Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc

01/02/20235:10 SA(Xem: 2645)
Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc
TÔI LÀM VIỆC TÔI HẠNH PHÚC
Trí Quang Đại Sư (Pomyun Sunim)
Nhà xuất bản Thời Đại

Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc (Trí Quang)PDF icon (4)Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc (Trí Quang)

Sinh năm 1953 tại Ulsan, Hàn Quốc. Là một thiền sư, nhà văn, lãnh đạo Phật giáo và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn tại Hàn Quốc. Năm 1988 ông sáng lập nên tổ chức Phật giáo Jungto (có nghĩa là Miền đất lành) - một cộng đồng giúp đỡ những người gặp nhiều chuyện khổ tâm. Trên kênh Youtube của mình (you-tube.com/c/JungtoOrg/) ông đã tổ chức hơn 1000 buổi nói chuyện dưới dạng hỏi đáp tại chỗ, lắng nghe, giải đápvỗ về những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Các buổi hỏi đáp còn được dịch sang tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác để người nước ngoài cũng có thể dễ dàng tiếp cận.

Thiền sư Pomnyun đã nhận nhiều giải thưởng về tôn giáo và hòa bình. Đặc biệt năm 2018, ông nhận Huân chương Dân sự - Huân chương Mẫu đơn (hạng mục Vận động thống nhất dân sự) và năm 2020, ông được Quỹ Hòa bình Niwano (Nhật Bản) trao giải Hòa bình lần thứ 37 cho những đóng góp quan trọng của mình trên nhiều phương diện như nhân đạo, hoạt động xã hội, môi trường, hòa bình thế giới... Thiền sư cũng đã xuất bản nhiều cuốn tản văn chữa lành, Làm sao học hết được nhận sinh? là một trong những cuốn bán chạy nhất tại Hàn Quốc của ông.

LỜI NÓI ĐẦU

TỪ GIỜ, TA HÃY LÀ MỘT NGƯỜI HẠNH PHÚC

Nhắc tới hạnh phúc, người ta thường nghĩ nó gắn liền với sự giàu có nhất nhì một vùng, sự xuất sắc hơn người, tiếng tăm vang dậy xa gần; nói khác đi, đó chính là vinh, hoa, phú, quý.

Mọi chúng sinh đều theo đuổi vinh hoa phú quý. Vì nó, họ làm việc không quản ngày đêm. Thế nhưng, công việc lại mang đến biết bao phiền não: dù là một nông phu bận rộn việc cấy cày trồng trọt hay một nhà sáng lập khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, một công chức bôn ba từ cơ quan này sang cơ quan khác, tất cả đều phải đối mặt với muôn nỗi muộn sầu phát sinh trong lao động.

Để sinh tồn, con người phải làm việc, nhưng công việc luôn mang lại khổ đau; để cảm nhận sự ấm áp của tình người, con người phải chung sống với nhau, nhưng cuộc sống tập thể lại luôn song hành cùng mâu thuẫn; khát khao được người khác thấu hiểu và cảm thông, nhưng những gì nhận được chỉ là sự hiểu lầm và ánh mắt lạnh lùng.

Công sở là nơi mọi người cùng nhau làm việc, khó tránh khỏi nảy sinh vấn đề này hay vấn đề khác. Nếu phần lớn thời gian làm việc trong ngày bạn tự dày vò, dằn vặt mình thì hơn một nửa cuộc đời, bạn phải sống với nỗi đau triền miên không dứt.

Kết quả một cuộc điều tra trắc nghiệm cho thấy, “Vì cuộc sống mưu sinh” là đáp án được chọn nhiều nhất của câu hỏi “Mục đích của bạn khi đến công ty làm việc là gì?” Khó ai có thể đạt được cảnh giới “Tôi mong muốn được thể hiện mình và đúc rút nhiều bài học bổ ích qua cuộc sống ở công sở”. Có một thực tế là, càng làm việc lâu, con người càng mất đi lòng hăng say cống hiến, trong họ chỉ còn nỗi mệt mỏi vô cùng vô tận. “Đi làm vì cuộc sống mưu sinh”, tất nhiên đó là câu trả lời chính xácthẳng thắn nhất, nhưng nếu chỉ dừng lại ở ý nghĩa ấy thì một ngày nào đó, bạn sẽ băn khoăn tự hỏi: “Rốt cuộc, mình sống trên đời là vì cái gì?”

Công việc nhiều khi khiến bạn bận rộn tới mức không còn đủ thời gian để suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Nỗi lo lắng vì chưa thể thấy sự nghiệp tương lai, nỗi muộn phiền vì mối quan hệ giữa người với người, áp lực phải làm việc để được hưởng mức lương cao hơn và khát khao được đề bạt, nỗi dằn vặt vì không thể cân bằng giữa gia đìnhsự nghiệp, sự khác biệt quá lớn giữa lý tưởnghiện thực, tình cảnh tiến thoái lưỡng nan ở công ty, những khó khăn chưa thể tháo gỡ trong công việc, nỗi mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần do công việc nhiều và nặng… khiến con người chỉ muốn mau chóng thoát khỏi tình cảnh khó khăn ấy. Quá nhiều phiền não làm con người đánh mất tình yêu công việc, thậm chí vứt bỏ sự nghiệp; mâu thuẫn trong quan hệ xã hội khiến con người chọn cách xa rời tập thể; gánh nặng kinh tế làm con người không còn sức lực.

Nhưng sau khoảng thời gian dừng lại, nghỉ ngơi và điều chỉnh, con người vẫn sẽ chọn công việc, chọn cách kết giao với những người mới và vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt. Tuy đã nỗ lực giải quyết vấn đề nhưng họ chẳng những không thể giải quyết vấn đề mà còn rơi vào vòng quay đau khổ không dứt của nhân gian, để rồi cuối cùng lại cảm thấy mệt mỏi, chán chường, nản lòng và tuyệt vọng: “Chẳng nhẽ đây là tất cả ý nghĩa của cuộc sống sao?”

Chúng ta hãy cùng đi tìm nguyên nhân bên trong của tình trạng ấy. Mỗi khi đối diện với khó khăn, mâu thuẫnđau khổ, bạn đừng vội oán trời trách người, mà trước tiên hãy xét hỏi lại bản thân mình. Bạn sẽ thấy rằng, trăm nỗi lòng đau khổ không phải do người khác mang đến mà là do chính bạn tự tạo mà thôi. Khi đã tìm được căn nguyên, bạn sẽ biết phải giải quyết sao cho thuận lợi.

Nếu phủ định mối liên hệ giữa cuộc sống nơi công sở với niềm hạnh phúc của bản thân mỗi người, chúng ta không thể có được cuộc sống hạnh phúc. Nếu bạn cho rằng làm việc chỉ vì mục đích kiếm tiền và dùng số tiền ấy để kiếm tìm hạnh phúctự do thì hạnh phúctự do - hai chữ ấy sẽ ngày càng rời xa bạn. Hãy vứt bỏ quan niệm “Hi sinh hôm nay cho ngày mai” để nỗ lực làm việc hơn nữa và cảm nhận niềm vui sướng hạnh phúc trong từng phút giây của hiện tại.

Tôi thực lòng mong cuốn sách này có thể giúp các bạn độc giả tiến một bước lớn trên con đường hướng tới hạnh phúc.

Xuân 2009
Đại sư Pomnyun Sunim (Trí Quang)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2766)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.