CỐT LÕI KINH TẠP A HÀM
THÍCH HẠNH BÌNH
LỜI TỰA
Nguồn tư liệu Hán dịch,
Phật giáo Bắc truyền có 4 bộ A-hàm (Āgama) “Kinh Trường A-hàm” 《長阿含 經》 “Kinh Trung A-hàm” 《中阿含經》 “Kinh Tạp A-hàm” 《雜阿含經》 và “Kinh Tăng Nhất A-hàm”《增一阿含經》, tương đương với
Kinh điển Nam truyền là “Kinh Trường bộ” (Dīgha
Nikāya), “Kinh Trung bộ” (Majjhima
Nikāya), “Kinh
Tương Ưng bộ” (Samyutta
Nikāya), và “Kinh Tăng Chi bộ” (Anguttara
Nikāya).
Ngoài ra,
Phật giáo Nam truyền còn có một bộ nữa là: “Kinh Tiểu Bộ” (Khuddaka nikāya), tương đương với nguồn tư liệu Hán dịch là “Kinh Bổn Sanh” 《本生》và “Bổn Sự” 《本事》với nội dung là những
câu chuyện tiền thân của Phật
Thích Ca Mâu Ni trong
quá khứ. Thế nhưng,
Phật giáo Bắc truyền không xếp hai kinh này vào bộ A-hàm, cho nên
Phật giáo Bắc truyền chỉ có 4 bộ A-hàm, ngược lại
Phật giáo Nam truyền có đến 5 bộ Nikāya (pannaca-nikāya) .
Lý do tại sao, đây là
vấn đề khá
thú vị cho người làm công việc
nghiên cứu các
bộ phái ở
Ấn Độ.
Như
chúng ta biết, bản Hán dịch “Kinh Tạp A-hàm” là một trong 4 bộ A-hàm, do Ngài
Cầu Na Bạt Đà La (Guabhadra) dịch, chia làm 50 quyển, có tất cả là 1.362 kinh, được
biên tập vào quyển thứ 2 của bộ “Đại Chính Tân Tu
Đại Tạng Kinh”. Hòa Thượng
Ấn Thuận (印順1906~2005) căn cứ lời
đề xuất của
học giả Lữ Trưng (呂澂) đã căn cứ
tác phẩm “Du Già Sư Địa Luận” (《瑜伽師地論》)
biên tập thành một bộ mới gọi là “Tạp A-hàm
Kinh Luận Hội biên” (《雜阿含經論會編》), 3 tập gồm 13.412 kinh. Ngoài bản dịch của Ngài
Cầu Na Bạt Đà La còn một dịch bản khác nữa với tựa đề “Biệt dịch Tạp A-hàm” 16 quyển, 364 kinh, không biết dịch giả ai.
Bản Hán dịch của
Cầu Na Bạt Đà La, trước đây đã được
Hòa thượng Thích Thiện Siêu và
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn, cũng đã được Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành. Ngoài bản dịch Việt ngữ này còn có bản dịch của
Thượng tọa Thích Đức Thắng với sự
hiệu đính và chú thích của
Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, hiện đã được Hội
Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, cũng được đăng tải trên trang Websites:www.quangduc.com. Có thể nói đây là bản dịch hoàn chỉnh, nhất là phần chú thích khá
công phu của TT. Tuệ Sỹ, Ngài đã
dày công so sánh và
đối chiếu với bản Pāli, khiến người đọc
rõ ràng hơn,
đồng thời nó cũng giúp cho giới
nghiên cứu, dễ dàng so
đối chiếu giữa hai nguồn tư liệu khác nhau.
Tác phẩm “Những
Vấn Đề Cốt Lõi Trong Kinh Tạp A-hàm” mà
độc giả đang cầm trên tay là những
vấn đề then chốt được ghi lại trong kinh này,
hay nói một cách
chính xác hơn là những
sự kiện xảy ra từ khi
đức Phật thành đạo cho đến khi
kiết tập kinh này, thậm chí có những kinh với nội dung ghi lại những
sự kiện xuất hiện rất muộn về sau, vào thời
vua A Dục hoặc sau đó nhưng cũng được
biên tập vào kinh này. Điều đó gợi ý cho
chúng ta hiểu rằng, không phải bất cứ điều gì được ghi trong kinh, đều cho là Phật nói, Phật dạy.
Thật ra,
tác phẩm này là bản ghi nhớ mang tính
cá nhân, trong
thời gian nghiên cứu các
kinh điển A-hàm. Với
mục đích vì để nắm rõ từng
sự kiện lịch sử, nguồn gốc và sự phát sinh của nó như thế nào và nó có
liên hệ gì trong quá
trình diễn biến của
lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. Theo tôi, bản ghi nhớ này đã giúp cho tôi khá nhiều trong
lãnh vực tìm hiểu Phật giáo Ấn Độ, nó đã lý giải những
hoài nghi của tôi
trong suốt thời gian qua,
đồng thời cũng chính nó là chìa khóa cho tôi
khám phá một số
vấn đề Phật học khá
lý thú như tôi đã xuất bản cũng như chưa xuất bản.
Vì là bản ghi nhớ cho việc
nghiên cứu của
cá nhân, cho nên nội dung
biên soạn của nó cũng mang tính
cá nhân, do vậy không sao
tránh khỏi sự khiếm khuyết, mong
độc giả chỉ điểm, để lần tái bản hoàn chỉnh hơn. Ở đây, có một điều mà soạn giả muốn
độc giả lưu ý,
các chủ đề được in đậm trong
tác phẩm này là những
ý kiến riêng của soạn giả, phần còn lại tất cả là nội dung được trích dẫn từ “Kinh Tạp A-hàm” do
Thượng tọa Đức Thắng dịch sang Việt ngữ, đăng tải trên trang Websites quangduc.com.
Tác phẩm này ra đời, vì
mục đích giúp cho các Tăng, Ni sinh đang theo học các khoa
Phật học, cũng như
Phật tử có nhu cầu
tìm hiểu Phật học khỏi mất
thời gian tra cứu.
Đài Bắc, ngày 16/12/200
Kính bút
Thích Hạnh Bình