Chùa Tiêu Sơn, Những Bí Ẩn Và Phát Hiện Kỳ Thú

12/06/201112:00 SA(Xem: 46181)
Chùa Tiêu Sơn, Những Bí Ẩn Và Phát Hiện Kỳ Thú

CHÙA TIÊU SƠN
Những Bí Ẩn và Phát Hiện Kỳ Thú



blank
Nhục thân thiền sư
sau khi tu sửa 

Gần bảy tháng sau khi được rước ra khỏi ngôi tháp cổ ngày 26-9, pho tượng di thể của thiền sư Như Trí đã được tu bổ, khôi phục xong. Nhưng chung quanh pho tượng táng (viên tịch nhưng thân xác không phân hủy) cực kỳ quý giá thứ tư được tìm thấyViệt Nam, vẫn còn rất nhiều bí ẩn.

Phát hiện đã... 60 năm

Ngày 5-3-2004, trước sự chứng kiến của hàng trăm nhà sư, phật tửđại diện chính quyền địa phương, ngôi tháp cổ đã được khai mở. Và nhục thân Thiền sư Như Trí trong tư thế ngồi kiết già được rước ra, bị hư hỏng nặng: tay rụng, mắt trái thủng, toàn thân nứt nẻ. Nơi cất giữ tượng ẩm thấp, nước vẫn tiếp tục nhỏ xuống từ các mạch vữa lở lói. Trên tháp có tấm bia nhỏ ghi: Đây là "Viên Tuệ tháp" được đệ tử nối pháp của ngài là Tính Phong (cùng hàng môn nhân) dựng vào mùa xuân năm 1723 đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái thứ tư. Như vậy pho tượng và ngôi cổ tháp đã có ít nhất 281 năm tuổi.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên pho tượng được phát hiện. Theo nhà sư Đàm Chính trụ trì chùa Tiêu Sơn cách đây hơn 60 năm, đã có một người nhìn thấy hình pho tượng và lấy que chọc thủng mắt trái. Sau đó, lỗ hổng trên tháp được nhà chùa bít lại nhưng không ai nghĩ đó là di thể thật của một thiền sư.

Nhiều năm sau, dư luận được dịp sửng sốt vì sự phát hiện ra ba pho tượng táng của Thiền sư Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Khắc Trường ở Chùa Đậu, thiền sư Chuyết Tuyết ở chùa Phật Tích, nhưng vẫn không ai để ý đến câu chuyện pho tượng ở Tiêu Sơn tự, dù đây là ngôi chùa có lịch sử 1.000 năm, đã từng là Trung tâm thuyết giảngđào tạo về Phật giáo lớn nhất Việt Nam, dưới thời quốc sưVạn Hạnh và một số đệ tử nối pháp trụ trì.

Mãi đến năm 1995, khi các nhà lãnh đạo thiền phái Trúc Lâm có dịp về thăm chốn Tổ Tiêu Sơn, sự việc này được xới lại và chín năm sau, tháng 3-2004, pho tượng mới được rước ra khỏi tháp.

Kỳ công độc nhất vô nhị 
 

blank

GS Nguyễn Lân Cường
và các chuyên gia phục chế 
Dự án tôn tạo, tu bổ tượng được PGS.TS Nguyễn Lân Cường, họa sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, với sự tham gia của Viện 69 Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam... thực hiện trong bốn tháng.

Trong suốt quá trình đó, những nghiên cứu di cốt đã cho kết luận: Thiền sư Như Trí là một người đàn ông, cao xấp xỉ 1,65m, viên tịch trong độ tuổi từ 45 - 50.

Một vị chức sắc Phật giáo cho rằng ở cái tuổi đó mà thiền sư Như Trí đã luyện được cách khiến di thể bất hoại là một kỳ công độc nhất vô nhị.

Qua vị trí sắp xếp các xương; qua phương pháp phân tích phổ hồng ngoại, các nhà khoa học cũng nhận thấy: Thiền sư được phủ sơn ta (sơn mài truyền thống) và các phụ gia khác ngay sau khi viên tịch.

Một trong những phát hiện kỳ thú nhất là trong bụng nhục thân có một khối to hợp chất bằng quả bưởi . Hợp chất này, sau khi phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, có thể khẳng định: đây là các chất vô cơ có cấu trúc tinh thể, và nó là các chất còn lại của phần phủ tạng trong bụng thiền sư

Như vậy đây cũng là pho tượng táng cả ngũ tạng, đặc biệt hơn các xác ướp Ai Cập (để bảo vệ di thể không hư hoại, người Ai Cập phải mổ bụng, đưa hết lục phủ ngũ tạng, óc ra ngoài).

Việc chụp phim X - quang pho tượng đã cho thấy nhiều điều hết sức mới mẻ: Sau khi bồi lớp thứ nhất, người xưa đã đặt một tấm đồng lớn trên lưng (chiều dài 65cm, rộng 15cm) và một tấm đồng trên ngực (rộng 22cm) thiền sư, rồi mới bồi thêm lớp nữa. Ngang và dọc trên đầu, cổ và bắp tay là những dải băng bằng đồng có các kích thước khác nhau từ 4 - 21mm. 

Các nhà khoa học tuyên bố đây là hiện tượng lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam . Những tấm đồng này có khả năng giúp cho tư thế ngồi của thiền sư vươn thẳng, tránh bị cúi gập xuống ở phần cổ, lưng và có thể bảo vệ hộp sọ.

Từ các phát hiện trên, chứng tỏ phương thức táng tượng của Việt Nam rất độc đáo và đạt trình độ rất cao. Phương thức táng này cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc với tên gọi "giáp trữ tất".

Công việc trùng tu sở dĩ kéo dài hơn dự kiến là vì pho tượng hư hại quá nặng và tính chất táng có nhiều điểm mới mẻ. 

Đầu tiên, các nhà khoa học tiến hành phải tiến hành diệt khuẩn, nấm mốc và côn trùng. Sau đó quy trình được bảo đảm nghiêm ngặt: bọc vải, bó, hom, lót, thí... với 13 lớp sơn và thếp bạc.

Tu bổ hoàn thành, pho tượng nặng 34kg, chiều cao tư thế ngồi 78,5cm, được đặt trong một khám sơn son thếp vàng có hộp kính kín dày 10mm (do nhà máy kính Đáp Cầu đúc) chứa đầy khí ni tơ để bảo vệ, đặt ở nhà Tổ chùa Tiêu Sơn

Một phiên bản khác của tượng được làm bằng composite và 10 lớp sơn, vải, mạt cưa nặng 55,5kg đặt trong thân ngôi tháp cổ để du kháchphật tử chiêm bái

Các bậc chân tucông năng đặc dị

Theo nhà Phật, người chết mà để lại những phần không bị tiêu huỷ sau khi hỏa táng thì gọi là xá lợi như cái lưỡi của ngài Duy Ma Cật, một vị thuyết pháp thời Đức Phật, hay như quả tim của ngài Thích Quảng Đức. Theo truyền thuyết, Đức Phật sau khi tịch cũng để lại xá lợi là những viên ngọc ngũ sắc, ngay cả cho vào nhiệt độ rất cao cũng không thiêu huỷ được. Còn như ngài Như Trí là toàn thân xá lợi.

Nếu là những bậc chân tu, sau khi luyện được tâm thanh tịnh thì họ đạt được ngũ thông hoặc lục thông (công năng đặc dị): "Thiên nhĩ thông" tai có thể nghe được âm thanh nhỏ hoặc từ rất xa; "Thiên nhãn thông" mắt cũng nhìn được xa và vật cực nhỏ (Trong Kinh có ghi Đức Phật "thấy" được ngoài trái đất còn có hằng hà sa số tinh tú, "thấy" được trong nước có bát vạn tứ thiên trùng: vi trùng, vi khuẩn); "Tha tâm thông" đọc được tâm địa người khác... Nhiều sách nhà Phật cũng đã ghi lại khả năng thần thông của nhiều thiền sư như Nguyện Minh Không, Từ Đạo Hạnh do tu luyện mà thành.

Nhưng cái gốc của Phật giáo không phải là để đạt được ngũ thông, lục thông mà là để chuyển hóa cái tham, sân, si trong con người mình đến chỗ an nhiên thanh tịnh. Với nhà Phật thì việc tu hành là không có mục đích đạt đến và đối tượng đạt đến: dù mắt thấy sắc, mũi thấy mùi, tai nghe rõ... nhưng trong tâm không nảy sinh bất kỳ một ý niệm nào ưa thích hay ghét bỏ, phiền não. Nếu tu được đến mức độ như vậy thì thời gian quá khứ, hiện tại sẽ không còn ngăn cách nữa, và nhà tu hành có thể lưu và dung được trí tuệ quá khứ cũng như đoán định được tương lai.

Hòa thượng Thích Thanh Từ, đang ở tại thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, cũng đã đi được hai phần ba chặng đường nhập thất ba năm để tĩnh tu. Mục đích của việc nhập thất là để nêu gương cho đệ tử tu hành và chuẩn bị cho mình có thêm đạo lực, làm chủ được thân tâm (tâm không bấn loạn) trước khi ra đi, đồng thời cũng biết được ngày giờ ra đi. Nhập thất là suốt ngày trở về sống với nội tâm thanh tịnh của mình, không suy nghĩ và làm việc gì khác (không xem báo, không đọc kinh, không nghe đài, coi ti vi... ăn uống có người đem đến, ăn xong có người đem đi). Thiền sư Như Trí cũng đã thực hiện một dạng nhập thất nên ra đi hoàn toàn siêu thoát.

Theo Gia đìnhXã hội - ND

 


Tu bổ tượng táng thiền sư viên tịch gần 300 năm

 

TT (Bắc Ninh) - Di hài thiền sư Như Trí, hiệu là Tính Không, từng trụ trì tại chùa Tiêu (nay thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) cách đây gần 300 năm (vào thời Hậu Lê) vừa được đưa ra tu bổ.

Theo các vị tăng ni trong vùng, di hài thiền sư Như Trí vốn được đặt trong một tòa tháp rộng, có ghi lại tên hiệu và năm mất (cách nay 283 năm) của thiền sư. Di hài thiền sư Như Trí là tượng táng (viên tịch trong tư thế ngồi thiền) thứ ba được tìm thấy ở VN (hai tượng táng trước là của hai thiền sư đặt tại chùa Đậu, tỉnh Hà Tây, vừa được tu bổ năm 2003). 

So với hai pho tượng ở chùa Đậu, tượng thiền sư Như Trí hư hỏng nặng hơn: hai cánh tay gãy rời, các ngón tay gãy, cẳng chân gãy, mặt bị lủng một lỗ lớn sát sống mũi, toàn thân có nấm mốc...

L.ANH
 

 


Những bí ẩn thú vị về chùa Tiêu 
và pho tượng táng vừa được tìm thấy
 

 
blank

Mặt tiền ở chùa Tiêu 
Chùa Tiêu, nơi tìm thấy pho tượng táng gần 300 tuổi vừa qua là một danh thắng nổi tiếng, đồng thờitrung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. Chung quanh ngôi chùa nổi tiếng và pho tượng độc đáo này có nhiều bí ẩn thú vị, có giá trị đối với việc nghiên cứu khảo cổ.

Câu chuyện của 60 năm trước

Sư Đàm Chính trụ trì Tiêu Sơn tự và một số người có tuổi ở quanh vùng kể rằng: Khoảng 60 năm trước đã biết đến sự tồn tại của pho tượng táng vô cùng quý giá này.
Chuyện bắt đầu từ một người lính nghịch ngợmliều lĩnh, một hôm vào chùa, đi tha thẩn cạnh ngôi tháp cổ (nơi táng hài cốt của các vị sư trụ trì chùa), gạch vữa đã bị mưa nắng thời gian làm long lở một góc. Tò mò, anh ta rút thử vài viên gạch sứt mẻ ở mặt chính của tháp. Một pho tượng gầy guộc hiện ra trong ánh sáng mờ mờ chiếu qua lỗ thủng. Nghi hoặc, anh ta lấy que chọc thăm dò. Vết thủng hiện nay bằng đồng xu bên mắt trái của pho tượng chính là hậu quả của hành động vô ý đó. 
 
 
blank
Tượng Thiền sư Vạn Hạnh 
 
Thượng tọa Thích Gia Quang - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo VN: Phải có công phu, công quả khác thường mới tượng táng được.
Để có thể tượng táng được như thế cần nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là các Ngài biết được quy luật (nhà Phật gọi là tu chứng), có nhân duyên nhiều công quả và những công phu khác thường. Đồng thời phải hiểu rõ thời điểm nào mình sẽ viên tịch để mà có chế độ ăn thích hợp. Theo như các đệ tử kể lại, các ngài Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Khắc Trường (hai pho tượng táng ở Chùa Đậu) chỉ ăn rau và uống nước thanh thủy trong dăm, bảy tháng cuối đời, cho cơ thể được thanh sạch, nhẹ nhàng, tiêu hết các chất mỡ, cặn bã, và phải ăn càng ngày càng ít đi. Cuối cùng, các ngài ra đi khi vẫn đang thiền, chứ không phải là lúc mất rồi, đệ tử mới sắp đặt lại tư thế.

Sau khi viên tịch thân xác không hư hoại (dù không có bất cứ hóa chất gì ướp) thì gọi là chứng đắc (tu chứng thành công). Trong kinh Phật cũng có nói rằng nếu chứng đắc thì thân xác sẽ bất hoại. Như Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ, nhưng trái tim Ngài vẫn còn nguyên, không bị cháy, bây giờ vẫn còn. Nhiều nhà sư tu hành đắc đạo, khi hỏa thiêu, thấy trong tro cốt những hạt xá lị óng ánh. 
Sư Đàm Chính nhớ lại: "Khi ấy tôi 17 tuổi (hiện nay 76), về quê chơi, nghe dân làng kể chuyện, nên lên xem thử. Kiễng chân ngó vào chỉ thấy từ cổ pho tượng trở lên. Vẻ mặt Ngài bình thản lắm. Sau đó, để Ngài không bị quấy rầy, hòa thượng trụ trì lúc đó là Giác Linh đã cho xây bịt vào. Nhiều năm sau người ta mới sửng sốt vì phát hiện hai pho tượng táng đầu tiên ở VN tại chùa Đậu - Thường Tín - Hà Tây. Mấy chục năm qua nhiều quan chức, nhà khảo cổ về Tiêu Sơn tự (đào được nhiều hiện vật cổ đem trưng bày tại nhiều bảo tàng), nhưng chúng tôi và người dân quanh vùng chẳng ai nghĩ đến việc thông báo bí mật này".

Pho tượng táng là của vị sư nào?

Vẫn theo lời kể của sư Đàm Chính, 40 năm trước, về trụ trì Tiêu Sơn tự, khi thấy cây hoang mọc quá nhiều trên thân tháp, bà bèn trèo lên dọn dẹp thì thấy lộ ra tấm bia gốm có dòng chữ bằng tiếng Hán: Hòa thượng Như Trí, viên tịch năm 1723, bia lập cùng năm (Thành Thái năm thứ tư triều Lê Dụ Tông). Giở khoa cúng ra, thấy tên sư Như Trí đứng thứ 15 trong danh sách các vị hòa thượng đã trụ trì Tiêu Sơn tự, vẫn được chùa cúng thỉnh.

Những thông tin này đã gây sự chú ý đặc biệt của đoàn công tác Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt ra bắc nghiên cứu về tổ Chân Nguyên - Yên Tử. Đoàn đã tìm được nhiều tài liệu cho thấy hòa thượng Như Trí cùng thời với nhiều vị Chân Nguyên - Yên Tử (cùng dòng NHƯ).

Trong Thiền Uyển Tập Anh (một cuốn sách cổ của Phật giáo VN, không những có giá trị về mặt lịch sử Phật giáo mà còn là tập truyện ký có giá trị văn học, triết học, văn hóa dân gian, ghi lại các tông phái thiền họcsự tích các vị thiền sư nổi tiếng cuối thời Bắc thuộc đến thời Đinh - Lê và đầu thời Trần) có ghi: "Hòa thượng Thích Như Trí... cùng các thiện nam tín nữ, đã đóng góp công của cho việc khắc in lại sách này vào năm 1715."

Hiện tại Tiêu Sơn tự còn lưu giữ bốn cuốn sách của hòa thượng Như Trí. Thân thế và nghiệp tu của ông còn cần phải làm rõ, nhưng bước đầu có thể thấy, ông là một nhà sư uyên thâm, đức cao vọng trọng.

Từ những dữ liệu trên, xác định pho tượng táng này rất quý giá, Đoàn công tác Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt khuyên sư Đàm Chính mở tháp, rước Ngài ra cho đệ tử được bái vong và chiêm ngưỡng, nếu cần thiết thì sửa sang lại. 

Quả như dự đoán, theo đánh giá, di thể Ngài hư hại khá nặng. Rất may, xương ống tay, ngón tay vẫn còn nguyên vẹn, thuận lợi cho việc tu bổ pho tượng.

Theo các tài liệu ghi lại, Tiêu Sơn tự còn có một tên khác là chùa Thiên Tâm, là danh thắng nổi tiếng đồng thờitrung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa của VN. 

Đây là chốn tu thiền, giảng đạo của nhiều bậc cao tăng và là nơi Thiền sư Vạn Hạnh, vị Quốc sư, người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua khởi nghiệp triều Lý - trụ trìviên tịch. Năm 1991, Nhà nước đã công nhận chùa là Di tích lịch sử - văn hóa

Có một giả thiết khá thú vị: Trong chùa hiện vẫn còn hàng chục ngôi tháp đặt phần mộ các hòa thượng kể từ khi khởi dựng chùa đến nay, trong đó chỉ có một số ngôi được trùng tu, còn lại bên trong các ngôi khác, biết đâu cũng lại có trường hợp tượng táng nữa? 

Hiện chùa chỉ còn lưu giữ được vài hiện vật quý, đáng chú ý nhất là tấm bia cổ có khắc những chữ lớn: Lý Gia Linh Trạch (hòn đá thiêng nhà Lý). 

Theo báo Gia đìnhXã hội - ND

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10297)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.