Vai Trò Của Duyên Trong Tiến Trình Nhân Quả (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

23/01/20244:32 SA(Xem: 8561)
Vai Trò Của Duyên Trong Tiến Trình Nhân Quả (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC
VAI TRÒ CỦA DUYÊN
TRONG TIẾN TRÌNH NHÂN QUẢ

ROLES OF PRATYAYA IN THE PROCESS OF CAUSES & EFFECTS
vai tro cua duyen trong tien trinh nhan quaPDF icon (4)VAI TRÒ CỦA DUYÊN TRONG TIẾN TRÌNH NHÂN QUẢ 


Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục

Table of Content

Mục Lục—Table of Content 

Lời Đầu Sách—Preface  

Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Vai Trò Của Nhân Quả Trong Tu Tập Phật Giáo—Summaries of Roles of Causes & Effects In Buddhist Cultivation

Chương Một—Chapter One: Nhân Quả Theo Quan Điểm Phật Giáo—Cause and Effect in Buddhist Point of View 

Chương Hai—Chapter Two: Đạo Phật Khác Với Các Tôn Giáo Khác Ở Giáo Lý Cốt Lõi Về Nhân-Duyên-Quả—Buddhism Is Different From Other Regilions on the Core Teachings of Causes & Conditions &Effects

Chương Ba—Chapter Three: Mọi Hiện Tượng Đều Được Sinh Ra Và Biến Dịch Do Bởi Luật Nhân Quả—All Phenomena Are Produced and Annihilated By the Law of Causation

Chương Bốn—Chapter Four: Dây Chuyền Nhân-Duyên-Quả Theo Giáo Thuyết Nhà Phật—The Chain of Causes-Conditions-Effects in Buddhism

Chương Năm—Chapter Five: Vai Trò Quan Trọng Của Nhân-Duyên-Quả Trong Việc Tu Hành Theo Đạo Phật—Important Roles of Cause-Condition-Effect in Buddhist Cultivation

Phần Hai—Part Two: Sơ Lược Về Duyên Và Vai Trò Của Duyên Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—Summaries of Pratyayas & Their Roles In Buddhist Teachings 

Chương Sáu—Chapter Six: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Duyên—An Overview and Meanings of Conditions

Chương Bảy—Chapter Seven: Vai Trò Của Các Loại Duyên Khác Nhau Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—Different Kinds of  Pratyaya That Play Different Roles In the Process of Cause-Condition-Effect

Chương Tám—Chapter Eight: Vai Trò Của Bốn Loại Trợ Duyên Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—Roles of Four Kinds of Sub-Causes In the Process of  Cause-Condition-Effect

Chương Chín—ChapterNine: Từ Đâu Mà Có Duyên Khởi?—From Where Does Causation Arise? 

Chương Mười—Chapter Ten: Thuyết Duyên Khởi Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—The Theory of Dependent Arising In Buddhist Teachings 

Chương Mười Một—Chapter Eleven: Pháp Duyên Khởi—The Dependent Arising Dharma    

Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Bốn Loại Duyên Khởi—Four Principal Uses of Conditional Causation  

Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Mười Pháp Môn Duyên Khởi Huyền Diệu—Ten Theories That Independently Cause the Manifestation of the Ideal World

Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Trùng Trùng Duyên Khởi—Interbeing Endlessly Interwoven 

Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Mười Lý Do Vạn Hữu Hòa Điệu Trong Pháp Giới Duyên Khởi—Ten Reasons that All Things in the Real World Ought To Have Harmony among Themselves

Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Duyên: Chiếc Cầu Nối Liền Từ Nhân Đi Đến Quả—External Conditions: A Bridge Connecting Causes & Effects 

Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Ngoại Duyên Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—External States or Objects Play an Important Role in the Process of Cause-Condition-Effect

Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Ngoại Duyên Không Thể Tách Rời Khỏi Tâm Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—External Conditions Cannot Be Separated From the Mind In the Process of Cause-Condition-Effect

Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Ngoại Duyên-Căn-Thức Ảnh Hưởng Trên Thất Tình Lục Dục—External Conditions-Organs-Consciousnesses Impact on Seven Emotions and Six Desires

Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Ngoại Duyên-Căn-Thức Ảnh Hưởng Trên Năm Uẩn—External Conditions-Sense Organs-Consciounsses Impact On the Five Aggregates                     

Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Nội Duyên Đóng Vai Trò Đáng Kể Trong Tiến Trình Nhân-Duyên-Quả—Internal Realms Play a Considerable Role in the Process of Cause-Condition-Effect 

Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tâm: Người Họa Sĩ Kỳ Tài Vẽ Ra Mọi Thứ Trên Đời Từ Nội Cảnh Đến Ngoại Duyên—Mind: A Skilful Painter Who Creates Pictures of Various World From Internal to External Environments

Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Hành Giả Nên Làm Người Quan Sát Vô Tư Chứ Không Nên Chạy Theo Ngoại Duyên—Practitioners Should Be An Objective Observer And Should Not to Run After External Conditions

Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Mười Hai Nhân Duyên—The Twelve Links of Dependent Origination

Phần Ba: Phụ Lục—Part Three: Appendices

Phụ Lục A—Appendix A: Cảnh Giới—Spheres 

Phụ Lục B—Appendix B: Mười Tám Cảnh Giới—Eighteen Realms 

Phụ Lục C—Appendix C: Nghịch Duyên & Đau Khổ—Adverse Conditions & Sufferings

Phụ Lục D—Appendix D: Ngoại Cảnh Hay Nội Tâm?—External World or Inner Mind?  

Phụ Lục F—Appendix F: Muôn Sự Theo Duyên Mà Tồn Tại—Myriad Things Exist in Accordance With Conditions

Phụ Lục G—Appendix G: Phân Biệt  Ma Cảnh—Distinguishing  of Demonic Realms    

Phụ Lục H—Appendix H: Tu Là Chuyển Nghiệp—Cultivation Means Changing the Karma

Phụ Lục J—Appendix J: Nghiệp Cảm Nghiệp Duyên Khiến Chúng Sanh Gây Tội Phải Đọa Vào Địa Ngục Vô Gián—The Influence of Karma and Karma-Causes Cause Sentient Beings Fall Into the Uninterrupted Hell

Phụ Lục K—Appendix K: Từ Bỏ Phương Tiện Sống Hay Từ Bỏ Lạc Thú?—Rejection of Means of Life or Rejection of Pleasures?

Phụ Lục L—Appendix L: Bên Ngoài Ngưng Các Duyên, Bên Trong Dứt Các Vọng, Thong Dong Đi Vào Kẻ Chợ—Outwardly, Stop All Involvement; Inwardly, Stop All Fabrication, One Is Able to Function in the World With a Changed Perspective

Phụ Lục M—Appendix M: Chớ Quán Tịnh, Chớ Để Tâm Không, Không Nên Thủ Xả, Chỉ Nên Tùy Duyên—Not to Contemplate Stillness, Not to Grasp or Reject, Let Go Well in Harmony with Circumstances

Phụ Lục N—Appendix N: Bốn Quan Điểm Của Nhân Quả—Four Views of Causality  

Phụ Lục O—Appendix O: Buông Bỏ Sáu Căn, Sáu Trần và Sáu Thức Để Được Thoát Ly Sanh Tử—To Abandon Six Objects of Sense, Six Organs of Sense, and Six Consciousnesses In Order To Be Released From the Bondage of Birth-and-Death                                                              

Phụ Lục P—Appendix P: Bốn Nhân Duyên—Four Causations (Hetupratyaya)

Phụ Lục Q—Appendix Q: Quán Chiếu Mười Hai Nhân Duyên—Contemplation on the Twelve Links of  “Cause and Effect”

Phụ Lục R—Appendix R: Quán Sát Nhân Duyên Trần Thế!—Look at the Temporal Causation!  

Phụ Lục S—Appendix S: Sắc Là Bọt Biển, Thọ Như Bọt Nước, Tưởng Là Ảo Ảnh, Hành Như Cây Chuối, Thức Là Ảo Tưởng—Matter Is a Heap of Foam, Feeling a Bubble, Perception a Mirage, Mental Formations a Banana Tree and Consciousness an Illusion

Phụ Lục T—Appendix T: Kiếp Sống Nầy Và Sau Khi Chết—This Life and After Death

Phụ Lục U—Appendix U: Bước Vào Dòng Suối Giải Thoát Ngay Trong Kiếp Nầy—Entering the Stream of Liberation In This Very Life

 

Tài Liệu Tham Khảo—References

 

LỜI ĐẦU SÁCH

 

Trong giáo thuyết nhà Phật, Duyên là những hoàn cảnh bên ngoài. Nếu đạo lực yếu thì chúng ta có thể bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn; tuy nhiên nếu đạo lực cao thì không có thứ gì có thể lôi cuốn mình được, như lời của Lục Tổ Huệ Năng: “không phải phướn động, cũng không phải gió động, mà chính tâm mình động.” Như vâng giữ đúng theo lời tổ dạy, thì không có duyên nào có thể làm phân bón cho kiếp luân hồi được. Có thể nghiệp đời trước hay đời nầy chúng ta đã từng lăn trôi tạo nghiệp. Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Thanh Từ, một thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại đã khẳng định: “Tu là chuyển nghiệp.” Như vậy nhân tạo nghiệp của bất cứ đời nào, đều có thể chuyển được. Phật tử chơn thuần phải cố gắng dụng công tu hành sao cho không tạo thêm nhân mới. Cổ đức dạy: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Dù hãy còn là phàm phu, chúng ta nên biết sợ nhơn để không hái quả. Phật dạy tâm yên cảnh lặng. Như vậy, sự quyết định trong tâm cũng là sự quyết định Phật quả trong tương lai. Từ Bắc Phạn “Hetupratyaya” nghĩa là nhân gây ra do hoàn cảnh bên ngoài, là nguyên nhân hay nguyên nhân tính hay tính nhân duyên. Hetu và Pratyaya thực ra đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, hetu được xem là một nhân tố thâm sâuhiệu quả hơn Pratyaya. Cảnh đối đãi với tâm thức (pháp tâm và sở tâm là năng duyên, cảnh là sở duyên). Đây cũng chính là phương tiện nhân (chẳng hạn như nước và đất làm phương tiện cho hạt giống nẩy mầm). Nhân phụ, hoàn cảnh hay điều kiện bên ngoài, đối lại với nhân chính hay chủng tử. Nhân (Hetu) là hạt, trong khi duyên (Pratyaya) là đất, mưa, nắng, vân vân. Duyên cũng có nghĩa là những trợ duyên hay duyên phát triển do những điều kiện bên ngoài (tất cả gốc thiện, công đức giúp đở cho cái nhân, làm nảy sinh cái tính của cái nhân chân chính). Những trợ duyên hay sự phát triển bên ngoài giúp phát triển Phật tánh, đối lại với Chính Nhân Phật Tánh hay chân như hay Phật tánh tự nó. Tất cả các pháp hữu vi đều do duyên hay điều kiện mà sanh ra (lấy quả mà gọi tên). Cái tâm duyên (nương) theo sự tướng, đối lại với duyên lý (tin vào sự tướng nhân quả báo ứngduyên sự; tin vào diệu lý của pháp tính phi nhân phi quả là duyên lý); như thiền quán về hóa thânbáo thân đối lại với pháp thân. Theo Kinh Lăng GiàCâu Xá Tông trong A Tỳ Đàm Luận, có bốn trợ duyên trong luật Nhân Quả. Thứ nhất là Nhân Duyên, hoạt động như một căn nhân, không có sự phân biệt nào giữa căn nhân và trợ duyên, thí dụ nước và gió tạo ra sóng. Thứ nhì là Thứ Đệ Duyên, loại duyên diễn ra trong trật tự, cái nầy tiếp theo cái kia, những hậu quả đến trực tiếp và bình đẳng sau những nhân trước, như những làn sóng nầy kế tiếp theo những làn sóng khác. Thứ ba là Sở Duyên Duyên, loại duyên có một đối tượng hay môi trường khi một nguyên nhân diễn ra, thí dụ những làn sóng được tạo ra do ao, hồ, sông, biển hay tàu bè. Thứ tư là Tăng Thượng Duyên, là loại duyên mà nguyên nhânquyền năng nhất trong việc đưa những nguyên nhân tồn tại đến chỗ cực thành (trổ quả nhanh nhất); thí dụ, làn sóng cuối cùng làm lật đổ con thuyền trong một cơn bão. Tăng thượng duyên và năng tác duyên là hai nguyên nhân quan trọng nhất. Năng tác nhân tự nó là tăng thượng duyên.

Cũng theo giáo thuyết nhà Phật, vạn sự vạn vật hay các pháp hữu vi đều từ duyên mà khởi lên, chứ không có tự tánh. Nhân loại và các loài hữu tình đều tự tạo, hoặc chủ động hoặc thụ động. Vũ trụ không phải là quy tâm độc nhất; nó là môi trường cọng sinh của vạn hữu. Phật giáo không tin rằng vạn hữu đến từ một nguyên nhân độc nhất, nhưng cho rằng mọi vật nhất định phải được tạo thành ít nhất là hai nguyên nhân. Những sáng hóa hay biến thành của các nguyên nhân đi trước nối tiếp trong liên tục thời gian, quá khứ, hiện tạivị lai, như một chuỗi dây xích. Chuỗi xích nầy được chia thành 12 bộ phận, gọi là 12 khoen nhân duyên vì mỗi bộ phận liên quan nhau với công thức như sau “Cái nầy có nên cái kia có; cái nầy sinh nên cái kia sinh. Cái nầy không nên cái kia không; cái nầy diệt nên cái kia diệt.” Theo giáo lý nhà Phật, nếu pháp quán tâm chính từ tâm này sinh khởi một cách tự nhiên, thì nhân duyên không cần thiết. Tâm có mặt do nhân và duyên. Tâm khôngnăng lực tự phát sinh một cách tự nhiên. Tâm không thể phát sinh một cách tự nhiên, nhưng duyên cũng không thể tự phát sinh một cách tự nhiên. Nếu như tâm và duyên, mỗi cái đều thiếu tự tánh, làm thế nào lại là một thực tại khi gặp gỡ nhau? Khó mà nói về tự tánh hoặc nói về sự sinh khởi khi cả hai gặp nhau; khi cách ly thì chúng hoàn toàn không sinh khởi. Bây giờ, nếu một cái sinh khởi thiếu tự tánh, làm cách nào người ta có thể nói đến một trăm cảnh giới hay một ngàn như thị như là có tự tánh? Bởi vì tâm khôngtự tánh, vì vậy bất cứ những gì từ tâm sinh cũng là không.

Lý nhân duyên, một trong những giáo thuyết thâm sâu trong Phật giáo, chỉ ra cho chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng của Duyên trong tiến trình nhân quả. Ai trong chúng ta cũng đều biết nhân là gì và duyên là gì. Tuy nhiên, theo Đức Phật, lý Nhân Duyên rất thâm sâu. Nhiều người tin rằng lý nhân duyên là một trong những chủ đề khó nhất trong Phật giáo. Thật vậy, có lần ngài A Nan cho rằng mặc dầu lý nhân duyên có vẻ khó khăn, nhưng giáo thuyết nầy thật ra đơn giản; và Đức Phật đã quở A Nan rằng giáo lý nhân duyên rất thâm sâu chớ không đơn giản đâu. Tuy nhiên, giáo lý nhân duyên trong đạo Phật rất rõ ràngdễ hiểu. Nhân đó Đức Phật đã đưa ra hai thí dụ cho đại chúng. Trước hết là thí dụ về ngọn đèn, Ngài nói ngọn lửa của ngọn đèn dầu cháy được là do dầu và tim đèn. Nghĩa là khi có dầu và tim đèn thì ngọn lửa của đèn cháy. Nếu không có hai thứ đó thì đèn tắt. Bên cạnh đó, yếu tố gió cũng quan trọng, nếu gió lớn quá thì ngọn đèn dầu không thể tiếp tục cháy được. Thí dụ thứ hai về một cái mầm cây. Mầm cây nẩy nở không chỉ tùy theo hột giống, mà còn tùy thuộc vào đất, nước, không khí và ánh sáng mặt trời nữa. Như vậy, không một hiện tượng nào lại không tác dụng đến lý nhân duyên. Tất cả mọi hiện tượng không thể phát sanh nếu không có một nhân và một hoặc nhiều duyên. Mọi vật trong thế giới hiện tượng, duyên khởi duyên sanh, là sự phối hợp của những nguyên nhânđiều kiện khác nhau (bởi Thập Nhị nhân duyên). Chúng hiện hữu tương đối và không có thực thể. Đức Phật thường bày tỏ rằng Ngài giác ngộ bằng một trong hai cách, hoặc hiểu rõ Tứ Diệu Đế, hay am tường Lý Nhân Duyên. Ngược lại Ngài nhấn mạnh muốn đạt được giác ngộ người ta phải hiểu rõ những chân lý ấy.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Vai Trò Của Duyên Trong Tiến Trình Nhân Quả” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời dạy quí báu của đức Phật về Duyên, chiếc cầu nối giữa Nhân và Quả. Nếu chúng ta thật sự muốn tu tập để tự giải thoát mình, chúng ta sẽ từ chối không bước lên chiếc cầu nầy. Như vậy, cho dù Nhân có lớn thế mấy mà không có sự kích hoạt của Duyên thì sẽ không có cái Quả nào được thành lập cả. Chúng ta hãy thử cố gắng tu tập những lời Phật dạy về “Vai Trò Của Duyên Trong Tiến Trình Nhân Quả” rồi chúng ta sẽ thấy rằng trải nghiệm được việc thoát ly khổ đau phiền não để có được sự yên bình, tỉnh thức, và hạnh phúc không có nghĩa là chúng ta phải đi vào một nơi thâm sâu cùng cốc, nơi không có sự hiện diện của rắc rối hay không có những công việc nặng nhọc. Kỳ thật, sự yên bình thật sự hiện diện giữa những thứ vừa kể trên mà chúng ta vẫn có sự yên tĩnh nơi nội tâm mình. Cuộc hành trình từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Vai Trò Của Duyên Trong Tiến Trình Nhân Quả” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhhạnh phúc.

 

                                                                                                     Thiện Phúc

Preface

 

In Buddhist teachings, Conditions are external circumstances. If our cultivation power is weak, we can be attracted by external conditions; however, if our cultivation power is strong, no external environments can attract us. The sixth patriarch told the monks in Kuang Chou that: “It is not the wind moving, and it is not the flag moving, it is our mind moving.” So if we follow the teachings of the sixth patriarch, no external environments can be fertilizers to our cycle of births and deaths. We may have been up and down in the samsara because of our previous or present karma. However, Most Venerable Thích Thanh Töø, a famous Zen Master in recent Vietnamese Buddhist history confirmed that: “Cultivation means transformation of karma.” Therefore, no matter what kind of karma, from previous or present, can be transformed. Sincere Buddhists must try to zealously cultivate so that we establish no causes. Ancient sages always reminded that “Bodhisattvas fear causes, ordinary people fear results.”  Even though we are still ordinary people, try to know to fear “causes” so that we don’t have to reap “results.” The Buddha taught: “When the mind is still, all realms are calm.” Therefore, the issue of certainty is a determination of our future Buddhahood. Sanskrit term “Hetupratyaya” means a concurrent or environment cause, or causation or causality. Hetu and pratyaya are really synonymous; however, hetu is regarded as a more intimate and efficient agency of causation than a Pratyaya. Secondary cause, upon which something rests or depends, hence objects of perception; that which is the environmental or contributory cause; attendant circumstances. This is also the adaptive cause (water and soil help the seed growing). The circumstantial, conditioning, or secondary cause, in contrast with the Hetu, the direct or fundamental cause. Hetu is the seed, Pratyaya is the soil, rain, sunshine, etc. A Condition also means a contributory or developing cause, i.e. development of the fundamental Buddha-nature; as compared with direct or true cause. Contributory or developing cause of all undergoing development of the Buddha-nature, in contrast with the Buddha-nature or Bhutatathata itself. All things are produced by causal conditions (or conditional causation which are name by the effects, or following from anything as necessary result). To lay hold of, or study things or phenomena, in contrast to principles or noumena; or meditation on the Buddha’s nirmanakaya, and sambhogakaya, in contrast with the dharmakaya. People think that external conditions or circumstances which stir or tempt one to do evil. As a matter of fact, problems and dissatisfaction do not develop because of external conditions, but from our own mind. If we don’t have internal peace, nothing from outside can bring us happiness. The condition in which the five internal senses attach to the five external objects. According to the Lankavatara Sutra and the Kosa School in the Abhidharma, there are four sub-causes in the theory of Causal Relation. First, Hetu-pratyaya or the cause sub-cause which acts as chief cause (hetu-pratyaya), there being no distinction between the chief cause and the secondary cause, i.e., the water and the wind cause a wave. Second, Samanantra-pratyaya or the immediate sub-cause which is occuring in order, one after another, consequences coming immediately and equally after antecedents, as waves following one after another. Third, Alambana-pratyaya or the objective sub-cause which has an object or environment as a concurring cause, as waves are conditioned by a basin, a pond, a river, the sea, or a boat. Fourth, Adhipati-pratyaya or the upheaving sub-cause which is the most powerful one to bring all the abiding causes to a culmination, as the last wave that upsets a boat in a storm. Among these four causes, the cause sub-cause and the upheaving cause are the most important ones. The active cause is itself the upheaving sub-cause.

Also according to Buddhist teachings, everything arises from conditions and not being spontaneous and self-contained has no separate and independent nature. Human beings and all living things are self-created or self-creating. The universe is not homocentric; it is a co-creation of all beings. Buddhism does not believe that all things came from one cause, but holds that everything is inevitably created out of more than two causes. The creations or becomings of the antecedent causes continue in time-series, past, present and future, like a chain. This chain is divided into twelve divisions and is called the Twelve Divisioned Cycle of Causation and Becomings. Since these divisions are interdependent, the process is called Dependent Production or Chain of causation. The formula of this theory is as follows: From the existence of this, that becomes; from the happening of this, that happens. From the non-existence of this that does not become; from the non-happening of this, that does not happen. According to Buddhist teachings, if the contemplation of the mind arose spontaneously from the mind itself, then causes and conditions are not necessary. The mind exists due to causes and conditions. The mind has no power to arise spontaneously on its own. The mind has no power to arise spontaneously, but neither do conditions arise spontaneously. If the mind and conditions each lack substantial being, how can they have being when they are joined together? It is difficult to speak of substantial being, or of them arising when they are joined together; when they are separate they do not arise at all. Now, if just one arising is lacking in substantial being, how can one speak of the hundred realms and the thousand suchlike characteristics as having substantial being? Since the mind is empty of substantial being, therefore all things which arise dependent on the mind are empty.

The Theory of Causation, one of the most profound theories in Buddhism, clearly shows us important roles of pratyaya in the process of causes and effects. We all know what dependent means, and what origination or arising means. However, according to the Buddha, the theory of independent origination was very deep. Many people believe that the theory of indepedent origination is one of the most difficult subjects in Buddhism. As a matter of fact, on one occasion Ananda remarked that despite its apparent difficulty, the teaching of indepedent origination was actually quite simple; and the Buddha rebuked Ananda saying that in fact the teaching of independent origination was very deep, not that simple. However, the theory of independent origination in Buddhism is very clear and easy to understand. The Buddha gave two examples to make it clear for the Assembly. The Buddha has said the flame in an oil lamp burns dependent upon the oil and the wick. When the oil and the wick are present, the flame in an oil lamp burns. Besides, the wind factor is also important, if the wind blows strongly, the oil lamp cannot continue to burn. The second example on the sprout. The sprout is not only dependent on the seed, but also dependent on earth, water, air and sunlight. Therefore, there is no existing phenomenon that is not effect of dependent origination. All these phenomena cannot arise without a cause and one or more conditions. All things in the phenomenal world are brought into being by the combination of various cause and conditions (Twelve links of Dependent Origination), they are relative and without substantially or self-entity. The Buddha always expressed that his experience of enlightenment in one of two ways: either in terms of having understood the Four Noble Truths, or in terms of having understood interindependent origination. Conversely, He often said that, in order to attain enlightenment, one has to understand the meaning of these truths.

This little book titled “Roles of Pratyaya in the Process of Causes & Effects” is not a profound philosiphical study of Buddhism, but a book that simply points out the Buddha's precious teachings on “Pratyaya”, a bridge that connects Causes and Effects. If we really want to cultivate to liberate ourselves, we will refuse to step on this bridge. Therefore, no matter how great the causes are, without the stimulation from the Pratyaya, no effects would be formed at all. Let's try to practice these teachings of the Buddha, then we will see that to experience the escape of sufferings and afflictions in order to have peace, mindfulness and happiness does not mean that we have to go to remote forests or mountains, where there exists no trouble, or no hard work. As a matter of fact, peace is really to be in the midst of those things and still be calm in our heart. The journey from man to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Roles of Pratyaya in the Process of Causes & Effects” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.

                                                                                                     Thiện Phúc



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2763)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.