Nội Dung

15/10/201012:00 SA(Xem: 9350)
Nội Dung

LẠT MA GIÁOTHIỀN TÔNG VIỆT NAM 
Tương đồng và khác biệt

Cao Xuân Phổ *

 

 

Có thể nói một cách thoả đáng là Lạt Ma giáo (Lamaism) ở Tây Tạng, Mông CổThiền tông Việt Nam đều cùng khởi phát từ đại sư Long Thọ (Nagarjuna) 

1. Long Thọ, theo nghiên cứu của các nhà Phật học quốc tế, là một trong những luận sư Phật học quan trọng nhất, sống vào cuối thế kỉ II đầu thế kỉ III ở Nam ấn Độ. Ông là vị tổ thứ 14 của Thiền tông ấn Độ, là người sáng lập ra Trung Đạo tông (Madhyamaka). Tác phẩm quan trọng nhất của ông là Trung Luận Bản tạng (Madhyamaka karika). Ông cũng là tác giả của Đại Bát Nhã Ba La Mật luận (Hahaprajnaparamita sastra). Thành tựu lớn lao của Đại sư là đã hệ thống hoá và trình bày sâu sắc giáo nghĩa trong tập Bát Nhã Ba La Mật kinh (Hahaprajnaparamita sutra), trong đó ông phát triển một đường lối biện chứng đặc biệt dựa trên cách suy luận dồn đến chỗ dường như là phi lí về các thế đối lập.

Mọi vật sở dĩ tồn tại là do có cái đối lập với nó. Nếu không có cái đối lập với nó thì vật sẽ không tồn tại thực sự. Không có sinh tất không có diệt, không có thường tất không có đoạn, không có một tất không có nhiều, không có đến tất không có đi. Đó là luận điểm “Tám không” nổi tiếng của Long Thọ.

Song sự thật là sự vật vẫn tồn tại trước mắt ta, xung quanh ta. Đó chỉ là sự thật biểu kiến ở cấp độ quy ước, còn sự thật đích thực thì lại nằm trong bản chất đích thực của sự vật. Nói “quy ước” là vì có tính đối đãi với nhau giữa các đối lập mới tồn tại. Nói “bản chất đích thực” vì nó là thường trụ, không biến đổi, không chuyển hoá, độc lập với mọi bản chất khác; bản chất đó là Không (Sunyata). Cõi Không đó là Tâm, cái tâm tịch tĩnh, không xao động; đó cũng chính là Niết Bàn (Nirvana) của nhà Phật. Niết Bàn, cũng theo Long Thọ, không phải là cái gì có thể với tới được mà chính là nằm trong sự thức ngộ bản chất đích thực của hiện tượng, nằm trong Chân Như (Tathata) chứ không nằm trong biểu hiện đa dạng của hiện tượng. Đó cũng chính là cơ sở giáo lí của Thiền tông (Phật tại Tâm).

Trung Luận tông (Madhyamaka) chính là một trong ba cột trụ giáo nghĩa của Lạt Ma giáo. Hai cột trụ kia là Duy Thức tông (Vijnanavada) và Kim Cương thừa (Vajrayana).

Bài viết cho Hội thảo khoa học “50 năm quan hệ Mông Cổ – Việt Nam” ngày 28-29/6/2004. Được sự đồng ý của tác giả, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Duy Thức tông do đại sư Vô Trước (Asangha), sống vào thế kỉ IV ở Bắc ấn Độ, xướng lập, phát triển từ Trung Luận tông. Cũng xuất phát từ tiền đề thế giới hiện tượng là không có bản chất đích thực, Vô Trước luận giải nó (thế giới hiện tượng) tồn tại là do các quá trình nhận thức chứ không phải vì nó là vật thể. Do đó, thế giới ngoại cảnh chỉ là “thuần tuý tâm thức” (Duy Thức). Có được sự nhận thức đó là vì trong tâm thức mỗi người có một thức gọi là A Lại Da thức (Alaya vijnana), còn gọi là Như Lai Tạng thức hay Tạng thức, là tối thượng trong tám thức của con người (Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, ý, Ma Na, A Lại Da) bao gồm cả bảy thức kia. A Lại Da thức thường được ví như dòng nước chảy, luôn luôn biến đổi trong tâm thức con người, từ kiếp này sang kiếp khác, và luôn bị các thức kia che lấp. Con người khi thức ngộ được A Lại Da thức là ngộ được tính Không, còn gọi là Chân Như, là đắc Bồ Đề (Bodhi).

Lạt Ma giáo là sự hợp nhất giới luật của Nhất Thiết Hữu Bộ tông (Sarvastivada: mọi pháp - quá khứ, hiện tại, tương lai - đều đang cùng tồn tại) và nghi thức tác pháp của Kim Cương thừa. Bước quyết định trong nghi thức này là Lễ Quán Đỉnh (Abhiseka) do một vị sư cả (Guru) ban phép cho người đệ tử được nhập thiền định tâm vào một vị Phật cụ thể bằng cách đọc thần chú (Mantra), suy niệm đồ hình (Mandala) và thực thi ấn quyết (Mudra) để đạt đến độ thăng hoa loại bỏ ý niệm nhị nguyên (Duality) đặng nhập vào Chân Như, vào cõi Không. Trạng thái đó được biểu tượng bằng Vajra (Kim cương bất hoại). Để làm chủ được các nghi thức tác pháp của Kim Cương thừa thì điều tiên quyết là phải thấu hiểu giáo nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật (Prajnaparamita) của Long ThọVô Trước. Giáo nghĩa Bát Nhã Ba La Mật được gọi là “Nhân thừa”, và giáo nghĩa Kim Cương thừa được gọi là “Quả thừa”.

Tuy Lạt Ma giáo đã được Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) đặt nền móng từ thế kỉ VIII, song đến thế kỉ XII, dưới triều Nguyên Thế Tổ (1260-1293), tông phái này mới được đại sư Phagpa (1235-1280) thuộc phái Sakyapa truyền sang Mông Cổ; rồi sau đó được đại sư Tsongkhapa (1357-1419), nhà đại cải cách, người xướng lập phái Gelugpa (Hoàng Mạo phái, Phái Mũ vàng) hoằng dương và phát triển đến tận ngày nay. Giáo lí của Tsongkhapa dựa trên Tam Luận tông (Madhyamaka) và kinh Bát Nhã Ba La Mật của Long Thọ, và bộ Luận (Abhidharma) của Nhất Thiết Hữu Bộ tông, chú trọng giới Luật (Vinaya). Ông là người đã phục dựng lên hình tượng quan trọng của Phật Di Lặc

Nói hơi dài dòng về Lạt Ma giáo là để muốn tìm thấy sự tương đồng và cả sự khác biệt giữa Lạt Ma giáoThiền tông Việt Nam.

2. Phật giáo truyền vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công nguyên, trực tiếp từ Nam ấn Độ, theo hệ Thiền của Long Thọ. Sử liệu nước ta còn ghi lại rằng thiền sư Khương Tăng Hội, người nước Khương Cư (Sogdiane), sang Giao Châu (Bắc Việt Nam) vào đầu thế kỉ III, xuất gia tại đây và đã dịch bộ Bát Thiên Tụng Bát Nhã kinh (Ashtasahasrika), là bộ kinh cổ nhất trong văn hệ Bát Nhã. Chính dựa trên các bộ kinh Bát NhãLong Thọ đã đề xướng thuyết Trung luận nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng đến Phật giáo Việt Nam, nhất là các thời Lý - Trần (từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV). Vào giữa thế kỉ III, thiền sư Kalaruci, người xứ Kuchan (Trung á) sang Giao Châu dịch Pháp Hoa Tam Muội kinh (Saddharma samadhi). Tam muội có nghĩa là đại định, cảnh thiền bậc cao. Đến thế kỉ V, các thiền sư người Giao Châu như Huệ Thắng, Đạo Thiền, những người uyên thâm về Thiền học, đã giảng Thiền không chỉ ở Giao Châu mà ở cả Trung Hoa (Giang Tô, Kim Lăng) theo lời thỉnh của vua nhà Tề, có được uy tín rất lớn. Các thiền sư Việt Nam thời này đều theo Thiền phái Nam ấn Độ của Long Thọ. Vị trí của Long Thọ rất được tôn trọng trong Thiền phái Việt Nam. Cho đến thế kỉ XVIII, ở chùa Tây Phương (Hà Tây) trong số 18 tượng thờ vị tổ Thiền, chỉ duy nhất tượng Long Thọ là được thể hiện ngồi trên toà sen, bảo toạ của các Đức Phật.

Ngay cả thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci), người Nam ấn Độ, sống vào thế kỉ VI, đệ tử thứ tư của Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) tổ thứ 28 Thiền tông ấn Độ và là tổ thứ nhất của Thiền tông Đông Bộ (Trung Hoa), khi đến Giao Châu lập ra Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi cũng giảng Thiền Nam ấn Độ, diễn đạt trung thành tư tưởng “Tám không” trong Tam Luận tông của Long Thọ. Trong bài kệ của thiền sư có câu: “…Không thiếu không dư, không đi không đến, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn, vốn không chỗ sanh, cũng không chỗ diệt,…”.

Như vậy, từ thế kỉ III đến thế kỉ VI, Thiền tông Việt Nam mang đậm giáo nghĩa Tam Luận tông của Long Thọ, mà đặc biệttư tưởng Bát Nhã Ba La Mật của Long ThọVô Trước. Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp mà nhiều vị rất có uy tín với triều đình và biểu thịý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ X), Sùng Phạm (thế kỉ XII),… đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ XIX. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập “Tổng Trì Tam Muội” (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism), dùng thần chú kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. ở Hoa Lư (Ninh Bình), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ X có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), là một thần chú phổ biến của Mật giáo, đã được phát hiện. 

Ngoài Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, ở Việt Nam còn có Thiền phái Vô Ngôn Thông trải dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV. Dòng thiền này có nguồn gốc từ Thiền của Huệ Năng ở Nam Trung Quốc, tức Thiền Nam tông, đề xướng lập trường đốn ngộ thể hiện trong 4 câu kệ: “Giáo ngoại biệt truyền. Bất lập văn tự. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tính thành Phật”.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Thiền phái này cũng chịu ảnh hưởng của Duy Thức tông với luận điểm A Lại Da thức. Các vị thiền sư dòng Vô Ngôn Thônguy tín lớn trong nhân dân. Nhiều vị được triều đình ban chức Tăng thống (cấp bậc cao nhất trong hệ thống Tăng đoàn). Có vị được mời làm quốc sư, cố vấn cho nhà vua về Phật sự và chính sự. Dưới thời Lý (1010-1225), Thiền tông rất phát triển. Bên cạnh hai thiền phái Tì Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn Thông, còn có Thiền phái Thảo Đường, do thiền sư Thảo Đường người Chăm sáng lập, kéo dài từ năm 1069 đến năm 1210, có khuynh hướng Mật giáo dung hoà với Nho giáo, và ảnh hưởng mạnh trong giới vua chúa quý tộc, như các vua Lý Thánh Tông (1032-1072), Lý Anh Tông (1136-1175), Lý Cao Tông (1173-1210); các vị tham chính, thái phó, tuy rằng họ không xuất gia.

Ba thiền phái nói trên tồn tại gần như song song và có ảnh hưởng qua lại với nhau dẫn đến sự dung hợp giữa Thiền Long ThọThiền Huệ Năng (tổ thứ sáu của Thiền Bồ Đề Đạt Ma), và dung hợp giữa Thiền tôngMật giáo.

Thiền tông còn tác động mãi trong tâm thức người Việt đến tận ngày nay, song đậm đà tính dân tộc nhất trong Phật giáo Việt Nam là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trúc Lâm, rừng trúc nơi Phật yên trụ để truyền bá đạo pháp; Yên Tử, một ngọn núi ở tỉnh Quảng Ninh) do vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sáng lập khi 41 tuổi, nhường ngôi cho hoàng thái tử, xuất gia vào núi Yên Tử. Thiền phái này còn phát huy ảnh hưởng đến đầu thế kỉ XVII. Có thể thấy rõ những đặc điểm của Thiền phái này như sau: 

- Dung hợp Đốn giáoTiệm giáo. Đốn giáo là chủ trương của Huệ Năng: Định (Samadhi) và Tuệ (Prajna) diễn ra đồng thời, trong Định có Tuệ, trong Tuệ có Định. Tiệm giáo là gần với Thần Tú (cùng thế hệ với Huệ Năng): tu Định trước, Tuệ sau.

- Dung hợp Thiền - Tịnh - Mật. Thiền tông lấy tự lực làm phương thức tu tập. Tịnh Độ tông lấy Phật A Di Đà làm chủ thể và niệm chú A Di Đà Phật để cầu lên được cõi Tây Phương Cực Lạc (Sukhavati) - tha lực; cũng thờ Dược Sư Lưu Ly Quang Phật (Bhaisajyaguru), còn gọi là Đông Phật, để cầu tiêu giải các tai nạn, bệnh tật. Mật giáo được thấy ở Lễ Quán Đỉnh, thực hành các pháp thuật, lễ cầu siêu (một hình thức của Bardo thodol Lạt Ma giáo), dịch Bạch Tán Cái Thần Chú kinh (Mahasitatapatra dharani), chú giải Kim Cương Tam Muội kinh (Vajra samadhi sutra)… Đặc điểm này không chỉ thấy rõ ở Thiền tông Việt Namquán xuyến trong toàn bộ lịch sử Phật giáo Việt Nam.

- Tính chất nhập thế: Lấy đạo đức Phật giáo (thập thiện) làm nền tảng cho đạo đức xã hội.

- Dung hợp Phật - Nho - Lão: “Chưa rõ thì chia làm ba phái, hiểu rồi thì cùng ngộ một tâm” (Trần Thái Tông). Đặc điểm này là cơ sở đời sống văn hoá của người dân Việt.

Từ thế kỉ XV trở đi, Phật giáo nói chung và Thiền tông nói riêng mất vị trí độc tôn trong đời sống xã hội và cả trong giới quý tộc, nhường ngôi cho Nho giáo. Bây giờ, chính các Nho gia lại là người biện giải Phật giáo, ví như Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Ngô Thời Nhậm… Trong lúc đó, trong dân gian lại xuất hiện những tác phẩm văn học Phật giáo để đời, như truyện Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải. Quan Âm Thị Kính lấy chủ đề là Oan và Nhẫn để làm việc phải, còn Quan Âm Nam Hải lấy chủ đề Nhân và Hiếu để đấu tranh cho lẽ phải. Hai tác phẩm này có ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng cho đến tận ngày nay. Quan Âm Thị Kính được dàn dựng trên các loại hình sân khấu cổ truyền, đặc biệt là chèo, với nghệ thuật diễn xuất điêu luyện, tinh tế của các nghệ sĩ, đã làm cho tâm Phật thấm đẫm thêm trong lòng người xem. Truyện Quan Âm Nam Hải thường được “kể hạnh” trong các hội chùa miền Bắc.

Trong các thế kỉ sau, ở Việt Nam không xuất hiện những thiền phái “độc lập” như trước, mà chỉ có những tông phái ra đời từ Thiền Nam tông (Trung Hoa), nổi bật nhất là tông Lâm Tế và tông Tào Động. Tư tưởng cơ bản của Lâm Tế là “Sinh Phật bất nhị”, chúng sinh và Phật không phải hai, mà cùng một gốc, một tánh, đó là Chân Như. Luận điểm đó là cơ bản trong kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka sutra) do Long Thọ soạn. Tông Lâm Tế được truyền bá khắp cả Trung, Nam, Bắc Việt Nam, và trải dài từ cuối thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX nối tiếp truyền thống Trúc Lâm Yên Tử. Một số chùa dòng Lâm Tế vẫn còn hương khói đến tận ngày nay như chùa Liên Phái (Hà Nội), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Nguyệt Quang (Hải Phòng), chùa Từ Đàm, chùa Thuyền Tôn (Huế),… Tông Tào Động cũng phát triển rộng rãi khắp cả Trung, Nam, Bắc, trải dài từ giữa thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX. Một số chùa thuộc tông phái này vẫn còn lại đến ngày nay như chùa Hoè Nhai, chùa Hàm Long, chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Bích Động (Ninh Bình), chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm (Huế),… Về giáo nghĩa, giữa Lâm TếTào Động không khác gì mấy, cũng đều gốc từ Huệ Năng (sơ tổ Thiền Nam tông). Có phân biệt được gì chăng thì ở cách tác pháp. Lâm Tế chú mục vào công án, Tào Động chú tâm vào toạ thiền, tĩnh lự, tâm không xao động.

Thiền tông chủ trương “Phật tại Tâm”. Mọi chúng sinh đều có Phật tính trong mình. Con người chẳng qua bị lục căn, lục trần, lục dục che mất Phật tính cho nên cứ phải đoạ vào kiếp khổ luân hồi. Khổ là do bản thân mình tạo ra, cho nên muốn diệt được khổ thì chỉ có bản thân mình tự giải thoát cho mình thôi. Đó là nội hàm của Tứ Diệu ĐếBát Chính Đạo, lời thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ngay sau khi đắc Bồ Đề. Đó là tính tự lực. Đó cũng chính là nội hàm của Thiền tông. Tính tự lực đã trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của tính cách người dân Việt xưa và nay. Không đâu như ở Việt Nam, trong tiến trình lịch sử, người dân phải đương đầu với nhiều cuộc ngoại xâm như vậy. Sau 1.000 năm Bắc thuộc, rồi khi dựng cờ độc lập dân tộc từ thế kỉ X, họ lại phải liên tục chống quân xâm lược từ những nước lớn đến, như phong kiến phương Bắc cho đến Pháp, Mỹ sau này. Người dân Việt vào những buổi đó còn biết dựa vào ai nếu như không dựa vào chính mình, đem hết tâm lực của mình ra để đánh đuổi quân xâm lăng giành lấy chiến thắng vẻ vang cho đất nước. Thiền tông đã bắt rễ, đâm chồi, nảy lộc từ lòng gắn bó thiêng liêng với đất nước của người dân Việt nên có một đời sống âm ỉ mà bền lâu là như vậy. 

Thiền tông dạy con người lấy tinh thần Vô Trước (không mê, không chấp) mà chứng ngộ. Trong lịch sử, người dân Việt đã vận dụng phương châm đó để giữ vững bản sắc của mình. Hiếm có quốc gia dân tộc nào như Việt Nam, nơi du nhập hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin Lành,… và cũng chịu sự tác động mạnh của các nền văn minh lớn trên thế giới: Trung Quốc, ấn Độ, Châu Âu, Mỹ. Song có một sự thật hiển nhiên là người Việt, văn hoá Việt Nam chưa bao giờ và không hề bị đồng hoá bởi những luồng văn hoá, tôn giáo ngoại lai mà chỉ ứng dụng đắc lợi những yếu tố và những hệ thống của các luồng đó vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để phát triển xã hội. Việt Nam đứng được đến ngày hôm nay như một thực thể cũng là nhờ có tính thích ứng cao, có nghĩa là biết làm phù hợp với hoàn cảnh mới nhờ những biến đổi, những điều chỉnh nhất định, hay nói một cách khác là tiếp thu có chọn lọc cái mới để tự đổi mới. Đó cũng chính là tinh thần Vô Trước, loại bỏ cái vô minh (Avidya) mà Phật giáo, nhất là Thiền tông, đã có tác động đến tâm thức con người Việt.

3. Nhìn chung lại, có thể biết khá rõ mối tương đồng giữa Lạt Ma giáoThiền tông Việt Nam đều cũng khởi phát từ đại sư Long Thọđại sư Vô Trước với tư tưởng Bát Nhã Ba La MậtA Lại Da thức. Song trong lịch sử, mỗi bên lại có một hướng phát triển riêng. Lạt Ma giáo thiên về nghi thức tác pháp Kim Cương thừa và đã tạo ra những vị Lạt Ma thông tuệ “bảo ngọc của tri kiến”, những vị thánh sống Đạt Lai Lạt Ma, những phương thức tu chứng thông qua huyền thuật độc đáo với việc quán tưởng đồ hình, tụng đọc thần chúthực hiện ấn quyết, có ảnh hưởng rộng khắp trong thế giới Phật giáo Đại thừa. Còn người dân Việt Nam dựa trên tâm thức tự lực, tự độ mà Thiền tông đã tác động vào tính cách của họ để giữ gìn bảo vệ độc lập đất nước, lấy tinh thần không mê, không chấp để phát huy tính thích ứngxây dựng cuộc sống xã hội của mình.

Tuy nhiên, trong tâm linh vô thức của người Việt vẫn thấy những biểu hiện của Mật giáo, chủ yếu trong các chùa chiền. Ví như trong Lục Quan Âm của Mật giáo thì có thể thấy trong nhiều chùa đến 3 cách thể hiện: Thánh Quan Âm, Thập nhất diện (11 mặt) Quan Âm, Quan Âm Chuẩn Đề. Hay như tay bắt ấn Vô Thượng Bồ Đề (Uttarabodhi) trên một số tượng Quan Âmthể hiện Kim cương bất hoại, một ấn đặc trưng của Đại Nhật Như Lai. Hay như các toà “cốt kinh”, một pháp cụ đặc trưng của Mật giáo. Hay như Lễ Cầu siêu là khá gần gũi với tác pháp ghi trong Tử thư của Liên Hoa Sinh, nhất là ở Huế khi vị chủ lễ sử dụng linh chử (Ghanta, lễ cụ gồm một đầu là chuông, một đầu là chuỳ kim cương). Hay như việc bài trí Phật điện ở chùa Việt cũng phảng phất đồ hình mandala… Và còn những biểu hiện khác nữa.

Dù có cái chung và cái riêng thì Lạt Ma giáoThiền tông Việt Nam đều có một mục tiêu tối thượng là làm sống động cái thiện căn trong mỗi con người./. 

Cao Xuân Phổ
PGS., Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (Số 5(29)/2004)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/05/2015(Xem: 13601)
25/11/2011(Xem: 73422)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.