35 Năm - Một Chặng Đường Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

11/11/20163:50 SA(Xem: 14620)
35 Năm - Một Chặng Đường Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

35 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Minh Mẫn

ghpgvn-35-namSau ngày 05/11/2016 được tổ chức meeting tại Việt Nam Quốc Tử - Sài gòn, sáng ngày 07/11/2016 (08/10/Bính Thân), tại bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) T.Ư GHPGVN đã trang nghiêm tổ chức Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN (07/11/1981-07/11/2016).

Với sự chứng minh của Đức Đại lão HT.Pháp chủ- T.Phổ Tuệ, chư Tôn đức 63 Tỉnh thành và các quan chức nhà nước đến tham dự.HT T.Trí Quảng, phó pháp chủ, tuyên đọc Thông điệp của đức Pháp chủ lỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

Không thể phủ nhận qua hơn ba thập kỷ, Phật giáo có nhiều biến chuyển về tổ chức cũng như kiến trúc và lượng số tu sĩ, tuy nhiên cũng không tránh khỏi nhiều bất cập ngoài tầm kiểm soát của Ban Tăng sự và Ban Pháp chế. Điều đáng mừng là trình độ tu sĩ trẻ ngày càng được tăng tiến, tuy tăng tiến về học vị nhưng kiến thức vẫn chưa đồng bộ.Với số lượng tốt nghiệp trường lớp của Tăng ni sinh, vẫn chưa  có chỗ hoạt dụng trong ngành hoằng pháp. Ngược lại, một số theo học các khóa đào tạo giảng sư lại yếu về trình độ học vấn và kiến thức chuyên ngành.Đây là những vấn đề  mà ngành giáo dục Phật giáo cần điều chỉnh.

Ngoài những đóng góp mang tính từ thiệnđáp lại lời kêu gọi của nhà nước qua chủ trương "nhà nước và nhân dân cùng làm", Phật giáo chưa có một đóng góp nổi bậc trên những phương diện khác của cuộc sống. Tuy nhiên, Phật giáo tổ chức quá nhiều cuộc hội thảo khá tốn kém để rồi đâu lại vào đấy, cuộc diện và nội dung không thay đổi là bao. Nghĩa là về mặt nổi, Phật giáo xác định sự hiện hữu của mình giữa lòng xã hội.

TT.Thích Đức Thiện báo cáo thành quả công tác Phật sự trong 35 năm thành lập và phát triển của Phật giáo Việt NamTrong bản báo cáo Phật sự, TT Tổng thư ký nêu lên những ưu điểm, những thành tíchGiáo hội trong 35 năm đạt được, còn những cái chưa đạt được của một số thuộc 13 ban ngành vẫn còn ẩn tàng đâu đó, có lẽ các ban ngành chưa báo cáo cập nhật.

Cái đáng nói là Phật giáo can đảm đưa vấn đề "nóng" đang đối mặt là hải đảo lãnh thổ của đất nước đang bị xâm lấn, tuy vậy, cái "nóng" không kém tại quốc nội là Formosa ảnh hưởng môi trường sống của người dân Hà Tĩnh cũng như thực phẩm độc hại tràn lan cả nước hình như đã bỏ quên....

Thông điệp viết:“…đặc biệt là sự tranh chấp chủ quyền biển đảo ngày càng gia tăng ở biển Đông đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Giáo hội chúng ta cần phải phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam… nhằm xây dựng và phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.” 

Giáo Hội Hộ quốc an dân để đồng hành cùng dân tộc như thế nào cho tương thích với tình hình của xã hội hiện nay, là vấn đề cần làm rõ. Hàng ngày chúng ta chưa đại diện  cho tiếng nói người dân đối trước những vấn nạn của cuộc sống, chúng ta vẫn đứng bên lề xã hội, thì việc hai ngàn năm từng đồng hành cùng dân tộc đánh đuổi quân xâm lăng cũng chỉ thuộc quá khứ. Cái hào quang quá khứ  không thể là mạch sống của hiện tại, đó  chỉ là nền tảng và nhiệt huyết để Phật giáo can đảm bước tiếp theo truyền thông cha ông chứ không đứng tại chỗ hô hào và tự mãn.

Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, cũng đã đến chào mừng sự kiện đặc biệt của Giáo hội, của cộng đồng hàng triệu tăng, ni, tín đồ phật tử Việt Nam và gửi đến những lời phát biểu chân thành về vai trò của Giáo hội đối với tương lai phát triển của quốc gia, dân tộc:

Suốt hơn 2000 năm phát triển tại Việt Nam, Phật giáo đã hòa quyện cùng đời sống nhân dân và song hành cùng sự tồn vong của dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, hàng triệu người dân Việt Nam đã và đang hết lòng phấn đấu vì hòa bình, vì cuộc sống hạnh phúc của mình và của mọi người, vì môi trường thiên nhiên an lành cho muôn loài. Rất nhiều người đã vượt qua muôn ngàn khó khăn, vượt lên chính mình vì lợi ích chung, hy sinh cả tuổi trẻ, thậm chí là cả máu thịt và tính mạng của bản thânđộc lập, vì tương lai tươi sáng của dân tộc. 

Đó là gì? Nếu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Đó là gì? Nếu không phải là Phật tính có sẵn nơi tự thân mỗi người dân Việt Nam ta. 

Kể từ khi Giáo hội Việt Nam được thành lập, Phật giáo nước ta đã có những bước phát triển rất tích cực, rõ nét trong tất cả các mặt. Không chỉ đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc trong nước, mà còn góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua những lần tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc, Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo ASEAN và nhiều hoạt động Phật giáoý nghĩa khác.

Vậy nhưng, thế giới chúng ta đang sống lại đầy biến động khó lường, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chiến tranh, xung đột, kể cả xung đột sắc tộc tôn giáo, cùng với đó là sự biến đổi khí hậu và nhiều hiểm họa khác. Tất cả tạo thành thách thức lớn, mối đe dọa đối với hòa bình thế giới, cho tương lai của loài người

Đất nước ta đang phát triển nhanh và toàn diện về nhiều mặt, được cộng đồng quốc tế cao. Tuy nhiên kéo theo nhiều hệ lụyđạo đức xã hội có không ít biểu hiện xuống cấp, truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc có nguy cơ bị mai một. Thực tế này đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hàng phút và bị xâm lấn bởi tội phạm, bởi tệ nạn xã hội, bởi lối sống ích kỷ, lối sống chạy theo danh lợi xảy ra trong cả lĩnh vực tôn giáo, vốn được coi là tôn nghiêm của xã hội

Điều này làm xấu đi bộ mặt và sự phát triển của đất nước. Đòi hỏi phải có sự phối hợp và chung tay của tất cả các bộ, các ban ngành, các tôn giáo và hơn hết là của cả xã hội

35 năm chưa phải dài so với chặng đường lịch sử hơn 2000 năm tồn tại của Phật giáo trên đất nước Việt Nam. Nhưng GHPGVN đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, đã chứng kiến sự thay đổi của dân tộc qua những mốc thời gian khó khăn. Và trên hết là sau muôn vàn những gian nan ấy, Giáo hội vẫn sừng sững như bóng cây cổ thụ, dù đôi lúc bị bão táp mưa sa, nhưng bóng cây ấy đã đang và sẽ mãi ở trong lòng dân tộc Việt Nam quật cường, luôn song hành, sát cánh cùng sự tồn vong và hưng thịnh của đất nước.

GHPGVN với tinh thần từ bi, trí tuệphương châm “tốt đạo, đẹp đời” sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng, sứ mệnh linh thiêng của mình, để những lời dạy của đức Phật sẽ đến gần hơn với mọi người. Để tất cả mọi người, không kể dân tộc hay tôn giáo sẽ cùng đoàn kết thành một khối, dùng trí tuệ để xua hết u minh, để tình yêu thương lan tỏa, để cùng chung tay xây dựng đất nước hòa bình, thịnh vượng, để mọi người được chung sống hạnh phúc an lạc với muôn loài, với thiên nhiên. Đó cũng là mong ước của tất cả mọi người dân, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo và đó cũng là mục tiêu phát triển của Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, xã hội, chủ nghĩa, văn minh.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng GHPGVN, do đã có thành tích xuất sắc trong phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộibảo vệ Tổ quốc.

Trung ương GHPGVN đã trao 500 triệu đồng tặng Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đại diện nhận món quà này.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10297)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.