“… chỉ là ngoa ngôn”!

03/11/20191:01 SA(Xem: 11772)
“… chỉ là ngoa ngôn”!
“… CHỈ LÀ NGOA NGÔN”!
Vũ Quốc Thúc


Thoi Dai Cua Toi - VQThucLGT – Năm 2010, nhà xuất bản Người Việt (Westminster, California) có phát hành tác phẩm “Thời Đại Của Tôi” của Giáo sư Vũ Quốc Thúc. Tác phẩm gồm hai cuốn. Cuốn I có tính biên khảo với tiểu đề “Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử” và Cuốn II có tính hồi ký, “Đời Tôi Trải  Qua Các Thời Biến”. Sách cũng đã được dịch ra Anh ngữ (“My Epoch – My Life Through The Wars”) và xuất bản từ năm 2009.

Giáo sư Vũ Quốc Thúc là một chuyên gia kinh tế lỗi lạc của miền Nam Việt Nam và là vị Thầy khả kính của nhiều thế hệ sinh viên môn Kinh tế học tại Đại học Luật khoa, Sài Gòn, trước 1975.

Giáo sư Vũ Quốc Thúc không hoạt động chính trị dù/nên đã tham gia cả 3 chính quyền từ Bảo Đại đến Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu từ thập niên 50 đến 1975. Giáo sư từng làm Bộ trưởng Giáo dục thời Chính phủ Bửu Lộc (1953-1954); làm Thống Đốc Ngân hàng Quốc giaCố vấn Kinh tế thời ông Ngô Đình Diệm. Và dưới thời ông Nguyễn Văn Thiệu, ông làm Khoa Trưởng Đại học Luật Khoa Sài Gòn, Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Tái Thiết Hậu Chiến cho đến cuối năm 1971. Đặc biệt, giáo sư Thúc là đồng tác giả của các phúc trình nổi tiếng như Phúc Trình Staley – Vũ Quốc Thúc (1961), Phúc Trình Lilienthal – Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến tại Miền Nam.

Vì làm việc ở những vị trí then chốt trong chính quyền nên Giáo sư vừa là tác nhân vừa là chứng nhân của lịch sử. Do đó, việc Giáo sư viết Hồi ký là điều đáng làm. Và cần thiết.

Trong Cuốn II, Chương II (Sau Cuộc Đảo Chính 1.11.1963), Mục 1: Cuộc đảo chánh 1.11.1963, Giáo sư Thúc đã có một số nhận định về CIA, chính quyền Ngô Đình Diệm và biến cố Phật giáo đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo (từ trang 409 đến 412). Nhận thấy những nhận định nầy, tuy ngắn gọn nhưng thật là sâu sắc, nên chúng tôi xin trích lại nguyên văn dưới đây để “lưu hồ sơ” cho những người nghiên cứu sử Việt Nam – [Tựa đề đoạn trích dẫn nầy, … chỉ là ngoa ngôn!, đến từ 4 chữ của Giáo sư Thúc xử dụng trong bài viết. Phần nhấn mạnh là của chúng tôi – HNG].


[Bắt đầu trích dẫn] … Cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 đã khiến cho chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và nhường chỗ cho chế độ quân quản, trong đó một số tướng lãnh đã nắm quyền lãnh đạo cho tới lúc có Hiến Pháp mới năm 1967.

Muốn hiểu biến cố này ta có thể căn cứ vào nhiều tài liệu, đặc biệt là những tài liệu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và của Cơ Quan Tình Báo CIA. Sau một thời gian giữ kín, những tài liệu đó đã dần dần được giải mật và bây giờ người ta đã có nhiều chi tiết hơn, hiểu biết rõ ràng hơn tại sao chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà đã bị lật đổ, tại sao anh em ông Ngô Đình Diệm đã bị loại trừ khỏi chính quyền, rồi có thể hiểu những nguyên nhân sâu xa nào đã đưa tới biến cố đó và vai trò của Hoa Kỳ đã quan trọng đến mức nào.

Ta cần phải nhớ lại cuộc tranh chấp Phật Giáo ở Miền Trung là mồi lửa đã gây ra đám cháy; đám cháy đã lan dần từ Miền Trung vào Miền Nam rồi cuối cùng ta thấy có cuộc đảo chánh do một số quân nhân lãnh đạothực hiện. Giữa biến cố Miền Trung liên can tới sự tranh đấu của Phật Giáo và sự can thiệp của một số tướng lãnh trong quân đội VNCH mối liên hệ như thế nào? Giờ đây, chúng ta có thể phân tích một cách bình thản. Tại sao đã có sự bạo động của Phật Giáo? Có phải vì chính quyền Ngô Đình Diệm đã quá thiên về Thiên Chúa Giáo? Người ta đã nói nhiều về sự kiện anh em họ Ngô đều theo đạo Thiên Chúa, đặc biệt ông Ngô Đình Thục, người anh cả, Giám Mục Vĩnh Long đã có ảnh hưởng rất lớn đối với em mình là Tổng Thống Diệm cũng như hai ông Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn.
Nhưng ta phải công bằng xét xem là có sự đàn áp Phật Giáo như một số người đã lên án không? Tôi có cảm tưởng rằng chuyện tranh chấp giữa Phật GiáoThiên Chúa Giáo có nguồn gốc rất sâu xa! Sở dĩ tôi dám nói như vậy là tôi dựa vào kinh nghiệm bản thân lúc tôi làm Huyện Trưởng huyện Thanh Liêm năm 1945. Trong Huyện Thanh Liêm có một Xứ đạo khá đông tín đồ là Xứ Sở Kiện. Ngay từ lúc đó, ở cấp địa phương tôi đã thấy có sự bất mãn của một số nhân dân theo Phật Giáo muốn đòi lại những đất mà dưới thời Pháp thuộc nhà cầm quyền Pháp đã tịch thâu của họ. Dù đó là đất công chăng nữa cũng vẫn là đất của những làng theo Phật GiáoNhà cầm quyền đã sung công những đất đó, cấp cho các xứ đạo để xây cất nhà thờ và canh tác ngõ hầu tài trợ hoạt động của nhà thờ.

Như vậy mầm mống đã có từ lâu. Tuy nhiên đến thời của Tổng Thống Ngô Đình Diệm hiển nhiên ta thấy nhà cầm quyền đã đặc biệt nâng đỡ Thiên Chúa Giáo, còn đối với Phật Giáo tuy không đàn áp nhưng đã áp dụng một số biện pháp khe khắt chẳng hạn ngăn cản không cho treo cờ Phật Giáo trong ngày lễ Phật Đản. Những hành động này rất dễ bị khai thác và người ta cho rằng chính quyền muốn phổ biến Thiên Chúa Giáo, biến nước Việt Nam thành một nước có đa số nhân dân theo Thiên Chúa Giáo. Những kẻ chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm tố cáo đó là một chính sách cố ý tiêu diệt Phật Giáo. Người ta nêu việc ông Ngô Đình Diệm lúc còn làm Thủ Tướng đã dẹp phong trào tranh đấu của các Giáo Phái, giải tán tất cả các lực lượng võ trang của Hoà Hảo, Cao Đài.

Tất nhiên ở đây có sự vụng về của nhà cầm quyền và đặc biệt của anh em ông Ngô Đình Diệm. Nhưng ta cũng phải nhận định: nếu các cơ quan truyền thông không quan trọng hoá vụ tranh chấp, dư luận có lẽ cũng không để ý, đặc biệt dư luận ở Hoa Kỳ là nước đang có nhiều quân lính hiện diệnViệt Nam dưới vĩ tuyến 17. Vai trò của các cơ quan truyền thông có thể coi là cực kỳ quan trọng trong biến cố Phật Giáo, ta có thể nói đó là một biến cố truyền thông đúng hơn là một biến cố về tôn giáo. Ở ngoại quốc, người ta chỉ chú trọng đến những tin tức hoặc những bản tường trình, những bài bình luận của các báo chí, các đài radio, các kênh TV. Sự vụng về của bà Ngô Đình Nhu khi dùng danh từ barbecue (nướng thịt) để gọi việc Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu quả thực là một sự “phát ngôn bừa bải”.  

Lời bình luận nầy đã gây nên nhiều sự bất mãn, đã bị các cơ quan truyền thông khai thác triệt để khiến cho dư luận ở hải ngoại – không những dư luận của người ngoại quốc mà cả dư luận của nhiều người Việt Nam nữa – đã vô cùng bất bình.

Người ta có thể tự hỏi Hoa Kỳ có lợi gì trong việc khai thác biến cố Phật Giáo ở Miền Trung? Trước hết cần giải toả một nghi vấn: có phải là cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã nhúng tay vào biến cố này, đã xúi giục, đã làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn không? Nếu ta nhớ rằng lúc đó các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ hiện diện ở khắp các cấp chính quyền, ở khắp các đơn vị quân đội thì ta có thể ngờ rằng sự nhúng tay này không thể tránh được. Nhưng nếu không có sẵn sự bất bình của giới Phật Giáo đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân viên tình báo dù thủ đoạn đến đâu chăng nữa cũng chưa chắc đã gây nên một phong trào rộng lớn như vậy. Sự bất bình đã có sẵn rồi, các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ nếu có nhúng tay vào chẳng qua chỉ là đổ dầu thêm vào đám cháy để cho đám cháy đó lan rộng và khó dập tắtCòn bảo rằng chính cơ quan tình báo [Mỹ] đã gây ra sự tranh chấp tôn giáo đưa tới sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm điều này theo tôi chỉ là ngoa ngôn. [Chấm dứt trích dẫn]
(http://hoangnamgiao.blogspot.com/2019/11/chi-la-ngoangon-vu-quoc-thuc-lgt-nam.html)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10297)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.