Tu Tâm (Sách song ngữ Ebook PDF)

04/01/20234:45 SA(Xem: 7770)
Tu Tâm (Sách song ngữ Ebook PDF)
THIỆN PHÚC
TU TÂM
CULTIVATION OF THE MIND

Tu Tâm - Thiện PhúcPDF icon (4)TU TÂM - THIỆN PHÚC
Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
MỤC LỤC
Table of Content
__________________________________________
 
Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface 
Phần Một—Part One: Tóm Lược  Về Tu & Tâm—A Summary of Cultivations & the Mind 
Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Về Tu Hành Trong Phật Giáo—An Overview of Cultivation in Buddhism 
Chường Hai—Chapter Two: Khái Niệm Về Tâm Theo Quan Điểm Phật Giáo—The Concept of Mind in Buddhist Point of View 
Chương Ba—Chapter Three: Hiểu Biết Cơ Bản Về Tâm—Basic Understanding on the Mind 
Chương Bốn—Chapter Four: Đặc Tánh Của Tâm—Characteristics of Mind 
Chương Năm—Chapter Five: Tâm: Người Họa Sĩ Kỳ Tài Vẽ Ra Mọi Thứ Trên Đời—Mind: A Skilful Painter Who Creates Pictures of Various World 
Chương Sáu—Chapter Six:Năng Lực Của Tâm—The Power of the Mind 
Phần Hai—Part Two: Tâm Vương-Tâm Sở & Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tâm—The Functioning Mind and Its Conditions & Elements That Impact the Mind 
Chương Bảy—Chapter Seven: Tâm Vương Tâm Sở Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—An Overview of the Functioning Mind and Its Conditions In Buddhist Teachings  
Chương Tám—Chapter Eight: Bát Thức Tâm Vương—Eight Fundamental Consciousnesses 
Chương Chín—Chapter Nine:Mười Bốn Tâm Sở Bất Thiện—FourteenUnwholesomeFactors
Chương Mười—Chapter Ten: Năm Mươi Mốt Tâm Sở—Fifty-One Mental States That Are Interactive With the Mind 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Tâm Thiện & Tâm Bất Thiện—Wholesome Minds & Unwholesome Minds
Phần Ba—Part Three: Tu Tập Tâm—Cultivations of the Mind 
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tâm Là Đối Tượng Trong Tu Tập Thiền Quán—Minds As Objects In Meditation Practices  
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Niệm Xứ Của Tâm—Abidings of the Mind 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tu Tập Tâm Chúng Sanh Trên Cơ Thể & Những Sinh Hoạt Hằng Ngày—The Cultivation of the Beings' Mind on the Body & Daily Activities   
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Dập Tắt Dòng Suy Tưởng Và Làm Sáng Tỏ Tâm Tính—To Stop the Flow of Thoughts and to Clear the Mind 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tâm Vô Minh Khiến Chúng Ta Chịu Làm Nô Lệ Cho Sự Hoạt Động Của Căn Cảnh Thức—The Mind of Ignorance Causes Us to Be Slaves to the Operations of Faculties, External States and Consciousnesses 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Tâm Tỉnh Thức Giúp Chúng Ta Hiểu Được Thực Tính Của Vạn Hữu—A Mind of Mindfulness Helps Us Understanding the Real Nature of All Things  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Hành Giả Tâm—Mind of a Practitioner 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Giữ Cái Tâm ‘Không’ Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Keep the ‘Mind of Emptiness” In Daily Life 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Tu Tập Với Tâm Vô Phân Biệt—Cultivation With A Non-Discriminating Mind    
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tâm An Lạc Của Một Vị Bồ Tát—The Pleasant Mind of a Bodhisattva  
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tâm Thức: Dòng Chảy Bất Tuyệt Của Sự Sinh Tồn—Mind: Unceasing Flux of What We Call Existence 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Giữ Cho Tâm Không Dao Động Trong Mọi Hoàn Cảnh—To Maintain an Un-Agitated Mind Under All Circumstances
Chương HaiMươiBốn—Chapter Twenty-Four:ĐiềuPhục VọngTâm—To Tame DeludedMind
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tu Tập Tín Tâm—Cultivation of Bodhisattva Faith  
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Luyện Tâm Bằng Cách Tu Tập Lục Độ Ba La Mật—Training the Mind Through Practicing the Six Paramitas 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tu Tập Tám Pháp Đưa Tâm Đến Sự Đoạn Tận—To Cultivate Eight Things That Lead the Mind to the Cutting Off of Affairs 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Luyện Tâm Bằng Cách Tu Tập Bát Thánh Đạo—To Train the Mind Through Practicing the Eightfold Noble Truth
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Tam Tu Giới-Định-Tuệ: Phương Tiện Tuyệt Vời Trong Tu Tập Tâm—Threefold Study of Precept-Concentration-Wisdom: Excellent Means in Cultivation of the Mind 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Năm Pháp Tu Tập Tăng Thượng Tâm—Five Methods That Keep Cultivators From Distracting Thoughts 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Năm Phép Quán Làm Cho Tâm Tĩnh Lặng—The Five-Fold Procedures for Quieting the Mind 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Người Tu Phật Nên Tu Tập Tâm Vô Sở Trụ Hay Nên Trụ Tâm Chỗ Nào?—Should Buddhist Practitioners Reside Their Minds in Nowhere Or Where Should They Reside Their Minds? 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Trong Tu Tập, Nên Luôn Kiểm Soát & Tịnh Tâm Trong Mọi Tình Huống—In Cultivation, We Should Try to Control & Purify  the Mind Under All Circumstances
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Sáu Tâm Ô Nhiễm Cần Được Thanh Lọc Trong Tiến Trình Tu Tập—Six Defiled Minds Need Be Purified In the Process of Cultivation 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Những Giai Đoạn Phát Triển Từ Phàm Tâm Lên Thánh Tâm—Phrases of Development from Ordinary Minds to Sainted Minds 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Tu Tập  Tâm Bằng Thiền Quán—Cultivation of the Mind Through Practices of  Meditation & Contemplation 
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Tu Tập Chuyển Hóa Tâm Cơ Để Có Thể Đạt Được Chân Thức Thiền—Cultivating the Motor of Transformation of the Mind In Order To Attain the Real Zen Consciousness 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Buông Bỏ Tư Tưởng Trong Tu Tập Tâm Của Hành Giả—Letting Go of Thoughts In Practitioners' Ciltivation of the Mind 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Tu Tập Định Tâm—Practice Concentration of the Mind
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Tu Tập Định Tuệ Trong Phật Giáo—Cultivation of Concentration & Wisdom in Buddhism 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Tu Tập Trí Tuệ Và Tam Học—Cultivation of Obtaining Wisdom and the Three Studies 
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Tu Tập Đưa Tâm Trở Về Sự Tỉnh Lặng—To Cultivate to Direct the Mind to Retreat in Silence 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Tu Tập Kỷ Luật Tâm Linh—Cultivations On Spiritual Discipline 
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Tu TâmThanh Tịnh Thân Tâm Trong Mọi Lúc—To Cultivate the Mind Means to Purify Body and Mind At All Times 
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Tu Tâm Là Tự Kiểm Soát & Làm Chủ Tâm Mình—To Cultivate the Mind Means to Control & to Be Self-Mastery of the Mind 
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Những Chướng Ngại Lớn Trên Bước Đường Tu Tâm—Great Hindrances On the Path of Cultivation of the Mind 
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Hành Giả Tu Tâm Với Sự Trở Ngại Của Sáu Mươi Hai Loại Kiến Giải—Practitioners' Cultivation of the Mind With Obstructions of Sixty-Two Views 
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Giảm Thiểu Chướng Ngại Trong Tu Tập Tâm—Reducing Obstructions On the Path of Cultivation of the Mind 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Cuộc Chiến Nội Tâm—An Inner Struggle 
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Nhiếp Tâm Trong Tu Tập—Collecting the Mind In Cultivation  
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Tu Tập Tâm Là Chăn Tâm; Mà Chăn Tâm Không Khác Gì Chăn Trâu—Cultivation of the Mind Means Mind-Herding; And Mind-Herding Is Not Different From Ox-Herding 
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Những Lời Phật Dạy Về Tu Tâm—The Buddha’s Teachings on Cultivations of the Mind  
Phần Bốn—Part Four: Phụ Lục—Appendices 
Phụ Lục A—Appendix A: Tám Tâm Vương Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận—Eight Perceptions In The Mahayana Awakening of Faith 
Phụ Lục B—Appendix B: Bốn Mươi Sáu Tâm Sở Pháp—Forty-Six Concomitant Mental Functions 
Phụ Lục C—Appendix C: Tà Tâm Khởi Ma Hiện, Chánh Tâm Khởi Phật Hiện—Deviant Mind Arises, Demons Appear; Correct Mind Arises, Buddhas Appear 
Phụ Lục D—Appendix D: Tâm Bất Nhị—The Non-Dual Mind 
Phụ Lục E—Appendix E: Tâm Đích Thị Phật Pháp Tăng—Mind is Buddha, Dharma, and Sangha   
Phụ Lục F—Appendix F: Vạn Pháp Đều Là Bóng Dáng Của Tâm—All Dharmas Are Manifestations of Mind 
Phụ Lục G—Appendix G: Tự Tâm Quy Y Tự Tánh—Own Mind Takes Refuge with the Self-Nature    
Phụ Lục H—Appendix H: Tức Tâm Tức Phật—Mind Is Buddha
Phụ Lục I—Appendix I: Tâm Không Cảnh Lặng Vượt Thánh Siêu Phàm—The Mind Is Void, the Scene Is Still, One Goes Beyond the Saint and the Ordinary 
Phụ Lục J—Appendix J: Tâm Bình Đẳng—Mind of Equality
Phụ Lục K—Appendix K: Bình Thường Tâm Thị Đạo—Everyday Mind Is the Truth 
Phụ Lục L—Appendix L: Vô Tâm—Mind of Non-Existence 
Phụ Lục M—Appendix M:Tâm Ngoại Vô Pháp—Outside the Mind,There Is No Other Thing
Phụ Lục N—Appendix N: Tâm Tức Tương Ưng—Every Mood Is Accompanied by a Corresponding Breathing 
Phụ Lục O—Appendix O: Bồ Tát Địa: Những Giai Đoạn Mà Một Vị Bồ Tát Phát Triển Tâm Mình Lên Tâm Phật—Bodhisattva-Bhumis: Stages That A Bodhisattva Develops His Mind to the Buddha-Mind 
Phụ Lục P—Appendix P: Duy Tâm-Duy Thức—Mind-Only Consciouness-Only 
Phụ Lục Q—Appendix Q:Tâm Thanh Tịnh-Quốc Độ Thanh Tịnh—Pure Minds-Pure Lands
Phụ Lục R—Appendix R: Tâm Ấn Là Tâm Được Phật Ấn Chứng Về Chân Lý Bằng Trực Giác—Mind Seal is Mental Impression, Independent of the Spoken or Written Word 
Phụ Lục S—Appendix S: Thấy Và Nghe Bằng Cái Tâm Bất Sanh—See & Listen With the Unborn Mind 
Phụ Lục T—Appendix T: Tu Tập Để Hiểu Được Tâm Bất Khả Đắc—To Cultivate to Comprehend the Mind Is Ungraspable 
Phụ Lục U—Appendix U: Tu Tập Để Đạt Được Hỷ Tâm—To Cultivate to Reach to the Mind of Joy 
Phụ Lục V—Appendix V: Tu Tập Để Có Nhất Điểm Tâm—To Cultivate to Have Mind of One-Pointedness 
Phụ Lục W—Appendix W: Tu Tập Để Đạt Được Cái Tâm An Tịnh Và Tập Trung—To Cultivate to Achieve A Peaceful and Concentrated Mind  
Phụ Lục X—Appendix X: Tu Tập Tâm Xả—Cultivation on Equanimity 
Phụ Lục Y—Appendix Y: Tu Tập Buông Bỏ Vọng Tưởng Và Dính Mắc Là Con Đường Dẫn Tới Trí Tuệ—Cultivation on Letting Go of Deluded Thoughts & Attachments Is the Path Leading to Wisdom                                                                                                627
Phụ Lục Z—Appendix Z: Tâm Phàm Phu—Ordinary People's Mind
Phụ Lục AA—Appendix AA: Tâm Của Bậc Thánh—The Sainted Minds 
Phụ Lục BB—Appendix BB: Tâm Bồ Đề—Bodhicitta 
Phụ Lục CC—Appendix CC: Bốn Tâm Vô Lượng—Four Immeasurable Minds 
Phụ Lục DD—Appendix DD: Độn Căn Có Thể Tu Tâm Được Chăng?—Can A Dull-Witted Person Cultivate the Mind 
Phụ Lục EE—Appendix EE: Trái Tim Bốc Lửa Trong Khi Đôi Mắt Lạnh Như Tro Tàn—My Heart Burns Like Fire But My Eyes Are As Cold As Dead Ashes 
Phụ Lục FF—Appendix FF: Cái Gì Là Tâm? Ai Đang Nghe? Cái Gì Thấy?What Is Mind? Who Is Hearing? What Is That Sees?   
Phụ Lục GG—Appendix GG: Tâm Lực—Force of the Mind 
Phụ Lục HH—Appendix HH: Tâm Pháp—Mental Dharmas
Phụ Lục II—Appendix II: Tâm Thái—State of Mind
Phụ Lục JJ—Appendix JJ: Thể Tâm—The Essence of the Mind 
Phụ Lục KK—Appendix KK: Từ Bi Tâm—Mind of Compassion 
Phụ Lục LL—Appendix LL: Tâm, Phật, Cập Chúng Sanh Thị Tam Vô Sai Biệt—Mind, Buddha, and All the Living Are Not Different 
Phụ Lục MM—Appendix MM: Tâm Vận Hành Không Ngăn Ngại—The Mind is Functioning Without Limitations or Obstacles 
Phụ Lục NN—AppendixNN : Tại Gia Thiện Tâm—Good Mind Lay People 
Phụ Lục OO—Appendix OO: Vô Lưu Tích—Leaving No Trace 
Phụ Lục PP—Appendix PP: Vô Thức—The Unconscious  
Phụ Lục QQ—Appendix QQ: Cái Ngã Nào Là Cái Ngã Thật?—Which Is the True “Self”?
Phụ Lục RR—Appendix RR: Cái Tâm Không Hiểu Đó Là Phật, Chứ Chẳng Có Cái Nào Khác!—The Mind That Does Not Understand Is the Buddha; There Is No Other! 
Phụ Lục SS—Appendix SS: Cái Tâm Từ Vô Thỉ Phải Chết Hoàn Toàn!—The Mind From Beginningless Time Must Die Completely! 
Phụ Lục TT—Appendix TT: Càng Nói Càng Xa Đạo—Saying More Would Be Far From the Way 
Phụ Lục UU—Appendix UU: Cảnh Giới Giác Ngộ Của Như Lai—The Realm of Enlightenment of the Tathagata    
Phụ Lục VV—Appendix VV: Căn Bản Cố Hữu Thanh Tịnh Tâm—Fundamental Pure Inherent Mind   
Phụ Lục WW—Appendix WW: Tu Tâm Dưỡng Tánh—Cultivate the Mind and Nuture the Nature   
Phụ Lục XX—Appendix XX: Đèn Tâm—Lamp of Mind
Tài Liệu Tham Khảo—References 

LỜI ĐẦU SÁCH
_____________________________________

Theo Phật giáo, tâm là một tên khác của A Lại Da Thức (vì nó tích tập hạt giống của chư pháp hoặc huân tập các hạt giống từ chủng tử chủng pháp mà nó huân tập). Không giống như xác thân vật chất, cái tâm là phi vật chất. Chúng ta nhận thức được những tư tưởng và cảm nghĩ của chúng ta cùng nhiều điều khác bằng trực giác, và chúng ta kết luận sự hiện hữu của chúng bằng phép loại suy. Tâm là gốc của muôn pháp. Trong Tâm Địa Quán Kinh, Đức Phật dạy: “Trong Phật pháp, lấy tâm làm chủ. Tất cả các pháp đều do tâm sanh.” Tâm tạo ra chư Phật, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm là động lực chính làm cho ta sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát. Người xưa tin rằng 'tâm' nằm ngay vùng ngực. Trong Thiền, thuật ngữ 'tâm' nầy chỉ hoặc là tinh thần của một người theo nghĩa toàn bộ những sức mạnh về ý thức, tinh thần, trái tim, hay tâm hồn, hoặc là sự hiện thực tuyệt đối, tinh thần thật sự nằm bên ngoài nhị nguyên của tâm và vật. Để cho hành giả dễ hiểu hơn về Tâm, các vị thầy Phật giáo thường chia Tâm ra làm nhiều giai tầng, nhưng đối với Thiền, Tâm là một toàn thể vĩ đại, không có những thành phần hay phân bộ. Các đặc tính thể hiện, chiếu diệu và vô tướng của Tâm hiện hữu đồng thờithường hằng, bất khả phân ly trong cái toàn thể.
Tâm con người ảnh hưởng đến thân một cách sâu xa, nếu cứ để cho tâm hoạt động một cách bừa bãinuôi dưỡng những tư duy bất thiện, tâm có thể gây ra những tai hại khó lường được, thậm chí có thể gây ra sát nhân. Tuy nhiên, tâm cũng có thể chữa lành một cái thân bệnh hoạn. Khi tâm được tập trung vào những tư duy chân chánh với tinh tấn và sự hiểu biết chân chánh thì hiệu quả mà nó tạo ra cũng vô cùng tốt đẹp. Trong nhà Thiền, khi nói đến Tâm Đăng hay đèn tâm là nói đến sự sáng suốt bên trong hay sự thông minh. Đây là một thứ đèn mà ánh sáng của nó tỏa sáng không bao giờ hết, một thứ ánh sáng có công năng phơi bày và triệt tiêu tham sân sità kiến. Với cái đèn tâm tỏa sáng, hành giả sẽ có những tư duy trong sáng và thiện lành thật sự sẽ dẫn đến một cuộc sống lành mạnhthư thái. Tâm đăng còn là Pháp Đăng hay tuệ đăng, là ngọn đèn Phật Pháp xua tan bóng tối vô minh. Chính nhờ cái tâm sáng chiếu diệu này giúp hành giả vượt thoát khỏi tất cả mọi dục vọngđạt được được trạng thái tâm phần nào giải thoát khỏi mọi nhiễm ô, khổ đau và phiền não. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể tu tập để cùng có được cái tâm đăng chiếu diệu, để ai cũng có thể theo ánh sáng đó mà tìm về cảnh giới an lạcchúng ta đã một lần xa rời.
Cuộc sống và hành trạng của bất cứ hành giả tu Phật nào cũng luôn hướng đến một trạng thái tâm thanh sạch, nơi mà mọi dục vọngthôi thúc đều được điều phục để tâm trở nên tập trung và thể nhập vào trạng thái minh mẫntỉnh thức. Mọi phương pháp tu tập của hành giả đều gắn liền với những sinh hoạt hằng ngày của đời sống, chứ họ không ngồi đó tĩnh lặng để được hội nhập với bất cứ đấng tối thượng nào, cũng không nhằm đạt được chứng nghiệm huyền bí, cũng không là thôi miên. Tu tập trong Phật giáo nhằm giúp tâm đạt được trạng thái vắng lặng và có khả năng minh sát để tiến đến mục tiêu duy nhấtđạt được sự giải thoát không lay chuyển, đây là sự an toàn tối thượng, vượt ra ngoài mọi trói buộc, bằng cách tận diệt hoàn toàn những bợn nhơ tinh thần. Dù mục đích tối thượng của đạo Phậtgiác ngộgiải thoát, Đức Phật cũng dạy rằng tu là cội nguồn hạnh phúc, hết phiền não, hết khổ đau. Phật cũng là một con người như bao nhiêu con người khác, nhưng tại sao Ngài trở thành một bậc giác ngộ vĩ đại? Đức Phật chưa từng tuyên bố Ngài là thần thánh gì cả. Ngài chỉ nói rằng chúng sanh mọi loài đều có Phật tính hay hạt giống giác ngộ và sự giác ngộ ở trong tầm tay của mọi người, rồi nhờ rời bỏ ngai vị Thái Tử, của cải, và quyền lực để tu tập và tầm cầu chân lý mà Ngài đạt được giác ngộ. Phật tử chúng ta tu không phải mong cầu xin ân huệ, mà phải tu tập theo gương hạnh của Đức Phật. Ngoài ra, tu tập trong Phật giáo còn là chuyển cái tâm hẹp hòi ích kỷ thành cái tâm mến thương rộng lớn và thành tựu tâm từ bi bằng cách thương xót chúng sanh mọi loài. Nói cách khác, tu tập trong Phật giáothành tựu bốn tâm vô lượng, đặc biệt là hai tâm từ và bi. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng trong đời nầy ai cũng phải một lần phải tu tập, hoặc sớm hoặc muộn.
Theo quan điểm Phật giáo, tâm hay thức, là phần cốt lõi của kiếp nhân sinh. Tất cả những kinh nghiệm tâm lý, như đau đớnsung sướng, phiền muộnhạnh phúc, thiện ác, sống chết, đều không do một nguyên lý ngoại cảnh nào mang đến, mà chỉ là kết quả của những tư tưởng của chúng ta cũng như những hành động do chính những tư tưởng ấy mang đến. Tu tâm là huấn luyện tâm lực, hay là hướng dẫn tâm chúng ta đi theo thiện đạo và tránh xa ác đạo. Theo giáo thuyết nhà Phật, luyện tâm không có nghĩa là hội nhập với thần linh, cũng không nhằm đạt tới những chứng nghiệm huyền bí, hay tự thôi miên, mà nhằm thành tựu sự tỉnh lặng và trí tuệ của tâm mình cho mục tiêu duy nhấtthành đạt tâm giải thoát không lay chuyển. Trong một thời gian dài chúng ta luôn nói về sự ô nhiễm của không khí, đất đai và môi trường, còn sự ô nhiễm trong tâm chúng ta thì sao?  Chúng ta có nên làm một cái gì đó để tránh cho tâm chúng ta đừng đi sâu hơn vào những con đường ô nhiễm hay không? Vâng, chúng ta nên làm như vậy. Chúng ta nên vừa bảo vệ vừa thanh lọc tâm mình. Đức Phật dạy: “Từ lâu rồi tâm chúng ta đã từng bị tham, sân, si làm ô nhiễm. Những nhơ bợn trong tâm làm cho chúng sanh ô nhiễm, và chỉ có phương cách gội rữa tâm mới làm cho chúng sanh thanh sạch mà thôi.” Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng lối sống hằng ngày của chúng ta phải là một tiến trình thanh lọc ô nhiễm lời nói và hành động một cách tích cực. Và chúng ta chỉ có thể thực hiện loại thanh lọc này bằng thiền tập, chứ không phải bằng tranh luận triết lý hay lý luận trừu tượng. Đức Phật dạy: “Dầu ta có chinh phục cả ngàn lần, cả ngàn người nơi chiến trường, người chinh phục vĩ đại nhất vẫn là người chinh phục được chính mình.” Chinh phục chính mình không gì khác hơn là tự chủ, hay tự làm chủ lấy mình. Chinh phục chính mình là nắm vững phần tâm linh của mình, làm chủ những cảm kích, tình cảm, những ưa thích và ghét bỏ của chính mình. Vì vậy, bị dục vọng điều khiển là sự nô lệ đau đớn nhất của đời người, và chinh phục được chính mình là một vương quốc vĩ đại mà mọi người đều mơ ước.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Tu Tâm” này không phải là một chuyên đề nghiên cứu thâm sâu về tâm trong giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra chức năng và sự hoạt động của tâm theo quan điểm Phật giáo, những lời dạy Đức Phật về tâm, cũng như vai trò của nó trong tu tập hằng ngày. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu tập chỉ có hiệu quả khi chúng ta chịu áp dụng những lời Phật dạy vào việc thực tập những bài tập có lợi ích được liên kết với những mẫu mực đã được thiết lập trong cuộc sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thứchạnh phúc hơn. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác ngộgiải thoát ngay trong kiếp này. Đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định bước chân vào con đường tu tập phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của sự bình an, tỉnh thứchạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi sự tu tập đã được đưa vào đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắng và sự hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Tu Tâm” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.
Thiện Phúc

Preface
_________________________

 

According to Buddhism, “Mind” is another name for Alaya-vijnana. Unlike the material body, immaterial mind is invisible. We are aware of our thoughts and feelings and so forth by direct sensation, and we infer their existence in others by analogy. The mind is the root of all dharmas. In Contemplation of the Mind Sutra, the Buddha taught: “All my tenets are based on the mind that is the source of all dharmas." The mind has brought about the Buddhas, the Heaven, or the Hell. It is the main driving force that makes us happy or sorrowful, cheerful or sad, liberated or doomed. Ancient people believed that 'kokoro' is in the chest area. In Zen, it means either the mind of a person in the sense of all his powers of consciousness, mind, heart and spirit, or else absolutely reality, the mind beyond the distinction between mind and matter. It is for the sake of giving practitioners an easier understanding of Mind, Buddhist teachers usually divide the mind into aspects or layers, but to Zen, Mind is one great Whole, without parts or divisions. The manifestating, illuminating, and nonsubstantial characteristics of Mind exist simultaneously and constantly, inseparable and indivisible in their totality.

The mind is so closely linked with the body that mental states affect the body’s health and well-being. Some doctors even confirm that there is no such thing as a purely physical disease. Unless these bad mental states are caused by previous evil acts, and they are unalterable, it is possible so to change them as to cause mental health and physical well-being to follow thereafter. Man’s mind influences his body profoundly. If allowed to function viciously and entertain unwholesome thoughts, mind can cause disaster, can even kill a being; but it can also cure a sick body. When mind is concentrated on right thoughts with right effort and understanding, the effect it can produce is immense. In Zen, when we talk about the lamp of the mind, we mean the inner ligh or intelligence. This is a kind of lamp that is limitless in the lighting, which is able to display and destroy lust, hatred, ignorance and all wrong views. With an illuminating lamp of mind, practitioners would have  pure and wholesome thoughts really does lead to a healthy and relaxed life. The lamp of Mind is also the lamp of Dharma or lamp of wisdom which dispels the darkness of ignorance. It's owing to this wonderfully illuminated mind that helps practitioners escaping from all desires and attaining the free conscious state or the mental state which is partially emancipated from defilements. sufferings and afflictions. We all hope that all of us will be able to cultivate to have that so so-called wonderfully alluminated mind, so that we can follow its light to return to the peaceful realm that we once separated.

Lives and acts of any Buddhist practitioners always aim at a state of mental purity where disturbing passions and impulses are subdued and calmed down so that the mind becomes concentrated and collected and enters into a state of clear consciousness and mindfulness. All methods of practicing in Buddhism stick to activities of daily lives, not sitting in tranquility for gaining  union with any supreme being, nor for bringing about mystical experiences, nor for any self-hypnosis. It is for gaining tranquility of mind (Samadhi) and insight (vipassana), for the sole purpose of attaining unshakable deliverance of the mind, that supreme security from bondage attainable through the total extirpation of all mental defilements. Although the supreme goal of Buddhism is the supreme Enlightenment and liberation, the Buddha also taught that Buddhist practice is the source of happiness. It can lead to the end of human suffering and miseries. The Buddha was also a man like all other men, but why could he become a Great Enlightened One?  The Buddha never declared that He was a Deity. He only said that all living beings have a Buddha-Nature that is the seed of Enlightenment. He attained it by renouncing his princely position, wealth, prestige and power for the search of Truth that no one had found before.  As Buddhist followers, we practice Buddhist tenets, not for entreating favors but for for following the Buddha’s examples. Besides, cultivation in Buddhism also means to change your narrow-minded heart into a heart full of love and compassion towards all beings. In other words, cultivation in Buddhism means to  accomplish the four boundless hearts, especially the hearts of loving-kindness and compassion. True Buddhists should always remember that sooner or later everyone has to cultivate once.

In Buddhist point of view, the mind or consciousness is the core of our existence. Of all forces the force of mind is the most potent. It is the power by itself. All our psychological experiences, such as pain and pleasure, sorrow and happiness, good and evil, life and death, are not attributed to any external agency. They are the result of our own thoughts and their resultant actions. To cultivate the mind means to train our “force of mind” or to try to guide our minds to follow the wholesome path and to stay away from the unwholesome path. According to Buddhism teachings, training the mind doesn’t mean to gain union with any supreme beings, nor to bring about any mystical experiences, nor is it for any self-hypnosis. It is for gaining tranquility of mind and insight for the sole purpose of attaining unshakable deliverance of the mind. For a long long period of time, we all talk about air, land and environment pollution, what about our mind pollution? Should we do something to prevent our minds from wandering far deep into the polluted courses? Yes, we should. We should equally protect and cleanse our mind. The Buddha once taught: “For a long time has man’s mind been defiled by greed, hatred and delusion. Mental defilements make beings impure; and only mental cleansing can purify them.” Devout Buddhists should always keep in mind that our daily life is an intense process of cleansing our own action, speech and thoughts. And we can only achieve this kind of cleansing through practice, not philosophical speculation or logical abstraction. Remember the Buddha once said: “Though one conquers in battle thousand times thousand men, yet he is the greatest conqueror who conquers himself.” This is nothing other than “training of your own monkey mind,” or “self-mastery,” or  “control your own mind.” It means mastering our own mental contents, our emotions, likes and dislikes, and so forth. Thus, to be subject to our own passions is the most grievous slavery, and “self-mastery” is the greatest empire a man can aspire unto.

This little book titled “Cultivation of the Mind” is not a professional nor a profound philosophical study of the mind in Buddhism, but a book that simply points out the functions and activities of the mind, the teachings the Buddha on the mind and its roles in daily cultivation. Devout Buddhists should always remember that cultivation is only effective when we actually apply the Buddha's teachings into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, mindful, and happier. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that is examining with one’s own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final enlightenment and liberation in this very life. For devout Buddhists, once you make up your mind to enter the path of cultivation, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation on calmness, mindfulness and happiness. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. The journey advancing from Humans to Buddhas still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books on Buddhism available, I venture to compose this booklet titled “Cultivation of the Mind” in Vietnamese and English to spread basic teachings in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

Thiện Phúc

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2762)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.