Bác sĩ Erich Wulff ân nhân của Phật Giáo Việt Nam

01/02/20174:00 SA(Xem: 11364)
Bác sĩ Erich Wulff ân nhân của Phật Giáo Việt Nam
Kỷ niệm 7 năm ngày mất (31/1/2017)
BÁC SĨ ERICH WULFF (1926-2010)
ÂN NHÂN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
Minh Nguyện
Lễ Tưởng niệm - Cầu siêu tại Tổ đình Từ Đàm
Lễ Tưởng niệm - Cầu siêu tại Tổ đình Từ Đàm tháng 2/2010

Ông sinh năm 1926 tại Tallin, thủ phủ của Estland (Esthonia- trước đây thuộc Liên Sô, nay trở lại là một quốc gia độc lập), con của một bác sĩ chuyên khoa Phổi, thuộc thiểu số gốc Đức và mẹ là một người Let (Letthuania - trước đây cũng thuộc Liên Sô, nay cũng trở lại là một quốc gia độc lập), lớn lên với 3 thứ tiếng (Đức, Esthoni và Nga).

BS Wulff  với TT. Thích Trí Quang tại chùa Ấn Quang 1967
BS Wulff với TT. Thích Trí Quang tại chùa Ấn Quang 1967

Vào tháng 11/1939 ông theo gia đình về ở tại Ba Lan đang bị Đức quốc xã chiếm đóng, học trung học đến tháng 6/1944, sau đó đi quân dịch tại một quân chủng bộ binh tại miền đông nước Phổ và bị bắt làm tủ binh đến tháng 9/1945 sau khi Đức đầu hàng. Ông thi đậu bằng Tú tài trong niên khóa 1946/47 dành cho các cựu chiến binh tại Lippstadt, rồi theo học Y khoa và Triết học tại Koeln (Cologne) từ năm 1947 đến 1953, tốt nghiệp bác sĩ năm 1953. Ông nhận được học bổng quốc gia Pháp theo học tại Paris niên khóa 1953/1954, sau đó làm giảng nghiệm viên và học Cao học ngành Tâm thần tại Marburg, Bayreuth và Freiburg từ năm 1955 đến 1961, và đậu bằng Tiến sĩ Y khoa năm 1960. Ông làm giảng sư tại Đại học Y khoa Huế từ năm 1961 đến 1967 và bắt đầu dấn thân chính trị để báo động thế giới về cuộc thảm sát đêm Phật đản 1963 tại đài Phát thanh Huế và khởi động các hoạt động chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam

Từ năm 1968 đến 1974 ông làm Bác sĩ trưởng viện Tâm thần Đại học Giessen và trình luận án Thạc sĩ Y khoa năm 1969. Ông tham gia các phong trào đòi hòa bình cho Việt Nam và chống đế quốc từ năm 1967, là thành viện sáng lập của Phong trào cải cách ngành Tâm thần, viết báo cho tờ « Das Argument » (Lý luận) và tờ »Sozialpsychiatrische Informationen » (Bản tin xã hội tâm thần). Ông lập gia đình năm 1972 với bà Edith Toubiana, có các con là Jonathan – 1975, Manuel – 1977 và Noemi – 1981. Năm 1974 ông được phong chức Giáo sư thực thụ tại Viện Tâm lý xã hội tại Đại học Y khoa Hannover, và nghỉ hưu từ năm 1994. Ông định cư tại Paris (quận 11) từ năm 2003. Năm 2008 Ông trở lại Việt Nam để tham dự Đai lễ Phật Đản Vesak Liên hiệp quốc và ghé thăm Huế. Ông qua đời ngày 31 tháng giêng 2010 tại Paris.

 
Dưới đây là một số hình ảnh:

Hai ông bà Wulff tại Paris
Hai ông bà Wulff tại Paris (tháng 5/2008)
BS Wulff tại Paris
BS Wulff tại đường phố Paris tháng 5/2008
erich_wwulff_1_jpg
Gia đình BS Erich Wulff thăm tượng đài Thánh tử đạo tại Huế
erich_wwulff_2_jpg
Ba người con của BS Erich Wulff tại sân chùa Từ Đàm Huế
erich_wwulff_3_jpg
Cùng GS Lê Mạnh Thát
erich_wwulff_4_jpg
Chụp ảnh lưu niệm tại Đài Tưởng niệm Thánh tử Đạo cùng chư Tăng và các học giả quốc tế đến Huế dự lễ Phật đản PL.2552
erich_wwulff_5(1)_jpg
GS. Bác sĩ E. Wulff đang trả lời phỏng vấn

qd-wulff-saigon63

qd-wulff-triquang63
BS. Erich Wwulff cùng với TT. Thích Trí Quang
qd-wulff-triquangdonhau
Ngày trở lại Sài Gòn sau cuộc chính biến 1963 (TT. Thích Trí Quang ra phi trường đón BS. Erich Wulff và TT. Thích Minh Châu
BS Wulff tại Hà Nội
Bà Edith Wulff, Cô Noiem Wulff, con gái của BS. Erich Wulff, Anh Manuel Wulff, 
con trai thứ của BS. Erich Wulff, Anh Jonathan Wulff, con trai cả của BS. Erich Wulff 
Người đứng bên phải là đạo hữu Nguyên Định tại phi trường Nội Bài Hà Nội 5/2008
BS Wulff tại Hà Nội 2
Gia đình BS Wulff tại phi trường Nội Bài Hà Nội 2008



Hòa giải ViệtCác tác phẩm : 

Vietnamesische Lehrjahre (Những năm dạy học tại Việt Nam), nxb Suhrkamp 1968/72/79. Psychiatrie und Klassengesellschaft (Tâm thần học và Xã hội giai cấp), nxb Fischer/ Frankfurt 1972, Eine Reise nach Vietnam (Một chuyến đi Việt Nam), nxb Suhrkamp/Frankfurt 1979, Psychisches Leiden und Politik (Nỗi đau tâm thần và Chính trị), nxb Campus/Frankfurt 1981, Wahnsinnslogik (Lý luận khùng), nxb Psychiatrieverlag/ Bonn 1995/2003, Irrfahrten, Autobiographie eines Psychiaters (Những chuyến đi lạc, hồi ức của một chuyên gia tâm thần), nxb Psychiatrieverlag/ Bonn 2001. Vietnamesische Versoehnung (Hoà giải Việt) xuất bản tháng 4/2009 là tác phẩm cuối cùng của ông trước khi qua đời.


CÁC BÀI VIẾT KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN GSBS. ERICH WULFF:

Erich Wulff (1926-2010) Vài Nét Tiểu Sử Liên Quan Đến Việt Nam (Thái Kim Lan)
Gặp Lại Bác Sĩ Erich Wulff, Ân Nhân Của Phật Giáo Việt Nam - Ngọc Thiện
Chuyến Trở Lại Việt Nam 1964 Hồi Ký Bs. Erich Wulff - Minh Nguyện (Việt Dịch)
Tường Trình Tại Liên Hiệp Quốc 9-1963, Hồi Ký Bs. Erich Wulff - Minh Nguyện Việt Dịch
Tuyệt Thực Năm 63 Tại Chùa Từ Đàm, Bs. Erich Wulff - Minh Nguyện Việt Dịch
Lễ Phật Đản 8-5-1963 Tại Huế


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10297)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.