nghiệm (Một Trăm Ngàn Bài Ca của Milarepa).

Thứ ba, về những đệ tử và những tín đồ tại gia từ nhiều vùng, Đạo sư nói Ngài đã gặp những đại đệ tử ở những động vô danhbí mật như thế nào. Ngài kể lại những cuộc gặp gỡ này, nhưng không chỉ rõ thứ tự xảy ra. Trong đó gồm những câu trả lời của Đạo sư cho các câu hỏi của những nhà sưcư sĩ. Khi Ngài ở với Gampopa, Ngài kể câu chuyện Ngài đã gặp gỡ một thầy tu đạo Bošn(4) như thế nào. Rồi đi đến Nyanang, Ngài đã ban cho những quán đảnh và hướng dẫn buổi lễ truyền pháp và thụ phong. Ở Tsarma, Ngài gặp hai đệ tử phụ nữ, Shen Dormo và Legse Bušm. Ở đây Ngài ban cho giáo huấn Chidroš Thigtsakma(5) để tự sửa soạn cho cái chết.

Rồi Ngài đi với Retchung đến Lachi, dừng lại ở Động Dudul Puhk (Người Chinh Phục Quỷ Ma), và lang thang ở vùng lân cận.

Ngài tiếp tục cuộc du hành và thăm Động Nampuhkma xứ Ramdig (Đâm Thủng Bầu Trời).

Cuối cùng, khi ở Động Như Cái Bao Tử miền Nyanang, theo sự thỉnh cầu của hàng cư sĩ, Đạo sư kể lại vài giai đoạn trong đời Ngài và bài ca về chuyến đi Tỉnh UŠ của Retchung. Do dakini Sengdhongma (Mặt Sư Tử), Ngài gặp Dampa, một vị thánh Ấn Độ, ở Thongla.

Ở Leshing Ngài cử hành cho mẹ mình một lễ đặc biệt có tên là Hướng Dẫn Một Cách Bi Mẫn Người Chết Qua Trạng Thái Trung Ấm. Ở Tsarma Ngài ban những giáo huấn cuối cùng của Ngài cho những đệ tử cư sĩ và những người dân khác của xứ Nyanang. Trong chuyến du hành đến Chuwar, Ngài gặp Lhaje Yangde, một người dân Dingri. Khi đến Chuwar, Ngài hát về chuyến đi thứ hai của Retchung đến Tỉnh UŠ. Ngài gặp thí chủ Tashi Tsek ở Lharo vùng Drin. Ở Dakkhar vùng Drin, Ngài gặp Zessay Bušm (người trước kia ngài đã đính hôn), Khujuk và những tín đồ cư sĩ khác.

Trên đỉnh Núi Đỏ, Ngài hàng phục bốn Ma. Ở đó Ngài trả lời những câu hỏi của một người sùng mộ Kim Cương thừa. Ngài đem lại niềm vui bao la cho tất cả những đệ tửthực hiện những sự biến thân.

Vô số người đã nhận những giáo lý, công khaibí truyền, trong thời gian Đạo sư chuyển Bánh Xe Pháp. Được Đạo sư hướng dẫn, những đệ tử phát triển cao nhất đã đạt Giác Ngộ. Những đệ tử kém phát triển hơn được đưa đến giai đoạn đầu của sự thức tỉnh và được chỉ cho con đường giải thoát. Người kém phát triển nhất thì Ngài cũng đưa vào con đường Bồ đề tâm. Qua một sự áp dụng chuyên cần những điều luật Bồ tát, họ đưa được đến một cấp độ trí huệ vững chắc. Thậm chí với người rất kém phát triển nhất, Ngài cũng gieo hạt giống thiện cănbảo đảm cho họ đạt được bình an của những cảnh giới cao hơn trong đời của họ.

Với lòng bi vô biên như bầu trời, Đạo sư che chở cho vô số chúng sanh khỏi khổ cảnh của sanh tử và những cõi thấp bằng cách đem đến cho họ ánh sáng của Phật pháp.

Tất cả những mặt này của cuộc đời Đạo sư được trình bày rộng rãi trong Gur Bušm (Trăm Ngàn Bài Ca).

Đây là chương thứ tám, trong đó Đạo sư phụng sự cho Phật pháp và cho tất cả chúng sanh qua quả của thiền định của Ngài.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/05/2015(Xem: 13626)
25/11/2011(Xem: 73466)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.