Thư Viện Hoa Sen

4 Một Phỏng Vấn Norbu Rinpoche

04/10/201012:00 SA(Xem: 9410)
4 Một Phỏng Vấn Norbu Rinpoche

4 Một Phỏng Vấn Norbu Rinpoche

Michael : Tôi muốn hỏi ngài vài câu hỏi về những giấc mộng. Trước hết, lịch sử thực hành giấc mộng ngài đã làm là như thế nào ?

Norbu : Anh muốn nói gì với chữ “lịch sử” ?

M : Khi nào và do ai sự thực hành đầu tiên về giấc mộng được dạy ? Ai có tiếng trong việc dạy nó ?

N : Không dễ trả lời điều này, bởi vì những giáo lý dạy về giấc mộng đến từ nhiều loại giáo lý tantra khác nhau, đặc biệt Mahamaya Tantra, nhưng cũng từ những giáo lý Dzogchen.

M : Khi nào Mahamaya Tantra được viết ?

N : Vượt khỏi thời gian ; bạn không thể nói khi nào nó được viết.

M : Có tác giả riêng biệt nào không ?

N : (cười) Không có tác giả của những giáo lý tantra. Có lẽ một mahasiddha đã trao truyền giáo lý này và du nhập nó từ Oddiyana(1) vào Ấn Độ. Sau cùng, Saraha giới thiệu Guyasamaja Tantra, và Tilopa giới thiệu Chakrasambhava Tantra. Có thể điều đại loại như vậy được xem là lịch sử sự trao truyền của một tantra, nhưng không có lịch sử nguyên bản của những tantra.

M : Rinpoche, đôi khi ngài dạy những thực hành giấc mộng trong đó người ta quán tưởng một chữ (2) trắng ở trái tim, nhưng có khi khác ngài dạy cần quán chữ ở cổ họng. Đâu là những hoàn cảnh khác nhau khi thì quán chữ ở tim khi thì ở cổ họng ?

N : Quán tưởng chữ “A” ở cổ họng thì đặc biệt cho việc nhớ lại những giấc mộng. Quán tưởng chữ “A” ở cổ họng có tác dụng kiểm soát năng lực và sự sáng tỏ. Khi bạn quán tưởng chữ “A” trắng ở tim, bạn làm việc với nguyên lý ánh sáng tự nhiên ; đó là một phương pháp khác.

M : Tại sao chúng ta mộng ?

N : Vâng, đôi khi mộng do những bhaksha, những ấn tượng ban ngày. Những cái ấy là lo âu, thái độ và tính toán của chúng ta. Cũng có loại mộng khác sanh khởi từ sự sáng tỏ của chúng ta. Loại mộng này tùy thuộc vào những điều kiện và sự sáng tỏ của người mộng.

M : Chúng ta phân biệt những giấc mộng sanh khởi từ sự sáng tỏ của chúng ta và những giấc mộng sanh khởi từ những ấn tượng hàng ngày và những bhaksha của chúng ta như thế nào ?

N : Nếu chúng ta có một ngày mệt nhọc, và tất cả điều chúng ta có thể làm là ăn và rơi vào một giấc ngủ nặng nề, điều này không giống với chúng ta có một giấc mộng của sáng tỏ. Khá thường trong những điều kiện đó chúng ta có những giấc mộng về cái gì đã làm chúng ta bận tâm. Dù thế nào cũng khó mà nhớ giấc mộng này do sự nặng nề của giấc ngủ. Trái lại, khi gần sáng và gần thức dậy, những giấc mộng của chúng ta có thể hoàn toàn sáng tỏ. Nó rất giống như những giấc mộng phối hợp với sáng tỏ, nó có thể có ý nghĩa đặc biệt cho cuộc đời chúng ta. Nó chỉ ra nhiều điều.

M : Điều này cũng thật đối với người thực hành yoga giấc mộng ?

N : Nếu bạn là một hành giả yoga giấc mộng, những giấc mộng sanh khởi từ sáng tỏ sẽ phát triển và tăng thêm. Tuy nhiên những giấc mộng nối kết với sáng tỏ hiện hữu với bất kỳ ai. Ai cũng có sáng tỏ vốn sẵn.

M : Khi nào những đứa trẻ bắt đầu mộng ? Nội dung giấc mộng của chúng có phản ảnh những đời trước cũng như những bhaksha không ?

N : Vâng, chúng ta nói những đứa bé có nhiều giấc mộng hơn sanh khởi từ những ấn tượng của một đời trước. Những trẻ nhỏ có thể dễ nhớ hơn những sự kiện từ một đời trước ; sự sáng tỏ của nó ít bị che ám hơn. Dần dần điều này thay đổi khi đứa bé lớn lên và những căng thẳng và bám luyến của cuộc đời bình thường được tạo ra.

M : Ngài có gợi ý rằng những bậc cha mẹhành giả nên dạy cho con cái họ yoga giấc mộng vào tuổi nhỏ và khuyến khích chúng phát triển những giấc mộng của chúng ?

N : Tôi không nghĩ thế. Nó không dễ dàng cho trẻ em.

M : Có một tuổi đặc biệt khi trẻ em bắt đầu mộng ? Hay nó là cái gì bắt đầu ngay từ lúc sanh ra ?

N : Tôi nghĩ chúng hầu như mộng ngay từ lúc sanh ra.

M : Có những lúc chúng tôi có một giấc mộng trong đó chúng nhận được lời khuyên có vẻ có lý. Chúng tôi có thật sự được khuyên bảo không ?

N : Vâng, lại có hai khả năng. Nếu giấc mộng của bạn nối kết với sự sáng tỏ bạn có thể thật sự nhận được lời khuyên và thông tin ích lợi. Ngược lại, nếu bạn có những căng thẳng hay bám luyến rất mạnh, bạn cũng có thể nhận lời khuyên trong một giấc mộng, nhưng bạn không nói đây là lời khuyên hoàn hảo.

M : Ngài có thể cho chúng tôi một thí dụ về một giấc mơ đặc biệt nối kết với sáng tỏ ngài đã có ?

N : Vâng, nhiều năm trước tôi có một người bạn ở Ý. Cô là một người bạn tốt, một ca sĩ có tài, và cô cũng thích thú thực hành. Nhưng gia đình cô lại không như vậy. Dù sao, một đêm tôi nằm mộng thấy rằng tôi đang lái xe ở Naples. Rồi tôi thấy một chiếc xe đỏ hướng về phía tôi. Khi nhìn gần hơn, tôi nhận ra người lái xe – chính là người bạn của tôi và cô ta có vẻ giận dữ. Tôi vòng xe lại và hướng trở lại về Rome và sau một thời gian ngắn đến trước mặt buyn đinh của tôi. Bạn tôi đến sau một chút. Cô trông không giận dữ nữa, nhưng lại nói, “Tôi muốn cám ơn thầy đã giúp tôi.” Tôi đưa cho cô một cái đồng hồ Thụy Sĩ. Rồi tôi nhìn cô lần nữa và cô không có đầu. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi thức giấc, cảm thấy rất lạ lùng. Tôi cố gắng gọi cô ở nhà nhưng mẹ cô trả lời, nói rằng cô đã đi Lugano, Thụy Sĩ. Tôi yêu cầu mẹ cô nhắn lại là hãy gọi tôi, nhưng tôi không nghe gì cả, nên tôi gọi lại. Mẹ cô nói với tôi rằng cô đã trở về từ Lugano một lát rồi đã đi Nam Tư cho một buổi ca hát. Mẹ cô đã không nói với cô thông điệp của tôi vì bà không thích tình bạn của chúng tôi. Khi cô trở về từ Nam Tư, cô lại ra đi, lần này là Naples. Trên đường đi cô gặp một tai nạn xe hơi chết người. Đây là một thí dụ.

M : Rinpoche, ngài có những giấc mộng trong đó ngài đã nhớ một cuốn sách giáo lý. Điều này xảy ra thế nào ?

N : Một giấc mộng như vậy cũng là loại nối kết với sáng tỏ. Trong loại giấc mộng này, người ta có thể làm nhiều việc, như nghiên cứu, đọc hay học.

M : Ngài có thể cho chúng tôi một số thí dụ những biểu tượng giấc mộng mà người Tây Tạng tin là quan trọng ?

N : Tôi sẽ cho bạn hai giải thích có thể về cùng một giấc mộng. Nếu bạn đang làm sự thực hành tịnh hóa nào đó, nằm mộng thấy bạn đang rửa hay tắm thì tốt. Nó chỉ ra rằng sự tịnh hóa của bạn đang thành công và bạn đang phát triển sự sáng tỏ của bạn.

Nếu bạn đang không thực hành thiền định và bạn có một giấc mộng như vậy, chúng tôi nói hãy cảnh giác, vì nó có thể chỉ cho rằng bạn đang có mối nguy mất tiền hay tài sản.
M : Ngài đã ngụ ý rằng khi sáng tỏ phát triển trong n
hững giấc mộng, đôi khi người ta có thể dự đoán tương lai. Ngài có kinh nghiệm về những giấc mộng của riêng ngài hay của những vị thầy của ngài về việc này ?

N : Nếu bạn phát triển sự sáng tỏ của bạn, bạn chắc chắn có thể có những loại biểu lộ này ở trong những giấc mộng. Qua những giấc mộng đó đôi khi bạn có thể khám phá điều gì về tương lai. Những giấc mộng của sáng tỏ được nối kết với trí huệ vốn sẵn của chúng ta và những hạt giống nghiệp chúng ta đã tạo ra qua kinh nghiệm thiền định và những hành động tốt trong cuộc đời. Về những hạt giống nghiệp chúng ta đã tích tập, cũng có những khả năng tiềm năng này trở thành biểu lộ. Những tiềm năng này có thể trở nên biểu lộ khi có những điều kiện phụ(3) để làm chín chúng. Với những điều kiện phụ thích hợp, những biểu lộ như những giấc mộng của tương lai có thể xảy ra. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều thí dụ về những biểu lộ trong tiểu sử của những vị thầy thiền định.

Chính chúng ta cũng có thể có những giấc mộng như vậy, những giấc mộng cho phép chúng ta thấy hay hiểu điều gì đó. Đó là một phương diện của một giấc mộng của sáng tỏ. Chẳng hạn, nhiều năm trước, 1960, khi tôi ở Ý khoảng một năm, tôi đã có một giấc mộng trong đó tôi nói chuyện với ai đó, nhưng không biết người ấy là ai. Người này giải thích cho tôi tình hình chính trị sau đó ít lâu sẽ như thế nào.

Tôi được nói cho nghe Trung Quốc và Liên Xô sẽ có những rắc rối cụ thể. Tôi trả lời trong giấc mộng rằng điều đó không thể, bởi vì tôi biết hai nước đó có một mối tương quan sâu xa, họ chia sẻ nhau cùng một quan điểm chính trị. Khi tôi ở Trung Quốc, có một hội đoàn Liên Xô hợp tác với người Trung Quốc trong việc giáo dục và tuyên truyền.

Như thế tôi nghĩ không thể có những vấn đề rắc rối gì giữa Trung Quốc và Liên Xô cả. Tiếng nói vẫn nói với tôi rằng sẽ có xung đột mâu thuẫn giữa hai nước. Nó không những nói rằng sẽ có những vấn đề giữa Liên Xô và Trung Quốc, mà còn sẽ có mối tương quan bạn bè giữa Mỹ và Trung Quốc. Tôi trả lời điều đó không thể.

Tuy nhiên, tiếng nói nói rằng điều đó sẽ xảy ra bởi vì hoàn cảnh giữa Trung Quốc và Mỹ thì khác trong bản chất với mối tương quan giữa Liên Xô và Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc cả hai đều quan tâm đến làm ăn và trao đổi thương mại. Họ không có vấn đề gì về phân chia ranh giới, khác với Trung Quốc và Liên Xô, vì Mỹ và Trung Quốc rất xa nhau. Đó là một trong những giấc mộng của tôi. Ngày hôm sau tôi kể lại giấc mộng này với người phụ tá là Geshe Jampa Sangye. Ông nghĩ rằng giấc mộng này thấy rất khó đúng được.

Sau vài tháng, chúng tôi thấy báo chí nói rằng Trung Quốc và Liên Xô có những vấn đề xích mích. Bạn tôi, vị Geshe rất ngạc nhiên. Về sau ông còn ngạc nhiên hơn khi Mỹ và Trung Quốc phát triển một liên lạc tốt hơn. Giấc mộng này là một thí dụ về giấc mộng của sáng tỏ ; giấc mộng chứng tỏ có thực.

Một cách thức chính để cho những người thực hành sáng tỏ trong giấc mộng là làm thực hành ánh sáng tự nhiên được thành công. Qua điều này, có tỉnh giác trong giấc mộng. Nhưng không chỉ tỉnh giác. Do làm thực hành này chúng ta tiếp tục phát triển những giấc mộng của sáng tỏgiảm bớt những giấc mộng của bhaksha bình thường. Qua phát triển những giấc mộng của sáng tỏ, tỉnh giác của những giấc mộng phát triển.

Như thế người ta có thể dùng nhiều phương pháp thực hành trong trạng thái mộng. Có nhiều kỹ thuật thực hànhchúng ta không thể dễ dàng sử dụng vào ban ngày, bởi vì chúng ta có những giới hạn trên cấp độ vật lý. Dù nếu chúng ta có một ý niệm tốt đẹp thực hành những kỹ thuật ấy như thế nào, chúng vẫn không dễ áp dụng. Trong lúc mộng, do chúng ta không có sự vận hành của các giác quan, thế nên chúng ta không bị giới hạn bởi thân thể vật lý và như thế có thể dễ dàng áp dụng nhiều phương pháp.

Nhờ kinh nghiệm thực hành trong trạng thái mộng, chúng ta có thể có một kinh nghiệm rất mạnh mẽ và hiểu sâu sắc về bản chất như mộng của cuộc đời thường nhật. Theo cách này chúng ta giảm bớt những bám luyến và căng thẳng của chúng ta, và có thể thực sự hiểu điều Phật Thích Ca nói khi ngài tuyên bố rằng mọi sự thì không thậtnhư huyễn hay như mộng. Kết quả bám luyến giảm bớt là do sự kiện rằng bám luyến đặt nền trên một niềm tin mạnh mẽ rằng những hiện tượng của cuộc đời này là quan trọng và thực.

M : Một lần tôi có một giấc mộng trong đó tôi nhận từ cảnh sát một giấy phạt vì đã đậu xe vào chỗ không đúng. Tôi nhớ lại ngày hôm sau và quyết định phải rất cẩn thận. Tôi bỏ tiền vào máy tính tiền đậu xe để chắc chắn khỏi có giấy phạt. Khi đi dạo quanh tôi ý thức thời giờ để về lấy xe cho kịp. Tuy nhiên khi trở lại xe, thì đã trễ hơn một phút và tôi thấy một giấy phạt đúng như tôi đã thấy trong giấc mộng. Tôi đã cố gắng để tránh hậu quả này. Có thể thay đổi kết quả của một chuỗi sự kiện sau khi mộng thấy chúng theo một cách nào đó ?

N : Đôi khi bạn có thể hợp tác với giấc mộng sáng tỏ của bạn. Nó có thể trở nên rất hữu dụng để bạn vượt qua nhiều vấn nạn. Nhưng thay đổi những sự kiện thì không dễ dàng lắm bởi vì mọi sự đều nối kết với những nguyên nhân phụ. Đôi khi chúng là những nguyên nhân phụ rất rắc rối, và bạn không thể làm gì nhiều. Tôi đã kể cho bạn câu chuyện một người bạn của tôi ở Ý. Tôi đã có một giấc mơ rắc rối về cô, nhưng tôi không thể làm gì cả. Đó là một thí dụ. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta biết rằng một giấc mộng nói điều gì đó về tương lai, chúng ta có thể sửa đổi những kế hoạch của chúng ta để ngăn chặn một vấn nạn tiềm ẩn.

Một lần, khi tôi chuẩn bị đi Trung Quốc trong lần viếng thăm thứ hai, tôi đã có nhiều giấc mơ xấu đêm này qua đêm khác. Tôi bị quấy nhiễu bởi những giấc mơ này và trở nên quan tâm về chuyến đi Trung Quốc. Rồi vợ tôi Rosa và con tôi Yeshe đến miền bắc Ý nghỉ hè. Kế hoạch của tôi là bỏ đi Trung Quốc. Nhưng ngày họ ra đi đến miền bắc Ý họ có một tai nạn xe hơi.

Rạng sáng hôm ấy tôi có một giấc mộng xấu, tôi đang lái xe thật nhanh. Tôi sắp đến một nơi hết đường và cố gắng thắng xe, nhưng tôi không thể, bởi vì tôi lái quá nhanh. Nếu tôi tiến lên, tôi sẽ rớt xuống một vực đá dựng đứng. Tôi không biết làm sao và rất sợ hãi. Vào lúc đó tôi nhận ra rằng tôi đang mộng và tình huống này không thật. Tức khắc tôi nghĩ, “Tôi phải chuyển hóa nó.” Tức khắc tôi chuyển hóa xe hơi thành một con ngựa. Bấy giờ tôi cỡi trên một con ngựa, một con ngựa đá rất lớn. Tôi không rơi xuống vực. Sau khi tỉnh dậy, vào bữa ăn sáng, một học trò của tôi đến từ Rome chở tôi đến phi trường. Tôi nói với anh ta về giấc mộng lạ lùng của tôi hồi đêm, và những đêm trước tôi cũng có những giấc mộng xấu. Sau đó, trước khi tôi ra đi, tôi nhận được một cú điện thoại từ bắc Ý. Tôi nghe rằng Rosa và Yeshe đã có một tai nạn.

Tôi nghĩ giấc mộng chỉ liên hệ đến tình huống xấu của họ, nhưng họ cũng chẳng nguy hiểm lắm. Họ đang ở trong bệnh viện, nhưng không trầm trọng. Tôi vẫn có ý định đi Trung Quốc và ngày sau tôi sẽ đi Rome. Nhưng sáng hôm đó tôi có một giấc mộng xấu khác. Tôi đã tỉnh dậy một nửa. Trong trạng thái giữa mộng và thức có người nào nói với tôi rất rõ ràng, “Ông chớ đi.” Thật rõ ràng. Rồi tôi tỉnh dậy. Tôi nghĩ thật đã có ai nói, nhưng mới biết tiếng nói đó ở trong mộng.

Tôi đổi chương trình, và không đi Trung Quốc. Tôi không biết cái gì xảy ra cho tôi nếu tôi đi vào lúc đó. Không dễ biết cái gì đích xác là vấn đề. Điều duy nhất tôi có thể nói là một tháng sau tôi nghe những tin tức rằng ở Lhasa có nhiều người bị bắt bỏ tù và có cả một số bị giết vì bị cho là có hại cho chế độ. Tôi không biết đó có phải là vấn đề không, hay có lẽ liên quan đến máy bay. Đôi khi có thể vượt qua số phận xấu bằng sự sáng tỏ trong những giấc mộng ; điều này rất có ích.

M : Rinpoche, ngài đã nói rằng vào lúc chết người ta có thể dùng tỉnh giác đã phát triển trong thực hành ánh sáng tự nhiên và trong thực hành giấc mộng. Tôi cũng có nghe nói rằng sự tỉnh giác của người ta trở nên mạnh hơn đến bảy lần sau khi chết. Xin ngài nói cho làm sao tự giải thoát vào lúc chết và bao nhiêu kinh nghiệm một người Tây phương phải có với những giấc mộng sáng tỏ để anh ta hay chị ta có thể thành tựu giải thoát này ? Ý kiến ngài về chuyện này ?

N : Nếu bạn có một số giấc mộng của sáng tỏ, bạn có thể có những lợi lạc và những khả năng liên hệ đến giáo lýcon đường. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc dùng thực hành để giải thoát sau khi chết, bấy giờ bạn phải có sự trao truyền phương pháp, và những giáo lý về chủ đề này trong đời bạn.

Như một thí dụ, chúng ta hãy thảo luận về shitro,(4) cái được gọi ở Tây phươngTử Thư Tây Tạng. Nó là một thực hành liên hệ đến những biểu lộ an bình và hung nộ.

Khi bạn nhận một trao truyền – sự cho phép của một vị thầy để học trò thực hành một phương pháp đặc biệt – thì qua thần lực của sự trao truyền ấy, một cái gì được nối kết với tiềm năng của bạn, tiềm năng này cho đến lúc ấytiềm ẩn như một hạt giống nghiệp chưa biểu lộ. Sau đó bạn dùng kinh nghiệm thực hành của bạn trong cuộc sống bạn. Thế có nghĩa là bạn đang khai triển khả năng của sự biểu lộ của những tiềm năng của bạn.

Một thí dụ giản dị về tiềm năng là một tấm gương. Nếu bạn nhìn vào một tấm gương bạn khám phá ra là nó có tiềm năng vô hạn. Nó có thể là một tấm gương nhỏ, nhưng dù là tấm gương nhỏ nó vẫn có thể phản chiếu một cái thấy toàn thể một vùng thôn quê. Sự phản chiếu thì vượt khỏi kích cỡ của tấm gương. Qua những phản chiếu bạn thấy trong tấm gương, bạn có thể khám phá tiềm năng vô tận của nó ; sự phản chiếu là rất quan trọng để khám phá bản chất đó.

Nếu trong cuộc đời của mình chúng ta nhận một trao truyền và rồi thống nhất thần lực của sự trao truyền đó nhờ thần lực của thần chú, và sau đó thực hành và chuẩn bị cho loạt những biểu lộ hung nộ và bình an của phương pháp shitro xảy ra trong bardo của hiện hữu, trước bardo bình thường, bấy giờ chúng ta có khả năng của sự biểu lộ ấy. Bởi vì chúng ta chuẩn bị, chúng ta có tiềm năng cho sự biểu lộ đặc biệt này, và vào lúc chúng ta nhận biết nó chỉ là tiềm năng của chúng ta, không có cái gì khác.

Khi chúng ta nhận biết điều này qua trao truyền và qua phương pháp, bấy giờ chúng ta có thể giải thoát thực sự. Giải thoát nghĩa là đi vào bản tánh đích thực của chúng ta. Chúng ta không lệ thuộc nữa vào những tư tưởng và những phán đoán và cái nhìn thấy bị quy định thuộc nghiệp.(5)

Khi những hành giả của ban đêm chết, họ sẽ có khả năng giải thoát. Đối với những người không có khả năng thành tựu vào lúc chết theo cách này, có một sự trở lại bardo của hiện hữu. Một sự trở lại như vậy có nghĩa là một lần nữa chúng ta sẽ tái sanh và có lại chức năng của tâm và thức của các giác quan, cả hai đều rất giống với phần việc tương đương của chúng trong trạng thái mộng. Sự khác biệt ở chỗ trong trạng thái mộng những tác dụng của các thức chúng ta không nương dựa vào thân thể và các giác quan vật lý. Vì lý do này chúng ta có sự sáng tỏ trong bardo bảy lần hơn trong cuộc sống đời thường, như Mật thừa giải thích.

M : Tôi đã đọc nhiều câu chuyện của người Tây phương họ có những kinh nghiệm giấc mộng sáng tỏ. Họ có thể chuyển hóa một ác mộng thành một tình huống an bình hay có thể vượt qua sự sợ hãi của họ trong một giấc mộng. Nếu họ chưa bao giờ nghe về những thực hành Tantra và Dzogchen nhưng có những kinh nghiệm về sự sáng tỏ và biết đủ để chuyển hóa những giấc mộng xấu của họ thành những hoàn cảnh tốt, thế thì trong bardo của hiện hữu họ có thể chuyển hóa một biểu lộ hung nộ thành một biểu lộ tích cực và ít ra đạt được một tái sanh thuận lợi, nếu không nói là giải thoát trọn vẹn ?

N : Nếu người ta có kinh nghiệm chuyển hóa một hoàn cảnh xấu trong giấc mộng thành một hoàn cảnh an bình, điều này chỉ có nghĩa người ta có kinh nghiệm này trong giấc mộng. Khi người ta có khả năng chuyển hóa xấu thành tốt hay an bình trong một giấc mộng, thế không có nghĩa là người ta cũng có khả năng đó trong bardo sau khi chết.

Nếu bạn muốn được giải thoát bạn phải có quyền lực để nối kết với tỉnh giác của bản tánh đích thực của bạn. Thật tánh của bạn thì không phải là một cái nhìn thấy nhị nguyên. Những quan niệm tốt và xấu liên hệ với tri giác mà tự thân nó là kết quả của nghiệp. Hiểu biết bardo là chuyện khác. Trước hết bạn cần có một phương pháp để khám phá tiềm năng của bạn, rồi bạn khám phá tiềm năng của bạn thì vượt khỏi sống chết như thế nào, và vượt khỏi những giới hạn của cái thấy bình thường về tốt và xấu. Nếu bạn không có sự hiểu này về thật tánh của bạn, tôi không nghĩ có một khả năng để tự giải thoát trong bardo.

M : Điều này đưa chúng ta đến những phương pháp của Dzogchen, biết thật tánh của mình qua trao truyền trực tiếp và thực hành giấc mộng và ánh sáng tự nhiên. Ngài có thể nói gì về thực hành Dzogchen và người ta nhận trao truyền như thế nào ? Làm sao những thực hành Dzogchen đưa đến khả năng tự giải thoát vào lúc chết, hay thậm chí có những kinh nghiệm về sáng tỏ trong khi sống ? Đâu là sự tương quan giữa mọi thực hành giấc mộng và mọi điều chúng ta đã nói về Dzogchen, nghĩa là, giữa những thực hành ban đêm và tỉnh giác của Rigpa vào ban ngày ?

N : Nguyên lý trong những giáo lý Dzogchen là hiểu biết. Chúng ta cần hiểu hiện trạng đích thật của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể biết cái này nhờ hiểu biết về sự hiện hữu của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta nói tâm là một trong ba hiện hữu của chúng ta – thân, ngữ, tâm. Nó cũng là gốc của ba hiện hữu. Khi chúng ta nói đến tâm, chúng ta muốn nói tâm như là một thể trạng tương đối, với nó chúng ta suy nghĩphán đoán. Chúng ta đi sâu hơn khi chúng ta nói bản tánh của tâm. Nhưng có cách gì khám phá bản tánh của tâm nếu chúng ta không biết tâm là cái gì.

Tâm là phần của thể trạng tương đối của chúng ta, sự hiện hữu của thân, ngữ, tâm của chúng ta. Khi chúng ta khám phá sự hiểu biết về thể trạng đích thực của chúng ta trong những giáo lý Dzogchen, chúng ta gọi nó là trạng thái của Rigpa, hay sống trong bản tánh đích thật của chúng ta. Hiểu biết này cũng là gốc của sự thực hành những giấc mộng.

Những giấc mộng là một phần của đời sống chúng ta. Đời sống chúng ta có ban ngày và ban đêm. Ban đêm chúng ta mê lầm trong những giấc mộng của chúng ta ; ban ngày chúng ta mê lầm với tâm chúng taphán đoán, suy nghĩ, tạo ra nhiều sự việc. Chúng ta trải qua đời mình như vậy. Tỉnh thức hay tương tục sự tỉnh giác của chúng ta trong thời gian mộng nghĩa là duy trì cùng sự tỉnh giác chúng ta có lúc ban ngày. Nếu chúng ta không có khả năng ở trong trạng thái của Rigpa, trạng thái của hiểu biết đích thật, thì dù ban ngày với thực hành tham thiền, chúng ta không thể có nó trong thời gian ban đêm. Nó là cùng một nguyên lý. Nếu chúng taít nhất sự hiểu biết này của Rigpa trong ban ngày với nhiều kinh nghiệm, bấy giờ khi chúng ta dùng hiểu biết này trong thời gian ban đêm, sẽ dễ dàng hơn ở trong trạng thái này. Chúng ta có thể có nhiều kinh nghiệm trong thời gian mộng hơn trong thời gian ban ngày. Thế nên đây là sự tương quan của thực hành với kinh nghiệm ban đêm.

M : Đối với Tantra cũng thế chăng ?

N : Vâng, trong Tantra ít nhiều cũng như trong Dzog-chen.

M : Tôi có nghe cần thiết phải có sự trao truyền từ một vị thầy để nhận được những thực hành này, cần thiết phải hiểu chúng, phát triển chúng. Có phải ngài cũng có một sự trao truyền từ một vị thầy để phát triển những thực hành về tỉnh giác trong mộng ? Hình như có nhiều người Tây phương có những kinh nghiệm với sự mộng sáng tỏ. Đâu là mối liên hệ giữa trao truyền và phát triển sự sáng tỏ trong trạng thái mộng ? Nó thiết yếu như thế nào ?

N : Nếu bạn muốn có chỉ một kinh nghiệm giới hạn về những giấc mộng, có tỉnh giác trong thời gian mộng hay thậm chí những kinh nghiệm sáng tỏ nào đó, bạn có thể làm như vậy dù bạn không nhận được sự trao truyền nào. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem kinh nghiệm mộng là con đường của bạn, thấy nó ảnh hưởng bạn bên trên đời sống của bạn, sau cái chết, và dùng thực hành giấc mộng của bạn để chuẩn bị cho bardo, bấy giờ bạn phải được trao truyền. Nếu khác đi, bạn không thể vượt lên, và có khả năng dùng những phương pháp khác nhau của sự thực hành.

Người ta có thể về sau khám phá ra ý nghĩa của một giáo lý, dù ngay lúc trao truyền họ không hiểu. Bạn cần có sự trao truyền về cái tỉnh giác. Tỉnh giác liên hệ với sự sáng tỏnăng lực của chúng ta. Nếu bạn có một trao truyền thì sẽ có một sự liên tục, một khả năng lập lại. Chẳng hạn nếu bạn có sự trao truyền thực hành Shitro trong đời bạn, thì bạn có khả năng cho sự biểu lộ của nó trong bardo.

M : Nếu ngài đọc về những thực hành giấc mộng này trong một cuốn sách, ngài có thể thực hành dù không có trao truyền ?

N : Điều đó còn tùy. Một người có thể có một số kết quả trong khi người khác không có. Không có gì bảo đảm. Nhưng nếu bạn có một phương thức chính xác đi sau sự trao truyền, bạn có thể có nhiều kinh nghiệm.

M : Thế chẳng phải bản thân sự trao truyền làm nhẹ bớt nghiệp của người ta hay tạo thêm công đức ?

N : Mọi sự là tương đối.

M : Rinpoche, có một bản văn của Dzogchen của Mi-pham (Chương 5 của sách này) giải thích sự thực hành tỉnh giáctham thiền. Làm thế nào người ta có thể hiểu sâu bản văn này và áp dụng nó ngày và đêm ?

N : Khi bạn đọc một cuốn sách bạn có thể hiểu tất cả những quan niệm theo một cách trí thức. Nếu bạn nhận một trao truyền từ một vị thầy, bạn có thể có một mùi vị khác.

M : Rinpoche, có vẻ ngài có một phương pháp trao truyền không chính thống hơn nhiều lama khác...

N : Đó không phải là sáng chế của tôi. Đó là truyền thống những giáo lý Dzogchen. Trong Dzogchen có một cách để trao truyền. Tương tự như vậy, một vị thầy triết học trao truyền hiểu biếtkiến thức qua ngôn ngữ của triết học. Phương pháp này có tác dụng cho người đã đủ điều kiện cho nó. Người có đủ điều kiện bởi phương pháp của Tantra có thể nhận sự trao truyền qua nghi lễ. Người đơn giản có thể nhận một trao truyền qua nói chuyện, như hai người, hai người bạn với nhau. Điều này cũng là một cách trao truyền và thông hiểu. Điểm chính là người ta phải kinh nghiệm cái hiểu biết đích thật. Không có nó, người ta có thể nhận hàng trăm quán đảnh nhập môngiải thích, nhưng chúng không làm thông thoáng gì nhiều trong cái thấy hiểu Dzogchen.

M : Có phải quan trọng là ý thức rằng mình đang nhận một trao truyền ?

N : Điều đó tùy thuộc vào người nhận sự trao truyền. Nếu ai đó thực sự được chuẩn bị và có khả năng nhận sự trao truyền, bấy giờ một người thầy dù trao truyền theo cách nào cũng sẽ rất lợi ích, và người đó được lợi lạc. Nếu người ta không được chuẩn bị và không có khả năng, bấy giờ không dễ nhận sự trao truyền.

M : Nếu có người nhận trao truyền, nhưng không hiểu ngay được, thì vẫn có một giá trị lớn khi nhận nóù, hay giá trị chỉ có khi hiểu được nó ?

N : Nếu có người nhận một trao truyền nhưng không hiểu, bấy giờ vào lúc đó không có lợi lạc nhiều. Khi bạn nhận một trao truyền và bạn tỉnh thức dậy, thực sự bước vào một trạng thái của hiểu biết, bấy giờ sẽ có những lợi lạc.

M : Ở Tây phương, ít ra có một truyền thống tin rằng mọi yếu tố của một giấc mộng tiêu biểu những khía cạnh hay những phóng chiếu của người mộng. Họ có thể yêu cầu một người tường thuật từng chi tiết để có được thông tin về người nằm mộng. Ngài nghĩ gì về điều này ?

N : Chúng ta phải phân biệt giữa những giấc mộng phát sanh từ những bhaksha và những giấc mộng khởi sanh từ sáng tỏ. Nếu chúng là những giấc mộng phát sanh từ những ấn tượng hàng ngày, bạn có thể học được trạng thái của người nằm mộng theo cách bạn đã diễn tả. Nếu những giấc mộng phát sanh từ sự sáng tỏ, đó là một trường hợp khác ; chúng không chỉ là sự phóng chiếu.

M : Đi hay nói trong giấc mộng của mình có nghĩa là gì ?

N : Nếu người ta đang ngủ rất sâu và họ có một giấc mộng phối hợp với những bhaksha, những lo toan, họ sẽ cảm thấy nó thật và rất cụ thể. Họ sẽ rất hòa nhập với tình huống đó. Đó là tại sao họ không chỉ mộng mà còn đi và nói. Nếu bạn thực sự tức giận trong một giấc mộng, bạn cũng đứng bật dậy.

M : Đôi khi có vẻ như những giấc mộng xảy ra theo chuyển động nhanh. Tại sao điều này xảy ra ?

N : Có hai lý do. Một là nói chung tâm của chúng ta không có giới hạn. Tâm làm việc rất nhanh. Đôi khi trong một thời gian rất ngắn chúng ta có thể mộng những hành động của cả một ngày. Lý do khác là những giấc mộng có thể phối hợp với xáo động, và khi chúng ta bị xáo động giấc mơ trở thành nhanh.

M : Có sự liên hệ nào giữa những giấc mộng và việc đưa thông tin vào trí nhớ của chúng ta ?

N : Có thể học và thậm chí huấn luyện mình ở trong giấc mộng nếu bạn tỉnh biết.

M : Khi người ta ngủ trong Tịnh Quang thì còn mộng không ?

N : Nếu bạn ngủ trong Tịnh Quang bấy giờ những giấc mộng của bạn trở nên nối kết hơn với sáng tỏ và rất ít nối kết với những bhaksha. Những giấc mộng của bạn trở nên rõ ràng hơn và có ý nghĩa hơn.

M : Sự khác biệt giữa trạng thái mộng và kinh nghiệm khi thức bình thường là thế nào ?

N : Kinh nghiệm khi thức thì cụ thể hơn và nối kết với sự bám luyến của chúng ta, trong khi mộng thì ít bám luyến. Chúng ta dùng từ không thực bởi vì trong những giấc mộng chúng ta đã có một ý niệm hay hiểu biết về sự việc.

M : Đối với một lama hay hành giả mạnh mẽ, có khác biệt nào giữa mộng và kinh nghiệm khi thức trong một nghĩa tuyệt đối ?
N : Có lẽ nếu người ta thể nhập kinh nghiệm của người ta một cách trọn vẹn, người ta có thể thấy cùng một nguyên lý và cùng một tình trạng trong cả hai trạng thái. Bấy giờ đời sống quả thực là một giấc mộng.

M : Có sự liên hệ nào giữa thân huyễn,(6) được nói đến trong Sáu Yoga của Naropa,(7) với việc mộng ?

N : Mộng là con đường chính yếu cho sự thành tựu thân huyễn. Nếu bạn có kinh nghiệm về thân huyễn bạn sẽ dễ dàng hiểu những giấc mộng vận hành như thế nào.

M : Giá trị của sự phát triển thân huyễn là thế nào ?

N : Với một thân huyễn được phát triển bạn sẽ có sự chứng ngộ hoàn toàn về cái không thực.

M : Khi người ta phát triển khả năng của thân huyễn, người ta có thể phóng chiếu thân này trong thời gian thức cũng như khi ngủ ?

N : Có thể bởi vì người ta hòa nhập mọi sự.

M : Nếu người ta nhận một giáo lý hay trao truyền trong một giấc mộng, cái này có chắc chắn như khi người ta nhận một trao truyền khi thức ?

N : Nếu bạn thực sự tỉnh biết trong trạng thái mộng thì giá trị là như nhau.

M : Ngài có nói rằng nói chung nếu bạn không minh bạch trong trạng thái mộng khi bạn nhận một trao truyền, bấy giờ sự trao truyền này không giá trị nhiều ?

N : Đôi khi một giấc mộng trao truyền có thể chỉ ra một sự quấy nhiễu của jabo(8) chẳng hạn.

M : Mới đây tôi có một giấc mộng tôi với một lama và vị ấy giải thích ý nghĩa một giấc mộng khác mà tôi đã có. Đây là một giấc mộng của sáng tỏ ?

N : Nó tùy thuộc vào cái được giải thích và ai giải thích. Một giấc mộng như vậy không luôn luôn là một giấc mộng của sáng tỏ. Cũng có thể ma quỷ tạo ra những vấn đề.

M : Làm thế nào người ta có thể phân biệt một giấc mộng của trao truyền thật sự và một giấc mộng của một sự quấy nhiễu ?

N : Tùy thuộc vào cái hiểu của bạn và bạn cảm thấy thế nào. Khi sự sáng tỏ của bạn phát triển bạn sẽ phân biệt được. Nếu đó là một quấy nhiễu bạn sẽ cảm thấy xáo trộn vào hôm sau.

M : Một vị thầy có thể đi vào những giấc mộng của học trò ?

N : Đúng vậy.

M : Có những chuyện bất thường khác có thể xảy ra trong hay qua những giấc mộng ?

N : Bất thường là một từ tương đối, nhưng tôi sẽ kể vài câu chuyện có thể minh họa. Một lần nọ rất nhiều năm trước ở miền Đông Tây Tạng có một tỉnh, nó hiện giờ vẫn còn. Có hai gia đình sống ở đó, họ liên lạc với nhau. Một gia đình có một con gái. Mỗi ngày cô đến một ngọn núi tên là Gundron
.
Gundron là nhà của một vị thần quan trọng bảo vệ vùng này. Có một tảng đá đặc biệt trên núi đó được biết là chỗ nương dựa của vị bảo vệ địa phương này. Cô gái đến gần tảng đá mỗi ngày, đưa gia súc đến đó thả cho đi lang thang. Khi cô đến cô thường nghỉ dưới một hốc đá trong khi thú vật gặm cỏ. Một hôm trời mưa, cô núp dưới tảng đá và ngủ thiếp khá lâu. Trong giấc mộng cô thấy mình ở gần tảng đá với một người trẻ và rất mạnh mẽ. Với cô điều đó rất thực dù chỉ là một giấc mộng. Họ nói chuyện với nhau và có sự tiếp xúc tình dục.

Sau đó cô thức dậy và thấy chuyện này chỉ là một giấc mộng, nhưng rồi vài tháng sau cô ngạc nhiên thấy mình có thai. Cha mẹ cô rất ngạc nhiên vì không có người đàn ông nào chung quanh nơi họ ở.

Sau chín tháng cô sanh ra một đứa bé rất mạnh mẽ. Nó lớn lên thành một người đặc biệt. Nó trông không dễ thương, nhưng rất mạnh về thể lực. Nó xây một cái nhà bằng nhiều thân cây lớn, và trở thành rất nổi tiếng bởi vì quá mạnh mẽ.

Có vị vua xứ Derge, Đông Tây Tạng, vào thời kỳ đó có những rắc rối với những cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ. Nhà vua yêu cầu tất cả đàn ông của vùng đó đi lính để bảo vệ Tây Tạng. Người mạnh mẽ này trở nên rất nổi tiếng vì đã chiến thắng nhiều binh lính Mông Cổ, và về sau thành tỉnh trưởng. Câu chuyện này được viết trong một cuốn sách tôi đã đọc, về lịch sử và nguồn gốc của gia đình mẹ tôi. Bạn muốn biết tôi có tin câu chuyện này ? Ồ, có. Có nhiều câu chuyện gia đình tương tựTây Tạng. Những câu chuyện như thế không quá đỗi hiếm hoi, lạ thường trong lịch sử Tây Tạng.

Trong truyền thuyết đạo Bon cổ thường nói đến Tirang. Tirang là một loại chúng sanh, gần với con người, nhưng không hoàn toàncon người. Tirang thuộc về loại Nyen.(9) Trong loài Nyen có những chúng sanh gọi là Masang hay Tirang.

Những chúng sanh này được xem là gần với người. Như nói ở trên, đã có những tiếp xúc tình dục giữa người và Tirang, và những thế hệ đã được tạo thành. Có một cuốn sách khác về lịch sử của vua Tây Tạng đầu tiên. Ông đến từ vùng Đông Tây Tạng, từ một vùng gọi là Pu-el. Theo chuyện kể này, được viết bởi một vị thầy Dzogchen thế kỷ thứ mười một, có một người đàn bà tiếp xúc với một Tirang và có những đứa con trai. Trong những đứa con trai này, có người tên là Ou-er. Khi đứa trẻ lớn lên, một số tu sĩ đạo Bon tiên đoán và tính chiêm tinh để biết nó là loại người gì, bởi vì nó có những thần lực phi thường. Họ hơi sợ những thần lực này. Thế nên họ nói rằng đây có thể là một đứa bé Tirang và nó phải được đem đi khỏi vùng còn không họ có thể có những rắc rối. Sau đó, họ làm những buổi lễ để xua đuổi Tirang và rồi họ gởi đứa bé ra khỏi Pu-el. Sau đó nó đến vùng Trung Tây Tạng. Vào lúc đó Trung Tây Tạng không có vua. Khi dân chúng khám phá ra đứa trẻ có thần lực phi thường, nó sớm được chỉ định làm Vua Tây Tạng. Nó được gọi là Pu-gel. Gel nghĩa là vua và Pu nghĩa là từ vùng Pu-el. Tên nó được biết rộng rãi là tên của vị vua đầu tiên của Tây Tạng, nhưng hầu hết người ta không biết nguồn gốc cái tên này. Sách lịch sử mà tôi nói đến cho chúng ta câu chuyện này và những thí dụ khác về sự tiếp xúc giữa người và Tirang.

Thí dụ tiếp theo xảy ra mới đây thôi. Tôi định đi thăm địa điểm của những vua Shang-Shung cổ ở Tây Tạng. Chúng tôi đã đi bằng xe hơi, nhưng ngay trước khi đến, chúng tôi rời xe và xếp đặt đi bằng ngựa và bò yak. Ở chỗ chúng tôi dừng là những công trình cổ đổ nát, còn cổ hơn những cái bị phá hủy hồi Cách mạng Văn hóa. Chúng tôi dựng lều giữa những đổ nát này. Gần đó là một đống đất khác thường, và tôi hỏi người địa phương chỗ này là cái gì. Họ bảo trong thời xa xưa, đây là một tu viện đạo Bon gọi là Tu Viện Shang-Shung. Bởi vì đây là tu viện rất cổ, không có tin tức nào còn được biết.

Đêm ấy tôi có một giấc mộng thú vị. Trong mộng có một ngôi đền rất đẹp với bốn cửa nhìn ra bốn hướng. Tôi đi vào cửa đông. Ở trong có một tượng khổng lồ của một thiền giả với ba con mắt. Trong tay phải là một gyan-sen, một ngọn cờ chiến thắng. Trong bàn tay trái là một kapala,(10) một chén bằng sọ người. Tôi đến rất gần tượng và thấy chữ Tây Tạng dưới thiền giả, tôi đọc “Tempa Namka”. Tempa Namka là một vị thầy đạo Bon nổi tiếng của Shang-Shung. Đấy không phải Tempa Namka của Tây Tạng, một trong hai mươi lăm đệ tử của Padmasambhava.(11) Đấy là Tempa Namka của Shang-Shung, ở vào thời còn xa hơn vị Tempa Namka kia.

Trong giấc mộng, tôi rời đền theo cửa tây. Bên ngoài có nhiều chorten(12) chung quanh tôi. Thình lình cái nhìn thấy của tôi chuyển lại thành cái nhìn thấy hiện tại ; lại chỉ có những đống đất và không có chorten nào.

Tôi tự hỏi cái gì đã xảy ra. Rồi tôi trở lại để nhìn ngôi đền, chỉ để khám phá rằng nó đã tan biến. Mọi cái còn lại chỉ là những đống đất. Tôi ngạc nhiên. Tôi thầm nghĩ : “Có một lần trong quá khứ một ngôi đền và nhiều cái tháp đã ở đây, vậy mà ngày nay chỉ còn những đống đất.” Trong giấc mộng tôi biết rằng đây là một kinh nghiệm của sáng tỏ. Rồi tôi nhìn vào đống đất phía tây, sự sụp đổ của một cái tháp. Có một ánh sáng đến từ cái tháp này, giống như ánh sáng mặt trời phản chiếu từ một viên pha lê hay một miếng thủy tinh. Khi tôi bước đến ánh sáng, nó bắt đầu giảm bớt. Khi tôi đến tháp, ánh sáng hoàn toàn biến mất, và có một cái lỗ trong tháp. Tôi nghĩ, “Chắc phải có cái gì lạ trong lỗ này”, và đưa tay vào bên trong. Đó là một cái lỗ rất sâu và tôi có thể đặt cả cánh tay cho tới vai vào trong đó. Cảm thấy có một cái gì trong lỗ, tôi lấy nó ra. Đó là một tượng garuda(13) của thời Tempa Namka xa xưa ; tôi rất vui mừng với sự tìm thấy của mình. Tuy nhiên, tôi biết rằng tôi đang mộng tất cả sự việc này. Rồi tôi tỉnh dậy. Đó là lúc tháo lều và tôi quên đi giấc mộng.

Khi người ta chất đồ lên ngựa và bò yak tôi quay phim cảnh đổ nát. Tới một lúc, tôi thấy mình gần đống đất đã là cái tháp nơi tôi tìm thấy con chim garuda trong mộng. Vào lúc đó tôi nhớ lại giấc mộng, và nhìn về phía nó xem có ánh sáng không. Dù không có ánh sáng, tôi thấy cái lỗ. Tôi đưa tay vào, nó không sâu như trong giấc mộng. Tôi phải đào đất, làm gãy những móng tay. Khi tôi đạt đến gần tới vai tôi thấy có cái gì đó. Tôi lấy nó ra. Đó là một con garuda bằng kim loại, đúng như trong giấc mộng. Nó rất cũ. Bạn có thể thấy nó ở một tấm hình trong phim tôi quay về chuyến du hành Tây Tạng.

Sự kiện này xảy ra gần Núi Kailash(14) ở Tây Tạng trong mùa hè 1988. Đó là một thí dụ một giấc mộng liên hệ đến sự việc gì cụ thể như thế nào.

M : Những kết quả sau chót của sự làm việc với giấc mộng là gì ?

N : Nếu người ta tiến bộ đến mức cao cấp người ta có thể dừng dứt sự mộng. Nếu người ta tiến bộ đến mức trung người ta sẽ đến chỗ nhận biết mình đang mộng. Còn ít nhất, nếu người ta thực hành, những giấc mộng của người ta sẽ trở nên sáng tỏtốt hơn.

M : Rinpoche, ngài có luôn luôn minh bạch trong những giấc mộng của ngài ?

N : Không luôn luôn. Nó tùy vào những hoàn cảnh.

CHÚ THÍCH CHƯƠNG BỐN

1. Oddiyana : Địa điểm và sự hiện hữu của xứ sở này được các học giả tranh luận đã lâu. Nó được định chỗ ở nhiều nơi khác nhau : trong thung lũng Swat của Pakistan, Afghanistan và miền Tây Tây Tạng. Oddiyana được cho là nguồn gốc của cả những Tantra Anuttara và những Tantra của Dzogchen, và được xem là nơi sinh của Padmasambhava.

2. : Norbu Rinpoche diễn tả những thực hành dùng chữ của Tây Tạng trong chương hai của cuốn sách này.

3. Những điều kiện phụ : Cách mà những điều kiện chính, hay những hạt giống nghiệp, tương tác với những điều kiện phụ để biểu lộ một giấc mộng báo trước tương lai được giải thích dưới đây theo một thí dụ tưởng tượng.

Do những hành động xấu hoặc trong đời này hay trong những đời trước, những cá nhân có những món nợ. Những món nợ này là những tiềm năng nghiệp chúng tựu thành sự tổn hại hay chết của cá nhân khi họ phải trả.

Trong thí dụ của chúng ta, một cá nhân là một hành giả thiền định mạnh mẽ và đã sống một đời đức hạnh lái chiếc xe đến một người thợ máy để sửa chữa những cái thắng. Người này lẫn người thợ máy không ai nhớ rằng trong một đời trước này đã gây tổn hại cho người thợ máy.

Do sức mạnh của hạt giống nghiệp, người thợ máy vô tình không sửa chữa bộ thắng được hoàn hảo. Khi người hành giả đang lái xe, người ấy ghi nhận một tiếng rít nhỏ của bộ thắng một cách tiềm thức. Nhờ thực hành thiền định, người này thường nhớ những giấc mộng của mình khá sống động, và tối hôm đó anh mộng thấy anh có một tai nạn xe hơi do hỏng thắng. Hôm sau anh lái trở lại chiếc xe đến chỗ sửa xe, và khi kiểm soát sự hư hỏng của bộ thắng được khám phá trước khi có một tai nạn.

Trong câu chuyện của chúng ta, cả tín hiệu rít nhỏ và kinh nghiệm của cá nhân trong việc nhớ lại những giấc mộng là những điều kiện phụ trợ giúp cho giấc mộng về cái sẽ xảy ra được biểu lộ. Trong trường hợp một hành giả thiền định rất cao cấp, những điều kiện phụ có thể ở trong lãnh vực mà thường được xem là kỳ diệu, phép lạ.

4. Shitro hay Kar-gling-zhi-tro, một terma của Karma Lingpa. Sự thực hành 58 hóa thần hung nộ và 42 hóa thần an bình, các vị này khởi lên như những cái nhìn thấy trong chonyid bardo. Shitro được phối hợp với tiến trình chết, đem đến sự sáng tỏ cho những người thực hành nó và chuẩn bị cho họ vượt qua những chướng ngại vào lúc chết. Nó cũng được người sống thực hành cho lợi lạc của những người vừa mới chết. Những bản văn này đã được biết sai ở Tây phương như là Tử Thư Tây Tạng, do sự dịch lầm của Evans Wentz. (Xem Tự Giải Thoát Nhờ Thấy Tánh Giác Nguyên Sơ của John Reynolds.) Tên đúng của hai bản văn chính này là Bardo Thodrol và Giải Thoát Nhờ Nghe trong Trạng Thái Trung Ấm. Có sáu bardo hay “trạng thái trung ấm” tương đương với những kinh nghiệm từ chết đến tái sanh, gồm kinh nghiệm sau khi chết, tất cả được diễn tả trong Shitro Terma.

5. Cái nhìn thấy theo nghiệp : Theo lý thuyết nghiệp của Phật giáo, tri giác của chúng ta là kết quả của những hành động trước kia, kết quả đó dẫn đến sự nhập thân vào một lãnh vực nơi đó có một “thực tại” được tham dự. Thật vậy, cùng một môi trường có thể được tri giác khác nhau tùy theo “cái nhìn thấy” của mỗi người. Theo thí dụ cổ điển của Phật giáo, một dòng sông loài người thì thấy mát mẻ, trong khi chúng sanh cõi địa ngục thì thấy là dòng nham thạch, và một con cá thì thấy đó là không khí trong lành.

6. Thân huyễn : được phát triển qua thực hành một trong Sáu Yoga của Naropa.

7. Sáu Yoga của Naropa : Những yoga này được Naropa kết tập. Naropa là một đại thành tựu giả của truyền thống Kagyud. Sáu Yoga là : Yoga về nội nhiệt Tumo, Yoga Thân Huyễn, Yoga Giấc Mộng (Milam), Yoga Ánh Sáng, Yoga Bardo, và Yoga Phowa (chuyển di thức).

8. Jabo : Một loại chúng sanh gây ra những chướng ngại như bệnh tật... Norbu Rinpoche nói rằng loại chúng sanh này có thể tạo ra mê lầm trong giấc mộng.

9. Nyen : Một loại hộ pháp, thường nối kết với một nơi chốn đặc biệt như núi hay hồ.

10. Kapala : Đồ chứa trong nghi lễ thường làm bằng xương sọ người. Kapala là vật làm lễ từ Anuttara Tantra. Nó tượng trưng lòng bi, và máu của tất cả các chúng sanh được tượng trưng là chứa trong đó.

11. Hai mươi lăm đệ tử của Guru Padmasambhava : Những đệ tử chánh của đại sư Padmasambhava trong thời gian ngài dạy Pháp ở Tây Tạng. Mỗi một đệ tử trong hai mươi lăm người này lập nguyện tái sanh trong những đời tương lai trong hình tướng con người để khám phá Terma cho lợi lạc của những hành giả tương lai. Quan trọng cần ghi nhận rằng mọi Terma đều đến từ Guru Padmasambhava ; một số cũng đến từ Vimalamitra.

12. Chorten, cũng gọi là stupa (tháp) : Một kiến trúc phác họa những cấp độ, giai đoạn của con đường đến giác ngộ. Bên trong tháp thường chứa những xá lợi hay đồ pháp khí.

13. Garuda (Sanskrit) hay khyung Tây Tạng : Một con chim huyền thoại giống con ó. Ở Tây Tạng garuda tiêu biểu nguyên tố lửa. Nó cũng là một biểu lộ của tia chớp. Garuda (Kim Xí Điểu) hàng phục loài rồng. Garuda được đặc biệt cầu khẩn để chữa các bệnh do loài rồng gây ra, như bệnh da và các loại ung thư. Trong truyền thống Ấn Độ, garuda là nửa người nửa chim và chở thần Vishnu. Garuda liên hệ đến Chim Sấm hay Chim Lửa trong những thần thoại khác.

14. Núi Kailash : Ở Tây Tạng, núi Kailash là núi thiêng liêng nhất đối với Phật tử Tây Tạng. Nó được xem là sự biểu lộ nguyên mẫu của ngọn núi thiêng ở trung tâm thế giới. Nó cũng được những người đạo Bon, đạo Ấn giáo và đạo Jain tôn thờ.

 

Tạo bài viết
27/05/2015(Xem: 14424)
25/11/2011(Xem: 75364)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: