Tu Là Chuyển Nghiệp (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

17/09/20234:41 SA(Xem: 7218)
Tu Là Chuyển Nghiệp (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP
CULTIVATION MEANS TO CHANGE KARMAS 
 
Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
  
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content 
Lời Mở Đầu—Preface 

Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Nghiệp Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—Summaries of Karmas In Buddhist Teachings 
Chương Một—Chapter One: Tổng Quan & Ý Nghĩa Của Nghiệp Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—An Overview & Meanings of Karma In Buddhist Teachings 
Chương Hai—Chapter Two: Các Loại Nghiệp Trong Phật Giáo—Different Kinds  of Karmas  in Buddhism  
Chương Ba—Chapter Three: Đặc Điểm Của Nghiệp—Characteristics of Karmas 
Chương Bốn—Chapter Four: Sự Liên Hệ Giữa Tập Khí & Nghiệp—Relationships Between Remnants of Habits & Karmas  
Chương Năm—Chapter Five: Nghiệp Chướng—Karmic Hindrances
Chương Sáu—Chapter Six: Các Loại Nghiệp Dẫn Đến Luân Hồi—Karmas Lead to Reincarnation 
Chương Bảy—Chapter Seven: Thân Nghiệp—Karmas of the Body 
Chương Tám—Chapter Eight: Khẩu Nghiệp—Karmas of the Mouth 
Chương Chín—Chapter Nine: Ý Nghiệp—Karmas of the Mind  
Chương Mười—Chapter Ten: Thiện Ác Nghiệp—Good and Evil Actions 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Nghiệp Đời Trước—Karmas of Previous Life 
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Nghiệp Mới—New Karmas 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Những Loại Nghiệp Khác—Other Karmas 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Ngũ Vô Gián Nghiệp Cảm—Five Uninterrupted Due To Five Retributions for Karma 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Biệt Nghiệp Vọng Kiến—Specific Karma and Delusional Views   
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tiến Trình Của Nghiệp—The Process of Karmas
Chương MườiBảy—ChapterSeventeen:Nghiệp Không Bao Giờ Mất—Karma Never Gets Lost
Chương MườiTám—ChapterEighteen:Gieo Nhân Nào Gặt Quả Đó—We Reap What We Sow
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Ai Chịu Trách Nhiệm Cho Nghiệp của Mình?—Who is Responsible for Our Karmas? 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Con Người Là Kẻ Sáng Tạo Cuộc Đời Và Vận Mạng Của Chính Mình—Man Is the Creator of His Own Life and His Own Destiny 
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Lời Phật Dạy Về Nghiệp Báo—The Buddha’s Teachings on Karma and Retribution
 
Phần Hai—Part Two: Tóm Lược Về Tu Là Chuyển Nghiệp—Summaries of Cultivation Means Changing Karmas
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tổng Quan & Tầm Quan Trọng Của Việc Tu Hành Theo Quan Điểm Phật Giáo—An Overview of Cultivation & the Importance of Practice In Buddhist Point of View  
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Hành Giả Tu Phật Phải Luôn Nhìn Nghiệp Như Định Luật Tất Yếu Của Nguyên Nhân & Hậu Quả—Buddhist Practitioners Should Always Look At Karmas As the Essential Law of Cause and Effect   
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Trước Khi Có Thể Chuyển Nghiệp Hành Giả Phải Biết Rằng Mình Chịu Trách Nhiệm Cho Nghiệp Của Chính Mình—Before Being Able to Change Karmas, Practitioners Must First Know That We Are Responsible For Our Own Karmas 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Đừng Chối Bỏ Nhân Quả Để Tạo Thêm Nghiệp—Not to Negate on Cause and Effect to Create More Karmas
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Chuyển Nghiệp Qua Tu Tập Thêm Thiện Nghiệp—Changing the Karmas Through Cultivation of More Good Deeds
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Luôn Biết Hổ Thẹn Với Những Lỗi Lầm Trong Quá Khứ Để Có Thể Chuyển Nghiệp Qua Thanh Tịnh Hắc Nghiệp Của Những Lỗi Lầm Nầy—Always Feel a Great Sense of Shame for the Past Errors In Order to Be Able to Change Karmas Through Purification of Negative Karmas of These Errors 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Chuyển Nghiệp Qua Tu Tập Sám Hối Ba Nghiệp Thân-Khẩu-Ý—Changing the Karmas Through Cultivation of Repentance on the Three Karmas of Body-Mouth-Mind
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Y—Changing the Karmas By Not to Do Evil, to Do Only Good, to Purify the Mind 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Chuyển Nghiệp Bằng Tu Tập Thiểu Dục Tri Túc—Changing the Karmas Through Cultivation of Content With Few Desires and Satisfy With What We Have At This Very Moment Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Từ Chối Lạc Thú Chứ Không Từ Chối Phương Tiện Sống—Rejection of Pleasures Not Rejection of Means of Life
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Thấy Lỗi Người Thì Dễ Nhưng Nếu Muốn Chuyển Nghiệp Phải Chỉ Nên Luôn Thấy Lỗi Mình Mà Thôi—It Is Easy to See the Fault of Others, But If We Want to Change Karmas We Should Always See Our Own Faults Only257
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tiết Độ Trong Tu Tập Là Một Trong Những Phương Cách Thích Hợp Nhất Dẫn Đến Sự Chuyển Nghiệp—Moderation in Cultivation Is One of the Best Ways Leading to Practitioners' Changing of Karmas 
Bốn—Chapter Thirty-Four:Tu Tập Là Đang Làm Thay Đổi Tiến Trình & Đường Đi Của Nghiệp—Cultivation Means Changing the Process & the Course of Karmas 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-FiveChuyển Nghiệp Bằng Cách Thu Thúc Lục Căn Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Changing the Karmas Through Sense Restraint in Daily Activities   
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Quân Bình Tham Dục—Changing the Karmas Through Balancing Lust
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Quân Bình Sân Hận—Changing the Karmas Through Balancing Anger  
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Hành Trì Giới Luật—Changing the Karmas Through Cultivation of Keeping Precepts 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Không Phá Phạm Giới Luật—Changing the Karmas Through Cultivation of Not Breaking Precepts
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Cố Gắng Hàng Phục Phiền Não—Changing the Karmas Through Subduing Afflictions 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Chế Ngự Tham Lam-Sân Hận-Si Mê-Đố Kỵ—Changing the Karmas Through Overcoming Greed, Anger, Ignorance &Jealousy  
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Không Gây Tạo Ác Nghiệp & Cố Gắng Xa Rời Pháp Bất Thiện—Changing the Karmas Through Not Committing Evil Deeds & Staying Away From Akusala Dharmas 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Chuyển Nghiệp Theo Quan Điểm Thiền Tông—Changing the Karmas In the Zen Schools' Point of View  
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Chuyển Nghiệp Bằng Cách Phản Tỉnh Ba Nghiệp Thân-Khẩu-Ý—To Change Karmas Through Reflecting On the Three Karmas of Body-Mouth-Mind?  
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Tu Tập Năm Giới Căn Bản Giúp Hành Giả Chuyển Xoay Nghiệp Báo—Cultivation of Five Basic Precepts Helps Practitioners Change Karmas & Retributions     
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Dẹp Bỏ Những Đám Mây Vô Minh Tập Khí Là Đang Chuyển Xoay Nghiệp Báo—Dispersing Clouds of Ignorance of Former Habits Means  Changing Karmas & Retributions 
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Chuyển Nghiệp Và Sự Cải Thiện Vận Mệnh Trong Kinh Di Lan Đà Vấn Đạo—Changing the Karmas & Improvement of Destiny in Milinda Panha 
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Mục Kiền Liên Thuận Nhận Nghiệp Báo Của Nhiều Đời Trước Để Cảnh Báo Hậu Thế—Maudgalyayan Willingly Accepted Karmic Retributions of Many Past Lives to Give Due Caution to Posterity 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Tu Hành Chuyển Nghiệp Không Phải Là Chuyện Trong Một Ngày Một Bữa—Cultivation of Changing Karmas Is Not A One-Day Affair 
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Sự Tu Tập Thật Sự Trong Phật Giáo Chắc Chắn Sẽ Dẫn Tới Chuyển Nghiệp—A Real Cultivation In Buddhism Will Surely Lead to Changes of Karmas
Phần Ba—Part Three: Phụ Lục—Appendices 
Phụ Lục A—Appendix A: Nhân Sinh Quan & Vũ Trụ Quan Của Đạo Phật—Buddhist Outlook on Life & Buddhist Cosmology 
Phụ Lục B—Appendix B: Vô Thủy-Vô Chung Theo Quan Điểm Phật Giáo—Beginninglessness-Endlessness In Buddhist Point of View 
Phụ Lục C—Appendix C: Quan Điểm Của Phật Giáo Về Số Phận—Buddhist Point of View On Destiny   
Phụ Lục D—Appendix D: Nhân Quả Theo Quan Điểm Phật Giáo—Cause and Effect in Buddhist Point of View  
Phụ Lục E—Appendix E: Luật Nhân Quả: Nguyên Lý Cốt Lõi Của Đạo Phật—The Law of Cause and Effect: The Core Principle of Buddhism 
Phụ Lục F—Appendix F: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Nhân—Overview and Meanings of Cause 
Phụ Lục G—Appendix G: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Duyên—An Overview and Meanings of Conditions 
Phụ Lục H—Appendix H: Tổng Quan Về Quả Báo—An Overview of Retribution
Phụ Lục I—Appendix I: Ngoại Cảnh Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—External States or Objects Play an Important Role in the Process of Cause-Condition-Effect 
Phụ Lục J—Appendix J: Nội Cảnh Đóng Vai Trò Đáng Kể Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—Internal Realms Play a Considerable Role in the Process of Cause-Condition-Effect 
Phụ Lục K—Appendix K: Nhân Quả Ba Đời—The Law of Cause and Effect Permeates all Three Life Spans 
Phụ Lục L—Appendix L: Bốn Quan Điểm Về Nhân Quả Trong Phật Giáo—Four Views of Causality In Buddhism
Phụ Lục M—AppendixM: Quan Điểm Phật Giáo Về Nhân Quả Và Chướng Nghiệp—Buddhist Point of View on Cause and Effect and Karmic Obstructions
Phụ Lục N—Appendix N: Con Người Tự Tạo Nhân VàSớm Muộn Gì Cũng Phải Tự Gặt Quả—Human Beings Create Causes and Sooner or Later They Reap the Results Themselves 
Phụ Lục O—Appendix O: Nhân Quả Trong Đời Này Và Những Đời Tương Lai—Cause and Effect in the Present and Future Lives  
Phụ Lục P—Appendix P: Biệt Báo—Differentiated Rewards
Phụ Lục Q—Appendix Q: Nghiệp Bạn Đã Gây Tạo Sẽ Thành Quả Chứ Không Bao Giờ Mất—Karmas You Committed Will Become Effect and Never Get Lost  
Phụ Lục R—Appendix R: Tầm Quan Trọng Của Nhân-Duyên-Quả Trong Việc Tu Hành Theo Đạo Phật—The Importance of Cause-Condition-Effect in Buddhist Cultivation
Phụ Lục S—Appendix S: Năm Thứ Ác Luôn Khiến Hành Giả Gây Tội Tạo Nghiệp—Five Evils That Always Induce Practitioners to Commit Offenses & to Create Karmas
Phụ Lục T—Appendix T: Sáu Tên Giặc Lúc Nào Cũng Sẵn Sàng Xui Khiến Hành Giả Gây Tội Tạo Nghiệp—Six Robbers That Are Always Ready to Induce Practitioners Commit Offenses & to Create Karmas 
Phụ Lục U—Appendix U: Tu Tập Chuyển Nghiệp Bằng Cách Chế Ngự Những Hành Động Xấu Ác—To Cultivate of Changing Karmas Through Overcoming Evil Deeds 
Phụ Lục V—Appendix V: Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả—Bodhisattva Fears of Causes, Ordinary People Fear of Results   
Phụ Lục W—Appendix W: Bất Muội Nhân Quả--Bất Lạc Nhân Quả—Not Being Unclear about Cause and EffectNot Falling Subject to Cause and Effect 
Phụ Lục X—Appendix X: Nhân Quả-Họa Phúc—Cause and Effect-Curse and Blessing 
Phụ Lục Y—Appendix Y: Tiến Trình Nhân Duyên Đang Xảy Ra Nơi Chính Tâm Bạn—The Process of the Law of Dependent Origination Is Happening in Your Own Mind 
Phụ Lục Z—Appendix Z: Muôn Sự Theo Duyên Mà Tồn Tại—Myriad Things Exist in Accordance With Conditions; All of You!
Tài Liệu Tham Khảo—References  

Lời Mở Đầu

 

Có người tin rằng họ nên đợi đến sau khi hưu trí rồi hẳn tu vì sau khi hưu trí họ sẽ có nhiều thì giờ trống trải hơn. Những người này có lẽ không thông hiểu thật nghĩa của chữ “tu” nên họ mới chủ trương đợi đến sau khi hưu trí rồi hẳn tu. Theo đạo Phật, tu là sửa cho cái xấu thành cái tốt, hay là cải thiện thân tâmmục tiêu trước mắt là chuyển xoay nghiệp báo. Vậy thì khi nào chúng ta có thể đổi cái xấu thành cái tốt hay khi nào chúng ta có thể cải thiện thân tâm và khi nào thì chúng ta có thể chuyển xoay nghiệp báo của chúng ta? Cổ đức có dạy: “Đừng đợi đến lúc khát nước mới đào giếng; đừng đợi ngựa đến vực thẳm mới thâu cương thì quá trễ; hay đừng đợi thuyền đến giữa dòng sông mới trét lỗ rỉ thì đã quá chậm, vân vân.” Đa số phàm nhân chúng ta đều có trở ngại trong vấn đề trù trừ hay trì hoản trong công việc. Nếu chúng ta đợi đến khi nước tới trôn mới chịu nhảy thì đã quá muộn màng. Như thế ấy, lúc bình thời chúng ta chẳng đếm xỉa gì đến hành động của chính mình xem coi chúng đúng hay sai, mà đợi đến sau khi hưu trí rồi mới đếm xỉa thì e rằng chúng ta chẳng bao giờ có cơ hội đó đâu. Phật tử thuần thành, nhất là những người tại gia, phải nên luôn nhớ rằng vô thường và cái chết chẳng chờ chẳng đợi một ai. Chính vì vậychúng ta nên lợi dụng bất cứ thời gian nào có được trong hiện tại để tu tập, chuyển xoay nghiệp báo, vun trồng thiện căn và tích tập công đức. Trong tu tập, hành giả nên tu tập cả thân lẫn tâm. Thân tu tâm chẳng tu nghĩa là có một số người muốn có hình tướng tu hành bằng cách cạo tóc nhuộm áo để trở thành Tăng hay Ni, nhưng tâm không tìm cầu giác ngộ, mà chỉ cầu danh, cầu lợi, cầu tài, vân vân như thường tình thế tục. Tu hành theo kiểu nầy là hoàn toàn trái ngược với những lời giáo huấn của Đức Phật, và tốt hơn hết là nên tiếp tục sống đời cư sĩ tại gia. Phải thật tình mà nói, nếu bạn muốn gặt quả vị Phật, bạn phải gieo chủng tử Phật. Hình đẹp xấu thế nào, bóng hiện trong gương cũng như thế ấy, lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, biết được quả báo ba đời, làm lành được phước, làm dữ mang họa là chuyện đương nhiên. Người trí biết sửa đổi hình, kẻ dại luôn hờn với bóng. Trước cảnh nghịch cảnh thuận, người con Phật chơn thuần đều an nhiên tự tại, chứ không oán trời trách đất. Nếu chúng ta có thể làm được như vậy là chúng ta đang thật sự tu hành để chuyển nghiệp.
mục đích tối thượng của đạo Phậtgiác ngộgiải thoát, Đức Phật cũng dạy rằng tu là cội nguồn hạnh phúc, hết phiền não, hết khổ đau. Phật cũng là một con người như bao nhiêu con người khác, nhưng tại sao Ngài trở thành một bậc giác ngộ vĩ đại? Đức Phật chưa từng tuyên bố Ngài là thần thánh gì cả. Ngài chỉ nói rằng chúng sanh mọi loài đều có Phật tính hay hạt giống giác ngộ và sự giác ngộ ở trong tầm tay của mọi người, rồi nhờ rời bỏ ngai vị Thái Tử, của cải, và quyền lực để tu tập và tầm cầu chân lý mà Ngài đạt được giác ngộ. Phật tử chúng ta tu không phải mong cầu xin ân huệ, mà phải tu tập theo gương hạnh của Đức Phật, phải chuyển nghiệp xấu thành nghiệp lành hay không còn nghiệp nào nữa. Con người ở đời giàu cóthông minh, nghèo hèn và ngu dốt. Mỗi người mỗi khác, mỗi người một hoàn cảnh riêng biệt sai khác nhau. Phật tử tin rằng nguyên nhân chỉ vì mỗi người tạo nghiệp riêng biệt. Đây chính là luật nhân duyên hay nghiệp quả, và chính nghiệp tác độngchi phối tất cả. Chính nghiệp nơi thân khẩu ý tạo ra kết quả, hạnh phúc hay khổ đau, giàu hay nghèo. Nghiệp không có nghĩa là số phận hay định mệnh. Nếu tin vào số phận hay định mệnh thì sự tu tập đâu còn cần thiếtlợi ích gì? Nghiệp không cố định cũng không phải là không thay đổi được. Con người không thể để bị giam hãm trong bốn bức tường kiên cố của nghiệp. Ngược lại, con người có khả năng và nghị lực có thể làm thay đổi được nghiệp. Vận mệnh của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào hành động của chính chúng ta; nói cách khác, chúng ta chính là những nhà kiến trúc ngôi nhà nghiệp của chính chúng ta. Tu theo Phật là tự mình chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp là chẳng những phải bỏ mọi tật xấu của chính mình, mà cũng đừng quan tâm đến những hành động xấu của người khác. Chúng ta không thể nào đổ lỗi cho ai khác về những khổ đau và bất hạnh của chính mình. Chúng ta phải đối diện với cuộc sống chứ không bỏ chạy, vì có chỗ nào trên quả đất nầy là chỗ cho chúng ta chạy trốn nghiệp của mình đâu. Vì thế chúng ta phải chuyển nghiệp bằng cách tu tập các hạnh lành để mang lại hạnh phúc cho chính mình, hơn là cầu xin hoặc sám hối. Chuyển nghiệp là thường nhớ tới nghiệp, phải dùng trí tuệ để phân biệt thiện ác, lành dữ, tự dotrói buộc để tránh nghiệp ác, làm nghiệp lành, hay không tạo nghiệp nào cả. Chuyển nghiệp còn là thanh lọc tự tâm hơn là cầu nguyện, nghi lễ cúng kiến hay tự hành xác. Ngoài ra, chuyển nghiệp còn là chuyển cái tâm hẹp hòi ích kỷ thành cái tâm mến thương rộng lớn và thành tựu tâm từ bi bằng cách thương xót chúng sanh mọi loài. Nói cách khác, chuyển nghiệp là thành tựu tứ vô lượng tâm, đặc biệt là hai tâm từ và bi. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng trong đời nầy ai cũng phải một lần chết, hoặc sớm hoặc muộn; khi chết, không ai mang theo được bất cứ thứ gì của trần tục, chỉ có nghiệp lành hay nghiệp dữ do mình tạo ra sẽ phải theo mình như hình với bóng mà thôi. Như vậy, mục tiêu cấp thiết của chúng tatu tập để chuyển nghiệp.

Trước khi có thể tu hành để chuyển xoay nghiệp báo, hành giả phải cố đừng chối bỏ nhân quả để tạo thêm nghiệp. Nhờ đó hành giả tu hành chân chính sẽ không bị mê mờ vì nhân duyên, cũng không để đọa lạcnhân duyên. Theo Phật giáo, tu tập là đang làm thay đổi tiến trình và đường đi của nghiệp. Hành giả tu Phật nên luôn nhớ rằng mình có thể chuyển nghiệp qua tu tập thêm thiện nghiệp. Bên cạnh đó, người Phật tử nên luôn biết hổ thẹn với những lỗi lầm trong quá khứ để có thể chuyển nghiệp qua thanh tịnh hắc nghiệp của những lỗi lầm nầy. Đồng thời, tu tập sám hối tam nghiệp chẳng những là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà nội tâm chúng ta luôn được gội rửa; mà nó còn là một trong những cách chuyển nghiệp tốt nhất trong tu tập Phật giáo. Để xoay chuyển nghiệp báochấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống, Đức Phật khuyên tứ chúng nên: “Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý”. Trong Kinh A Hàm, Phật dạy: “Không làm những việc ác, chỉ làm những việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó lời chư Phật dạy.” Đối với hành giả tu Phật, thiểu dục là có ít dục lạc hay ít ham muốntri túcthường hay biết đủ. Đây chẳng những một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phá lưới tham dục, để đạt được sự thảnh thơi của thân tâmhoàn thành mục tiêu tối hậu của sự nghiệp tu tập; mà đây còn là phương cách chuyển nghiệp tốt nhất. Sau hết, hành giả chơn thuần nên luôn nhớ rằng chỉ có và chỉ có sự tu tập thật sự trong Phật giáo mới chắc chắn dẫn tới những chuyển xoay nghiệp báo mà thôi. Đức Như Lai đã giải thích rất rõ về sự chuyển xoay và triệt tiêu nghiệp chướng của Ngài để tiến tới quả vị Phật. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Cuộc hành trình chuyển xoay nghiệp chướng để đi từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, cả sách in lẫn sách trên mạng điện tử, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Tu Là Chuyển Nghiệp” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu tu hành chuyển nghiệp để có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.
 
                                                                                                Thiện Phúc
 
Preface
 
Some people believe that they should wait until after their retirement to cultivate because after retirement they will have more free time. Those people may not thoroughly understand the real meaning of the word “cultivation”, that is the reason why they want to wait until after retirement to cultivate. According to Buddhism, cultivation means to turn bad things into good things, or to improve your body and mind and the immediate goal is to change karmas and retributions. So, when can we turn bad things into good things, when can we improve our body and mind, or when can we change our karmas and retributions? Ancient virtues taught: “Do not wait until your are thirsty to dig a well, or don’t wait until the horse is on the edge of the cliff to draw in the reins for it’s too late; or don’t wait until the boat is in the middle of the river to patch the leaks for it’s too late, and so on”. Most of us have the same problem of waiting and delaying of doing things. If we wait until the water reaches our navel to jump, it’s too late, no way we can escape the drown if we don’t know how to swim. In the same way, at ordinary times, we don’t care about proper or improper acts, but wait until after retirement or near death to start caring about our actions, we may never have that chance. Sincere Buddhists, especially lay people, should always remember that impermanence and death never wait for anybody. So, take advantage of whatever time we have at the present time to cultivate, to change our karmas and retributions, to plant good roots and to accumulate merits and virtues. In cultivation, practitioners should cultivate both body and mind. Body cultivates but mind does not meaning, there are people who have the appearance of true cultivators by becoming a monk or nun, but their minds are not determined to find enlightenment but instead they yearn for fame, notoriety, wealth, etc just like everyone in the secular life. Thus, cultivating in this way is entirely contradictory to the Buddha’s teachings and one is better off remaining in the secular life and be a genuine lay Buddhist. Truly speaking, if you want to reap the  “Buddhahood,” you must sow the Buddha-seed. A mirror reflects beauty and ugliness as they are, the Buddha’s Teachings prevail forever, knowing that requital spans three generations, obviously good deeds cause good results, evil deeds causes evil results. The wise know that it is the object before the mirror that should be changed, while the dull and ignorant waste time and effort hating and resenting the image in the mirror. Encountering good or adverse circumstances, devoted Buddhists should always be peaceful, not resent the heaven nor hate the earth. If we can do as such, we are really cultivating to change the karmas.

Although the supreme goal of Buddhism is the supreme Enlightenment and liberation, the Buddha also taught that Buddhist practice is the source of happiness. It can lead to the end of human suffering and miseries. The Buddha was also a man like all other men, but why could he become a Great Enlightened One?  The Buddha never declared that He was a Deity. He only said that all living beings have a Buddha-Nature that is the seed of Enlightenment. He attained it by renouncing his princely position, wealth, prestige and power for the search of Truth that no one had found before.  As Buddhist followers, we practice Buddhist tenets, not for entreating favors but for for following the Buddha’s example by changing bad karmas to good ones or no karma at all. Since people are different from one another, some are rich and intelligent, some are poor and stupid. It can be said that this is due to their individual karma, each person has his own circumstances. Buddhists believe that we reap what we have sown. This is called the law of causality or karma, which is a process, action, energy or force. Karmas of deeds, words and thoughts all produce an effect, either happiness or miseries, wealth or poverty. Karma does not mean “determinism,” because if everything is predetermined, then there would be no free will and no moral or spiritual advancement. Karma is not fixed, but can be changed. It cannot shut us in its surroundings indefinitely. On the contrary, we all have the ability and energy to change it. Our fate depends entirely on our deeds; in other words, we are the architects of our karma. Cultivating in accordance with the Buddha’s Teachings means we change the karma of ourselves; changing our karmas by not only giving up our bad actions or misdeeds, but also forgiving offences directed against us by others. We cannot blame anyone else for our miseries and misfortunes. We have to face life as it is and not run away from it, because there is no place on earth to hide from karma. Performing good deeds is indispensable for our own happiness; there is no need of imploring favors from deities or simply showing repentance. Changing karma also means remembrance of karma and using wisdom to distinguish virtue from evil and freedom from constraint so that we are able to avoid evil deeds, to do meritorious deeds, or not to create any deeds at all. Changing karma also means to purify our minds rather than praying, performing rites, or torturing our bodies. In other words, changing karma also means to change your narrow-minded heart into a heart full of love and compassion and accomplish the four boundless hearts, especially the hearts of loving-kindness and compassion. True Buddhists should always remember that sooner or later everyone has to die once. After death, what can we bring with us? We cannot bring with us any worldly possessions; only our bad or good karma will follow us like a shadow of our own. Therefore, our pressing goal is to cultivate and practice to change the karmas.

Before being able to change karmas, practitioners must first try not to negate on cause and effect to create more karmas. Owing to this, real practitioners will not be unclear about cause and effect, not fall subject to cause and effect. According to Buddhism, cultivation means changing the process and the course of karmas. Buddhist practitioners should always remember that they can change karmas through cultivation of more good deeds. Besides, Buddhists should always feel a great sense of shame for the past errors in order to be able to change karmas through purification of negative karmas of these errors. At the same time, the cultivation of repentance on the three karmas of body-mouth-mind is not only one of the most entrances to the great enlightenment; for with it, the mind within is always stilled; cultivation of repentance on the three karmas of body-mouth-mind is also one of the best ways of changing karmas in Buddhist cultivation. In order to change karmas and retributions and to terminate the suffering and affliction in life, The Buddha advises his fourfold disciple: “Do no evil, to do only good, to purify the mind.” In the Agama Sutra, the Buddha taught: “Do not commit wrongs, devoutly practice all kinds of good, and purify the mind, that’s Buddhism” or “To do no evil, to do only good, to purify the will, is the doctrine of all Buddhas.” For Buddhist practitioners, being content with few desires means having few desires and knowing how to feel satisfied and being content with material conditions is not only one of the most effective ways to cut through the net of passions and desires, attain a peaceful state of body and mind and accomplish our supreme goal of cultivation; but this is also the best way of changing karmas. Last but not least, devout practitioners should always remember that only and only the real cultivation in Buddhism will surely lead to changes of karmas and retributions. The Buddha already explained very clearly on how He changed and eliminated His own karmas and hindrances in order to achieve Buddhahood. Now, it's our own responsibility to practice or not to practice. The journey leading to change and to eliminate karmas and hindrances in order to advance from human to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently, even with so many Buddhist books available in printing and online, I venture to compose this booklet titled “Cultivation Means to Change Karmas” in Vietnamese and English to spread basic teachings in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers in all different levels, especially Buddhist beginners. Hoping this little contribution will be beneficial those who wish to cultivate and practice to change karmas in order to achieve and to lead a life of peace, mindfulness and happiness.
 
                                                                                                Thiện Phúc
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2762)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.